6. Bố cục của đề tài
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Krông Nô là một huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông. Trung tâm huyện là thị trấn Đắk Mâm, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng hơn 70km về phía Đông Bắc theo hƣớng Tỉnh lộ 14. Huyện Krông Nô giáp tỉnh Đắk Lắk về phía Đông, giáp huyện Đắk Song và huyện Đắk Mil về phía Tây, giáp huyện Đắk G'Long về phía Nam và giáp các huyện Cƣ Jút về phía Bắc. Dân số trên toàn huyện 68.990 ngƣời, mật độ dân số 85 ngƣời/km2. Huyện Krông Nô có diện tích trồng cây lƣơng thực lớn nhất tỉnh với gần 19 nghìn ha, sản lƣợng đạt khoảng 123,4 ngàn tấn. Nơi đây đã hình thành vùng chuyên canh với diện tích lên hàng ngàn héc ta: Diện tích trồng lúa khoảng 4 ngàn héc ta với sản lƣợng 26 ngàn tấn, diện tích cây ngô khoảng 15 ngàn ha với sản lƣợng đạt khoảng 100 ngàn tấn [32]. Hiện nay, huyện Krông Nô đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng ý chọn là nơi xây dựng mô hình kiểu mẫu, vùng sản xuất ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao ở các xã Đăk Sôr, Đăk Drô và Tân Thành. Ngoài ra huyện Krông Nô đã quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh lúa công nghệ cao tập trung ở xã Buôn Chóah, sản xuất ngô ở xã Nâm N’Dir, Đức Xuyên, Đăk Sôr, Đăk Drô [33].
Bên cạnh đó, huyện Krông Nô còn có tiềm năng rất lớn về khoáng sản, nhƣ có trữ lƣợng đá bazan bọt lớn nhất tỉnh, bao gồm ba điểm mỏ phân bố tại xã Quảng Phú, Buôn Chóah với tổng diện tích quy hoạch 17,383 km2. Tài
nguyên này đƣợc dự báo lên đến 82 triệu tấn nếu sản xuất theo qui mô công nghiệp. Hai mỏ cát xây dựng phân bổ trong lòng và bãi bồi sông Krông Nô tại xã Quảng Phú, Đăk Nang chƣa đƣợc khai thác với tổng diện tích quy hoạch lên đến 1,206 km2
, trữ lƣợng 3,314 triệu m3 [33]. Tuy nhiên, khác với tiềm năng của mình hiện tại ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ phát triển rất chậm tại huyện này.
Du lịch cũng là thế mạnh của Krông Nô với nhiều danh lam thắng cảnh do thiên nhiên ban tặng nhƣ cụm thác Draysap - Gia Long, Hồ Ea Senô, Núi Nam nung. Trong đó, thác Draysap có hệ thống hang động, núi lửa, kiến tạo địa chất trong niên đại từ 0,3 đến 3 triệu năm trƣớc đã đƣợc các cơ quan hữu quan của nhà nƣớc lập dự án trình Unesco để công nhận là di sản địa chất của thế giới [33]. Tuy nhiên, ngành du lịch của huyện hoạt động chƣa hiệu quả với lƣợng khách ngày một giảm đi, chƣa mang lại giá trị cao và chƣa tạo đƣợc nguồn lao động dịch vụ này.