- Khái niệm: Quản lý tài chính công là quá trình Nhà nước hoạch định, xâydựng chính sách, chế độ, sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp,tác động đến các hoạt động tài chí
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN THI QLNN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
Lăng Thị Hương- QLNN14A
Câu 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm của quản lý tài chính công Cho một
ví dụ minh họa hoạt động quản lý tài chính công.
- Khái niệm: Quản lý tài chính công là quá trình Nhà nước hoạch định, xâydựng chính sách, chế độ, sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp,tác động đến các hoạt động tài chính công làm cho chúng vận động phù hợp vớiyêu cầu khách quan của nền kinh tế - xã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thựchiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận
- Đặc điểm:
+ Đặc điểm về mục tiêu quản lý: Trong khi mục đích của quản lý tài chính
tư nhân là nhằm đạt tới lợi ích kinh tế cục bộ (lợi nhuận) thì mục đích của quản lýtài chính công là nhằm đạt tới lợi ích tổng thể, cả về kinh tế, cả về xã hội ở tầm vĩ
mô
+ Đặc điểm về phạm vi quản lý: Phạm vi của quản lý tài chính công là rất
rộng Quản lý tài chính công phải kiểm soát được toàn bộ các nguồn lực tài chính
có trong xã hội, thu thuế một cách hợp lý và chi tiêu sao cho có hiệu quả để phục
vụ lợi ích của toàn xã hội
+ Đặc điểm về sử dụng các công cụ quản lý: Quản lý tài chính công phải
tuân thủ pháp luật cả dưới góc độ quản lý nhà nước, cả dưới góc độ quản lý nghiệp
vụ cụ thể Sử dụng công cụ kế hoạch để quản lý tài chính công thể hiện rõ nhất ởviệc lập và chấp hành dự toán NSNN hàng năm Chính phủ và UBND các cấp lập
và tổ chức thực hiện dự toán, Quốc hội thẩm tra dự toán và quyết toán NSNN Sốliệu NSNN phải được công bố công khai cho nhân dân biết Công cụ hạch toánđược sử dụng trong quản lý tài chính công nhằm giúp nhân dân giám sát việc thu,chi của Chính phủ có đáp ứng tốt lợi ích của nhân dân hay không
ví dụ minh họa hoạt động quản lý tài chính công:
Nhà nước ban hành các luật, pháp lệnh, nghị định quyết định, các chính sách
về ngân hàng, về tiền tệ, về thuế, tín dụng… bắt buộc các doanh nghiệp, ng dântuân theo, đảm bảo điều kiện, môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động…
Trang 2Ở nước ta, công cụ thuế với tư cách là một công cụ của chính sách tài chính,chỉ mới thực sự phát huy vai trò của nó đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế từ 1990,khi Nhà nước Việt Nam chính thức ban hành hệ thống thuế mới Với hệ thống thuếnày chính sách tài chính của quốc gia đã tác động tích cực đến nền tài chính quốcgia: giảm đáng kể bội chi ngân sách, góp phần chặn đứng lạm phát, thúc đẩy nềnkinh tế tăng trưởng tốt Tuy còn hạn chế trong cơ cấu của hệ thống thuế và thuếsuất trong một vài luật thuế, nhưng chúng ta đã thấy được kết quả tích cực củacông cụ này đối với kinh tế xã hội nước ta trong những năm qua.
Câu 2: Trình bày phạm vi quản lý tài chính công và mối quan hệ giữa các bộ phận trong phạm vi quản lý tài chính công
- Phạm vi quản lý tài chính công:
+ Quản lý ngân sách nhà nước: là quản lý sự vận động của các nguồn tàichính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nướcnhằm thực hiện các chức năng của nhà nước
+ Quản lý các quỹ tài chính công ngoài ngân sách nhà nước: được quản lýtheo các quy định riêng biệt
+ Quản lý tài chính trong các cơ quan nhà nước: tuân thủ các quy định củaLuật Ngân sách nhà nước, các văn bản đặc thù cho từng ngành, từng lĩnh vực, từngđịa phương
+ Quản lý tài chính trong các ĐVSNC: tuân theo quy định của Luật NSNN
và những quy định khác nhằm tạo thêm nguồn thu cho đơn vị
+ Quản lý tài sản công: với trách nhiệm bảo tồn, phát triển nguồn tài sảncông một cách tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ sự phát triển của đất nước
- Mối quan hệ giữa các bộ phận:
+ NSNN giữ vai trò quan trọng và chi phối các bộ phận khác
+ Các quỹ tài chính công ngoài NSNN có tính linh hoạt trong sử dụng, giữvai trò bổ sung cho những hạn chế về tính chặt chẽ, cứng nhắc của NSNN
Trang 3+ Một bộ phận lớn của chi NSNN là chi cho các cơ quan hành chính và đơn
vị sự nghiệp công lập Việc thu chi của các quỹ tiền tệ nhà nước gắn liền với việchình thành và sử dụng tài sản công
Câu 3: Trình bày khái niệm ngân sách nhà nước và cơ cấu ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước: Là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước được dựtoán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước
Cơ cấu ngân sách nhà nước:
*Cơ cấu thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình đểtập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhằm bảođảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước
+ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
Thuế: là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụphải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhànước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượngnộp thuế
Phí: là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bấtthường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạtđộng phục vụ người nộp phí
Lệ phí: là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí vềviệc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đónggóp cho ngân sách Nhà nước
+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước: Nhà nước tham gia vàocác hoạt động kinh tế như cho thuê hoặc bán các tài sản, tài nguyên thuộc sở hữunhà nước Thông qua đó Nhà nước tạo ra nguồn thu quan trọng cho NSNN
Trang 4+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
*Cơ cấu chi ngân sách nhà nước
- Chi ngân sách nhà nước: là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhànước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhànước
- Cơ cấu chi ngân sách nhà nước:
+ Chi đầu tư phát triển: là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chiđầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định củapháp luật
Chi dự trữ quốc gia: là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng
dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia
+ Chi thường xuyên: là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảmhoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợhoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhànước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
+ Chi trả nợ
+ Chi viện trợ
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Câu 4: Trình bày khái niệm chu trình ngân sách nhà nước Giải thích các khâu của chu trình ngân sách nhà nước Theo Anh/Chị, hạn chế lớn nhất trong chu trình ngân sách nhà nước tại Việt Nam hiện nay là gì?
Là hoạt động ngân sách nhà nước có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại hình thànhchu trình ngân sách Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng
để chỉ toàn bộ hoạt động của ngân sách một năm kể từ khi bắt đầu hình thành chotới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới
Trang 5 Nếu xét về nội dung, trong một năm ngân sách diễn ra hoạt động của 3khâu (dự toán, chấp hành, quyết toán) của 3 năm ngân sách liền kề (quyết toán nămtrước, chấp hành ngân sách năm hiện tại, dự toán năm sau)
Lập, xét duyệt và phê chuẩn ngân sách
- Lập dự toán là việc tính toán xây dựng các chỉ tiêu thu, chi cho năm kếhoạch
- Lập dự toán ngân sách phải dựa vào các căn cứ sau:
+ Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng anninh
+ Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăngtrưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngânsách
+ Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Đối với chi đầu tưphát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư
đã có quyết định của cấp có thẩm quyền Đối với chi thường xuyên, việc lập dựtoán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêuchuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Đối với chi trả
nợ, phải căn cứ vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán
+ Dự toán ngân sách nhà nước được tổ chức xây dựng tổng hợp từ cơ quanthu, đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian và biểu mẫu quy định
Chấp hành ngân sách
- Chấp hành ngân sách nhà nước là việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sáchnhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định
- Mục tiêu của chấp hành ngân sách:
+ Biến các chỉ tiêu ghi trong dự toán ngân sách năm của đơn vị từ khả năng,
dự kiến thành hiện thực
Trang 6+ Thông qua chấp hành ngân sách mà tiến hành kiểm tra việc thực hiện cácchính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế tài chính của nhà nước
- Nội dung tổ chức chấp hành ngân sách:
+ Khi nhận được số phân bổ về ngân sách, các cơ quan nhà nước và các đơn
vị dự toán cấp I giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm đúng với dự toánngân sách được phân bổ, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp vàkho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, cấp phát, quản lý
+ Các cơ quan nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đề
ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngânsách được giao
+ Các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức và cá nhân phải chấp hànhnghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, sử dụng kinh phí ngân sáchtheo đúng mục đích, đúng chế độ
+ Các cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổchức cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ, đúng hạn
+ Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ phải được bố trí kinh phí đềutrong năm để chi Các khoản có tính thời vụ hoặc mua sắm lớn phải có kế hoạchvới cơ quan tài chính để chủ động bố trí kinh phí
+ Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được thực hiện khi có đủ các điều kiện.+ Tất cả các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào kho bạc nhànước Trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được tổ chức thu trực tiếp và phải nộp đầy
đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tàichính
+ Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tìnhhình thực hiện ngân sách nhà nước gửi cho cơ quan tài chính
Quyết toán ngân sách
Quyết toán là quá trình kiểm tra rà soát, chỉnh lý số liệu đã được phản ánhsau một kỳ chấp hành sau: Khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm; Lập báo cáo quyếttoán; Xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán
Trang 7+ Khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm
+ Đến ngày 31 dự toán, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện dự toán năm
- Quy trình quyết toán tài chính bao gồm các hoạt động tháng 12, đơn vịphải xác định chính xác số dư tạm ứng, số dư dự toán còn lại chưa chi, số dư tàikhoản tiền gửi của đơn vị để có phương hướng xử lý theo quy định
+ Về nguyên tắc, các khoản chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm nàochỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó
+ Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách (kể cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơbản) đối với các nhiệm vụ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng nămđược thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12
+ Hết ngày 31 tháng 12, các khoản tạm ứng (gồm cả tạm ứng vốn đầu tư xâydựng cơ bản) trong dự toán theo chế độ, nếu chưa thanh toán thì được tiếp tụcthanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán, quyết toán vào ngânsách năm trước
+ Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách: đến hết ngày 31 tháng 01 nămsau
+ Lập báo cáo quyết toán: Báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợptình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tìnhhình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị trong kỳ kế toán năm, cung cấp thôngtin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị
Theo em, hạn chế lớn nhất trong chu trình ngân sách nhà nước tại Việt Nam hiện nay là Lập, xét duyệt và phê chuẩn ngân sách
Lập DTNSNN là khâu đầu tiên và là giai đoạn khởi đầu trong 1 quá trình NScủa mỗi quốc gia đây là khâu quan trọng của quá trình ngân sách, tạo tiền đề, cơ
sở cho các khâu tiếp theo Nếu việc lập DTNSNN được tiến hành trên cơ sở có đầy
đủ căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đúng tiến độ, thời gian quyđịnh thì việc tổ chức thực hiện và quyết toán NSNN sẽ có chất lượng hơn Ngượclại nếu quá trình lập DTNSNN không được thực hiện tốt thì k những việc thực hiệnNSNN thiếu minh bạch, kém hiệu quả mà còn làm cho quá trình quyết toán NSNNgặp nhiều khó khăn, phức tạp
Trang 8Thực tế Dự toán của một số bộ, cơ quan Trung ương còn lập cao hơn sốkiểm tra của Bộ tài chính, chưa sát thực tế; giao dự toán chưa phù hợp với quyđịnh Một số địa phương còn lập dự toán thiếu cơ sở, giao dự toán chưa tuân thủđịnh mức phân bổ của HĐND tỉnh; giao chỉ tiêu biên chế còn cao hơn chỉ tiêu do
Bộ Nội vụ giao
Không những vậy, tình trạng giao dự toán chậm so với thời gian quy định,giao không hết lần đầu, phải điều chỉnh nhiều lần trong năm vẫn diễn ra phổ biến ởcác bộ, cơ quan trung ương và địa phương được kiểm toán
Nhiều khi địa phương quyết định dự toán không đúng với chỉ tiêu giao dựtoán của Thủ tướng Chính phủ về chi đầu tư phát triển, chi cho giáo dục – đào tạo,khoa học công nghệ…
Câu 5: Trình bày hệ thống ngân sách nhà nước và nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam
Hệ thống ngân sách: - Bao gồm các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơvới nhau trong quá trình tổ chức, huy động quản lý các nguồn thu và thực hiện cácnhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách
- Ở Việt Nam, hệ thống ngân sách bao gồm:
+ Ngân sách cấp Trung ương
+ Ngân sách cấp địa phương: ngân sách cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc
TW; ngân sách cấp huyện, quận, thị xã; ngân sách cấp xã, phường, thị trấn
Ngân sách TW:
+ Cơ cấu: Ngân sách của cơ quan lập pháp (Quốc hội) Ngân sách của
cơ quan hành pháp (Chính phủ…) Ngân sách của cơ quan tư pháp (Tòa án, Việnkiểm sát)
+ Là một công cụ kinh tế để Chính phủ thực hiện chức năng quản lý toàn bộnền kinh tế - xã hội NSTW sẽ tập trung đại bộ phận những nguồn thu lớn và qua
đó đảm nhận những khoản chi gắn liền với việc thực hiện các dự án có tầm chiếnlược của quốc gia
Trang 9+ Đảm nhận vai trò điều tiết, phân phối các nguồn lực tài chính giữa các cấpngân sách trong hệ thống ngân sách và cân đối ngân sách nhà nước
Ngân sách địa phương:
+ Phản ánh mọi nhiệm vụ thu, chi theo địa phận hành chính
+ Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển
+ Đóng góp nhất định trong hoạt động kinh tế thuộc phạm vi vùng
+ Cơ cấu: Bao gồm ngân sách các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, các tổchức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, huyện, xã và các đơn vị hành chính tương đương
Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và
quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản
lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội
Nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nambao gồm:
+ Quy định chi tiết các nguồn thu cho từng cấp ngân sách: nguồn thu để lại100%, nguồn thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách
+ Quy định tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách
+ Quy định chi tiết các khoản chi cho từng cấp ngân sách
+ Quy định quyền và trách nhiệm của từng cấp chính quyền đối với chutrình ngân sách nhà nước
+ Quy định quyền được vay nợ trong dân cho từng cấp chính quyền
Câu 6: Phân tích vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Cho ví dụ minh họa một vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Thuế: là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụphải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhànước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượngnộp thuế
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
Trang 10- Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội
bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đápứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, việntrợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác vv Song thực tế các hình thứcthu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện Do đóthuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổnđịnh và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng ở nước ta,Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990tăng nhanh qua các năm, đã bảo đảm về cơ bản yêu cầu chi thường xuyên ngàycàng tăng của NSNN, giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần
ổn định trật tự xã hội, giành một phần để tăng chi cho tích luỹ Như vậy, chứng tỏthuế là nguồn thu quan trọng nhất của NSNN
- Là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước
Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần chongân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm
kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưuthông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhànước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nềnkinh tế quốc dân
Ngày nay, hướng vào việc xử lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là nhiệm vụtrọng tâm của mọi chính phủ Sự thành công hay thất bại của việc quản lý Nhànước, nền kinh tế là giải quyết các mục tiêu của kinh tế vĩ mô Trong nền kinh tếthị trường hiện đại, người ta thường xác định 4 mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô
mà mọi chính phủ phải theo đuổi Bốn mục tiêu đó là:
- Đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý
- Tạo được công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động
- ổn định giá cả, tiền tệ, chống lạm phát
-Thực hiện sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
Trang 11Với 4 mục tiêu trên ta có thể thấy rõ Thuế là một công cụ hết sức quan trọngnhằm biến 4 mục tiêu đó thành hiện thực.
- Góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Kinh tế thị trường làm ra tăng sự phân hoá giàu nghèo, sự phân hoá này cónhững khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xã hội Do vậy, cần phải cónhững biện pháp phân phối lại của cải xã hội nhằm hạn chế sự phân hoá này, làmlành mạnh xã hội
Nhà nước dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa người giàu và ngườinghèo, thông qua việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng Thông qua thuếthu nhập, Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương vàthu nhập, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng xã hội Một khíacạnh khác của chính sách thuế nhằm điều chỉnh thu nhập là các khoản thuế đánhvào tiêu dùng: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị gia tăng
Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thuế sẽ có lợi cho ngườinghèo hơn và sự chênh lệch về thu nhập cũng được giảm bớt Trái lại những mặthàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhậpcủa người giàu trong xã hội Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thunhập, mức thu nên xây dựng hợp lý tránh tình trạng điều tiết quá lớn làm giảm khátvọng làm giàu của nhà kinh doanh và giảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đấtnước
Ngoài ra thuế có vai trò: Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ănviệc làm; Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát; huế góp phần bảo hộ sản xuất trongnước và tạo điều kiện hoà nhập nền kinh tế thế giới…
VÍ DỤ: Thuế khóa: Thuế là những khoản thu bắt buộc mà nhà nước áp đặt
đối với các tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội theo những quy tắc nhất định Khiphải nộp thuế, một doanh nghiệp hay một cá nhân phải gánh chịu thêm một khoảnchi phí do những hành vi của mình Ví dụ, khi chưa bị đánh thuế, tại một điểm sảnlượng nào đó, chi phí để doanh nghiệp sản xuất thêm một bao thuốc lá giả sử là
5000 đồng Nếu mỗi bao thuốc bị đánh một khoản thuế là 2000 đồng, thì chi phí đểsản xuất thêm một bao thuốc nói trên tăng lên thành 7000 đồng Phản ứng lại điều
đó, người nộp thuế sẽ cân nhắc và điều chỉnh lại hành vi của mình Họ có thể sẽ
Trang 12không sản xuất hàng hóa ở mức sản lượng như cũ Họ cũng có thể không đi làmnhiều như trước đây khi thu nhập của họ bị đánh thuế với thuế suất quá cao Khihàng hóa nhập khẩu ít bị đánh thuế hoặc được giảm thuế so với trước, dòng hànghóa từ nước ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào thị trường trong nước hơn Những nhànhập khẩu lẫn những nhà sản xuất hàng hóa cạnh tranh với hàng nhập khẩu ở trongnước đều sẽ phải thay đổi hành vi của mình trước sự thay đổi trong chính sách thuếcủa nhà nước.
Câu 7: Trình bày nội dung chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước Cho
ví dụ minh họa
- Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước: là nhiệm vụ chi của ngânsách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tưkhác theo quy định của pháp luật
- Nội dung chi đầu tư phát triển:
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước đểthực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cácchương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Chi đầu tư xây dựng cơ bản có thể thực hiện theo hình thức đầu tư xâydựng mới hoặc đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các tài sản
- Đặc điểm của chi đầu tư phát triển:
+ Không có tính ổn định
+ Mang tính chất chi cho tích lũy
Trang 13+ Phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển luôn gắn liền với việc thực hiệnmục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ
- Nội dung cơ bản của quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhànước:
+ Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm của ngânsách nhà nước:
Hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra: Bộ KH&ĐT, các Bộ, cơ quanngang Bộ, UBND các địa phương hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư lập kế hoạchvốn đầu tư XDCB
Lập, tổng hợp và trình phê duyệt kế hoạch: Chủ đầu tư các dự án lập kếhoạch vốn đầu tư XDCB trình cơ quan cấp trên để tổng hợp trình cơ quan có thẩmquyền Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trìnhQuốc hội quyết định và giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư cho các Bộ và các tỉnh
Phân bổ, thẩm tra và thông báo kế hoạch: Sau khi dự toán NSNN đượcQuốc hội quyết định và Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND cấp trên giao, các Bộ vàUBND các cấp lập phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB cho các dự ánđầu tư thuộc phạm vi quản lý
Định kỳ, các Bộ, địa phương rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tưcủa các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền hoặctrình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư
+ Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước: nhằm trangtrải các chi phí đầu tư xây dựng các công trình thuộc các dự án đầu tư sử dụngnguồn vốn NSNN
+ Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước: Khi hạngmục công trình, dự án thành phần và dự án đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư có tráchnhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan thẩm tra và phê duyệt quyếttoán, cơ quan cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư (nếu có), kho bạc nhà nước
ví dụ minh họa: Chi đầu tư phát triển: không ổn định, là các khoản chi lớn,
mang tính chất tích lũy phát triển, phạm vi tác động lớn Ví dụ: chi xây sân vậnđộng quốc gia Mỹ Đình; chi đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất…
Trang 14Câu 8: Trình bày nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước Cho một ví dụ minh họa
- Nội dung chi thường xuyên:
+ Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước: chi cho hoạt động của các cơquan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: chi cho các đơn vị
sự nghiệp kinh tế do các ngành quản lý không chỉ mang lợi ích riêng cho ngành màcòn mang lại lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế như đơn vị sự nghiệp giaothông, nông nghiệp, thủy lợi, khí tượng thủy văn
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn – xã: chi cho đơn vị
sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, báo chí, truyền hình
+ Chi cho các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức khác đượccấp kinh phí từ NSNN như: Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản
- Nội dung cơ bản của quản lý chi thường xuyên của NSNN:
Trang 15+ Xây dựng định mức chi thường xuyên: thông thường có 2 loại định mứcchi thường xuyên:
Định mức sử dụng: dựa trên cơ cấu chi của NSNN cho mỗi đơn vị đượchình thành từ các mục chi nào người ta sẽ tiến hành xây dựng định mức chi chotừng mục đó Việc xây dựng định mức sử dụng đòi hỏi phải có sự phối hợp chặtchẽ giữa cơ quan chủ quản của mỗi ngành với cơ quan tài chính
Định mức phân bổ: được sử dụng nhiều nhất trong quá trình lập dự toánNSNN
+ Lập dự toán chi thường xuyên:
Hướng dẫn và giao số kiểm tra
Các đơn vị dự toán lập dự toán chi thường xuyên gửi đơn vị dự toán cấptrên hoặc cơ quan Tài chính
Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên
+ Chấp hành dự toán chi thường xuyên: trong hoàn cảnh nước ta còn phátsinh những khoản chi đột xuất thuộc hoạt động thường xuyên đòi hỏi trong quátrình chấp hành dự toán chi thường xuyên phải có sự điều phối linh hoạt, tránhkhuynh hướng quá cứng nhắc hoặc quá tùy tiện đều làm giảm hoặc mất đi tính hiệuquả của các khoản chi thường xuyên
+ Quyết toán và kiểm toán các khoản chi thường xuyên: Các đơn vị dự toán
có trách nhiệm lập và gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơquan tài chính Cơ quan tài chính trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồng thờigửi cho cơ quan Kiểm toán nhà nước
ví dụ minh họa:
Chi thường xuyên: mang tính chất thường xuyên ổn định, mang tính chấttiêu dùng, phạm vi tác động ngắn hơn.Ví dụ: trả lương cho cán bộ công chức,…
Trang 16Câu 9: Trình bày khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập và cách phân loại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hiện hành \
- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhànước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch
vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
- Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật:Trung tâm chiếu phim quốc gia, nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng, đài phát thanhtruyền hình
+ Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo:trường học, trung tâm đào tạo
+ Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học:viện nghiên cứu khoa học, trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ
+ Đơn vị sự nghiệp công cộng hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao: câulạc bộ thể dục thể thao, trung tâm huấn luyện thể dục thể thao
+ Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế: bệnh viện, phòngkhám, trung tâm điều dưỡng
+ Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực xã hội: trung tâm dịch
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên
+ Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên
Trang 17Câu 10: Trình bày về các khoản chi thường xuyên và chi không thường xuyên tại cơ quan quản lý nhà nước Cho ví dụ minh họa
chi thường xuyên:
+ Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước: chi cho hoạt động của các cơquan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: chi cho các đơn vị
sự nghiệp kinh tế do các ngành quản lý không chỉ mang lợi ích riêng cho ngành màcòn mang lại lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế như đơn vị sự nghiệp giaothông, nông nghiệp, thủy lợi, khí tượng thủy văn
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn – xã: chi cho đơn vị
sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, báo chí, truyền hình
+ Chi cho các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức khác đượccấp kinh phí từ NSNN như: Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản
Chi không thường xuyên:
Ngoài ra cơ quan nhà nước còn được NSNN bố trí kinh phí không thườngxuyên để thực hiện nhiệm vụ nhưng không thực hiện chế độ tự chủ như: Chi muasắm sửa chữa lớn TSCĐ; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có), kinh phí thực hiện các nhiệm vụkhông thường xuyên khác…
- Chi đầu tư xây dựng mới, sửa chữa lớn, cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc
- Mua sắm, trang bị ô tô, tầu thuyền
- Mua sắm, trang bị các thiết bị tin học
- Xây dựng, mua bản quyền các chương trình phần mềm ứng dụng
Trang 18- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức tập trung
Câu 11: Kinh phí quản lý hành chính do ngân sách nhà nước cấp được xác định như thế nào theo quy định hiện hành về cơ chế tự chủ đối với cơ quan quản lý nhà nước? Trình bày quy định về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được
Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tựchịu trách nhiệm được xác định và giao hàng năm bao gồm:
- Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên
cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; trường hợp cơ quan chưa đượcphê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiềnlương trên cơ sở biên chế được giao năm 2013;
- Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩmquyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và định mức phân
bổ ngân sách nhà nước hiện hành; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị tríviệc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán theo số biên chế được cấp
có thẩm quyền giao năm 2013;
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên (trừ mua sắm, sửa chữa theo đề án);
- Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được khốilượng công việc và theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan cóthẩm quyền
Kinh phí quản lý hành chính do ngân sách nhà nước cấp:
Mức kinh phí = Số biên chế được giao × định mức phân bổ dự toán chi ngânsách nhà nước/biên chế
+ Định mức này cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng Chính phủquyết định Định mức cho các cơ quan trực thuộc do Thủ trưởng quyết định
+ Định mức ở địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định
quy định về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được:
Trang 19+ Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, tối đa không quá 1 lần so vớimức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định
+ Chi khen thưởng
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi trong cơ quan
+ Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả những người nghỉhưu, nghỉ mất sức
+ Chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế
+ Cần thiết có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập Thủ trưởng cơ quanquyết định việc sử dụng kinh phí tiết kiệm sau khi thống nhất với tổ chức côngđoàn và phải công khai
Câu 12: Trình bày nội dung cải cách tài chính công trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
Nội dung cải cách tài chính công tại Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011:
+ Hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập; thựchiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển;phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách
+ Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhànước; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ trong giới hạn antoàn
+ Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng,triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ
+ Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước + Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển giáodục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao
Câu 13: Trình bày những nội dung cơ bản của đổi mới quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam Liên hệ thực tiễn một nội dung này
- Nội dung cơ bản của đổi mới quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam:
Trang 20+ Tăng cường tính công khai, minh bạch
+ Quy định mới về bội chi ngân sách để phù hợp với Hiến pháp và thông lệquốc tế
+ Tăng quyền chủ động cho địa phương trong việc huy động nguồn vốn chođầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
+ Nâng cao trách nhiệm giải trình trong việc quản lý sử dụng ngân sách nhànước
+ Báo cáo kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của
cơ quan, đơn vị, địa phương gửi cùng báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm
- Tài chính công là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước bằngviệc sử dụng quyền lực hợp pháp của Nhà nước phân phối của cải xã hội để thựchiện các chức năng kinh tế, xã hội của Nhà nước
- Tài chính công là những hoạt động thu, chi bằng tiền của Nhà nước, phảnánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành
và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có củaNhà nước đối với xã hội
- Đặc điểm của tài chính công:
+ Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công: Tính chủ thể ở đây muốn nói đến ai là người quyết định việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước
Các khoản thu mang tính chất không bồi hoàn sau khi được tập trung vàotrong tay Nhà nước sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước
Trang 21 Các khoản vay nợ tuy không thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng trong thờigian còn trong tay Nhà nước việc sử dụng chúng hoàn toàn do Nhà nước quyếtđịnh Các khoản vay đến hạn trả Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ,kịp thời
Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách có thể được hình thành nên mộtphần từ NSNN, một phần vốn góp của các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân, hộ giađình nhưng quyền quyết định thành lập và sử dụng vẫn là Nhà nước
Quốc hội là cơ quan cao nhất của Nhà nước quyết định chính sách tàichính tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán NSNN với tổng số và cơ cấu thu chi,mức bội chi và các nguồn bù đắp, giám sát việc thực hiện NSNN, phê chuẩn quyếttoán NSNN
Như vậy, hoạt động thu chi của tài chính công là do Nhà nước quyết địnhdựa trên quyền lực hợp pháp của Nhà nước
+ Đặc điểm về tính công cộng của tài chính công:
Mục đích của tài chính công là để phục vụ cho việc thực hiện các chứcnăng kinh tế - xã hội của nhà nước Phạm vi hoạt động của tài chính công rất rộng,gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô
Thu nhập của tài chính công có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, từmọi lĩnh vực hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế xã hội, ở trong nước và cả từ nướcngoài
Chi tiêu của tài chính công chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầngkinh tế - xã hội, đầu tư cho một số ngành mũi nhọn, những công trình quan trọng
có vai trò lớn trong phát triển kinh tế Chi tiêu của tài chính công có thể tác độngđến hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế - xã hội nói chung và từng lĩnh vựcnói riêng
+ Đặc điểm về sự kết hợp giữa tính không bồi hoàn và bồi hoàn, kết hợp giữa tính bắt buộc và tính tự nguyện
Các khoản thu của tài chính công chủ yếu mang tính chất không bồi hoàn
và bắt buộc, các khoản chi chủ yếu mang tính chất cấp phát không hoàn lại
Trang 22 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để sử dụng tiết kiệm và có hiệuquả các nguồn lực tài chính công cần phải kết hợp hài hòa giữa các khoản thu cótính không bồi hoàn và các khoản thu có tính bồi hoàn; giữa cấp phát không hoànlại và các khoản cho vay; giữa các khoản thu bắt buộc theo luật định và các khoảnđóng góp tự nguyện của nhân dân, các khoản viện trợ của cá nhân, tổ chức vàChính phủ nước ngoài, vận dụng hợp lý nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùnglàm, xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao
Mối quan hệ giữa tài chính công và tài chính nhà nước:
Tài chính công là một bộ phận của tài chính nhà nước
Tài chính nhà nước là một khái niệm dùng để phản ảnh những hoạt động tàichính gắn liền với chủ thể nhà nước
Tài chính công bao hàm các ý nghĩa: một là, trong khuôn khổ của một quốcgia, tài chính công thuộc hình thức sở hữu nhà nước và nhà nước hay quốc hội là
cơ quan quyền lực tối cao của một quốc gia có quyền áp đặt mọi khoản thu chi củaquốc gia hay có thể ủy quyền cho chính phủ hay cơ quan công quyền quyền quyếtđịnh đó Hai là, khâu tài chính này hoạt động không vì lợi nhuận Ba là, tài chínhcông cung cấp hàng hóa công, gắn liền với nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội.Mọi người dân có thể tiếp cận và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ do khâu tàichính này cung cấp mà không phải trả tiền, hoặc có trả nhưng không theo cơ chếgiá cả thị trường Hay nói cách khác, vấn đề “người hưởng tự do không phải trảtiền” là hiện tượng phổ biến trong hoạt động tài chính công
Tài chính nhà nước là công cụ để nhà nước can thiệp vào kinh tế nhằm điềutiết các hoạt động sản xuất kinh doanh Phạm vi hoạt động của tài chính nhà nướckhông chỉ dừng lại các hoạt động thu chi ngân sách nhà nước, các quỹ ngoài ngânsách (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm chăm lo phúc lợi cộng đồng…), hoạtđộng tài chính của các đơn vị hành chính, các đơn vị sự nghiệp mà còn có cả hoạtđộng đầu tư, hỗ trợ tài chính cho các khu vực kinh tế Như vậy, xét về mặt sắp xếpthể chế, có thể thấy, trong nền kinh tế hiện đại tài chính nhà nước bao hàm sự đanxen của những hoạt động mang tính chất công, không vì lợi nhuận và một số cáchoạt động mang tính chất tư, nhằm mục tiêu lợi nhuận như hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp nhà nước
Trang 23Nhu vậy, trong số các bộ phận tài chính nhà nước, những hoạt động tài chínhphục vụ cho kinh doanh và lợi nhuận được coi là định hướng cho mục tiêu hànhđộng thì không thể xem đó là tài chính công, chẳng hạn như hoạt động của khâu tàichính doanh nghiệp nhà nước.
Câu 2: Phân tích vai trò của tài chính công Liên hệ thực tiễn một vai trò của tài chính công tại Việt Nam
- Vai trò của tài chính công trong việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước:
Nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước được tài chính công đảm bảo Các nguồn lực trong tay nhà nước được sử dụng để trả lương cho bộ máy công chức, công an, quân đội, quản lý hành chính nhà nước, xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, đồng thời đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước.
Để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy Nhà nước cần phải có nguồn tàichính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu Các nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhànước được đáp ứng bởi Tài chính công, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước Vai trò kểtrên của Tài chính công được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
Một là, Khai thác, động viên và tập trung các nguồn tài chính để đáp ứng
đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu đã được Nhà nước dự tính cho từng
thời kỳ phát triển Các nguồn tài chính này có thể được động viên cả ở trong
nước và từ nước ngoài, từ mọi lĩnh vực hoạt động và mọi thành phần kinh tế,
dưới nhiều hình thức khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và khônghoàn trả, trong đó, tính bắt buộc và không hoàn trả là nét đặc trưng
Hai là, Phân phối các nguồn tài chính đã tập trung trong các quỹ công
cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý nhằm
vừa đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng cường mức mạnh của bộ máy Nhà nước,vừa bảo đảm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước đối với cáclĩnh vực khác nhau của nền kinh tế
Ba là, Kiểm tra, giám sát để đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân
phối được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất, đáp ứng tốtnhất các yêu cầu của quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội
- Vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân
+ Tài chính công có vai trò chi phối, vai trò hướng dẫn, vai trò điều chỉnhđối với hoạt động tài chính của các chủ thể kinh tế - xã hội khác