1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo

94 492 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 660,5 KB

Nội dung

Thanh tra đảm bảo sự tuân thủ chỉ đạo điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và quản lý hành chính nhà nước: Hệ thống cơ quan hành chí

Trang 1

PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Câu 1: Trình bày mục đích của thanh tra đối với hoạt động hành chính.

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luậtquy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, phápluật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Ví dụ: Thanh tra Chính Phủ tiếnhành cuộc thanh tra toàn bộ hoạt động của Tập đoàn Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)

Mục đích vốn là mối quan tâm trong hoạt động của con người, là cái mà con ngườicần hướng tới (bằng các phương thức và giải pháp thích hợp) và “giành” cho được

Suy cho cùng công tác thanh tra nhằm hướng tới cái gì thì đó là mục đích của thanhtra

Lênin dạy rằng: thanh tra là để giúp sữa chữa “sửa chữa một cách chính xác, kịpthời đó là nhiệm vụ chính của Bộ dân uỷ kiểm tra công nông”

Khi nói về thanh tra, kiểm tra, Bác Hồ cặn dặn: “ cán bộ thanh tra giúp trên hiểu biếttình hình địa phương và cấp dưới, đồng thời giúp các địa phương kịp thời sữa chữa, uốnnắn nếu làm sai hoặc làm chậm”, “thanh tra là để theo dõi, xem xét kế hoạch, chỉ thị, chínhsách đó các địa phương đã chấp hành như thế nào” “nếu họ làm sai hay gặp khó khăn,còn giúp họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉ thị của trên đưa xuống”

Chỉ thị 38/ CTTW ngày 20 tháng 02 năm 1984 của Ban bí thư Trung ương Đảngnêu rõ “mục đích thanh tra là đánh giá chính xác những mặt làm đúng, làm sai trong việcchấp hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật, kế hoạch nhà nước Trước mắtcũng như lâu dài công tác thanh tra có tác dụng quan trọng, trực tiếp đối với việc thực hiệnđường lối chính sách của Đảng, giữ gìn pháp luật nhà nước, tăng cường trách nhiệm quản

lý kinh tế, quản lý xã hội của bộ máy nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân laođộng”

Nghị quyết 26-HĐBT ngày 15 tháng 02 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng nêu rõthanh tra là “nhằm mục đích phát huy mặt đúng, ngăn ngừa sữa chữa cái sai, làm cho chủtrương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh và thihành có hiệu quả thiết thực’

Pháp lệnh Thanh tra 1990 nêu rõ mục đích của hoạt động thanh tra là “nhằm pháthuy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm, góp phần hoàn thành thúc đẩy nhiệm vụ,hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, cácquyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân”

Luật Thanh tra 2004 khẳng định “hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chínhsách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắcphục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản

lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,

cá nhân”

Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ

hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm

Trang 2

quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tốtích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Như vậy, mục đích của hoạt động thanh tra bao gồm cả xây dựng, phát huy nhữngnhân tố tích cực và chống những tiêu cực, vi phạm pháp luật Tuy nhiên, vẫn còn có nhậnthức khác nhau trên thực tế về mục đích của thanh tra là “xây dựng” hay “chống”

+ Thực tiễn chỉ đạo hoạt động thanh tra, người lãnh đạo, quản lý thường hay giao chothanh tra làm những việc như: chống tiêu cực, chống tham nhũng và thường vì cơ quan địaphương, bộ phận hay công việc nào đó có chỗ không đúng, chỗ sai làm mới cần thanh tra + Thực tế cũng có nơi, có lúc thanh tra nặng về “bới lông tìm vết”, nặng về nêu thiếusót, khuyết điểm, quan trọng hoá chỗ sai, chỗ chưa đúng Do vậy có nơi, có chỗ, có lúc đãhiểu sai mục đích thanh tra Hiểu thanh tra chỉ “ xây” mà không “chống” hoặc chỉ “chống” mà không “xây” đều không đầy đủ và không đúng bản chất, mục đích của thanhtra

Câu 2: Trình bày vai trò của thanh tra trong quản lý nhà nước GIÁO TRÌNH TRANG47

Nhìn vào mục đích này có thể thấy rằng, thanh tra hành chính có vai trò rất lớn

trong việc giúp hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật nói chung và hệ thống quyđịnh về hoạt động kinh tế nói riêng Thông qua hoạt động thanh tra, các quy định của phápluật khi triển khai trên thực tế phát sinh những bất cập, không mang lại hiệu quả, thậm chícản trở hoạt động của các chủ thể kinh tế sẽ được cơ quan thanh tra phát hiện, chỉ rõnhững điểm cần sửa đổi, bổ sung và phương án sửa đổi, bổ sung thích hợp Cũng thôngqua hoạt động này, những khoảng trống trong quy định của pháp luật có thể được pháthiện, cơ quan thanh tra có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành bổ sung những

cơ chế còn thiếu để tạo ra sự đồng bộ trong hệ thống quy định về hoạt động kinh tế

1/ Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước

Tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định là những giaiđoạn tiếp theo của quá trình quản lý Các giai đoạn này gồm những công việc như: truyềnđạt quyết định; lập kế hoạch tổ chức; điều chỉnh quyết định; kiểm tra việc thực hiện quyếtđịnh và tổng kết tình hình thực hiện quyết định ở đây kiểm tra được hiểu là hình thức tácđộng có hướng đích nhằm quan sát cả hệ thống để phát hiện những sai lệch so với yêu cầu

đề ra, tìm ra nguyên nhân và từ đó có những giải pháp phù hợp đảm bảo để đối tượng bịquản lý tự điều chỉnh hoạt động để đạt tới mục tiêu mà chủ thể quản lý đã xác định

Việc tìm ra và áp dụng các giải pháp phù hợp phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó

có yếu tố thuộc về chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra Muốn cho công việckiểm tra có kết quả, cần có những kế hoạch rõ ràng, làm căn cứ cung cấp những chỉ tiêuxác đáng cho việc kiểm tra; sắp xếp tổ chức khoa học, hợp lý nhằm xác định chính xácnhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch Cần tiến hành thường

Trang 3

xuyên và kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra : kiểm tra lường trước, kiểm tra nhữngđiểm trọng yếu, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bấtthường, kiểm tra từ trên xuống, kiểm tra từ dưới lên

Trong một phạm vi, chừng mực nhất định nào đó, hoạt động kiểm tra theo nghĩathông thường có thể đưa lại những thông tin cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của việc tìm

ra giải pháp phù hợp Nhưng ở một cấp độ cao hơn của công tác quản lý Nhà nước, hoạtđộng kiểm tra theo nghĩa thông thường chưa đáp ứng được yêu cầu của việc tìm giải phápphù hợp đó Thực tiễn điều hành, quản lý nói chung và quản lý Nhà nước nói riêng đòi hỏitrong nhiều trường hợp phải có một phương thức kiểm tra khác với nghĩa kiểm tra thôngthường Phương thức kiểm tra này không chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện sai lệch của đốitượng bị quản lý so với yêu cầu đề ra mà còn phải tìm ra những nguyên nhân chủ quan,khách quan của sự sai lệch đó Nếu có yếu tố trách nhiệm thì đương nhiên phải chỉ rõ tráchnhiệm đó thuộc về ai? tổ chức, cá nhân nào? Chính từ việc tìm nguyên nhân và quy tráchnhiệm cùng những yếu tố khác đã làm nảy sinh những yêu cầu mới đối với chính hoạtđộng kiểm tra như phải thu thập và xử lý dữ liệu, số liệu nhiều hơn, phức tạp hơn; nhậnxét và đánh gía, phân tích tổng hợp nguyên nhân; xử lý và kiến nghị xử lý các đối tượngsai phạm loại hình kiểm tra như vậy hay nói cách khác phương thức chính là hoạt độngthanh tra Thực chất thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng của quản lý,

là công cụ của người lãnh đạo, người quản lý Trong quá trình thực hiện chức năng quản

lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh trađối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành Đó là một khâu không thểthiếu được trong quá trình hoạt động quản lý Nhà nước Chính vì vậy thanh tra được xácđịnh là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước

2/ Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước:

Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hànhmột cách chính xác, đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra quytrình thực hiện quyết định Trong quy trình đó không thể thiếu được hoạt động thanh tra,kiểm tra Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyếtđịnh quản lý; để kiểm nghiệm lại chính nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải

bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý

Khi nội dung và chất lượng quyết định quản lý được thực tế kiểm nghiệm là đúng,

là phù hợp, nhưng đối tượng thi hành vẫn không tuân thủ và không chấp hành nghiêmchỉnh thì khi đó hoạt động thanh tra, kiểm tra phải phục vụ cho việc làm rõ nguyên nhânchủ quan, khách quan, xác định rõ trách nhiệm thuộc khâu nào, thuộc ai để chấn chỉnhhoặc xử lý khi có vi phạm Với ý nghĩa đó thanh tra thực chất đã góp phần nâng cao hiệulực quản lý Nhà nước

3/ Thanh tra là một phương thức bảo đảm pháp chế XHCN.

Trang 4

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của hệ thống chính trị và bộmáy Nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nội dung của nguyên tắc phápchế là sự bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ một cách tuyệt đối, không có một thực thểnào đứng trên pháp luật hay đứng ngoài pháp luật Nguyên tắc pháp chế hiện hữu ở việcchấp hành pháp luật cả từ phía các cơ quan Nhà nước và từ phía các cá nhân, tổ chức làđối tượng chịu sự quản lý của Nhà nước Về phía các cơ quan Nhà nước, nguyên tắc phápchế thể hiện ở việc các cán bộ, công chức Nhà nước thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ,quyền hạn của mình mà pháp luật đã quy định ở bình diện rộng hơn, nó còn là việc mỗi

cơ quan Nhà nước thực thi đúng phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm đã được quy địnhtrong các văn bản pháp luật Ngay trong hoạt động ban hành các quyết định, các văn bảnquản lý, nguyên tắc pháp chế cũng được thể hiện ở việc văn bản của cơ quan cấp dưới phảiphù hợp với các quy định trong các văn bản của cơ quan cấp trên, văn bản có hiệu lực thấphơn phải phục tùng những văn bản có hiệu lực cao hơn và mọi văn bản pháp luật phải phùhợp với Hiến pháp - đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất

Về phía các đối tượng quản lý, mọi công dân, cá nhân, tổ chức trong mọi mặt củađời sống kinh tế - xã hội đều phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Hệ thốngpháp luật quy định cho mỗi công dân, mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức có những quyềnnhất định như quyền tự do kinh doanh, tự do đi lại, quyền được học tập, quyền có nhà ở đồng thời pháp luật cũng quy định những nghĩa vụ của các đối tượng này Ngoài ra, phápluật còn có những qui phạm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội Pháp chế đòi hỏi tất

cả những quy định đó đều phải được tuân thủ một cách tuyệt đối

Với tư cách là một chức năng của quản lý Nhà nước, thanh tra chính là hoạt độngxem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức cá nhân có đúng chính sách, pháp luật haykhông Nếu họ làm sai hoặc làm chậm thì giúp họ sửa chữa và làm cho đúng Mục đíchcủa thanh tra là phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý những vi phạm, bảo đảm đểcác cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành một cách chính xác, đầy đủ vànghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước Muốn có pháp chế cần phải làm cho mọi người hiểubiết pháp luật Mặc dù công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật không phải là chứcnăng chính của thanh tra, nhưng thông qua hoạt động của mình, công tác thanh tra đã gópphần tích cực vào việc giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và chấp hành nghiêmchỉnh pháp luật và đó cũng là một hoạt động bảo đảm tăng cường pháp chế

Tuy nhiên, trong thực tế không ít trường hợp, mặc dù hiểu rõ pháp luật nhưng vẫn viphạm pháp luật Trong những trường hợp đó, yêu cầu khách quan đòi hỏi thanh tra phải cóhình thức xử lý nghiêm khắc hơn, mạnh mẽ hơn Xử lý mạnh mẽ, nghiêm khắc hơn là đểcho đối tượng quản lý phải sửa chữa những vi phạm pháp luật và việc xử lý đó còn có tácdụng lâu dài đến đối tượng quản lý đó, cũng như mang tính chất răn đe đối với các đốitượng quản lý khác Người này sửa chữa để người kia tránh và như thế rõ ràng càng làmcho pháp chế được tăng cường

Vai trò của các cơ quan thanh tra trong việc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩabằng các hình thức xử lý nghiêm khắc và mạnh mẽ đã được thể hiện ngay từ Sắc lệnh số

Trang 5

64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt Tại Sắc lệnh này quy định Banthanh tra đặc biệt có toàn quyền “nhận các đơn khiếu nại của dân; điều tra, hội chứng, xemxét các tài liệu giấy tờ của UBND hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việcgiám sát; đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đãphạm lỗi”.

Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 cũng quy định cụ thể về các quyền, nghĩa vụ của các

tổ chức Thanh tra Nhà nước, đó cũng là những quy định của pháp luật thể hiện vai trò cơquan thanh tra trong việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Kế thừa những quy định nàytrong Pháp lệnh thanh tra, Luật thanh tra cũng đã thể hiện khá cụ thể các quyền cũng nhưtrách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lýcác hành vi vi phạm pháp luật

Tóm lại, sự vi phạm pháp luật đã, đang và sẽ còn là một thực tế với nhiều lý do khácnhau Để giải quyết vấn đề này, chủ thể quản lý có thể áp dụng nhiều biện pháp từ giáodục, thuyết phục đến cưỡng chế Các biện pháp đó đều có thể được thực hiện thông quacông tác thanh tra, qua thanh tra có thể đánh giá được một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào

đó chấp hành pháp luật như thế nào, có vi phạm pháp luật hay không, vi phạm ở mức độnào Từ đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp Do vậy, thanh tra là một phương thứcbảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa

4 Thanh tra là một biện pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Luật thanh tra và nhiều văn bản pháp luật khác đã có quy định về nhiệm vụ, quyềnhạn của các cơ quan thanh tra và các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát khác trongviệc đấu tranh phòng chống những hành vi vi phạm pháp luật

Pháp lệnh chống tham nhũng và Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm

1998 đều có những quy định về trách nhiệm của các cơ quan thanh tra cùng với các cơquan khác như: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội;các cơ quan hành chính Nhà nước; các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; Mặt trận

Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc thanh tra, kiểm tra,giám sát việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nhấn mạnh việc “định kỳkiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém

và thoái hóa” Nghị quyết cũng xác định một trong những biện pháp đẩy mạnh cuộc đấutranh chống tham nhũng là phải “tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát, bảođảm tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công, tài chính Đảng,đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nướcngoài tài trợ”

Trang 6

Tuy nhiên, vai trò của công tác thanh tra không chỉ và không phải chủ yếu là pháthiện và xử lý các vi phạm pháp luật mà quan trọng hơn, thanh tra đóng vai trò như mộtbiện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật Tính phòng ngừa của thanh tra đốivới các hành vi vi phạm pháp luật được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Một là, thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn luôn là hiện thâncủa kỷ cương pháp luật Chỉ riêng sự hiện diện của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giámsát đã là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra,kiểm tra, giám sát rằng: pháp luật phải được tuân thủ Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát định

kỳ, thường xuyên hay đột xuất luôn tạo ra một “sức ép” thường trực lên các đối tượng vànhờ đó, nó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật

Thanh tra không chỉ có chức năng bảo đảm pháp chế mà còn có chức năng tìm hiểu,giúp đỡ, định hướng cho các đối tượng thực hiện đúng các quy định của pháp luật Điềunày sẽ càng trở nên quan trọng nếu chúng ta quan niệm về một Nhà nước làm dịch vụcông Khi đó các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ thực sự trở thànhmột trong những địa chỉ mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công dân trông cậy để cóthể nhận được những khuyến nghị, những chỉ dẫn bảo đảm cho hoạt động của mình đúngpháp luật

Hai là, thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn luôn là cách thức phân tích, mổ xẻ mộtcách sâu sắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ của mộthành vi vi phạm Do vậy các giải pháp (các khuyến nghị, kiến nghị, yêu cầu ) được đưa

ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý hành vi viphạm pháp luật mà nó phát hiện được, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chínhsách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật tương tựxảy ra ở một nơi khác hoặc vào một thời điểm khác

Ba là, thanh tra, kiểm tra, giám sát dù là loại hình nào cũng luôn luôn có tính địnhhướng và tính xây dựng Vai trò phòng ngừa của thanh tra, kiểm tra, giám sát được đề cập

ở đây là vai trò phòng ngừa mang tính chủ động Trong rất nhiều trường hợp, qua thanhtra, kiểm tra, giám sát mà có thể dự báo được một hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ratrong tương lai nếu không có sự chấn chỉnh, không có sự định hướng lại cho các đối tượngmột cách kịp thời

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; pháp luật đượcxây dựng để thể hiện ý chí của nhân dân cho nên thanh tra góp phần tăng cường pháp chế,nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nhữnghành vi vi phạm pháp luật cũng chính là góp phần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thanh tra hoàn thiện cơ chế, chính sách về kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực hành pháp: Xuất phát từ chức năng của các cơ quan thanh tra nhà nước có chức năng quản lý

nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.Bản thân hoạt động thanh tra, kiểm tra chính là hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước

Trang 7

Từ chức năng của vốn có của mình các cơ quan thanh tra nhà nước tham mưu cho thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc xây dựng chính sách, pháp luật, banhành các quy định theo thẩm quyền, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tổchức và hoạt động có liên quan đến hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước Cụ thểnhư Thanh tra Chính phủ là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ xây dựng Luật thanh tra, LuậtKhiếu nại, Luật tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật hướngdẫn thi hành Thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, thanh tra sở tham mưu với thủ trưởng cơ quancùng cấp ban hành những văn bản cụ thể hóa việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước củamình, phối hợp với thanh tra Chính phủ trong việc xây dựng các văn bản pháp luật vềthanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Sau khi văn bản đượcban hành có hiệu lực trên thực tế thì chính các cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệmtuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đó để đảm bảo việc triển khai thực hiện

có hiệu quả

Thanh tra đảm bảo việc thực thi chính sách một cách thống nhất, nhất quán trong

hệ thống hành pháp: Sau quy trình ban hành chính sách pháp luật là việc tuyên truyền, tổ

chức thực hiện chính sách pháp luật Thông qua công tác thanh tra các cơ quan thanh tragiúp các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách pháp luật nhận thức đúngchủ trương, chính sách, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức chưa đúng hoặc làmchưa đúng thì sửa chữa, khắc phục để từ đó đảm bảo việc thực thi chính sách được thôngsuốt, đồng bộ, thống nhất từ trên xuống, đảm bảo quyền, lợi ích của công dân từ đó đảmbảo nguyên tắc chế xã hội chủ nghĩa

Thanh tra đảm bảo sự tuân thủ chỉ đạo điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và quản lý hành chính nhà nước: Hệ

thống cơ quan hành chính nhà nước gồm nhiều cơ quan hành chính nhà nước được tổ chứctheo thứ bậc nhất định từ Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các sở ngành, Ủyban nhân dân cấp huyện, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhândân cấp xã Với bộ máy các cơ quan nhà nước đồ sộ được tổ chức ở các cấp hành chínhmột trong những yêu cầu đảm bảo nền hành chính mạnh đó là bộ máy hành chính phảithông suốt, việc chỉ đạo, điều hành được thực hiện nhanh chóng, hệ thống hành chính có

kỷ luật, cấp dưới tuân thủ cấp trên, mệnh lệnh hành chính được ban hành cần phải được tổchức đồng bộ; cán bộ làm hết chức trách, nhiệm vụ được giao, tận tụy với công việc Vớichức năng của mình, các cơ quan thanh tra làm nhiệm vụ kiểm tra tính thông suốt, đồng

bộ, kỷ luật của bộ máy hành chính, phát huy nhân tố tích cực, khen thưởng cơ quan, đơn

vị, cá nhân thực hiện tốt, xem xét xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thựchiện không tốt chức năng, nhiệm vụ, từ đó giúp cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nướccùng cấp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước

Thanh tra hạn chế lạm dụng quyền lực, phòng ngừa vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước: Để kiểm soát tính hiệu quả của

bộ máy hành chính nhà nước mà cụ thể là thủ trưởng cơ quan hành chính kiểm soát chính

bộ máy hành chính dưới quyền của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý là mộtyêu cầu quan trọng để đảm bảo tính chính đáng của bộ máy hành chính nhà nước Muốnvậy, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước thường xuyên kiểm soát các cơ quan thuộc

Trang 8

quyền quản lý của mình, cán bộ, công chức do mình quản lý còn phải có bộ phận, cơ quanchuyên trách thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cơquan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình để từ đó kịp thời phòng ngừa những

vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức đồng thời cũng kịp thời uấn nắn những cơquan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, cần thiết thì xử lý những vi phạm làm gươngcho những người khác không vi phạm, không lạm dụng quyền lực của nhà nước vì mụcđích riêng

Thanh tra đảm bảo cung cấp thông tin phản hồi liên quan đến việc thực hiện chính sách pháp luật và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn nhằm sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực, hiệu quả: Đây là một vai

trò quan trọng của cơ quan thanh tra nhà nước góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước,góp phần đảm bảo quyền lực nhà nước được sử dụng một cách đúng mục đích, có hiệulực, hiệu quả Cơ quan thanh tra không chỉ giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thứcđúng pháp luật, sửa chữa những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công cụ màcũng thông qua công tác thanh tra cơ quan thanh tra, người cán bộ thanh tra cung cấpthông tin phản hồi về những thuận lợi, khó khăn của các cơ quan, tổ chức trong việc triểnkhai thực hiện chính sách, pháp luật, nêu lên những kiến nghị, phản ánh tới người có tráchnhiệm để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, sửa đổi, cơ chế chính sách góp phần nâng caohiệu quả quản lý nhà nước

Góp phần đảm bảo phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,

tổ chức và công dân từ đó thúc đẩy cơ chế kiểm soát quyền lực của công dân đối với các

cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng: hiện nay, Đảng vàNhà nước ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,

do dân, vì dân, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa coi trọng quyền con người, quyềncông dân, tạo điều kiện cho công dân thực hiện được những quyền của mình trong đó cóquyền giám sát các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nóiriêng Khi thực hiện chức năng thanh tra, các cơ quan thanh tra không chỉ đảm bảo hệthống cơ quan hành chính trong đó là các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức trong các

cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quyền lực trong giới hạn pháp luật cho phép, thựchiện đầy đủ trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ với yêu cầu về chấtlượng Từ đó tạo điều kiện cho người dân được đảm bảo các quyền từ phía cơ quan nhànước và thúc đẩy công dân tăng cường hoạt động giám sát, kiểm soát quyền lực của cơquan nhà nước đặc biệt là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phương thức người dânđấu tranh với những cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính hay cơ quan hành chínhnhà nước khi mà họ không thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ của mình

Như vậy, vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước thể hiện qua vị trí, chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thanh tra: Cơ quan thanh tra là cơ quan thuộc hệthống cơ quan hành chính nhà nước Nó có phạm vi quản lý nhà nước riêng, có chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn khác với các cơ nhà nước khác Các cơ quan thanh tra là cơ quan nhànước có thẩm quyền riêng thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho thủ trưởng cơ quan cùng cấp

về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Từ khithành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 cho tới nay thì các cơ thanhtra nhà nước đều được xác định là cơ quan thuộc bộ máy cơ quan hành pháp Thậm chí

Trang 9

trước đó, các triều đại phong kiến cơ quan có chức năng thanh tra cũng gần với hoạt độnghành pháp, giúp nhà vua cai trị có hiệu quả bộ máy quan lại tại các địa phương Vai tròcủa cơ quan thanh tra cũng có thể được tóm lại qua mục đích của hoạt động thanh tra, đó

là không chỉ nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; pháthiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhànước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục mà còn giúp phát huy nhân tố tích cực; gópphần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Đây cũng chính là vai tròcủa các cơ quan thanh tra nhà nước

Câu 3: Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra có vai trò như thế nào đối với hoạt động thanh tra? Phân tích nội dung của từng nguyên tắc trong hoạt động thanh tra.

Nguyên tắc đóng vai trò quan trọng, là định hướng, cơ sở cho các hoạt động cụ thểtrong thực tiễn Nguyên tắc còn là những điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉđạo hành động

Trong hoạt động thanh tra, các nguyên tắc được hiểu là những tư tưởng, định hướng chủđạo, đúng đắn, khách quan và khoa học, được quy định trong pháp luật thanh tra mà các

cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán bộ, thanh tra viên phải tuân theotrong quá trình thực hiện thanh tra kinh tế, xã hội, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và

Các nguyên tắc này không chỉ thể hiện trong toàn bộ quá trình tiến hành thanh tra

mà nó phải trở thành ý thức của từng cán bộ, công chức, thanh tra viên trong suy nghĩ vàtrong hành vi, hành xử cụ thể khi thực thi nhiệm vụ, công vụ trên cương vị của mình Cácnguyên tắc hoạt động thanh tra chỉ đạo và chi phối mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảmbảo cho hoạt động thanh tra đạt được mục đích đề ra Các nguyên tắc trong hoạt độngthanh tra có một số các đặc điểm và vai trò cụ thể như sau:

1 Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với công tác thanh tra.

Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều quan điểm, chủ trương về công tác thanh tra,kiểm tra qua các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và được cụ thể hóa trong pháp luật về thanhtra như Pháp lệnh Thanh tra 1990, Luật Thanh tra 2004, Luật Thanh tra năm 2010 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành,… Các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạtđộng thanh tra được thể hiện trong các quy định pháp luật cụ thể về thanh tra mà trước hết

là ở các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra Bởi lẽ các nguyên tắc đưa ra phương hướngchỉ đạo, là nền tảng, định hướng quan trọng cho việc thiết lập các quy định cụ thể vềquyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thanh tra như: Đoàn thanh tra, đối tượngthanh tra, người có quyền và lợi ích liên quan; về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; vềviệc kết luận và thi hành kết luận, kiến nghị thanh tra,…

Các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạt động thanh tra được thể hiệnqua các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra bao gồm:

a) Thanh tra là một trong những nội dung, phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng

Trang 10

Trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạoNhà nước thông qua những phương thức như: Hoạch định chính sách và những giải pháplớn để định hướng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Những chính sách củaĐảng sẽ được Nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức thực hiện; Đào tạo đội ngũcán bộ, công chức, định ra chủ trương, biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;giới thiệu những đảng viên hoặc người có phẩm chất, có năng lực, có uy tín để nhân dânbầu hoặc để Nhà nước bổ nhiệm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước; Kiểm tra việcthực hiện đường lối, chính sách của Đảng; kiểm tra các tổ chức đảng, các đảng viên trong

bộ máy nhà nước trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Như vậy, kiểm tra luôn luôn là một trong những nội dung, phương thức thực hiện sựlãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát củacác cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước, của Viện kiểm sátnhân dân cũng như hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc mà Đảng là hạt nhân đềuhướng đến một mục tiêu chung là đảm bảo cho các đường lối, chính sách của Đảng đượcthực hiện

b) Thanh tra là một trong những phương thức thực hiện chức năng quản lý của Nhà Nước

Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước bao gồm 3 mặt thống nhất chặt chẽ với nhau:Ban hành quyết định quản lý; tổ chức, phân công, chỉ đạo việc thực hiện các quyết địnhquản lý; và kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý

Như vậy, thanh tra là một trong ba mặt thống nhất của quản lý (hiểu theo nghĩarộng), là một khâu không thể thiếu của hoạt động quản lý nhà nước Theo quan điểm củachủ nghĩa Mác-Lênin, ở đâu có Nhà nước thì ở đó có thanh tra, kiểm tra, giám sát Lênin

đã từng nói: “Quản lý đồng thời phải có thanh tra; quản lý thanh tra là một chứ không phải

là hai” Người đã nhiều lần khẳng định vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra đối với toàn

bộ hoạt động của bộ máy nhà nước Người nói: “Mấu chốt của vấn đề chính là sự kiểm tratrên phạm vị toàn quốc, toàn diện các hoạt động của Nhà nước Xô Viết ” khi phê phán các

Xô viết “chưa học được cách quản lý” và đề cập đến việc kiểm tra, thanh tra các mệnhlệnh, chỉ thị được thực hiện trên thực tế

Như vậy, trong toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các chức năngcủa Nhà nước về đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng thì thanh tra, kiểm tra là mộtkhâu không thể thiếu

c) Thanh tra, kiểm tra, giám sát là phương thức bảo đảm pháp chế, ngăn ngừa, phát triển và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật

Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta lànguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảmcho pháp luật được tuân thủ một cách tuyệt đối, đồng thời hệ thống pháp luật cũng phảihoàn chỉnh để đảm bảo pháp luật được thực hiện

Công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá được việc chấp hành pháp luật đồng thời pháthiện các quy định pháp luật chưa hoàn thiện để tạo cơ sở xây dựng hệ thống pháp luậthoàn chỉnh

Trang 11

2 Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra cụ thể hóa các nguyên tắc chung

về tổ chức và hoạt động của máy nhà nước, cụ thể và rõ nhất là nguyên tắc hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, nên nguyên tắc trong hoạt động thanhtra không thể tách rời các nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

ta được định ra trong Hiến pháp Chẳng hạn như nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc tôn trọng cácquyền và nhĩa vụ cơ bản của công dân

Ở nước ta, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, thanh tra được coi như “con mắt,

lỗ tai” của người quản lý Điều đó có nghĩa rằng hoạt động thanh tra là một bộ phận khôngthể tách rời hoạt động quản lý Thanh tra mặc dù có tính độc lập nhất định trong quá trìnhhoạt động nhưng luôn được coi như “cái bóng” của quản lý, thanh tra là một khâu, là mộtcông cụ phục vụ công tác quản lý Chính vì vậy mà các nguyên tắc của hoạt động thanh tracũng dựa trên các nguyên tắc chung của quản lý nhà nước trong đó coi trọng tính hiệu quả,hiệu lực, đề cao nguyên tắc tập trung trên cơ sở dân chủ, thể hiện tính nhanh nhạy, kịp thờicủa yêu cầu quản lý, tôn trọng và thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục luật định, tính bắtbuộc thi hành đối với các quyết định xử lý

3 Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về thanh tra

Trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng về hoạt động thanh tra, kiểm tra,Nhà nước thể chế hóa vào các văn bản pháp luật cụ thể trong lĩnh vực này Những văn bảnpháp luật quan trọng ghi nhận các nguyên tắc làm cơ sở, nền tảng và định hướng cho cácquy định cụ thể về tổ chức và hoạt động thanh tra được phát triển và kế thừa từ Pháp lệnhThanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010 Trên cơ sởcác nguyên tắc được thể hiện trong các văn bản luật, các văn bản hướng dẫn cũng ghi nhận

và cụ thể hóa các nguyên tắc này, như các nghị định hướng dẫn luật, quy chế Đoàn thanhtra,…

a) Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, tại Điều 5 quy định “Hoạt động thanh tra chỉ tuântheo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời Không một

cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra”.Nguyên tắc này nhấn mạnh khá rõ sự độc lập của thanh tra và gần giống với nguyên tắchoạt động của các cơ quan tư pháp Nguyên tắc này có yếu tố hợp lý tại thời điểm banhành Pháp lệnh, đặc biệt trong hoàn cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền mà ở đó, phápluật có vị trí thượng tôn, hoạt động của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều phải tuân thủpháp luật Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Pháp lệnh Thanh tra thì nguyên tắc nàycũng nảy sinh những điểm bất hợp lý Trên thực tế, hoạt động thanh tra không thể có sựđộc lập hoàn toàn mà còn phụ thuộc vào cơ quan quản lý Hoạt động thanh tra không thểtách rời hoạt động quản lý, do vậy, những nguyên tắc hoạt động thanh tra cũng không thểtách rời hay khác biệt những nguyên tắc của hoạt động quản lý Mục đích quan trọng nhấtcủa hoạt động quản lý và cơ quan quản lý là vấn đề hiệu quả theo nghĩa rộng của quá trìnhphát triển kinh tế, do đó có những hoạt động quản lý không chỉ bám sát và tuân thủ tínhhợp pháp, mà còn có cả yếu tố hợp lý, phù hợp với thực tiễn xã hội hiện tại Hoạt động

Trang 12

quản lý vốn đa dạng và phức tạp với rất nhiều tình huống không thể dự kiến hết nên khiđánh giá hiệu quả thì không phải cái gì có hiệu quả cũng đúng pháp luật, nhất là các nhân

tố mới trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế

b) Luật Thanh tra năm 2004 tại Điều 5 quy định “Hoạt động thanh tra phải tuân theopháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; khônglàm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”

So với các nguyên tắc được quy định trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 thì các nguyêntắc hoạt động thanh tra đã được thay đổi đáng kể Nguyên tắc Không một cơ quan, tổ chứchoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra không còn đượcquy định mà thay vào đó là nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơquan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra Điều này xuất phát từ thực tiễn của hoạtđộng thanh tra cho thấy, khi tiến hành thanh tra dù là dưới hình thức thanh tra theo chươngtrình, kế hoạch hay thanh tra đột xuất, thì ít hay nhiều cũng thu hút sự chú ý của dư luận

và ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng thanh tra và các đối tượng có liên quan Khi tiếnhành thanh tra một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào thì hoạt động bình thường của cơquan, tổ chức, cá nhân đó ít nhiều cũng bị ảnh hưởng Và có những ảnh hưởng mang tínhtiêu cực đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra, gây tác động xấu đến tìnhhình sản xuất kinh doanh hay hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị Do đó, LuậtThanh tra 2005 đã quy định nguyên tắc này, nhằm đảm bảo hoạt động thanh tra không tácđộng xấu đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, mà chỉ giúp cho cơ quan, tổchức là đối tượng thanh tra thấy được những sai sót, hạn chế trong tổ chức và hoạt độngcủa mình để có sự điều chỉnh cho phù hợp

Bên cạnh đó, nguyên tắc đầu tiên cũng được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn quản

lý nhà nước, do thanh tra là một chức năng của quản lý Đó là thay đổi cụm từ “chỉ tuântheo pháp luật” bằng “phải tuân theo pháp luật” Nếu như “chỉ tuân theo pháp luật” chothấy pháp luật là thượng tôn, là kim chỉ nam và là cơ sở cho mọi hoạt động thanh tra Mọixem xét, đánh giá chỉ dựa vào các quy định pháp luật, không tính đến các yếu tố xã hộikhác như sự hợp lý, sự phù hợp với tồn tại xã hội, với thực tế xã hội đầy biến động màcông tác quản lý phải điều chỉnh hàng ngày Như vậy nếu “chỉ” tuân theo pháp luật sẽkhiến cho việc đánh giá bị hạn chế đi những nhân tố tích cực, phù hợp với đời sống xã hộinhưng lại có thể chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc pháp luật điều chỉnh nhưng đã lỗithời, chưa kịp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Nguyên tắc hoạt động “phải” tuân theo phápluật mở đường cho sự đánh giá và ghi nhận cả về sự hợp lý, phù hợp của các quyết định,hành vi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra Do đó hoạt động thanhtra có ý nghĩa hơn trong việc giúp cho quản lý thực hiện tốt, hiệu quả vai trò của mình

Bên cạnh Luật Thanh tra, các nguyên tắc còn được ghi nhận trong các văn bảnhướng dẫn dưới Luật như: Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005 quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra Điều 3 của Nghị định nàyquy định: “Hoạt động thanh tra tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trungthực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan,

tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanhtra, thủ trưởng cơ quan thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên đoànthanh tra phải tuân thủ quy định pháp luật về thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp

Trang 13

luật về hành vi, quyết định của mình” So với các nguyên tắc hoạt động thanh tra được quyđịnh trong Luật thì Nghị định 41 đã quy định thêm một nguyên tắc mới trên cơ sở tinhthần của Luật Thanh tra và nguyên tắc hoạt động thanh tra tuân theo pháp luật, đó lànguyên tắc Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, thủ trưởng cơ quanthanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra phải tuân thủquy định pháp luật về thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyếtđịnh của mình

Quy chế đoàn thanh tra được ban hành theo Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCPngày 10 tháng 11 năm 2006 của Tổng Thanh tra cũng quy định các nguyên tắc hoạt độngcủa đoàn thanh tra tại Điều 3 Theo đó, Đoàn thanh tra hoạt động phải tuân thủ các nguyêntắc sau: Hoạt động của Đoàn thanh tra phải theo nguyên tắc bảo đảm chính xác, kháchquan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; đúng nội dung, đối tượng, thời hạn ghitrong quyết định thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức,

cá nhân là đối tượng thanh tra Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viênĐoàn thanh tra phải tuân thủ Luật Thanh tra, các văn bản pháp luật có liên quan và cácquy định của Quy chế này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thanh tra Cácnguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra đã cụ thể hóa các nguyên tắc hoạt động thanh travào cơ chế đặc thù, đó là cơ chế hoạt động của Đoàn thanh tra trên cơ sở tinh thần của cácnguyên tắc hoạt động thanh tra đã được quy định trong Luật Thanh tra và Nghị địnhhướng dẫn

c) Luật Thanh tra năm 2010 tại Điều 7 quy định hoạt động thanh tra “tuân theo phápluật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; Khôngtrùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiệnchức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cánhân là đối tượng thanh tra” Việc quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra trong LuậtThanh tra là hết sức cần thiết, trên thực tế nguyên tắc này không chỉ giúp cho hoạt độngthanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch mà còn giúp cho các

cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, nhất là doanh nghiệp không bị ảnh hướngđến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Bên cạnh đó, nguyên tắc mới được bổ sungKhông trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quanthực hiện chức năng thanh tra là một yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn bất cập trong việc thựchiện Luật thanh tra năm 2004, khi có nhiều hoạt động thanh tra bị trùng lắp về đối tượng,thời gian, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công tác thanh tra

4 Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra có tính ổn định cao

Tính ổn định của các nguyên tắc hoạt động thanh tra phản ánh tính ổn định của địnhhướng chỉ đạo, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạt động thanh tra Bêncạnh đó nó còn phản ánh tính khoa học của việc đưa ra các nguyên tắc, dựa trên các cơ sở

lý luận và thực tiễn vững chắc

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận thấy, từ Pháp lệnh Thanh tra năm

1990 đến Luật Thanh tra năm 2010 luôn có sự kế thừa và phát triển của các nguyên tắc.Phần lớn không có sự loại bỏ mà chỉ là sự điều chỉnh cho phù hợp và thêm các nguyên tắcdựa định hướng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và sự đòi hỏi của thực tiễn hoạt độngquản lý, hoạt động thanh tra

Trang 14

Nếu như Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đưa ra nguyên tắc “Hoạt động thanh tra chỉtuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời Khôngmột cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanhtra” Thì đến Luật Thanh tra năm 2004, nguyên tắc chỉ tuân theo pháp luật được sửa đổi lạithành phải tuân theo pháp luật để phù hợp hơn với yêu cầu của hoạt động quản lý và tínhchất của hoạt động thanh tra Nguyên tắc Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nàođược can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra về cơ bản đã được thể hiện trongnguyên tắc hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật nên đã không được giữ lại ở LuậtThanh tra năm 2004, thay vào đó là nguyên tắc mới được bổ sung cho phù hợp với yêucầu, đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước về thanh tra cũng như thực tiễn hoạt độngthanh tra, đó là nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức,

cá nhân là đối tượng thanh tra Đến Luật Thanh tra năm 2010, các nguyên tắc được giữnguyên, có điều chỉnh và bổ sung thêm một nguyên tắc mới, đó là nguyên tắc Không trùnglặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chứcnăng thanh tra

5 Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra chi phối toàn bộ quá trình ra quyết định thanh tra, thực hiện thanh tra, kết thúc thanh tra

Các nguyên tắc hoạt động thanh tra là những định hướng cơ bản, xuyên suốt quátrình tiến hành hoạt động thanh tra, từ khi ra quyết định thanh tra, thực hiện thanh tra vàkết thúc hoạt động thanh tra Các nguyên tắc được phản ánh vào các quy định cụ thể vềtrình tự, thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra, về thẩm quyền, nghĩa vụ của các chủ thểtrong hoạt động thanh tra: trưởng đoàn, thanh tra viên, đối tượng thanh tra,…

Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, các nguyên tắc đóng vai trò chi phốitoàn bộ các hoạt động và đảm bảo cho kết quả hoạt động thanh tra phản ánh đúng đắn,khách quan thực tế vụ việc Các nguyên tắc tạo khuôn khổ, sự chuẩn mực cho các thànhviên đoàn thanh tra thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, đảm bảo không đượclạm dụng quyền hạn, chi phối đối tượng thanh tra để có thể làm sai lệch kết quả hoạt độngthanh tra nhằm mưu lợi cá nhân

Với mỗi nguyên tắc, vai trò trong từng giai đoạn thực hiện hoạt động thanh tra làkhác nhau Có nguyên tắc xuyên suốt quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, có nguyêntắc chỉ chi phối một giai đoạn nào đấy của hoạt động thanh tra Tuy nhiên chúng đều phảnánh vào kết quả chung của hoạt động thanh tra Nguyên tắc tuân theo pháp luật sẽ theosuốt quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, từ khi xây dựng kế hoạch, khảo sát, ra quyếtđịnh thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra Tất cả các giai đoạn này, các chủthể tiến hành hoạt động thanh tra đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh tra

và các quy định pháp luật khác có liên quan, từ việc thực hiện các quy định về nội dunglẫn các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động thanh tra Nguyên tắc bảođảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời cũng là một nguyêntắc ảnh hưởng bao quát đến tất cả các hoạt động thanh tra Tuy nhiên, tùy thuộc vào từngnội dung nguyên tắc mà nó phản ánh vào yêu cầu của hoạt động thanh tra đối với từng giaiđoạn sẽ khác nhau Ví dụ như dân chủ chỉ thể hiện nhiều trong quá trình làm việc với đốitượng thanh tra Nguyên tắc kịp thời thể hiện trong các giai đoạn có thời hạn thực hiện cáchoạt động thanh tra,… Nguyên tắc Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời

Trang 15

gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra thể hiện chủ yếu ở giai đoạnxây dựng kế hoạch thanh tra, thực hiện khảo sát Nếu trong giai đoạn này phát hiện nhữngnội dung dự kiến thanh tra đã nằm trong kế hoạch hoặc đang được tiến hành thanh tra bởimột cơ quan khác thì nội dung đó sẽ không đưa vào kế hoạch thực hiện thanh tra nữa,nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp, gây lãng phí về các nguồn lực và hiệu quả công tácthanh tra Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cánhân là đối tượng thanh tra thể hiện chủ yếu ở giai đoạn làm việc với đối tượng thanh tratại cơ quan, trụ sở của đối tượng thanh tra

Từng nguyên tắc có vai trò và sự tác động, chi phối tới từng nội dung của hoạt độngthanh tra khác nhau nhưng đều phản ánh vào kết quả chung của hoạt động thanh tra, chúngtạo ra những quy chuẩn trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Đoàn thanh tra tronghoạt động thanh tra Và mỗi cá nhân trong đoàn thanh tra hoặc các cơ quan, tổ chức, cánhân khác muốn tác động vào hoạt động của đoàn thanh tra nhằm thay đổi sự thật kháchquan của vụ việc là đều vi phạm vào các nguyên tắc của hoạt động thanh tra Điều này dẫnđến các vi phạm khác về thẩm quyền, trách nhiệm của các cá nhân thành viên đoàn thanhtra khi thực hiện sự tác động nhằm làm sai lệch kết quả thanh tra Và để bảo vệ các nguyêntắc này, pháp luật về thanh tra đã tạo dựng các cơ chế nhằm ngăn ngừa sự vi phạm nàynhư Quy chế giám sát đoàn thanh tra,… Các thiết chế nhằm bảo vệ và bảo đảm cho cácnguyên tắc chi phối toàn bộ hoạt động thanh tra

Nguyên tắc thanh tra là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành động màcác cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán bộ, Thanh tra viên phải tuân theohoạt động thanh tra

Các nguyên tắc hoạt động thanh tra chỉ đạo và chi phối các mối quan hệ trong thanhtra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt được mục đích đề ra

Hoạt động thanh tra phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

Một là, hoạt động thanh tra tuân theo pháp luật.

Trong quá trình thanh tra, những người được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnthanh tra (Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanhtra) phải tuân thủ đúng những qui định của pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm minhkhi thực hiện những thủ tục cần thiết và trong phạm vi thẩm quyền cho phép Việc raquyết định thanh tra trong phạm vi thẩm quyền; việc tiến hành thanh tra trong phạm vi nộidung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; việc áp dụng các quyền hạn được thực hiệntheo quy định của pháp luật; việc kết luận thanh tra phải dựa trên cơ sở quy định của phápluật Người ra kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phảichịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận và việc làm của mình trong quá trình thanhtra

Các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái phápluật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; thanh tra vượt quá thẩmquyền, phạm vi, nội dung thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái phápluật, bao che cho người có hành vi vi phạm đều bị nghiêm cấm và bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật

Hai là, bảo đảm chính xác khách quan, công khai, trung thực, dân chủ, kịp thời.

Đây là nguyên tắc quan trọng, vì bất kỳ một kết quả nào trong thanh tra không đảm bảo

Trang 16

tính chính xác đều dẫn đến việc nhìn nhận, đánh giá sai đối tượng thanh tra, từ đó cónhững xử lý thiếu đúng đắn, trái pháp luật.

Phải bảo đảm chính xác trong hoạt động thanh tra mới có thể giúp cho việc đánh giáthực trạng tình hình được chính xác, giúp cho việc xử lý sai phạm đúng người, đúng lỗi,đúng pháp luật Tính chính xác bảo đảm cho công tác thanh tra đạt hiệu quả cao, được đốitượng chấp nhận, nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo cơ sở thực hiện kết luận, quyết định xử

lý về thanh tra Muốn đảm bảo tính chính xác trong hoạt động thanh tra nói chung và trongkết luận thanh tra nói riêng, không chỉ đòi hỏi có quan điểm đúng đắn, mà cần phải có kiếnthức, năng lực và phương pháp nghiệp vụ mới có thể đem lại kết quả chính xác

Tính khách quan cũng là vấn đề có tính nguyên tắc, nó bảo đảm phản ánh đúng sựthật, không thiên lệch và bóp méo sự thật Tính chính xác và tính khách quan có tác độngqua lại lẫn nhau Có khách quan mới bảo đảm chính xác, ngược lại có chính xác mới thểhiện được tính khách quan

Để bảo đảm tính khách quan, phải sâu sát thực tế, tôn trọng sự thật, phản ánh đúng

sự thật Điều quan trọng là phải có bản lĩnh vững vàng, ý thức trách nhiệm cao và có nănglực xem xét, phân tích chính xác, khoa học

Trung thực là phản ánh đúng và đầy đủ bản chất của sự việc, không thêm, bớt đồngthời cũng viện dẫn đầy đủ không cắt xén các quy định pháp luật để xác định rõ đúng, sai

Tính công khai trong hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ phải thông báo nội dungthanh tra để mọi người biết nhằm động viên đông đảo nhân dân tham gia phát hiện, giámsát, kiểm tra góp phần bảo đảm tính chính xác

Việc công khai trong hoạt động thanh tra bao gồm: công khai quyết định thanh trađối với đối tượng thanh tra; tiếp công khai đối tượng thanh tra và mọi người có liên quan ởnơi thanh tra; công khai kết luận thanh tra Tuỳ theo từng tính chất vụ việc thanh tra mà

có hình thức công khai cho thích hợp Có trường hợp công khai lên báo chí, trong phạm viđịa phương, hoặc hẹp hơn là trong đơn vị được thanh tra Tuy nhiên, không phải mọi vấn

đề đưa ra công khai đều có lợi Ví dụ vấn đề thuộc bí mật quốc gia, thuộc an ninh quốcphòng hoặc cần giữ bí mật về người tố cáo để bảo vệ họ thì không được phép công khai.Cần phải hiểu cho đúng công khai không đồng nghĩa với việc đưa tất cả những thông tin

về vụ việc cho bất cứ ai, mà công khai trên cơ sở đảm bảo đúng quy chế bảo mật và nhữngquy định về báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động thanh tra, kiểm tra

Vấn đề dân chủ trong hoạt động thanh tra là thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng vàolực lượng đông đảo quần chúng góp phần tích cực vào kết quả kiểm tra, thanh tra Trongquá trình thanh tra cần coi trọng phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, coi trọng tính thuyếtphục và việc thu thập, tiếp nhận thông tin có liên quan, kể cả tạo điều kiện cho đối tượngthanh tra được trình bày ý kiến của họ để rà soát lại tính đúng đắn từng việc làm cụ thể.Cần tránh mọi biểu hiện chủ quan áp đặt, bất chấp ý kiến người khác

Tuy nhiên qua ý kiến đóng góp trình bày của nhiều người, Đoàn thanh tra, Thanh traviên phải xem xét, cân nhắc, để có sự quyết đoán chính xác, dám chịu trách nhiệm về cácquyết định và việc làm của mình Nếu do dự hoặc không biết chọn lọc ý kiến sẽ rất lúngtúng, mất tính chủ động trong kiểm tra, thanh tra

Tính kịp thời trong hoạt động thanh tra cũng rất quan trọng bởi vì do yêu cầu quản

lý nhà nước và những vấn đề cuộc sống đặt ra là phải được kiểm tra, thanh tra và trả lời

Trang 17

đầy đủ, kịp thời mới có đối sách ứng xử cho sát hợp Nếu hoạt động thanh tra tiến hànhchậm trễ hoặc không gắn với chu trình quản lý sẽ kém hiệu quả

Muốn bảo đảm kịp thời, không phải chỉ có đầy đủ những kiến thức sách vở mà phải

có năng lực thực sự, đủ sức phát hiện, phân tích, giám sát chiều sâu, làm rõ các mối liên hệmới có thể đánh giá đúng bản chất của sự vật, không lầm lẫn

Ba là, tuân thủ trình tự thanh tra

Trong Luật Thanh tra và Nghị định 86/2011/NĐ-CP có một chương riêng về hoạtđộng thanh tra Những nội dung cần xác định trong chương này là những qui tắc mà hoạtđộng thanh tra, đối tượng thanh tra và cả những người có liên quan phải chấp hành

Theo nguyên tắc này, muốn tiến hành thanh tra trước hết phải có quyết định thanhtra do người có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra phải ghi rõ nội dung thời hạnthanh tra và xác định rõ người thực hiện Khi thời hạn thanh tra đã hết, nếu cuộc thanh trachưa kết thúc phải có quyết định kéo dài hoặc gia hạn thời hạn thanh tra Thực hiện quyếtđịnh thanh tra là Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên Kết thúc cuộc thanh tra, Đoàn thanhtra (Thanh tra viên) phải có báo cáo kết quả thanh tra, kiến nghị về các nội dung đã đượcthanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận, quyết định, các kiến nghị.Người ra quyết định thanh tra phải ra kết luận thanh tra

Kết luận thanh tra phải xác định rõ đúng, sai; xác định các nguyên nhân khách quan,chủ quan; quy rõ trách nhiệm Tất cả các kết luận đều phải có hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, vậtmang tin khác v.v bảo đảm

Bốn là, xác định đúng đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra Đối

tượng, phạm vi, nội dung thanh tra luôn được xác định bởi yêu cầu quản lý nhà nước.Theo từng thời kỳ giai đoạn cụ thể, như một đòi hỏi mang tính tất yếu quản lý cần phảihướng dẫn kiểm soát hệ thống của mình để hướng đích

Trang 18

Do vậy, việc xác định đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra có căn cứ từhai phương diện:

- Mức khái quát, hệ thống quản lý cần thông tin về vấn đề gì và thanh tra đáp ứngtheo phương pháp nào lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính hay xử lý là chính

- Mức cụ thể, hoạt động thanh tra thuộc quản lý nhà nước ở lĩnh vực nào thì có đốitượng phạm vi, nội dung cụ thể theo lĩnh vực đó và điều đó được thể hiện trực tiếp thôngqua quyết định của cấp có thẩm quyền

Năm là, sử dụng đúng quyền hạn trong hoạt động thanh tra Quyền hạn trong hoạt

động thanh tra là yếu tố mang tính nguyên tắc đảm bảo cho thanh tra đạt được mục đích đề

ra Hoạt động thanh tra là hoạt động nhân danh quyền lực hành chính nhà nước của cơquan quản lý hành chính cấp trên đối với cấp dưới Do vậy giới hạn, phạm vi sử dụngquyền trong thanh tra nằm trong khuôn khổ của quyền lực hành chính nhà nước Việc sửdụng đúng quyền hạn trong thanh tra đòi hỏi trên các khía cạnh: phạm vi, tính chất vấn đề,hành động và không hành động trong sử dụng quyền

Sáu là, hoạt động thanh tra không được làm cản trở hoạt động bình thường của

cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra Đây là nguyên tắc thể hiện mối quan

hệ giữa các cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; giữa cơ

quan, tổ chức, cá nhân thực thi quyền lực nhà nước với đối tượng chịu sự quản lý

Nhìn một cách tổng quát, mục đích cuối cùng của hoạt động thanh tra là góp phầnbảo đảm sự phát triển ổn định và lành mạnh Chính vì vậy mà thanh tra không được làmcản trở hoạt động của đối tượng Các cơ quan thanh tra chỉ tiến hành thanh tra những nộidung ghi trong quyết định thanh tra, không được tự ý mở rộng phạm vi thanh tra hoặc kéodài thời gian thanh tra… Việc kết luận phải chính xác, khách quan, không vì động cơ cánhân, không được gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu làm ảnh hưởng đến hoạt động bìnhthường của đối tượng thanh tra Đồng thời, cần khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặptrong hoạt động thanh tra, Luật Thanh tra năm 2010 đã quy định hoạt động thanh tra

“không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quanthực hiện chức năng thanh tra”

-Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

Nguyên tắc “hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật”

Nó phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa – một nguyên tắc cơ bản củaquản lý hành chính nhà nước, hoạt động thanh tra đòi hỏi tuân thủ nguyên tắc tuân theopháp luật Nguyên tăc này đặt ra hai yêu cầu sau:

 Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phải được thực hiện trên

cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra

 Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật về hoạtđộng thanh tra Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, cơ quan thanh tra đượcquyền tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Việc can

Trang 19

thiệp không có căn cứ pháp luật của bất kỳ cá nhân nào đều là bất hợp pháp và tùy theomức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật

Những đòi hỏi nêu trên có nội dung rất rộng, theo đó, từ chương trình, kế hoạchhoạt động của các tổ chức thanh tra đến việc ra quyết định thanh tra, cử Đoàn Thanh tra,Thanh tra viên đến việc kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáotrong hoạt động thanh tra đều phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật hiện hành Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ đúng những quy định pháp luật, bảođảm tính độc lập, nghiêm túc khi thực hiện những thủ tục cần thiết và trong phạm vi thẩmquyền cho phép Cơ quan thanh tra nằm trong tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước,

do vậy, trong tổ chức và hoạt động của mình, cơ quan thanh tra cũng chịu sự điều chỉnhcủa phương pháp mệnh lệnh quyền uy Nói cách khác, trong tổ chức và hoạt động củamình ở một khía cạnh nào đó, cơ quan thanh tra phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên Mặc

dù nguyên tắc hoạt động thanh tra “… chỉ tuân theo pháp luật” (Pháp lệnh Thanh tra năm1990); “… phải tuân theo pháp luật” (Luật Thanh tra 2004); và “…tuân theo pháp luật”(Luật Thanh tra năm 2010) luôn được tôn trọng và áp dụng, nhưng trong quá trình hoạtđộng không tránh khỏi có những lúc, những nơi hoạt động thanh tra bị tác động bởi những

cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quancủa hoạt động thanh tra

Nguyên tắc hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật là những định hướng cơ bản,xuyên suốt quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, từ khi ra quyết định thanh tra, thựchiện thanh tra và kết thúc hoạt động thanh tra Nguyên tắc này được phản ánh vào các quyđịnh cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra, về thẩm quyền, nghĩa vụ củacác chủ thể trong hoạt động thanh tra: trưởng đoàn, thanh tra viên, đối tượng thanh tra,… Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, nguyên tắc hoạt động thanh tra phảituân theo pháp luật và cá nguyên tắc khác đóng vai trò chi phối toàn bộ các hoạt động vàđảm bảo cho kết quả hoạt động thanh tra phản ánh đúng đắn, khách quan thực tế vụ việc.Các nguyên tắc tạo khuôn khổ, sự chuẩn mực cho các thành viên đoàn thanh tra thực hiệnđúng chức trách, nhiệm vụ của mình, đảm bảo không được lạm dụng quyền hạn, chi phốiđối tượng thanh tra để có thể làm sai lệch kết quả hoạt động thanh tra nhằm mưu lợi cánhân Nguyên tắc tuân theo pháp luật sẽ theo suốt quá trình thực hiện hoạt động thanh tra,

từ khi xây dựng kế hoạch, khảo sát, ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúcthanh tra Tất cả các giai đoạn này, các chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra đều phải tuânthủ các quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định pháp luật khác có liên quan, từviệc thực hiện các quy định về nội dung lẫn các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành cáchoạt động thanh tra Cụ thể:

Trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra : Nguyên tắc tuân theo pháp luật là nguyên tắcchung được thể hiện ở trong tất cả các giai đoạn của hoạt động thanh tra Mục đích củanguyên tắc này là nhằm đảm bảo tính pháp chế xuyên suốt trong hoạt động thanh tra

Trong giai đoạn tiến hành thanh tra: Việc thực hiện nguyên tắc này trong giai đoạntiến hành thanh tra được phân tích ở các khía cạnh sau: tuân thủ về trình tự, thủ tục; tuânthủ về thời hạn thanh tra; tuân thủ việc sử dụng đúng quyền trong hoạt động thanh tra;

Trang 20

Trong giai đoạn kết thúc thanh tra: Trong giai đoạn này nguyên tắc phải tuân theopháp luật được thể hiện trong việc tuân thủ đúng thời hạn ghi trong quyết định thanh tra;tuân thủ thời hạn báo cáo kết quả thanh tra; tuân thủ về thời hạn ra kết luận thanh tra.Ngoài ra, khi kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải thông báo với đối tượng thanh tra vềviệc kết thúc thanh tra tại nơi tiến hành thanh tra Tuy nhiên trên thực tế việc tuân thủ phápluật về thời hạn thanh tra thường không được các cơ quan thanh tra tuân thủ, vì trên thực

tế từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải làmviệc với Đoàn thanh tra, nghe đối tượng thanh tra giải trình, ý kiến của các cơ quan, tổchức có liên quan, ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước… nên việctuân thủ pháp luật về thời hạn này thường không được đáp ứng

Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động thanh tra.

Thanh tra là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách, phápluật của Nhà nước, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo chochính sách, pháp luật, kế hoạch được tôn trọng thực hiện Mỗi kết luận, kiến nghị hayquyết định trong hoạt động thanh tra đều rất quan trọng bởi nó phải làm rõ tính đúng sai,nêu rõ tình hình, tính chất, hậu quả của sự việc, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhânnếu họ sai phạm và yêu cầu các đối tượng này có những biện pháp tích cực loại trừ nhữngsai phạm đó Vì vậy, tính chính xác phải được coi là một nguyên tắc của hoạt động thanhtra Bản thân nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra đã tạo ra cơ sở quantrọng để đảm bảo cho nguyên tắc chính xác Điều này có nghĩa là hoạt động thanh tra phảiđược tiến hành trên cơ sở có đầy đủ những căn cứ rõ ràng đã được quy định trong phápluật; việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn, các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác hoàntoàn phải phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra

Nguyên tắc khách quan trong hoạt động thanh tra đòi hỏi, mọi công việc tiến hànhtrong hoạt động này phải xuất phát từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước Mọi quyếtđịnh, kết luận hay kiến nghị trong hoạt động thanh tra đều phải xuất phát từ thực tiễnkhách quan đó chứ không phải là kết quả của việc suy diễn chủ quan, hời hợt hay mangtính áp đặt Muốn khách quan trong hoạt động thanh tra, cán bộ thanh tra phải có trình

độ hiểu biết về chính trị, pháp luật, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ để có thể độc lập,khách quan trong suy nghĩ và hành động của mình

Công khai, dân chủ là bản chất chế độ xã hội của chúng ta và nó cũng đã trở thànhmột nguyên tắc trong hoạt động thanh tra Các quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức,nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thanh tra đều thể hiện rõ nét những nội dung củanguyên tắc công khai, dân chủ Nguyên tắc công khai, dân chủ đòi hỏi:

- Nội dung các công việc của hoạt động thanh tra phải được thông báo một cách đầy

đủ và rộng rãi cho mọi đối tượng có liên quan biết;

- Cơ quan thanh tra phải có trách nhiệm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tíchcực tham gia vào hoạt động thanh tra, đảm bảo phát huy mạnh mẽ tính dân chủ của hoạtđộng này;

Trang 21

- Các kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra trong hoạt động thanh tra đượcthông báo công khai cho các đối tượng có liên quan biết.

Kịp thời là một yêu cầu mang tính đặc thù trong phương pháp hoạt động của thanhtra Yêu cầu này nhằm đảm bảo phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những việc làm viphạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và các cá nhântrong xã hội Nguyên tắc kịp thời trong hoạt động thanh tra đòi hỏi:

- Khi có đầy đủ cơ sở tiến hành thanh tra, tổ chức thanh tra có thẩm quyền phải nhanhchóng tiến hành hoạt động thanh tra theo đúng quy định của pháp luật;

- Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra đều phải thực hiện trong thờihạn được pháp luật quy định

Nguyên tắc: Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Trang 22

Theo nguyên tắc này: Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cần nghiên cứu, xemxét kỹ các căn cứ và những điều kiện khác có liên quan trước khi ra quyết định thanh tra

và thành lập Đoàn Thanh tra để tránh trùng lặp, cố gắng tránh hiện tượng có thể xảy ra là 1năm liên tiếp có nhiều Đoàn kiểm tra, thanh tra đến 1cơ quan, đơn vị, nhất là thanh tra,kiểm tra về cùng 1 nội dung Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và các thànhviên Đoàn Thanh tra cần thực hiện đúng kế hoạch thanh tra, đúng quyền hạn, trình tự thủ tục vàđúng thời gian, thời hiệu thanh tra

Thực hiện hoạt động thanh tra nhằm góp phần đảm bảo tuân thủ pháp chế và kỷ luậtnhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý hành chính nhà nước Pháp luậttrao cho cơ quan thanh tra những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt để tiến hành hoạt độngthanh tra nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nêu trên Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt độngthanh tra, trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt này, cơ quan thanh traphải đảm bảo không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

và cá nhân là đối tượng thanh tra Có như vậy, thanh tra mới thực sự là công cụ để củng cố

và tăng cường pháp chế và kỷ luật nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.Nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra có ý nghĩa thựctiễn rất quan trọng, đặc biệt khi trên thực tế xuất hiện tình trạng một bộ phận cán bộ thanhtra lợi dụng việc thanh tra để thực hiện nhưng hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động của đối tượng thanh tra, đặc biệt là của các đơn vị thực hiện các hoạt độngsản xuất, kinh doanh

Nguyên tắc này cũng lấy nguyên tắc tuân theo pháp luật làm cơ sở để đảm bảo thựchiện Luật Thanh tra đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình tổ chứcthực hiện hoạt động thanh tra, trong đó có những hành vi bị cấm nhằm đảm bảo thực hiệnnguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra Khoản 1, Điều

13 Luật Thanh tra cấm “ lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi tráipháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra”

Câu 4: Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của hình thức thanh tra Có những hình thức thanh tra nào?

Điều 37 Luật Thanh tra năm 2010 quy định có 3 hình thức thanh tra: Thanh tra đượcthực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất

Điều 34 Luật Thanh tra năm 2004 quy định có 2 hình thức thanh tra: Thanh tra theochương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất

So với Luật Thanh tra 2004 thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình,

kế hoạch và thanh tra đột xuất thì ở Luật Thanh tra 2010 có thêm hình thức thanh trathường xuyên là điểm mới so với Luật Thanh tra 2004

* Phân biệt sự khác nhau giữa thanh tra thường xuyên với thanh tra theo kế hoạch: Thanh tra thường xuyên Thanh tra theo kế hoạch

Thanh tra thường xuyên được tiến hành

trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan

Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt

Trang 23

được giao thực hiện chức năng thanh tra

chuyên ngành

Là hoạt động thanh tra thường xuyên của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo

ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức,

cá nhân trong việc chấp hành pháp luật

chuyên ngành, quy định về chuyên môn-

kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh

Cơ quan được giao thực hiện chức năng

thanh tra chuyên ngành thường xuyên là cơ

quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục

thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực

hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra theo kế hoạch là những cơ quan Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã

Cơ quan được giao thực hiện chức năng

thanh tra chuyên ngành không thành lập

cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra theo kế hoạch được thành lập cơ quan thanh tra độc lập

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra

thường xuyên: Chánh Thanh tra bộ, Chánh

Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao

thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

ra quyết định thanh tra

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra kế hoạch: Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra

Quyết định thanh tra phải được công bố

cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành

thanh tra

Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra

Câu 5: Khái niệm phương pháp thanh tra Phương pháp thanh tra có vai trò như thế nào đối với hoạt động thanh tra? Phân tích thông qua ví dụ thực tiễn

CÂU 9 đề cương 2

Phương pháp là lề lối, là cách thức phải theo để tiến hành công tác với kết quả tốt nhất.Phương pháp thanh tra là cách thức để tiến hành một cuộc thanh tra đạt kết quả tốtnhất

Câu 6: Để sử dụng có hiệu quả các phương pháp thanh tra cần chú ý những điểm gì? Hãy nêu kinh nghiệm của bản thân về việc sử dụng phương pháp trong hoạt động thanh tra.

Câu 7: Phân tích nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra cấp huyện Từ đó rút ra những điểm khác biệt về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra cấp huyện.

Luật thanh tra 2010

Điều 16 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ

Trang 24

1 Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ sau đây:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nướccủa Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quyđịnh của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và tổchức triển khai Định hướng chương trình thanh tra;

c) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tragiữa các Thanh tra bộ; giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh;

d) Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng,Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tácthanh tra Trường hợp Bộ trưởng không đồng ý với kết quả xử lý của Tổng Thanh traChính phủ thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh

2 Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịutrách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình;

b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện códấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định thanh tra lại

vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu

vi phạm pháp luật;

c) Đề nghị Bộ trưởng, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thanhtra trong phạm vi quản lý của bộ, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu

vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng

ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chínhphủ về quyết định của mình;

d) Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ quy định do bộ đó banhành trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ vềcông tác thanh tra; trường hợp Bộ trưởng không đình chỉ hoặc không hủy bỏ văn bản đóthì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quy định của Ủyban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của cơ quannhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra;

e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quyđịnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái phápluật phát hiện qua công tác thanh tra;

Trang 25

g) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyềnquản lý của Thủ tướng Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh trahoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơquan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức

có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyếtđịnh xử lý về thanh tra

Điều 22 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh

1 Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ sau đây:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nướccủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tragiữa các Thanh tra sở, giữa Thanh tra sở với Thanh tra huyện; chủ trì phối hợp với ChánhThanh tra bộ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tratrên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở,Chánh Thanh tra huyện không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về côngtác thanh tra Trường hợp Giám đốc sở không đồng ý với kết quả xử lý của Chánh Thanhtra tỉnh thì Chánh Thanh tra tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,quyết định

2 Chánh Thanh tra tỉnh có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịutrách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;

b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện

có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; quyếtđịnh thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết luận nhưngphát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

c) Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra trong phạm

vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm phápluật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không đồng ý thì cóquyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh về quyết định của mình;

d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết vấn đề về công tác thanhtra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chínhphủ;

Trang 26

đ) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quyđịnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái phápluật phát hiện qua công tác thanh tra;

e) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý ngườithuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hành vi vi phạm pháp luậtphát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêucầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản

lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc khôngthực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra

Điều 28 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra huyện

1 Chánh Thanh tra huyện có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tratrong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; lãnh đạo Thanh trahuyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan

2 Chánh Thanh tra huyện có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịutrách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quyết định của mình;

b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quyđịnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái phápluật phát hiện qua công tác thanh tra;

c) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết vấn đề về công tácthanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tratỉnh;

d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm, xử lý ngườithuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hành vi vi phạm phápluật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra;yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộcquyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh trahoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra

Những điểm khác biệt về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra cấp huyện:

Câu 8: Phân tích mối quan hệ giữa tiêu chuẩn của thanh tra viên với đạo đức thanh tra viên.

Câu 9: Tại sao phải lập kế hoạch thanh tra? Trình bày những nội dung của kế hoạch thanh tra.

Câu 10: Trình bày những yêu cầu đối với chủ thể thanh tra để thực hiện có hiệu quả hoạt động thanh tra Chủ thể thanh cần phải chuẩn bị những điều kiện cần

Trang 27

thiết gì để thực hiện hoạt động thanh tra? Trình bày vai trò và ý nghĩa của từng điều kiện

Câu 11: Trình bày lý do và ý nghĩa của việc công bố quyết định thanh tra.

Câu 12: Trình bày lý do chủ thể thanh tra phải yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo Hình thức báo cáo của đối tượng thanh tra là gì?

Câu 13: Trình bày mối quan hệ trong nội bộ đoàn thanh tra.

Điều 7 Tổ chức Đoàn thanh tra (thông tư Số: 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10

năm 2014 quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự,thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra)

Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu Đoàn thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo,điều hành hoạt động của Đoàn thanh tra

Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn thanh tra Phó Trưởngđoàn thanh tra giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một sốhoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao

Thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanhtra

Điều 13 Quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra với thành viên Đoàn thanh tra, quan hệ giữa các thành viên Đoàn thanh tra (thông tư Số: 05/2014/TT-TTCP ngày 16

tháng 10 năm 2014 quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra vàtrình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra)

1 Các thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Trưởngđoàn thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao Trong trường hợp có vấn đề phátsinh vượt quá thẩm quyền thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo kịp thời với Trưởng đoànthanh tra và đề xuất biện pháp xử lý

Sau khi kế hoạch thanh tra daxc người ra quyết định thanh tra phê duyệt, trưởngđoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch thanh tra đc phê duyệt vàphân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, các thành viên của đoàn thanh tra Từng thànhviên đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đc phân công và báo cáo vstrưởng đoàn thanh tra Trưởng đoàn thanh tra tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanhtra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra

2 Các thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp

đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Câu 14: Trong thực tiễn những biểu hiện của hành vi chống đối hoạt động thanh tra là gì? Chủ thể thanh tra cần xử lý những hành vi chống đối đó như thế nào?

Câu 15: Khi kết thúc thanh tra, chủ thể thanh tra cần phải thực hiện những công việc gì?

Trang 28

KẾT THÚC THANH TRA

Điều 32 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra

1 Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra tạinơi được thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản vớiTrưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm

về tính chính xác, khách quan, trung thực về nội dung báo cáo đó

2 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra phải có cácnội dung chính sau đây:

a) Nhiệm vụ được phân công, kết quả kiểm tra, xác minh từng nội dung thanh tra;b) Kết luận rõ đúng, sai về từng nội dung đã được kiểm tra, xác minh, nêu rõ hành

vi tham nhũng phát hiện qua thanh tra (nếu có); chỉ rõ quy định của pháp luật làm căn cứ

3 Trường hợp nhận thấy nội dung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thànhviên Đoàn thanh tra chưa đầy đủ, chưa chính xác, chưa rõ thì Trưởng đoàn thanh tra yêucầu thành viên Đoàn thanh tra báo cáo bổ sung, làm rõ

Điều 33 Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra

1 Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra và kếtquả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng báo cáo kết quảthanh tra của Đoàn thanh tra

2 Báo cáo kết quả thanh tra hành chính của Đoàn thanh tra thực hiện theo quy địnhtại khoản 2 Điều 49 Luật thanh tra và Điều 29 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP

3 Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành của Đoàn thanh tra thực hiện theo quyđịnh tại Điều 25 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP

4 Trong quá trình xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra, khi cầnthiết, Trưởng đoàn thanh tra tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đểbảo đảm cho việc nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác, kháchquan

Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra thực hiện theo Mẫu số 33-TTr banhành kèm theo Thông tư này

Trang 29

Điều 34 Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra

1 Người ra quyết định thanh tra trực tiếp nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vịchuyên môn giúp việc nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra

2 Trường hợp cần phải làm rõ hoặc cần phải bổ sung thêm nội dung trong báo cáokết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để nghe báocáo trực tiếp hoặc có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản, yêu cầu Trưởng đoàn và các thành viêntrong Đoàn thanh tra báo cáo

3 Trưởng đoàn thanh tra tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết địnhthanh tra; họp Đoàn thanh tra để thảo luận, hoàn chỉnh báo cáo bổ sung, làm rõ báo cáo kếtquả thanh tra

4 Trưởng đoàn thanh tra trình báo cáo bổ sung, làm rõ thêm báo cáo kết quả thanhtra với người ra quyết định thanh tra kèm theo những ý kiến khác nhau của thành viênĐoàn thanh tra (nếu có)

Điều 35 Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra

1 Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung (nếu có) củaĐoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xâydựng Dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra

Nội dung Dự thảo kết luận thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 2Điều 50 Luật thanh tra

Nội dung Dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều

3 Trong quá trình xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanhtra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầuđối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề dự kiến kết luận về nội dungthanh tra

4 Trường hợp cần thiết, để bảo đảm cho việc nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị

xử lý được chính xác, khách quan, người ra quyết định thanh tra quyết định tiến hànhthanh tra bổ sung, trưng cầu giám định, tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan

Trang 30

5 Trường hợp gửi Dự thảo kết luận thanh tra để đối tượng thanh tra giải trình thìviệc giải trình của đối tượng thanh tra phải thực hiện bằng văn bản kèm theo các thông tin,tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho nội dung giải trình.

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất với người ra quyết địnhthanh tra xử lý nội dung giải trình của đối tượng thanh tra để hoàn thiện và gửi đơn vịthẩm định Dự thảo kết luận thanh tra

Nội dung tiếp thu ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra, ý kiến tham gia của đơn

vị thẩm định, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan quy định tại khoản 4 Điều này(nếu có) phải được Trưởng đoàn thanh tra báo cáo bằng văn bản với người ra quyết địnhthanh tra và được lưu trong hồ sơ thanh tra

Điều 36 Ký và ban hành kết luận thanh tra

1 Người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra,chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra tiếp tục hoàn thiện Dự thảo kết luận thanh tra trình người raquyết định thanh tra ký ban hành

2 Kết luận thanh tra hành chính được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Thanh tra và quy địnhkhác có liên quan

3 Kết luận thanh tra chuyên ngành được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 07/2012/NĐ-

CP và quy định khác có liên quan

Kết luận thanh tra thực hiện theo Mẫu số 34-TTr ban hành kèm theo Thông tư này

Điều 37 Công khai kết luận thanh tra

1 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết địnhthanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra theo quy định tại Điều

39 Luật thanh tra và Điều 46 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP

2 Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra chuẩn bịnội dung để thực hiện việc công khai kết luận thanh tra

Điều 38 Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra

1 Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để tổng kết, rútkinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra Nội dung họp Đoàn thanh tra được lậpthành biên bản và được lưu trong hồ sơ thanh tra

2 Nội dung tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra như sau:

a) Đánh giá kết quả thanh tra so với mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra;

Trang 31

b) Đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện quyđịnh về hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành mộtcuộc thanh tra, quy định về giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra, quy tắc ứng xửcủa cán bộ thanh tra và các quy định khác có liên quan đến hoạt động Đoàn thanh tra;

c) Những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra;

d) Đề xuất việc khen thưởng đối với Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanhtra, người có thành tích xuất sắc tong hoạt động thanh tra (nếu có);

đ) Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoànthanh tra có hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thanh tra (nếu có);

e) Những kiến nghị, đề xuất khác của Đoàn thanh tra (nếu có)

3 Kết thúc việc tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phảibáo cáo bằng văn bản với Người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vịchủ trì cuộc thanh tra

Điều 39 Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra

Việc lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra được thực hiện theo quy định tạiĐiều 43 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và quy định khác có liên quan

Việc bàn giao hồ sơ thanh tra cho đơn vị lưu trữ phải được lập thành Biên bản Biênbản bản giao hồ sơ thanh tra cho đơn vị lưu trữ thực hiện theo Mẫu số 35-TTr ban hànhkèm theo Thông tư này

Câu 16: Trình bày những yêu cầu của kết luận thanh tra Trong kết luận thanh tra cần phải chú ý đến những yếu tố gì nhất?

Khoản b, điều 8, Nghị định 33/2015/nđ-cp ngày 27 tháng 3 năm 2015 quy định việcthực hiện kết luận thanh tra:

Yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan:

Chấm dứt hành vi vi phạm; thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếmđoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; xử phạt vi phạmhành chính theo thẩm quyền; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử

lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật; ápdụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi viphạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiệnchính sách, pháp luật;

Câu 17: Sau thanh tra, người có thẩm quyền quản lý nhà nước cần phải làm gì? Câu 18: Trình bày những khó khăn trong việc thực hiện hoạt động thanh tra.

Hoạt động thanh tra trong thời gian vừa qua vẫn còn một số tồn tại như sau:

Trang 32

Thứ nhất, thấy rõ sự phụ thuộc quá lớn của các cơ quan thanh tra nhà nước vào cơquan quản lý nhà nước cùng cấp cả về về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựngchương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạnkết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động vàđộc lập trong hoạt động thanh tra.

Thứ hai, thời hạn các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời gian theo quy

định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản

lý nhà nước Hàng năm, số lượng Đoàn thanh tra không thực hiện đúng tiến độ theo quyđịnh pháp luật và phải chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện chiếm tỷ lệ khá cao.Thực trạng này do một số nguyên nhân: i)Việc chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra cònhạn chế, việc nắm thông tin về nội dung thanh tra chưa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đềcương chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến đề cương, kế hoạch thanh tra chưa xác địnhđược trọng tâm, trọng điểm vì vậy khi tiến hành thanh tra gặp nhiều khó khăn trong khâuthẩm tra, xác minh, kết luận ii)Khi tiến hành thanh tra chưa tiên lượng được phần việc vàtính phức tạp của nó nên không chủ động để thực hiện Việc duy trì chế độ thông tin và xử

lý vấn đề phát sinh giữa thành viên Đoàn thanh tra trong các khâu lập biên bản, Báo cáokết quả thanh tra của thành viên Đoàn thanh tra chưa được sâu sát, chưa được thảo luận kỹnên chưa phát hiện kịp thời những vướng mắc để xử lý ngay trong khi còn thanh tra tạiđơn vị iii)Nhiều cuộc thanh tra có tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra, xác minh hoặc liênquan đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những vụ việc trong lĩnh vực đất đai cầnphải có thời gian để trích lục các tài liệu cũ hoặc có những cuộc thanh tra có nội dung liênquan đến chuyên môn sâu về kỹ thuật chuyên ngành nên cần tham vấn ý kiến của các nhàchuyên môn iv)Thời hạn cuộc thanh tra bị kéo dài còn do những trường hợp cản trở,chống đối, bất hợp tác của đối tượng thanh tra thể hiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh

vi như: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, tẩu tán,tiêu hủy chứng cứ, cố tình dây dưa kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn,cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra… Nhưng những hành vi này hầu như không bị xử lýhoặc không xử lý được vì thiếu chế tài Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra gặp rất nhiềukhó khăn

Thứ ba, về việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra:

Về xây dựng báo cáo kết quả thanh tra: Theo Khoản 1 Điều 49 Luật Thanh tra năm 2010

“Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải cóvăn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra Trường hợpngười ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quảthanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp” Mộtthực tế trong thời gian vừa qua, sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị các Đoàn thanh tramới bắt đầu tập trung soạn thảo Báo cáo kết quả thanh tra nên thời gian viết báo cáothường kéo dài hơn so với quy định Nội dung báo cáo thường dàn trải, chưa nêu bật đượctính chất, mức độ sai phạm và trách nhiệm của cá nhân có liên quan; các nội dung nêutrong dự thảo báo cáo chỉ dừng lại mô tả sự việc, chưa xem xét đầy đủ các sự kiện có liênquan, chứng cứ chưa chắc chắn nên khi đánh giá, kết luận rất khó và thường có ý kiếnkhác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra; Mặc dù Đoàn thanh tra có nhiều cố gắng

Trang 33

trong việc thẩm tra, xác minh, kết luận các nội dung thanh tra nhưng chất lượng báo cáokết quả thanh tra còn hạn chế.

Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó là do: Trưởng đoàn thanh tra chưa chủ độngbao quát, nghiệm thu kết quả đối với thành viên Đoàn thanh tra ngay trong thời gian thanhtra Đoàn thanh tra chưa dành thời gian nghiên cứu xây dựng dự thảo Báo cáo kết quảthanh tra trước khi kết thúc thanh tra mà chủ yếu thực hiện công việc này khi đã kết thúcthanh tra tại đơn vị được thanh tra Hầu hết Trưởng Đoàn thanh tra đều viết báo cáo theokinh nghiệm của mình Có người đã nhiều lần giữ cương vị Trưởng đoàn, Phó trưởng đoànnên kinh nghiệm xây dựng báo cáo có thuận lợi hơn và chất lượng báo cáo cao hơn.Ngược lại, có người chưa có kinh nghiệm làm Trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn nênthường khó khăn trong việc xây dựng báo cáo do đó dẫn đến thời gian xây dựng báo cáokéo dài, chất lượng báo cáo không cao Đối với một số thành viên Đoàn thanh tra tuy nắmđược chuyên môn nghiệp vụ của các ngành kinh tế, kỹ thuật nhưng hạn chế về nghiệp vụthanh tra nên khi lập biên bản, viết các báo cáo về phần việc được giao còn hạn chế, thiếuchặt chẽ, gây khó khăn cho Trưởng Đoàn khi viết Báo cáo kết luận

Về ban hành kết luận thanh tra: Tại Khoản 1 Điều 50 Luật Thanh tra 2010 quy định

“Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết địnhthanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhànước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra” Trên thực tế,các dự thảo Kết luận thanh tra sẽ do Trưởng Đoàn thanh tra xây dựng sau đó trình người raquyết định thanh tra ký ban hành Nhìn chung, các dự thảo Kết luận thanh tra do TrưởngĐoàn thanh tra xây dựng không khác nhiều so với Báo cáo kết quả thanh tra mà TrưởngĐoàn thanh tra lập trước đó Những nội dung nêu trong dự thảo Kết luận thanh tra, phươngpháp thể hiện còn hạn chế; có dự thảo chỉ là sự rút gọn (giảm bớt số trang) của Báo cáo kếtquả thanh tra Vì vậy, việc phân tích đánh giá, quy kết trách nhiệm nêu trong dự thảo Kếtluận thanh tra chưa tương xứng với thẩm quyền của người ký Kết luận thanh tra Đây làmột trong những khó khăn khi hoàn chỉnh dự thảo kết luận trước khi ký ban hành, đồngthời cũng là những khó khăn cho người ký Kết luận thanh tra Phần lớn các Kết luận thanhtra chưa có chiều sâu, chưa làm rõ nguyên nhân, chưa đánh giá chính xác tính chất củahành vi vi phạm, nhất là các hành vi liên quan đến tham nhũng; việc kiến nghị xem xét, xử

lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong một số trường hợp vẫn chưa rõràng, cụ thể; việc đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện sau thanh tra chưa đúng mứcdẫn đến tỷ lệ thu hồi kinh tế và xử lý trách nhiệm chưa cao, làm ảnh hưởng đến hiệu lực,hiệu quả công tác thanh tra

Thứ tư, các Kết luận thanh tra, mặc dù Luật quy định thuộc quyền hạn của người ra

quyết định thanh tra, nhưng trên thực tế vẫn phải chờ xin ý kiến của cấp trên vì thườngliên quan đến trách nhiệm quản lý của các cán bộ chủ chốt Mặt khác, việc thi hành chủyếu phụ thuộc vào thủ trưởng cơ quan quản lý và ý thức chấp hành của đối tượng thanhtra Luật thanh tra đã đề cập đến trách nhiệm của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện yêu cầu, kếtluận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra Tuy nhiên các quy định này chưa được thểhiện đầy đủ, do đó thiếu cơ sở để thực hiện, thiếu các chế tài, nhất là khi xử lý các hành vi

Trang 34

chống đối, cản trở, không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra.

Vì vậy, kỷ cương, kỷ luật trong quản lý hành chính bị giảm sút

Thứ năm, thanh tra tỉnh chưa chủ động trong việc tiến hành thanh tra Các cuộc

thanh tra kinh tế - xã hội hàng năm do Thanh tra tỉnh tiến hành chủ yếu thực hiện theo ýkiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra cònphụ thuộc quá nhiều vào việc phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh, điều này làm mất đi tínhđộc lập, chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với công tác thanh tra của ngành

Thứ sáu, hoạt động thanh tra vẫn còn sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa

Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh với Thanh tra sở, ngành Trên thực tế, có những doanhnghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn địa phương vừa chịu sự kiểm tra, thanh tra củaThanh tra bộ quản lý chuyên ngành, vừa chịu sự kiểm tra, thanh tra của Thanh tra sở vàThanh tra tỉnh Sự chồng chéo như trên xuất phát từ lý do, nền hành chính của nước tahiện nay có xu hướng chia cắt theo chiều ngang Cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương có đầy đủ các quyền (nhưng cấp độ thấp hơn) gần như các cơ quan trung ương.Chính vì thế, dường như phạm vi quản lý của Bộ, ngành đối với các địa phương bị hạn chế

và bị chi phối bởi cơ quan hành chính ở địa phương Các Sở hiện vẫn được coi là cơ quanchuyên môn của UBND tỉnh Đối với một số cơ quan tương đương Sở được tổ chức theongành dọc thì sự lệ thuộc vào địa phương cũng rất lớn Vì thế, khoảng “giao thoa” giữaquản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ vẫn còn Tính chất của sự chồng chéo giữa haiphương thức quản lý này còn trầm trọng hơn bởi xu hướng phân quyền cát cứ, cục bộ địaphương trong giai đoạn hiện nay

Thực trạng và những bất cập trong hoạt động thanh tra nhà nước hiện nay do nhiềunguyên nhân, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Trong giai đoạn hội nhập, phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường, khách thể củahoạt động thanh tra liên tục biến đổi, phát triển và mở rộng Trong khi đó hệ thống tổchức, các phương thức thanh tra chậm đổi mới, không đáp ứng kịp yêu cầu và sự pháttriển đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội Đội ngũ làm công tác thanh tra chưa đáp ứngđược yêu cầu cả về số lượng và trình độ, năng lực, bản lĩnh, trong đó vẫn còn một bộ phậnsuy giảm, tha hóa phẩm chất đạo đức

Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra còn chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiềuđiểm còn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễndẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực gây khó khăn, phiền

hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra

Quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế Các cơ quan thanh tra chỉ dừng lại ởquyền kiến nghị cho nên tính hiệu quả của nó thường không cao và phụ thuộc vào thái độtiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị được các cơ quanthanh tra kiến nghị

Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước

từ Trung ương đến địa phương nhưng do sự phân tán của nền hành chính nên các tổ chứcthanh tra nhà nước ở các cấp, các ngành gần như lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quản lýnhà nước cùng cấp, trong khi sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có phầntrở thành hình thức, kém hiệu quả

Trang 35

Để khắc phục những tồn tại như đã phân tích ở trên, hy vọng rằng cơ quan Thanh traChính phủ sẽ sớm tổ chức sơ kết, tổng kết để có những đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phùhợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra trong thời gian tới.

Câu 19: Khi thực hiện việc đánh giá kết quả hoạt động thanh tra trong thực tiễn yêu cầu nào khó bảo đảm thực hiện nhất? Yêu cầu nào dễ bị vi phạm nhất? Tại sao?

Câu 20: Trình bày những khó khăn gặp phải trong việc bảo đảm các yêu cầu khi đánh giá kết quả hoạt động thanh tra.

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, hàng năm các cơ quan Thanh tra Nhà nước đãtiến hành nhiều cuộc thanh tra tập trung vào các lĩnh vực: quản lý đầu tư xây dựng; quản

lý tài chính ngân sách; thanh tra việc thực hiện chính sách xã hội; thanh tra lĩnh vực quản

lý, sử dụng tài nguyên; thanh tra chuyên đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; thựchiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách di dân tái định cư; thanh tra tráchnhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng… Qua thanhtra, đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền

xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân; đồng thờikiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luậtnhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triểnkinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội Các cuộc thanh tra được tiến hành có trọngtâm, trọng điểm Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể, phân côngtrách nhiệm rõ ràng hơn; Hầu hết kết quả các cuộc thanh tra đã được các cơ quan, tổ chức,

cá nhân nhất trí, dư luận đồng tình, ủng hộ, vì thế vai trò, vị thế của cơ quan Thanh trađược nâng lên rõ rệt

Tuy nhiên hoạt động thanh tra trong thời gian vừa qua vẫn còn một số tồn tại nhưsau:

Thứ nhất, thấy rõ sự phụ thuộc quá lớn của các cơ quan thanh tra nhà nước vào cơquan quản lý nhà nước cùng cấp cả về về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựngchương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạnkết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động vàđộc lập trong hoạt động thanh tra

Thứ hai, thời hạn các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời gian theo quyđịnh của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản

lý nhà nước Hàng năm, số lượng Đoàn thanh tra không thực hiện đúng tiến độ theo quyđịnh pháp luật và phải chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện chiếm tỷ lệ khá cao.Thực trạng này do một số nguyên nhân: i)Việc chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra cònhạn chế, việc nắm thông tin về nội dung thanh tra chưa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đềcương chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến đề cương, kế hoạch thanh tra chưa xác địnhđược trọng tâm, trọng điểm vì vậy khi tiến hành thanh tra gặp nhiều khó khăn trong khâuthẩm tra, xác minh, kết luận ii)Khi tiến hành thanh tra chưa tiên lượng được phần việc vàtính phức tạp của nó nên không chủ động để thực hiện Việc duy trì chế độ thông tin và xử

lý vấn đề phát sinh giữa thành viên Đoàn thanh tra trong các khâu lập biên bản, Báo cáokết quả thanh tra của thành viên Đoàn thanh tra chưa được sâu sát, chưa được thảo luận kỹ

Trang 36

nên chưa phát hiện kịp thời những vướng mắc để xử lý ngay trong khi còn thanh tra tạiđơn vị iii)Nhiều cuộc thanh tra có tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra, xác minh hoặc liênquan đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những vụ việc trong lĩnh vực đất đai cầnphải có thời gian để trích lục các tài liệu cũ hoặc có những cuộc thanh tra có nội dung liênquan đến chuyên môn sâu về kỹ thuật chuyên ngành nên cần tham vấn ý kiến của các nhàchuyên môn iv)Thời hạn cuộc thanh tra bị kéo dài còn do những trường hợp cản trở,chống đối, bất hợp tác của đối tượng thanh tra thể hiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh

vi như: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, tẩu tán,tiêu hủy chứng cứ, cố tình dây dưa kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn,cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra… Nhưng những hành vi này hầu như không bị xử lýhoặc không xử lý được vì thiếu chế tài Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra gặp rất nhiềukhó khăn

Thứ ba, về việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra:

Về xây dựng báo cáo kết quả thanh tra: Theo Khoản 1 Điều 49 Luật Thanh tra năm

2010 “Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh traphải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra Trườnghợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kếtquả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp”.Một thực tế trong thời gian vừa qua, sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị các Đoàn thanhtra mới bắt đầu tập trung soạn thảo Báo cáo kết quả thanh tra nên thời gian viết báo cáothường kéo dài hơn so với quy định Nội dung báo cáo thường dàn trải, chưa nêu bật đượctính chất, mức độ sai phạm và trách nhiệm của cá nhân có liên quan; các nội dung nêutrong dự thảo báo cáo chỉ dừng lại mô tả sự việc, chưa xem xét đầy đủ các sự kiện có liênquan, chứng cứ chưa chắc chắn nên khi đánh giá, kết luận rất khó và thường có ý kiếnkhác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra; Mặc dù Đoàn thanh tra có nhiều cố gắngtrong việc thẩm tra, xác minh, kết luận các nội dung thanh tra nhưng chất lượng báo cáokết quả thanh tra còn hạn chế

Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó là do: Trưởng đoàn thanh tra chưa chủ độngbao quát, nghiệm thu kết quả đối với thành viên Đoàn thanh tra ngay trong thời gian thanhtra Đoàn thanh tra chưa dành thời gian nghiên cứu xây dựng dự thảo Báo cáo kết quảthanh tra trước khi kết thúc thanh tra mà chủ yếu thực hiện công việc này khi đã kết thúcthanh tra tại đơn vị được thanh tra Hầu hết Trưởng Đoàn thanh tra đều viết báo cáo theokinh nghiệm của mình Có người đã nhiều lần giữ cương vị Trưởng đoàn, Phó trưởng đoànnên kinh nghiệm xây dựng báo cáo có thuận lợi hơn và chất lượng báo cáo cao hơn.Ngược lại, có người chưa có kinh nghiệm làm Trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn nênthường khó khăn trong việc xây dựng báo cáo do đó dẫn đến thời gian xây dựng báo cáokéo dài, chất lượng báo cáo không cao Đối với một số thành viên Đoàn thanh tra tuy nắmđược chuyên môn nghiệp vụ của các ngành kinh tế, kỹ thuật nhưng hạn chế về nghiệp vụthanh tra nên khi lập biên bản, viết các báo cáo về phần việc được giao còn hạn chế, thiếuchặt chẽ, gây khó khăn cho Trưởng Đoàn khi viết Báo cáo kết luận

Về ban hành kết luận thanh tra: Tại Khoản 1 Điều 50 Luật Thanh tra 2010 quy định

“Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết địnhthanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà

Trang 37

nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra” Trên thực tế,các dự thảo Kết luận thanh tra sẽ do Trưởng Đoàn thanh tra xây dựng sau đó trình người raquyết định thanh tra ký ban hành Nhìn chung, các dự thảo Kết luận thanh tra do TrưởngĐoàn thanh tra xây dựng không khác nhiều so với Báo cáo kết quả thanh tra mà TrưởngĐoàn thanh tra lập trước đó Những nội dung nêu trong dự thảo Kết luận thanh tra, phươngpháp thể hiện còn hạn chế; có dự thảo chỉ là sự rút gọn (giảm bớt số trang) của Báo cáo kếtquả thanh tra Vì vậy, việc phân tích đánh giá, quy kết trách nhiệm nêu trong dự thảo Kếtluận thanh tra chưa tương xứng với thẩm quyền của người ký Kết luận thanh tra Đây làmột trong những khó khăn khi hoàn chỉnh dự thảo kết luận trước khi ký ban hành, đồngthời cũng là những khó khăn cho người ký Kết luận thanh tra Phần lớn các Kết luận thanhtra chưa có chiều sâu, chưa làm rõ nguyên nhân, chưa đánh giá chính xác tính chất củahành vi vi phạm, nhất là các hành vi liên quan đến tham nhũng; việc kiến nghị xem xét, xử

lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong một số trường hợp vẫn chưa rõràng, cụ thể; việc đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện sau thanh tra chưa đúng mứcdẫn đến tỷ lệ thu hồi kinh tế và xử lý trách nhiệm chưa cao, làm ảnh hưởng đến hiệu lực,hiệu quả công tác thanh tra

Thứ tư, các Kết luận thanh tra, mặc dù Luật quy định thuộc quyền hạn của người ra quyếtđịnh thanh tra, nhưng trên thực tế vẫn phải chờ xin ý kiến của cấp trên vì thường liên quanđến trách nhiệm quản lý của các cán bộ chủ chốt Mặt khác, việc thi hành chủ yếu phụthuộc vào thủ trưởng cơ quan quản lý và ý thức chấp hành của đối tượng thanh tra Luậtthanh tra đã đề cập đến trách nhiệm của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện yêu cầu, kết luận,kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra Tuy nhiên các quy định này chưa được thể hiệnđầy đủ, do đó thiếu cơ sở để thực hiện, thiếu các chế tài, nhất là khi xử lý các hành vichống đối, cản trở, không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra

Vì vậy, kỷ cương, kỷ luật trong quản lý hành chính bị giảm sút

Thứ năm, thanh tra tỉnh chưa chủ động trong việc tiến hành thanh tra Các cuộcthanh tra kinh tế - xã hội hàng năm do Thanh tra tỉnh tiến hành chủ yếu thực hiện theo ýkiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra cònphụ thuộc quá nhiều vào việc phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh, điều này làm mất đi tínhđộc lập, chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với công tác thanh tra của ngành

Thứ sáu, hoạt động thanh tra vẫn còn sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa Thanhtra Bộ, Thanh tra tỉnh với Thanh tra sở, ngành Trên thực tế, có những doanh nghiệp củaTrung ương đóng trên địa bàn địa phương vừa chịu sự kiểm tra, thanh tra của Thanh tra bộquản lý chuyên ngành, vừa chịu sự kiểm tra, thanh tra của Thanh tra sở và Thanh tra tỉnh

Sự chồng chéo như trên xuất phát từ lý do, nền hành chính của nước ta hiện nay có xuhướng chia cắt theo chiều ngang Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có đầy đủcác quyền (nhưng cấp độ thấp hơn) gần như các cơ quan trung ương Chính vì thế, dườngnhư phạm vi quản lý của Bộ, ngành đối với các địa phương bị hạn chế và bị chi phối bởi

cơ quan hành chính ở địa phương Các Sở hiện vẫn được coi là cơ quan chuyên môn củaUBND tỉnh Đối với một số cơ quan tương đương Sở được tổ chức theo ngành dọc thì sự

lệ thuộc vào địa phương cũng rất lớn Vì thế, khoảng “giao thoa” giữa quản lý theo ngành

và quản lý theo lãnh thổ vẫn còn Tính chất của sự chồng chéo giữa hai phương thức quản

Trang 38

lý này còn trầm trọng hơn bởi xu hướng phân quyền cát cứ, cục bộ địa phương trong giaiđoạn hiện nay.

Thực trạng và những bất cập trong hoạt động thanh tra nhà nước hiện nay do nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Trong giai đoạn hội nhập, phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường, khách thể củahoạt động thanh tra liên tục biến đổi, phát triển và mở rộng Trong khi đó hệ thống tổchức, các phương thức thanh tra chậm đổi mới, không đáp ứng kịp yêu cầu và sự pháttriển đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội Đội ngũ làm công tác thanh tra chưa đáp ứngđược yêu cầu cả về số lượng và trình độ, năng lực, bản lĩnh, trong đó vẫn còn một bộ phậnsuy giảm, tha hóa phẩm chất đạo đức

Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra còn chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiềuđiểm còn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễndẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực gây khó khăn, phiền

hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra

Quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế Các cơ quan thanh tra chỉ dừng lại ởquyền kiến nghị cho nên tính hiệu quả của nó thường không cao và phụ thuộc vào thái độtiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị được các cơ quanthanh tra kiến nghị

Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước

từ Trung ương đến địa phương nhưng do sự phân tán của nền hành chính nên các tổ chứcthanh tra nhà nước ở các cấp, các ngành gần như lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quản lýnhà nước cùng cấp, trong khi sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có phầntrở thành hình thức, kém hiệu quả

Để khắc phục những tồn tại như đã phân tích ở trên, hy vọng rằng cơ quan Thanh traChính phủ sẽ sớm tổ chức sơ kết, tổng kết để có những đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phùhợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra trong thời gian tới

Câu 21: Trong các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, tiêu chí nào khó thực hiện nhất? Tại sao?

Câu 22: Khi đánh giá ưu điểm và nhược điểm của hoạt động thanh tra cần đánh giá ưu điểm và nhược điểm về những vấn đề (khía cạnh) gì?

Câu 23: Khi đánh giá chất lượng của hoạt động thanh tra cần đánh giá chất lượng về những vấn đề gì?

Câu 24: Trình bày những khó khăn khi đánh giá chất lượng của hoạt động thanh tra

Câu 25: Trình bày những khó khăn khi đánh giá hiệu quả của hoạt động thanh tra

Một là, mặc dù Luật Thanh tra và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra đã quy định thành hệthống các quyền trong hoạt động thanh tra, bao gồm các quyền yêu cầu, quyền quyết định,quyền kiến nghị và quyền kết luận, kiến nghị sau thanh tra nhưng trên thực tiễn, việc thựchiện tất cả các quyền hạn này chưa được thực hiện một cách đầy đủ, đồng bộ Các cơ quan

có chức năng thanh tra và các chủ thể tiến hành thanh tra mới chỉ quan tâm, sử dụng một

số quyền hạn chủ yếu trong quá trình tiến hành cuộc thanh tra như quyền quyết định thanh

Trang 39

tra, quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức,

cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; quyền kết luận, kiến nghị thanh tra;quyền quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoátbởi hành vi trái pháp luật gây ra; quyền quyết định chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Một số quyền hạn khác như quyền tạm đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đógây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức, cá nhân; quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tàikhoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượngthanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơquan thanh tra nhà nước hoặc của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước[1]; quyền kiếnnghị tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưuđối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước hoặc đang là đối tượng thanhtra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra… chưa đượcquan tâm thực hiện, thậm chí có loại quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanhtra có tài khoản phong tỏa tài khoản chưa từng được các tổ chức thanh tra thực hiện

Đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hànhthanh tra độc lập: Mặc dù Luật Thanh tra quy định, người được giao thực hiện nhiệm vụthanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập có các quyền hạn rất cụ thể, tuynhiên trên thực tế việc tiến hành thanh tra độc lập ở nước ta còn rất ít Tuy vậy, việc quyđịnh về thanh tra độc lập và quy định người được giao thực hiện nhiệm vụ khi tiến hànhthanh tra độc lập có các quyền như đã nêu là rất cần thiết vì đến lúc nào đó nhận thức và ýthức chấp hành pháp luật của các thành viên trong xã hội được nâng lên, điều kiện làmviệc của người đi thanh tra được trang bị đầy đủ hơn, năng lực được nâng lên thì việc thựchiện các quyền này chắc chắn sẽ được thực hiện, góp phần làm tốt công tác thanh trachuyên ngành, góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành của từngngành, lĩnh vực

Hai là, trong quá trình thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra, còn có tìnhtrạng có chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định về trình

tự, thủ tục thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra được quy định trong các văn bảnpháp luật như: không ban hành văn bản quyết định thực hiện quyền kiểm kê tài sản (khitiến hành kiểm quỹ tiền mặt của đối tượng thanh tra); không ban hành đúng thể thức củavăn bản thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra, chẳng hạn như trong hoạt động thanhtra hành chính, ban hành quyết định thành lập Đoàn thanh tra là không đúng với mẫu vănbản do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày18/6/2008; không lập biên bản hoặc có lập biên bản về nội dung thực hiện quyền tronghoạt động thanh tra nhưng nội dung của các biên bản này không chặt chẽ, không đầy đủcác thông tin cần thiết đảm bảo cho yêu cầu về tính pháp lý của hoạt động thanh tra nóichung và thực hiện quyền thanh tra nói riêng

Ba là, việc thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra của các chủ thể tiến hànhthanh tra có nơi, có lúc còn chưa xuất phát từ yêu cầu của cuộc thanh tra Chẳng hạn nhưkhi thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, có Đoàn thanh tra yêu cầu cungcấp quá nhiều tài liệu, mang tính tràn lan nhưng hiệu quả thực tế khai thác không cao đãgây khó khăn cho đối tượng phải thực hiện quyền Ngược lại, có những trường hợp chưa

Trang 40

sử dụng hết những quyền hạn mà pháp luật cho phép, ví dụ như khi thực hiện quyền yêucầu còn mang tính đại khái, chủ quan, nể nang, trường hợp cá biệt còn tự ti khi đối tượngthanh tra có chức vụ, địa vị cao Vì vậy, mà những căn cứ, cơ sở để đưa ra kết luận, kiếnnghị còn “yếu”, chủ quan.

Ngoài ra, một số Đoàn thanh tra chưa thực hiện tốt công tác vận động, giáo dục,thuyết phục đối tượng phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị từ phía Đoàn thanh tra, dễ làm đốitượng thanh tra nảy sinh ý định chống đối, trì hoãn thực hiện yêu cầu của chủ thể thanhtra

Bốn là, cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cánhân khác có liên quan đến nội dung thanh tra thiếu cộng tác với Đoàn thanh tra, thậm chí

có tình trạng chống đối hoạt động thanh tra, nhất là việc thiếu cộng tác trong việc cung cấpthông tin, tài liệu cho Đoàn thanh tra Một số các quyền hạn khác như quyền kiến nghị sauthanh tra (về hành chính, hình sự, kinh tế) mặc dù được các cơ quan thanh tra nhà nước,các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình thanh tra đưa ra các yêu cầu, kiến nghị nhưngkhông được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Điều này dẫn đến nhữngkhó khăn, hạn chế trong việc thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra

Bên cạnh đó, pháp luật về thanh tra chưa có một chế tài mang tính cưỡng chế, bắtbuộc đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện cácyêu cầu từ phía các chủ thể thanh tra ngoài biện pháp là báo cáo với cơ quan chủ quản củađối tượng thanh tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật Trong trường hợp cơ quanchủ quản của đối tượng thanh tra bao che cho đối tượng thanh tra thì việc xem xét, xử lýđối tượng thanh tra là rất khó khăn

Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạmnhưng khi Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyênngành tiến hành lập biên bản vi phạm nhưng đối tượng thanh tra không chịu ký vào biênbản, gây khó khăn cho việc quyết định xử lý vi phạm hành chính

Thực tiễn cho thấy việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra ởnhiều nơi chưa nghiêm túc, nhất là trong việc thu hồi các khoản tiền sai phạm nộp ngânsách nhà nước, còn thiếu các biện pháp hữu hiệu, các chế tài cụ thể để buộc các đối tượngphải thực hiện Ví dụ như trường hợp đối tượng thanh tra không thực hiện kết luận, kiếnnghị thanh tra hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ, nghiêm túc, kéo dài thời gian thì xử lýnhư thế nào? mức độ xử lý ra sao Kết quả khảo sát đối với 450 cán bộ, công chức làmcông tác thanh tra cũng cho thấy có tới 83% ý kiến cho rằng việc thực hiện quyền kiếnnghị còn khó khăn, rất khó xử lý đối với đối tượng vi phạm; 74% ý kiến cho rằng cần giaocho cơ quan thanh tra quyền khởi tố, điều tra ban đầu, nhằm tăng cường tính chủ động của

cơ quan thanh tra, hạn chế tình trạng phụ thuộc cơ quan điều tra khi phát hiện hành vi viphạm có dấu hiệu tội phạm

Năm là, hạn chế, vướng mắc trong thực hiện một số quyền hạn cụ thể trong hoạtđộng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành:

- Về quyền trưng cầu giám định: Việc bố trí kinh phí cho trưng cầu giám định cònkhó khăn do chưa có quy định cụ thể Ngoài ra, trong hoạt động thanh tra chuyên ngành,phương tiện để lấy mẫu, trang thiết bị phục vụ kiểm tra nhanh tại hiện trường chưa đượcđầu tư nên việc lấy mẫu thử nghiệm và trưng cầu giám định về chất lượng cũng còn gặp

Ngày đăng: 11/12/2017, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w