Nguyên nhân và yếu tố tác động đến tình trạng nghèo đói của các hộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô, tỉnh đăk nông (Trang 76 - 79)

6. Bố cục của đề tài

3.7.1. Nguyên nhân và yếu tố tác động đến tình trạng nghèo đói của các hộ

các hộ dân tại huyện Krông Nô

Từ kết quả kết hợp giữa phân tích định tính và định lƣợng cho thấy trong các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ bao gồm 5 biến có ý nghĩa thống kê đó là trình độ học vấn của chủ hộ, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, diện tích đất sản xuất, phƣơng tiện trang bị trong sản xuất

giới tính của chủ hộ. Chúng ta có thể nhóm các yếu tố trên thành:

Khả năng tiếp cận nguồn lực: Các nguồn lực ở đây bao gồm: đất đai, vốn tín dụng.

Đất đai: Đất đai là tƣ liệu sản xuất không thể thiếu của ngƣời dân. Không có đất sản xuất, quy mô diện tích đất nhỏ và chất lƣợng đất là những yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập và khả năng rơi vào tình trạng nghèo của hộ. Có một số hộ dân không có đất sản xuất vì lý do nhƣ sau: Có hộ vì quá khó khăn đã bán đất để lấy tiền chi tiêu, có một số hộ là dân di cƣ tự do nên chƣa có tiền để mua đất, điều này sẽ làm cho nguy cơ nghèo cao.

Vốn vay: Các hộ thƣờng vay tại các tổ chức tín dụng nhƣ NHCSXH, NHNNPTNN hoặc các nhóm tín dụng đƣợc thành lập bởi các dự án hỗ trợ phát triển. Tại các tổ chức này, các khoản vay với lãi suất ƣu đãi và thời hạn hoàn trả từ 1-3 năm. Tuy vậy, tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích vẫn đang diễn ra. Khi nhận đƣợc tiền vay, đầu tƣ cho sản xuất ít nhƣng mua sắm các vật dụng cho gia đình hoặc nhu cầu cá nhân nhiều hơn. Họ dùng tiền vay để chi tiêu cho ăn uống hằng ngày, mua xe máy, điện thoại…và cuối cùng họ vẫn vay phân bón (là chi phí cao nhất trong sản xuất) với lãi suất cao.

Thiếu vốn, khó có thể trang bị dụng cụ, máy móc để hỗ trợ cho sản xuất, vì vậy trong quá trình canh tác thƣờng hay thuê mƣợn làm cho chi phí trên đơn vị sản xuất cao, thu nhập thấp lại thấp. Vì vậy, làm cho nguy cơ nghèo cao hơn.

Khả năng tiếp cận khoa học công nghệ của chủ hộ: Khả năng này đƣợc thể hiện thông qua biến trình độ học vấn của chủ hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ tƣơng đối thấp, hộ nghèo không biết chữ chiếm hơn 11% và có trình độ tiểu học hơn 37%. Trình độ học vấn thấp đã làm hạn chế khả năng tiếp thu các phƣơng pháp sản xuất mới, Hạn chế việc lựa chọn phƣơng án đầu tƣ sao cho có hiệu quả, hạn chế khả năng nhận biết thông tin giá cả thị trƣờng. Trình độ học vấn thấp của chủ hộ còn ảnh hƣởng lâu dài cho các thế hệ sau.

Phƣơng tiện sản xuất: Đây là cơ sở để hộ tăng năng suất lao động, mở rộng diện tích canh tác tạo động lực nâng cao thu nhập hay giảm nghèo.

Giới tính của chủ hộ: Đặc điểm của chủ hộ đặc biệt là giới tính ảnh hƣởng đến kết quả giảm nghèo của hộ. Khác với các nghiên cứu trƣớc đây, chúng tôi thấy rằng hộ với chủ hộ là nữ có khả năng giảm nghèo tốt hơn vì vậy các chính sách nên tập trung khuyến khích phụ nữ tham gia vào quá trình ra quyết định của hộ.

Nguyên nhân từ phân tích định tính:

Ngoài ra, các vấn đề khác liên quan đến tình trạng nghèo đói của hộ đƣợc rút ra từ phân tích định tính nhƣ sau:

Tình trạng lao động, việc làm: Công việc nhàn rỗi, việc làm tạo thu nhập thƣờng không ổn định và không liên tục càng làm cho nam giới hay tụ tập ăn nhậu làm cho gia đình càng khó khăn hơn. Ngƣời dân phải đi làm thuê để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (lúa, ngô, sắn, cà phê…) chỉ có vào cuối vụ sau khi trừ các khoản chi

phí nhƣ trả tiền ứng phân bón đầu kỳ, vay tiền hoặc lúa gạo… số tiền còn lại cũng không đủ để ngƣời dân tích lũy dự phòng.

Tình hình thu nhập, chi tiêu: Hộ nghèo có khoảng thu nhập bình quân/tháng quá thấp. Trong khi đó, các khoản chi tiêu của hộ nghèo bao gồm: xăng dầu, thực phẩm, quần áo, chi cho y tế giáo dục chỉ chiếm tỷ lệ thấp do đa số hộ nghèo đều đƣợc hƣởng trợ cấp học phí và bảo hiểm y tế. Hơn thế nữa, việc chi tiêu cho sản xuất nông nghiệp thƣờng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi tiêu cho hộ. Hộ thƣờng không tích lũy dự phòng nên tình trạng vay mƣợn, trả nợ cứ liên tục diễn ra. Điều này làm cho khả năng rơi vào tình trạng nghèo của hộ khá cao.

Bên cạnh những yếu tố thuộc về đặc điểm của hộ thì nguyên nhân sâu xa của tình trạng nghèo của hộ dân có thể đƣợc xem xét từ những khía cạnh sau:

Thứ nhất, sự yếu kém của lực lƣợng sản xuất nhƣ trình độ nhận thức, sự thiếu thốn về dinh dƣỡng hằng ngày không đảm bảo sức khỏe về thể lực là một trong những nguyên nhân sâu xa của tình trạng nghèo, nhất là nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, chế độ sở hữu gắn liền với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, lực lƣợng sản xuất nào thì tƣơng ứng với chế độ sở hữu đó. Khi lực lƣợng sản xuất của ngƣời nông dân còn nghèo nàn, yếu kém thì tất yếu dẫn đến chế độ sở hữu cũng nhƣ vậy.

Thứ ba, việc phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cƣ. Phân phối thu nhập liên quan đến tình trạng nghèo đói đƣợc xem xét ở khía cạnh ngƣời tiếp nhận thu nhập. Phân phối thu nhập thể hiện ở mối quan hệ tiền công giữa ngƣời làm thuê (thƣờng là ngƣời nghèo) với ngƣời đi thuê mƣớn lao động, thể hiện ở việc các chủ hộ kinh doanh buôn bán nhận đƣợc lợi nhuận cao từ việc bán sản phẩm nông nghiệp cho ngƣời nghèo.

Thứ tƣ, các chính sách giảm nghèo chƣa thực sự phát huy hết hiệu quả khi triển khai đến địa phƣơng. Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, tình trạng thất thoát vốn, tiêu cực trong quá trình thực hiện…đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tình trạng nghèo của hộ. Một trong những nguyên nhân quan trọng xuất phát từ bản thân hộ gia đình đó là thiếu vốn sản xuất nhƣng việc thất thoát một số tiền không nhỏ từ nguồn vốn các chƣơng trình giảm nghèo đã làm khó khăn hơn trong khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngƣời nghèo.

Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông kém, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động giao thƣơng, buôn bán. Đến mùa mƣa, đƣờng xá đi lại khó khăn, nông sản sau thu hoạch thƣờng bị thƣơng lái ép giá làm cho thu nhập ngƣời dân giảm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô, tỉnh đăk nông (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)