Đặc điểm của hộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô, tỉnh đăk nông (Trang 56 - 64)

6. Bố cục của đề tài

3.5.2. Đặc điểm của hộ

a. Giới tính chủ hộ

Ngƣời chủ là ngƣời có quyền và có tầm ảnh hƣởng rất lớn trong các định liên quan đến công việc của họ và trong đời sống xã hội. Chủ hộ cũng thế, họ thƣờng đƣa ra những quyết định về việc phát triển kinh tế cho đình nhƣ mua con gì, cây gì hay đầu tƣ bao nhiêu, vào đâu. Các nghiên cứu trƣớc đây cho rằng chủ hộ là nam giới thƣờng mạnh dạn đƣa ra quyết định trong sản xuất hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Nói chung, hộ ngƣời Kinh thƣờng có sự phân công lao động rõ ràng hơn, nam giới thƣờng làm việc nặng hơn và cƣờng độ lao động nhiều hơn so với phụ nữ. Ngƣợc lại, do đặc điểm về văn hóa mẫu hệ của đồng bào dân tộc Êđê, nữ giới sẽ làm chủ hộ nên họ có ảnh hƣởng trong các quyết định nhiều hơn. Tuy nhiên do đặc thù công việc của nhà nông, công việc nặng nhọc đòi hỏi ngƣời lao động phải sử dụng sức mạnh để có thể gánh vác, di chuyển các sản phẩm trong quá trình sản xuất sức lao động của nam giới là cần thiết.

Bảng 3.6. Giới tính chủ hộ và nghèo đói

ĐVT: hộ, %

Giới tính chủ hộ

Nghèo Không nghèo Chung

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ

Nam 40 78,43 135 90,60 175 87,50

Nữ 11 21,57 14 9,40 25 12,50

Chung 51 100 149 100 200 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Từ số liệu điều tra ở bảng 3.6, đa số chủ hộ là nam giới. Hộ nghèo và không nghèo đều có giới tính chủ hộ là nam giới khoảng từ 78% đến 90%, riêng hộ nghèo có chủ hộ là nữ khoảng hơn 21%, trong khi đó hộ không nghèo có tỷ lệ nữ giới khoảng 9,4%. Các nghiên cứu trƣớc đây cho rằng nếu

chủ hộ là nữ thì hộ có khả năng rơi vào hộ nghèo cao hơn. Trong nghiên cứu này, kết quả dƣờng nhƣ ngƣợc lại với các nghiên cứu trƣớc đây: hộ có chủ hộ là nữ ít có nguy cơ rơi vào nghèo đói hơn hộ có chủ hộ là nam. Kết quả này cũng đƣợc đƣợc kiểm định từ mô hình định lƣợng trong nghiên cứu này.

b. Nhân khẩu, lao động và số người phụ thuộc của hộ

Nhân khẩu của hộ có liên quan đến số lƣợng lao động và tỷ lệ phụ thuộc của hộ, là nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng đến mức thu nhập bình quân, đến đời sống, đến khả năng phát triển kinh tế của nông hộ. Số nhân khẩu của một hộ nhiều, đồng nghĩa với việc hộ phải trả nhiều chi phí hơn cho sinh hoạt hằng ngày, chi cho việc đi học hay khám chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy số nhân khẩu hộ nghèo luôn nhiều hơn số nhân khẩu các hộ không nghèo. Vì vậy, tình trạng đông con khó có thể tránh khỏi vòng luẩn quẩn của vấn đề nghèo đói, một số địa phƣơng khi tình trạng đông con, sinh đẻ không kế hoạch vẫn diễn ra, các cặp vợ chồng trẻ thƣờng thiếu kiến thức về kế hoạch hóa gia đình đặc biệt đối với những hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Riêng đối với huyện Krông Nô, nhân khẩu có ảnh hƣởng đến tình trạng nghèo hay không, để biết thêm thông tin cần xem qua bảng số liệu dƣới đây.

Bảng 3.7: Số nhân khẩu của hộ và tình trạng nghèo đói

ĐVT: hộ, %

Số nhân khẩu của hộ

Nghèo Không nghèo Chung

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ 1-2 11 21,57 6 4,03 17 8,5 3-4 24 47,06 80 53,69 104 52 5-6 13 25,49 57 38,26 70 35 >=7 3 5,88 6 4,03 9 4,5 Chung 51 100 149 100 200 100 Nhân khẩu BQ/hộ (Khẩu) 3,9 - 4,4 - 4,27 -

Hộ có số nhân khẩu nhiều nhất từ 5-6 nhân khẩu/ hộ. Hộ nghèo có số nhân khẩu dao động từ 3 đến 4 ngƣời chiếm tỷ lệ khoảng hơn 47%. Trong khi đó, số hộ không nghèo chỉ chiếm khoảng hơn 53%. Số hộ có số nhân khẩu từ 5 đến 6 ngƣời cũng tƣơng đối cao trong nhóm hộ nghèo với khoảng hơn 25%, đối với nhóm hộ không nghèo khoảng hơn 38%. Trong khi đó, số hộ có số nhân khẩu từ 7 trở lên không nhiều chỉ chiếm khoảng 4,5% cho cả nhóm hộ nghèo và không nghèo. Nhìn chung, số nhân khẩu bình quân trên hộ đối với hộ nghèo là 3,9 ngƣời và hộ không nghèo là 4,4 ngƣời, Sự khác biệt giữa hai nhóm hộ nghèo và không nghèo về số nhân khẩu trong Bảng 3.7 không có ý nghĩa thống kê khi hành kiểm định T-test..

Nhân khẩu có liên quan đến lao động, lao động cũng là một tiêu chí phản ánh nguồn lực trong sản xuất của các hộ dân. Đối với hộ nông dân, đa số công việc của họ làm nông nên rất cần nguồn lao động để có thể giải quyết công việc trong sản xuất, ít thuê mƣớn sẽ giảm đƣợc chi phí, ngƣợc lại những hộ dân có ít lao động, đến mùa phải thuê mƣớn càng làm tăng chi phí và thu nhập của gia đình sẽ càng thấp. Vì vậy ngƣời nông dân họ thƣờng ví nhƣ lấy công làm lời.

Bảng 3.8. Lao động chính của hộ

ĐVT: hộ, %

LĐ chính Nghèo Không nghèo Chung

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Vợ 21 41,18 6 4,03 27 13,5 Chồng 17 33,33 6 4,03 23 11,5 Cả 2 4 7,84 84 56,38 88 44 Khác 9 17,65 53 35,57 62 31 Chung 51 100 149 100 200 100

Lao động chính của hộ có thể thấy rỏ ràng hơn giữa hộ nghèo và hộ không nghèo (bảng 3.8). Đa số những hộ nghèo có số lao động tạo ra đƣợc thu nhập ít hơn so với những không nghèo. Hộ nghèo có lao động chính chỉ duy nhất là vợ chiếm 41,18%, hoặc chồng 33%. Trong khi đó, những hộ không nghèo có lao động chính từ hai ngƣời trở lên nhƣ cả vợ chồng hoặc cả vợ chồng và con… chiếm khoảng hơn 35%. Nhƣ vậy, nếu hộ nông dân có nhiều lao động có việc làm tao ra thu nhập sẽ có điều kiện thoát nghèo càng cao. Riêng đói với những hộ có số lƣợng lao động ít, cần phải tiếp cận khoa học kỹ thuật, máy móc đƣa vào sản xuất từ đó có thể hạn chế số lƣợng lao động.

Hộ có nhiều nhân khẩu càng dễ dẫn đến tỷ lệ ngƣời phụ thuộc cao, những ngƣời sống phụ thuộc thƣờng là những ngƣời dƣới độ tuổi lao động chƣa tạo ra thu nhập, những ngƣời trong độ tuổi lao động còn đang đi học hoặc không thể không tạo thu nhập cho gia đình và những ngƣời trên độ tuổi lao động không tạo ra thu nhập điều ấy dễ kéo theo tình trạng nghèo xảy ra.

Tỷ lệ ngƣời không tham gia lao động trong hộ với số ngƣời có tham gia lao động càng ít thì càng tốt, ngƣợc lại sẽ làm cho hộ dễ rơi vào tình trạng nghèo, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ có nhiều ngƣời ăn theo nhƣng lại có ít lao động. Nếu thu nhập từ các lao động không bù đắp đƣợc chi phí thì tỷ lệ rơi vào tình trạng nghèo của hộ sẽ cao. Do đó, số ngƣời sống phụ thuộc và tình trạng nghèo đói cũng có thể có mối tƣơng quan thuận với nhau.

Bảng 3.9: Hệ số phụ thuộc của hộ

ĐVT: hộ, %

Số ngƣời sống phụ thuộc của hộ

Nghèo Không nghèo Chung

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ ≤ 2 ngƣời 37 72,55 104 69,80 141 70,50 Từ 3 – 4 ngƣời 13 25,49 43 28,86 56 28,00 Từ 5 – 6 ngƣời 1 1,96 2 1,34 3 1,50 7 ngƣời 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Chung 51 100 149 100 200 100 BQ/hộ (ngƣời) 1,98 - 1,99 - 1,985 -

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Có nhiều lí do khiến các hộ gia đình đông con, có thể kể ra nhƣ: trình độ hiểu biết, phong tục tập quán. Hơn nữa, nếu địa bàn nghiên cứu có địa hình đi lại khó khăn, khả năng tiếp cận với các kiến thức về sinh đẻ kế hoạch sẽ hạn chế. Đây đƣợc coi là nguyên nhân của tình trạng đông con của hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảng 3.9 cho thấy số ngƣời sống phụ thuộc trong hộ từ 3 đến 4 ngƣời chiếm tỷ lệ khá cao: hộ nghèo khoảng hơn 25%, hộ không nghèo hơn 28%. Tuy nhiên, nếu tính chung cho toàn mẫu điều tra, hộ nghèo có số ngƣời sống phụ thuộc bình quân là 1,98 ngƣời và hộ không nghèo là 1,99 ngƣời. Nhƣ vậy, hộ nghèo và hộ không nghèo có ngƣời phụ thuộc không nhiều trên địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, về mặt định tính, chúng ta thấy tỷ lệ phụ thuộc chƣa phải là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói.

c. Thực trạng nhà ở và trang bị vật dụng

Nhiều hộ gia đình rất khó khăn cũng vay mƣợn để có thể xây dựng cho đƣợc ngôi nhà vững chắc. Về mặt lý thuyết, việc vay mƣợn để xây nhà có thể là nguyên nhân dẫn đến hộ sập bẫy nghèo đói. Trong 200 hộ đƣợc điều tra có

số lƣợng lớn gia đình làm nhà tƣơng đối chắc chắn, nhìn chung nhà cửa của các hộ gia đình khá là tƣờng ván hoặc xi măng, nền xi măng hoặc gạch, mái ngói hoặc tôn, trang bị những vật dụng nhƣ: bàn ghế gỗ, tủ gỗ, tủ lạnh, máy giặt … đối tƣợng này chủ yếu thuộc nhóm hộ không nghèo chiếm khoảng 56%. Hộ có có nhà cửa và trang bị vật dụng ở mức trung bình hoặc một số hộ có nhà xây vững chắc nhƣng bên trong ít có gì đáng giá có khoảng 78% thuộc hộ nghèo và hộ không nghèo có khoảng 43%. Số còn lại nhà của tạm bợ, khung nhà bằng gỗ che chắn xung quanh, có nhà xây nhƣ một ky ốt ở tạm chiếm hoảng 21% đa số là hộ nghèo.

Bảng 3.10. Tình trạng nhà và trang bị vật dụng

ĐVT: hộ, %

Tình trạng nhà ở Nghèo Không nghèo Chung Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ

Tốt 0 0,00 84 56,38 84 42,00

Trung bình 40 78,43 65 43,62 105 52,50

Kém 11 21,57 0 0,00 11 5,50

Chung 51 100 149 100 200 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

d. Trình độ học vấn của chủ hộ

Chúng ta thƣờng thấy tình trạng không biết chữ hoặc trình độ học vấn thấp rất dễ rơi vào nghèo đói, trình độ học vấn thấp thƣờng khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức chuyên môn, ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Vì vậy, vòng luẩn quẩn nghèo – thất học – nghèo

luôn là vấn đề mà ngƣời nghèo phải đối mặt. Để thấy rõ hơn về trình độ học vấn của các chủ hộ ở huyện Krông Nô chúng ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 3.11. Trình độ học vấn của chủ hộ

ĐVT: hộ, %

Trình độ học vấn chủ hộ

Nghèo Không nghèo Chung

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Không biết chữ 6 11,76 1 0,67 7 3,50 Tiểu học 19 37,25 30 20,13 49 24,50 THCS 18 35,29 80 53,69 98 49,00 THPT 8 15,69 32 21,48 40 20,00 TC, CĐ, ĐH 0 0,00 6 4,03 6 3,00 Chung 51 100 149 100 200 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Từ kết quả bảng số liệu 3.11 cho thấy, hộ nghèo có trình độ học vấn tƣơng đối thấp, không biết chữ khoảng hơn 11%, trình độ học vấn tiểu học khoảng 37,25%, trình độ học vấn THCS khoảng hơn 35%. Có nhiều lý do gây ra tình trạng nghèo, trong đó trình độ học vấn là một trong những nguyên nhân chính. Qua điều tra cho thấy, những hộ nghèo ở huyện Krông Nô không có kế hoạch sản xuất rõ ràng, gặp gì làm nấy, nghe ngƣời khác truyền miệng làm cái này cho thu nhập cao, trồng cây kia đem lại hiệu quả cao cứ thế lao vào trồng, nhƣng đặc điểm nghề nông là đƣợc mùa mất giá, sản phẩm thu đƣợc càng nhiều càng bị thƣơng lái ép giá làm cho hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, những hộ có trình độ văn hóa thấp lại ít tiêp thu kiến thức từ các chƣơng trinh khuyến nông, các lớp tập huấn. Ngƣợc lại, những hộ không nghèo có trình độ học vấn từ THCS (khoảng hơn 53%), THPT hơn 21% và TC, CĐ và ĐH hơn 4% hầu nhƣ họ biết cách tính toán về thu chi, kế hoạh canh tác rõ ràng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài ra những hộ có trình độ học vấn cao thƣờng nghiên cứu sách báo, các chƣơng trình trên truyền hình và đi tập huấn công tác khuyến nông thƣờng xuyên.

Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi thấy rằng những hộ có trình độ học vấn thấp hầu nhƣ gặp nhiều hạn chế về khả năng tiếp thu kỹ thuật sản xuất trong những đợt tập huấn khuyến nông cũng nhƣ thiếu khả năng nhận biết thông tin giá cả thị trƣờng. Trình độ học vấn của chủ hộ thấp còn ảnh hƣởng lâu dài cho các thế hệ con cháu, việc nhận thức về học tập không đƣợc bố, mẹ coi trọng. Từ đó, làm cho con cái của họ học đƣợc đến đâu thì học, không thích học thì nghỉ và vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói, thất học cứ liên tục xảy ra. Vì vậy những hộ dân có trình độ học vấn thấp lại càng dễ rơi vào tình trạng nghèo đói.

e. Nghề nghiệp của chủ hộ

Nghề nghiệp, việc làm có ảnh hƣởng trực tiếp đến mức sống của hộ, do đó có ảnh hƣởng trực tiếp đến tình trạng nghèo của hộ. Ngƣời nghèo thƣờng ít có điều kiện tiếp cận với các loại hình việc làm mang lại thu nhập cao. Ngƣời nghèo chủ yếu làm thuê, làm mƣớn, không có việc làm hoặc làm những công việc thời vụ, thu nhập không ổn định.

Bảng 3.12. Nghề nghiệp chính của chủ hộ

ĐVT: hộ, %

Nghề nghiệp Nghèo Không nghèo Chung

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Làm nông 51 100 144 96,64 195 97,5 Cán bộ, viên chức 0 0 1 0,67 1 0,5 Công nhân 0 0 2 1,34 2 1 Buôn bán 0 0 2 1,00 2 1 Chung 51 100 149 100 200 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Đa số chủ hộ làm nông chiếm 97,5% trong đó hộ nghèo 100% làm nông, hộ không nghèo có hơn 96% hộ làm nông. Công việc nghề nông có nhiều rủi ro, vất vả do lúc đƣợc mùa, lúc mất mùa hay công việc lúc có, lúc không. Thu nhập rất bấp bênh dễ làm hộ rơi vào tình trạng nghèo đói. Có 01 chủ hộ làm

trong lĩnh vực cơ quan Nhà nƣớc, 02 chủ hộ làm công nhân cho lâm trƣờng cà phê và 02 chủ hộ buôn bán, kinh doanh (bảng 3.12). Do huyện Krông Nô là huyện còn khó khăn, khu công nghiệp không có, toàn Huyện chỉ có 3 lâm trƣờng, một công ty xây dựng, một khu du lịch thác Dray Sap có khoảng 20 đến 30 công nhân mỗi công ty làm ăn không hiệu quả nên khả năng kiếm việc làm từ các cơ sở kinh tế này là rất thấp. Vì thế lao động nơi đây đây chủ yếu làm nông nghiệp, hộ nào muốn thoát khỏi nông nghiệp phải đi làm công nhân ở các công ty phải đi đến huyện vùng lân cận nhƣ huyện Cƣ Jut hoặc TP Buôn Ma Thuột.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô, tỉnh đăk nông (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)