Khả năng tiếp cận nguồn lực:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô, tỉnh đăk nông (Trang 64 - 69)

6. Bố cục của đề tài

3.5.3. Khả năng tiếp cận nguồn lực:

Các nguồn lực sản xuất cơ bản nhƣ đất đai, phƣơng tiện sản xuất và vốn.

a. Quy mô đất sản xuất

Đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của ngƣời nông dân vì họ tham gia sản xuất nông nghiệp là chính. Trong nông nghiệp, đất đai đặc biệt quan trọng đối với ngành trồng trọt. Vì vậy, thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng nghèo của hộ. Bảng 3.13 cho chúng ta biết tình hình đất sản xuất của các hộ dân tại huyện Krông Nô.

Bảng 3.13. Quy mô đất sản xuất của hộ

ĐVT:hộ, %

Quy mô đất sản xuất (m2)

Nghèo Không nghèo Chung Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Từ 0 đến 5.000 32 62,75 15 10,07 47 23,50 Trên 5.000 đến 10.000 16 31,37 36 24,16 52 26,00 Trên 10.000 đến 15.000 3 5,88 39 26,17 42 21,00 Trên 15.000 0 0,00 59 39,60 59 29,50 Chung 51 100 149 100 200 100 DT đất BQ/hộ (m2 ) 4.705,88 - 17.263,76 - 1.0984,82 -

Từ bảng số liệu 3.13 cho thấy, diện tích đất sản xuất bình quân của các hộ dân cũng khá lớn, hộ nghèo có diện tích đất sản xuất bình quân khoảng 4.705 m2, hộ không nghèo có khoảng 17.263 m2. So với những hộ không nghèo, có khoảng hơn 62% hộ nghèo ở huyện Krông Nô có diện tích đất sản xuất dƣới 5.000m2, trong đó có khoảng 13% hộ không có đất sản xuất, ngƣợc lại số hộ không nghèo có diện tích đất canh tác trên 15.000m2 khoảng hơn 39%. Điều đó cho thấy diện tích đất sản xuất đối với nông hộ ở huyện Krông Nô rất quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Do địa lý phức tạp, đất đồi dốc chỉ có thể canh tác cây ngô, sắn, những loại cây này chƣa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt chi phí trong quá trình canh tác cao làm cho thu nhập của ngƣời dân thấp. Đất trũng trồng lúa, nhiều nơi trong huyện Krông Nô trồng lúa chỉ đƣợc 1 vụ/năm vào mùa mƣa, còn lại bỏ hoang vào mùa khô nhƣ xã Đăk Sôr, NâmNđia, Buôn Choal do địa hình là đồi núi việc làm hệ thống thủy lợi không hề đơn giản, ngƣợc lại các xã Đức Xuyên, Quảng phú, Đăk Nang không thể gieo trồng vào mùa mƣa vì thƣờng bị ngập lụt. Về diện tích trồng cà phê của ngƣời dân nơi đây rất ít, năng suất không cao, lý do chính nguồn đất ở huyện Krông Nô là đất xám bạc màu, vùng đất đỏ Bazan nơi có nơi không, nguồn đất này rất khó để phát triển cây công nghiệp.

Vậy, với thực trạng hộ điều tra, tình trạng thiếu đất sản xuất có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói của các hộ nơi đây. Kết quả này sẽ đƣợc giải thích rõ hơn ở phần kiểm định bằng mô hình hồi quy ở phần sau.

b. Về vốn vay cho sản xuất

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tín dụng cho hộ nghèo sẽ tạo ra công ăn việc làm cho họ và làm cho nguồn thu nhập của hộ gia đình tăng thêm. Khi có vốn, thay vì đi làm thuê, hộ nghèo có thể tự đầu tƣ, sản xuất hàng hóa, giải

quyết đƣợc lao động nhàn rỗi. Tình hình vốn vay của các hộ nông dân ở huyện Krông Nô đƣợc thể hiện trong bảng 3.14.

Bảng 3.14. Quy mô và khả năng tiếp cận vốn vay của hộ

ĐVT: hộ, %

Số tiền các hộ dân vay

Nghèo Không nghèo Chung

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Không vay * 20 39,22 27 18,12 47 23,50 Từ 1 tr đến 3tr 12 23,53 5 3,36 17 8,50 trên 3 tr đến 5tr 2 3,92 0 0,00 2 1,00 trên 5 tr đến 10tr 1 1,96 6 4,03 7 3,50 Trên 10 tr 16 31,37 111 74,50 127 63,50 Chung 51 100 149 100,00 200 100 Số tiền vay BQ/hộ (tr.đ) 10,26 - 61,48 - 35,87 -

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Ghi chú : „*‟ là hộ không có khả năng tiếp cận vốn vay

Qua bảng 3.14 cho thấy, nhu cầu về vốn của các hộ nông dân rất cao, có đến 76,5 % số hộ đi vay, khi đƣợc phỏng vấn, các nông hộ đều trả lời một trong những khó khăn đối với sản xuất hiện nay là thiếu vốn.

Một số hộ không có khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức chiếm khoảng 23%, đây là những hộ thiếu tài sản bảo đảm hoặc do không biết vay vốn để làm gì. Nhóm hộ nghèo không có khả năng tiếp cận vốn vay chính thức là 39%, cao hơn ở nhóm hộ không nghèo (18%). Vì vậy, khả năng tiếp cận vốn vay chính thức có thể là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất của hộ thấp và hộ rơi vào nghèo đói.

Hầu hết các hộ gia đình đều đi vay với mục đích chính là sản xuất nông nghiệp, nhƣng cũng có một số hộ vay vốn sử dụng không đúng mục đích nhƣ vay để tiêu dùng hoặc vay để trả những khoản nợ của gia đình. Kết quả điều

tra cho thấy, có đến hơn 60% hộ nghèo đi vay và hơn 81% hộ không nghèo đi vay. Việc vay vốn cũng là một vấn đề quan trọng đối với hộ nghèo, hộ nghèo thƣờng vay đƣợc với số số tiền ít hơn so với hộ không nghèo. Số hộ nghèo vay với mức vốn từ 5 triệu trở xuống có khoảng 27%, mức bình quân của hộ nghèo vay cũng chỉ có khoảng 10 triệu, trong khi đó mức bình quân của hộ không nghèo vay đến 61,47 triệu.

Hộ nghèo có thể vay vốn từ NHCSXH với mức lãi suất thấp 0,6%/tháng. Theo quy định NHCSXH Việt Nam, có thể vay từ 30 - 50 triệu đồng. Nhƣng trên thực tế cho thấy, các khoản vay cho từng hộ nghèo rất thấp (10 triệu đồng trở xuống). Ngoài ra thủ tục vay khá phức tạp, các hộ nghèo khó tiếp cận với khoản vay này. Nguyên nhân, đây là các khoản vay tín chấp. Các ngân hàng khác nhƣ NHNN&PTNT chỉ cho vay thế chấp với lãi suất khá cao (10,5- 12%/năm) nên càng khó tiếp cận hơn.

Các hộ dân thiếu vốn trong khi các khoản chi phí đầu tƣ sản xuất khá cao nhƣ: Đầu tƣ vào trồng cà phê từ 40-50 triệu đồng/ha/năm; Đối với chăn nuôi, đầu tƣ chăn nuôi bò, chi phí mua một con bê hết hơn 10 triệu đồng, một con bò cái giống gần 20 triệu đồng. Những hộ gần nguồn nƣớc muốn nuôi cá, chi phí để có một hồ nuôi cá từ khâu đào hồ, xây kè và thả cá giống cần vốn từ 30 đến 40 triệu đồng. Vì vậy, đối với hộ nghèo muốn có khoản tiền lớn để đầu tƣ rất khó khăn. Nhiều hộ trong lúc khó khăn, túng thiếu đã tiếp cận các nguồn vốn khác với lãi xuất cao nhƣ vay nóng từ 3-5%/tháng, hoặc các nguồn vốn của đại lý phân bón, giống cây trồng. Khi đến vụ thu hoạch, bán lại sản phẩm để trừ nợ. Vì vậy làm cho thu nhập của các hộ nghèo càng thấp, dễ dẫn đến nghèo đói.

Huyện Krông Nô có triển khai nguồn vốn quản lý và sử dụng quỹ phát triển xã (Vốn CDF) thuộc dự án Flitch cho các xã khó khăn vay. Mức vay ngắn hạn không quá 3 triệu đồng, thời gian vay không quá 12 tháng, mức vay

trung hạn không quá 5 triệu đồng thời gian vay không quá 24 tháng, lãi suất 0,6-0,65%/tháng. Đây có thể coi là tín dụng vi mô, nhƣng thực tế với nguồn vốn cho vay nhƣ trên, có nhiều hộ vay nhƣng không mang lại hiệu quả, vì số tiền vay chỉ đủ mua vài bao phân và vài ký gạo, không thể đầu tƣ vào sản xuất, có nhiều hộ vay về chỉ để tiêu dùng sau đó mang nợ vài triệu đồng.

Nhƣ vậy, vốn vay sản xuất và khả năng tiếp cận vốn vay là nguyên nhân quan trọng và phổ biến nhất đối với tình trạng nghèo đói của hộ.

c. Về tình hình trang bị phương tiện sản xuất

Phƣơng tiện sản xuất của chủ hộ chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thƣờng là máy cày, xe công nông, máy xay xát, máy tuốt lúa, máy bơm nƣớc, bình (máy) phun thuốc…Tuy nhiên, mức độ trang bị phƣơng tiện sản xuất của hộ ở đây không nhiều, chủ yếu các hộ chỉ có máy bơm nƣớc và bình phun thuốc – đây là loại phƣơng tiện với chi phí ít nhất nên đƣợc trang bị phổ biến ở các hộ. Máy cày hay máy xay xát thƣờng chỉ có những hộ khá giả trang bị. Theo kết quả điều tra, có 3 hộ/200 hộ có máy tuốt lúa, có 85 hộ có trang bị máy bơm nƣớc, 37 hộ trang bị bình (máy) phun thuốc, chỉ có 25 hộ có máy cày, xe công nông và máy xay xát. Có thể thấy rằng mức độ trang bị phƣơng tiện sản xuất là hệ quả của tình trạng nghèo.

d. Về khả năng tiếp cận thông tin, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng

Các nông hộ ở huyện Krông Nô tiếp cận thông tin, kỹ thuật trong sản xuất chủ yếu thông qua các lớp tập huấn khuyến nông, theo dõi các kênh thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp, giá cả trên truyền hình …

Xét từ bản thân hộ, hầu hết các hộ gia đình đều trang bị ti – vi màu, có truyền hình cáp nhƣng tỷ lệ hộ xem các chƣơng trình liên quan đến sản xuất nông nghiệp là rất ít, chủ yếu xem các chƣơng trình giải trí và thời sự. Thông tin về giá cả nông sản chủ yếu có đƣợc qua bạn bè, gia đình, hàng xóm và chủ đại lý. Các thông tin về khoa học kỹ thuật trong sản xuất có đƣợc từ các lớp

tập huấn khuyến nông tổ chức. Tuy nhiên, do ngƣời dân vẫn sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính, tham gia tập huấn chỉ với mục đích nhận đƣơc tiền hỗ trợ. Bên cạnh đó, khả năng tiếp thu vẫn còn hạn chế do trình độ học vấn thấp nên kết quả mang lại từ các chƣơng trình này không cao.

Xét từ các yếu tố bên ngoài hộ. Thứ nhất, các lớp tập huấn kỹ thuật chủ yếu diễn ra trong phòng với bài giảng mang tính lý thuyết, trong khi đó, ngƣời dân cần hƣớng dẫn thực tế ngoài vƣờn. Những bài giảng lý thuyết khó hiểu và trình độ hiểu biết của ngƣời dân đã làm cho hiệu quả của các chƣơng trình này không phát huy đƣợc hết hiệu quả. Thứ hai, các lớp tập huấn diễn ra vào thời điểm ngƣời dân phải đi làm nên ngƣời dân thƣờng không tham gia đầy đủ. Trƣờng hợp hộ không tham gia là do thông tin không đến đƣợc với hộ hoặc do tâm lý ngại đi.

Về cơ sở hạ tầng: Ngƣời dân đã đƣợc hƣởng lợi từ các chính sách phát triển về cơ sở hạ tầng nhƣ điện thắp sáng, trƣờng học, trạm y tế tƣơng đối đầy đủ. Chỉ riêng đƣờng giao thông bị hƣ hỏng và tu sửa liên tục, rất khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa cũng nhƣ đi lại đặt biệt vào mùa mƣa, chỉ tính riêng tuyến đƣờng liên huyện từ huyện Cƣ Jut vào trung tâm huyện Krông Nô đi lại đã rất khó khăn, đây là con đƣờng lƣu thông giao thƣơng chính của huyện, chƣa kể đến những con đƣờng đi từ trung tâm huyện về các xã nhƣ xã Buôn Choal đến mùa mƣa hầu nhƣ đi không đƣợc. Từ đó làm cho giá cả nông sản của ngƣời dân bị ép giá bán với giá thấp hơn so với thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô, tỉnh đăk nông (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)