Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô, tỉnh đăk nông (Trang 45 - 47)

6. Bố cục của đề tài

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của UBND huyện Krông Nô, tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm của huyện đạt từ 15 đến 20%, năm 2010 đạt 18%, năm 2011 đạt 18%. Năm 2012 tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện giảm 5% chỉ còn 13% nhƣng năm 2013 đã tăng lên 17%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời có xu hƣớng tăng: Năm 2009 đạt 12,439 triệu đồng/năm, năm 2012 đạt 22,8 triệu đồng/ngƣời/năm, năm 2013 đạt 28 triệu đồng/ngƣời/năm [17]. Nhƣ vậy sau 5 năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng hơn 2 lần.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế của huyện Krông Nô Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tốc độ tăng trƣởng kinh tế - 18,44 - 13,38 - 16,65 Thu nhập BQ /ngƣời 21,6 - 22,8 - 28 - Tổng GTSX 3.288.426 100 4.015.314 100 4.166.982 100 Ngành NN 2.442.427 74,27 3.035.044 75,59 3.145.352 75,48 Ngành CN 259.451 7,89 291.240 7,25 305.810 7,34 Ngành TM 586.548 17,84 689.030 17,16 715.820 17,18

Nguồ ống kê huyện Krông Nô 2013

Nông nghiệp vẫ ếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GTSX của huyện. Năm 2013, GTSX ngành nông nghiệp đạt trên 3.000 tỷ đồng, chiếm 75% tổng GTSX của huyện. Trong khi đó, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chỉ đạt 300 tỷ đồng chiếm khoảng 7% và ngành thƣơng mại – dịch vụ đạt khoảng 700 tỷ đồng chiếm khoảng 17%.

Đặc biệt, GTSX của ngành nông nghiệp có xu hƣớng tăng cả về số giá trị lẫn tỷ trọng: 74% năm 2011 tăng lên trên 75% năm 2013. GTSX ngành thƣơng mại khá ổn định trong khi đó ngành công nghiệp có GTSX giảm từ gần 8% xuống còn khoảng 7 %.

Giai đoạn từ 2008 đến nay dân di cƣ từ nơi khác đến địa bàn tăng. Những ngƣời di dân này khai thác đất rừng tự nhiên phục vụ sản xuất làm cho diện tích đất nông nghiệp tăng nhanh. Năm 2008 diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là khoảng 72.000 ha, đến năm 2013 diện tích đất nông nghiệp toàn huyện khoảng 73.500 ha, tăng trên 1.000 ha [15], trong đó tăng nhanh nhất là

diện tích đất trồng cây hàng năm. Mặt khác dân di cƣ tự do là đồng bào các dân tộc thiểu số phía bắc và các địa phƣơng khác trong cả nƣớc đến phá rừng lấy đất sản xuất gây khó khăn cho địa phƣơng trong công tác quản lý đất đai.

Về chất lƣợng lao động, đa số các lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp có trình độ chuyên môn và tay nghề vẫn còn thấp.

Tình hình giáo dục trong những năm gần đây đƣợc cải thiện rõ rệt về số trƣờng học, phòng học, giáo viên và học sinh đến trƣờng. Đến nay toàn huyện đã có 45 trƣờng với khoảng 791 phòng học, trên 1.112 giáo viên và trên 18.260 học sinh [4].

Các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Ở tất cả các trạm y tế, bệnh viện số cán bộ y tế ộng

với trang thiết bị thiếu thố ạc hậ ức khỏe

cho nhân dân chƣa đƣợc đảm bảo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô, tỉnh đăk nông (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)