6. Bố cục của đề tài
3.7.2. Những hạn chế, bất cập và vấn đề đặt ra cho tình trạng nghèo của
của huyện
Hiện nay còn mốt số chƣơng trình, dự án vẫn còn những tồn tại, hạn chế và bất cập trong công tác quản lý và thực hiện công tác giảm nghèo. Những hạn chế này cũng là những vấn đề đặt ra cho công tác giảm nghèo của huyện.
Một là, trình độ phát triển kinh tế xã hội, lực lƣợng sản xuất còn yếu kém, lạc hậu. cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của nhân dân cũng nhƣ phục vụ cho các hoạt động ở các khu vực sản xuất.
Hai là, chất lƣợng nguồn nhân lực, lao động có tay nghề còn thấp.
Ba là, trong khâu lập dự án, việc khảo sát một số hạng mục công trình ở một số địa phƣơng chƣa phù hợp, chƣa sát với thực tế, nên trong quá trình thực hiện gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, đền bù giải toả; thậm chí có một số hạng mục không thực hiện đƣợc, có hạng mục phải điều chỉnh lại...Trong thời gian thực hiện dự án do giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu luôn biến động kéo theo giá nhân công, giá xây dựng tăng nên chi phí đầu tƣ của một số hạng mục công trình vƣợt mức so với thời điểm dự án đƣợc phê duyệt, làm cho một số hạng mục đến nay vẫn chƣa hoàn chỉnh.
Bốn là, việc cho vay vốn đầu tƣ phát triển sản xuất chƣa đạt hiệu quả, chƣa chú trọng cho ngƣời nghèo vay với nguồn vốn lớn để có thể tự họ cải tạo đất đai, mua cây, con giống, nguồn vốn vay chƣa đúng đối tƣợng cho vay
Năm là, địa bàn dân cƣ phân bố rộng, thƣa thớt, điều kiện đi lại khó khăn nhất là vào mùa mƣa nên công tác phổ biến, tuyên truyền đến ngƣời dân còn hạn chế và chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Bên cạnh đó, do thời gian ban ngày ngƣời dân thƣờng lên rẫy nên việc gặp gỡ, tiếp xúc thƣờng là ban đêm. Đây là một trong những khó khăn khách quan trong quá trình triển khai các chƣơng trình dự án giảm nghèo.
Sáu là, công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ; cán bộ chuyên trách địa phƣơng chƣa ý thức vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giảm nghèo.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Nội dung chính của chƣơng này là phân tích các yếu tố tác động đến sự giảm nghèo của các hộ dân trên địa bàn huyện Krông Nô. Trên cơ sở kết quả điều tra 200 hộ, bằng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng nghèo của hộ và sử dụng phƣơng pháp phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic bằng phần mềm SPSS 18.0 để xác định nguyên nhân chính gây nên tình trạng nghèo. Kết quả cho thấy, tình trạng nghèo của huyện là do tác động tổng hòa của nhiều nguyên nhân (khách quan, chủ quan) nhƣ: Tình trạng việc làm, trình độ học vấn, quy mô vốn tín dụng, quy mô diện tích . Trong đó, mô hình kinh tế lƣợng cho thấy 5 yếu tố có ý nghĩa thống kê là trình độ học vấn chủ hộ, diện tích đất sản xuất của hộ, tín dụng, trang bị phƣơng tiện sản xuấtvà giới tính chủ hộ tác động trực tiếp đến kết quả giảm nghèo. Từ đó có phƣơng hƣớng chính sách để giải quyết vấn đề này một cách tốt hơn.
CHƢƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH