6. Bố cục của đề tài
2.1. THIẾT KẾ CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ QUY MÔ MẪU
Trên địa bàn huyện Krông Nô là một huyện thuần nông bao gồm 11 xã và 01 thị trấn. Nhìn chung, toàn huyện có điều kiện kinh tế - xã hội tƣơng đối đồng đều, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện năm 2013 là 15,88%. Để đại diện cho toàn huyện, tác giả đã lựa chọn hai xã trong nghiên cứu của mình. Các xã này này phải có vị trí, đặc điểm tự nhiên, đăc điểm dân số và tỷ lệ hộ nghèo bình quân mang tính đại diện cho huyện cao. Từ kết quả khảo sát thực địa và qua báo cáo của huyện Krông Nô, 02 xã Đăk Sôr và Đăk Drô đã đƣợc lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu mang đại diện cho huyện.
Do hạn chế về mặt thời gian, số liệu điều tra đƣợc tiến hành tại một thời điểm (Cross-sectional data). Quy mô mẫu đƣợc ƣớc lƣợng theo quy tắc đƣa ra bởi Tabachnick & Fidell (1996): số lƣợng mẫu tối thiểu là n = 50 + 8x(số biến độc lập). Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm địa hình, sự phân bố dân cƣ và các điều kiện chủ quan khác, quy mô mẫu điều tra đƣợc tăng so với ƣớc lƣợng mẫu tối thiểu từ quy tắc Tabachnick & Fidell (1996). Kết quả, 200 phiếu điều tra đƣợc thu thập tƣơng ứng với 200 hộ gia đình đƣợc phỏng vấn.
Các hộ điều tra đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn thuần căn
cứ vào danh sách các hộ lấy từ UBND hai xã (bốc thăm ngẫu nhiên). Số lƣợng hộ điều tra phân bổ theo các xã nhƣ sau:
Bảng 2.1: Phân bổ số hộ điều tra theo xã
Tên xã Số hộ điều tra Tỷ lệ (%)
Đăk Drô 100 50
Đăk Sôr 100 50