6. Bố cục của đề tài
4.2.2. Mở rộng hoạt động tín dụng và tăng quy mô vốn vay cho ngƣời nghèo
Để ngƣời dân không cần sử dụng nhiều diện tích đất canh tác nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc nguồn thu nhập, cần tăng hệ số gieo trồng bằng cách trồng xen, thâm canh, tăng vụ; đa dạng hóa cây trồng vật nuôi; tận dụng phế thải nông nghiệp để giảm chi phí đầu vào. Với những loại cây trồng chính của hộ là lúa, ngô, sắn và cà phê. Trong đó cà phê đƣợc coi là nguồn cho thu nhập cao của hộ, sắn là loại cây gây bạc màu đất nên có xu hƣớng giảm dần. Nhƣng do đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của cà phê đã làm cho thời gian quay vòng vốn lâu, đầu tƣ nhiều, không phải nơi nào cũng trồng đƣợc. Bên cạnh đó, ngƣời dân chủ yếu tập trung vào trồng trọt và hầu nhƣ ít chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… Vì vậ
ỉ giúp rút ngắn thời gian quay vòng vốn mà còn cải thiện hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác.
Để giải quyết đƣợc vấn đề trên, chắc chắn ngƣời dân cần đến nguồn vốn để đầu tƣ, sản xuất.
4.2.2. Mở rộng hoạt động tín dụng và tăng quy mô vốn vay cho ngƣời nghèo ngƣời nghèo
Quy mô vốn vay ảnh hƣởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến kết quả giảm nghèo của hộ. Thiếu vốn sản xuất là tình trạng chung của các hộ nghèo. Đây là một trong những nút thắt tạo nên vòng luẩn quẩn của tình trạng nghèo.
Nhƣ vậy, giải pháp về vốn cho ngƣời nghèo là giải pháp mang tính tổng thể vì nó liên quan đến mọi vấn đề trong sản xuất của hộ nghèo. Giải quyết hiệu quả về hỗ trợ vốn tín dụng cho hộ và tạo thu nhập ổn định trong sản xuất là điều kiện cần giúp hộ giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Loại tín dụng ƣu đãi từ các chƣơng trình hỗ trợ từ Nhà nƣớc chỉ đến đƣợc với rất ít ngƣời nghèo trong hàng chục vạn hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bất cân xứng thông tin giữa các tổ chức tín dụng và ngƣời dân, vấn đề lợi ích nhóm, hoặc do nguồn vốn không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân…Tuy nhiên, phần lớn các hộ nghèo đều ngại vay tiền trong hệ thống dịch vụ tài chính Nhà nƣớc do thủ tục, thời gian vay và số lƣợng vốn vay không nhiều. Chính vì vậy, giải pháp về vốn cần tập trung:
Đơn giản hóa các thủ tục xin vay vốn, sử dụng đa dạng các hình thức cho vay đối với hộ nghèo. Ngoài ra đa dạng hóa nguồn vốn cho vay hay cho vay kết hợp với hỗ trợ phƣơng thức làm ăn, sản xuất, mở rộng phạm vi sử dụng vốn vay của các chƣơng trình giảm nghèo đồng thời tạo điều kiện để cộng đồng tham gia nhiều hơn vào quá trình lập kế hoạch, chọn ngƣời vay vốn và quyết định mức cho vay.
Kế quả phân tích ở bảng 3.14 cho thấy quy mô vốn nhỏ hiện nay là không phù hợp. Vì vậy, các tổ chức cấp vốn cho ngƣời nghèo cần kết hợp với nhau để đảm bảo quy mô vốn vay đủ lớn cho mỗi hộ, mạnh dạng cho hộ nghèo vay để đầu tƣ sản xuất với mức vốn có thể từ 30 triệu đến 50 triệu đồng. Các ngân hàng không nên lấy lý do sợ hộ nghèo khó có khả năng hoàn vốn dẫn đến nợ xấu mà gây khó khăn trong quá trình vay. Nhƣ vậy, nhà nƣớc phải có chƣơng trình hoạt động cụ thể, chi tiết, rõ ràng, cùng với sự nhất quán giữa tổ chức tài chính vi mô với các cấp chính quyền địa phƣơng và nhân dân trong việc thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch để đạt đƣợc mục tiêu giảm
nghèo của huyện. Các cán bộ, nhân viên trong tổ chức cần phối hợp giữa các bộ phận phòng ban một cách linh hoạt và đồng bộ giúp ngƣời nghèo tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất.
Đa số các chính sách giảm nghèo đều xem sự hỗ trợ về lãi suất, về thời hạn vay, về công cụ bảo đảm là chìa khóa của tín dụng cho ngƣời nghèo. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự nằm trong nỗ lực thoát nghèo của bản thân hộ nghèo, mọi tác động chỉ có tính chất kích thích. Hiệu quả kỹ thuật thấp của các hộ nghiên cứu cho thấy tác động của các chƣơng trình giảm nghèo chƣa cao. Hiện nay NHCSXH VN hỗ trợ mức lãi suất thấp nhất từ 0,6-0,65%/tháng, nếu tính sơ, ví dụ một hộ nghèo vay 50 triệu để mua bò chăn nuôi, hay đào ao thả cá…thì ít nhất sau 1 năm mới có sản phẩm để bán trả nợ. Nhƣng số tiền phải trả lãi vay hàng tháng khoảng 300 nghìn, đối với hộ nghèo, khoảng chi phí này cũng nên cân nhắc. Nếu các tổ chức tín dụng có biện pháp giảm lãi suất hoặc miễn lãi suất những tháng đầu thì hiệu quả vay của ngƣời nghèo sẽ cao và mạnh dạng vay hơn.
Ngƣời dân không chỉ vay ở các tổ chức tín dụng mà còn vay các đại lý (tiền, phân bón). Với nguồn thu nhập không ổn định của các hộ nghèo đồng bào dân tộc tại chỗ thì việc trả cả gốc lẫn lãi không chỉ của một nguồn vay mà còn từ nhiều nguồn khác trong đó việc vay của đại lý cho sản xuất nông nghiệp với lãi suất cao thƣờng mang lại nhiều khó khăn cho hộ. Cùng với đó, việc can thiệp, kiểm soát tình trạng cho vay nặng lãi sẽ rất khó khăn. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát cần thực hiện chặt chẽ để tránh tình trạng thất thoát nguồn vốn sai đối tƣợng.
Nâng cao hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển từ các tổ chức phi chính phủ và chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Để mục đích của các dự án này đến đƣợc với ngƣời thụ hƣởng, cần chú ý các vấn đề sau:
Cần áp dụng quy trình thẩm định chặt chẽ có xác định nguồn vốn, hình thức phân cấp, trách nhiệm từ khâu điều tra, khảo sát, thiết kế đến thi công, kiểm tra, giám sát dự án. Xây dựng mô hình điểm về xóa đói, giảm nghèo cho từng tiểu vùng để nhân rộng ra toàn vùng.
Giám sát việc sử dụng vốn cũng là khâu quan trọng. Để hạn chế ngƣời nghèo sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào mục đich tiêu dùng, tổ chức tín dụng cần thƣờng xuyên phải kiểm tra. Nhƣ vậy, ngƣời nghèo sẽ thật sự sử dụng vốn vay vào đầu tƣ sản xuất và sẽ có nhiều cơ hội thoát nghèo hơn.
Nhân rộng các mô hình nhƣ “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “Tổ tiết kiệm phụ nữ”, “Tổ tƣơng trợ vốn” hỗ trợ vốn bằng tiền hoặc bằng súc vật sinh sản cho các hộ khó, phong trào của phụ nữ “Ngƣời khá giúp ngƣời khó” mang tính nhân văn sâu sắc trong tình làng nghĩa xóm, đùm bọc lẫn nhau làm thay đổi hình ảnh của phụ nữ trong gia đình.