1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án toán 6 thi GV Giỏi cấp Quận năm 2016-2017

15 392 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 5,91 MB

Nội dung

Giáo án toán 6 thi GV Giỏi cấp Quận năm 2016-2017

Trang 1

TIẾT 51 – QUY TẮC DẤU NGOẶC

A MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có được:

1 Về kiến thức:

- Hiểu và phát biểu được quy tắc dấu ngoặc

- Biết khái niệm tổng đại số và các phép biến đổi có thể thực hiện được trong tổng đại số: đổi chỗ các số hạng; nhóm các số hạng

- Vận dụng đúng quy tắc dấu ngoặc để tính nhanh giá trị của tổng đại số.

2 Về kĩ năng:

- Tính toán chính xác, linh hoạt

- Biết tổ chức hợp tác nhóm

3 Về thái độ:

- Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia vào các hoạt động

- Có tinh thần hợp tác, say mê, sáng tạo trong học tập

4 * Phát triển 8 năng lực của học sinh

- Năng lực tự học,

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thể chất

- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực hợp tác

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực tính toán

* Phát triển 3 phẩm chất của học sinh:

- Sống yêu thương

- Sống tự chủ

- Sống trách nhiệm

Trang 2

B CHUẨN BỊ:

1 Giáo viên:

- Giáo án, bài giảng điện tử powerpoint, bảng nhóm, bút dạ, đèn chiếu, sơ đồ tư duy,…

- Tìm các đoạn phim trên Youtube

- Sử dụng máy chiếu Projector

- Sử dụng phần mềm Violet 1.9

- Sử dụng phần mềm cắt, ghép phim

- Sử dụng kĩ thuật dạy học hiện đại

- Xây dựng kế hoạch dạy học

- Phân công nhiệm vụ, giao việc cho học sinh; tiếp nhận ý kiến, giải quyết vướng mắc, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

- Sử dụng bảng tương tác

- Sử dụng ti vi kết nối iphone

2 Học sinh:

- Đọc trước bài và các tài liệu khác, tra cứu thông tin ở thư viện nhà trường, Internet và các nguồn thông tin khác

- Chuẩn bị bài theo sự phân công, hướng dẫn của giáo viên

C KIẾN THỨC LIÊN MÔN:

- Môn Âm nhạc: Bài hát : “ Ba gọn nến lung linh” của nhạc sĩ : Ngọc lễ

- Môn Địa lí: Giới thiệu về SaPa

- Môn Lịch Sử: Địa danh Sapa

- Môn Ngữ văn: Tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa ” của nhà văn Nguyễn Thành Long.

- Môn Tin học: Khai thác các tranh ảnh, clip thông qua các trang web.

- Môn Mĩ thuật: Vẽ sơ đồ tư duy.

D

NỘI DUNG BÀI DẠY:

I Ổn định: Tổ chức lớp và kiểm tra đồ dùng học tập.

II Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)

-Mục đích: Tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài học mới.

-Phát huy năng lực cho học sinh: Giao tiếp,thể chất, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, hợp tác, ứng dụng CNTT.

-Phát huy phẩm chất: Trách nhiệm.

Học sinh đóng tiểu phẩm

Trang 3

Thời gian: 2 phút.

GV nhận xét, khen thưởng

GV chuyển, giới thiệu bài

TIẾT 51 – Quy tắc dấu ngoặc

* Nội dung bài học

Ngày hôm nay thầy hướng dẫn các em tìm hiểu 3 vấn đề:

1 Quy tắc dấu ngoặc

2 Tổng đại số

3 Luyện tập

Slide tương ứng

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu quy tắc dấu ngoặc

(20 phút )

GV hướng dẫn học sinh làm ?1

a) GV yêu cầu hs tìm số đối của:

2, (-5), 2 + (-5)

b GV yêu cầu hs

so sánh số đối của tổng 2 + (-5) với tổng

các số đối của 2 và (-5)

-Phát huy năng lực cho học sinh: Tự

học, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.

-Phát huy phẩm chất: độc lập – tự

chủ.

HS trả lời

HS trả lời

I Quy tắc dấu ngoặc

1) Làm ?1.

GV yêu cầu hs nhận xét số đối của một

tổng với tổng các số đối

HS trả lời

Trang 4

GV đưa ra nhận xét: Số đối của một tổng

bằng tổng các số đối

HS lắng nghe Một học sinh nhắc lại nhận xét

?2 Tính và so sánh kết quả

a) 12 - (4 – 6) và 12 - 4 + 6

GV yêu cầu 2 hs tính giá trị của 2 biểu

thức

? Nhận xét giá trị của hai biểu thức trên?

GV chốt:

12 - (4 – 6) = 12 - 4 + 6

? Qua ví dụ trên các em rút ra được nhận

xét gì?

HS trả lời và ghi bài

Nhận xét: Khi bỏ

dấu ngoặc có dấu

“-” ở đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc:

* Dấu “+” thành dấu

“-”

* Dấu “-” thành dấu

“+”

2) Làm ?2

?2 Tính và so sánh kết quả (tiếp)

b) 7 + ( 5 – 13) và 7 + 5 + (-13) b) 7 + ( 5 – 13)

Trang 5

GV yêu cầu 2 hs tính giá trị của 2 biểu

thức

? Nhận xét giá trị của hai biểu thức

GV chốt:

7 + ( 5 – 13) = 7 + 5 + (-13)

? Qua ví dụ trên các em rút ra được nhận

xét gì?

GV chốt kiến thức

HS trả lời

HS rút ra nhận xét:

* Nhận xét: Khi bỏ

dấu ngoặc có dấu

“+” ở đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên

= 7 + (-8)

= -1

7 + 5 + (-13)

= 12 + (-13) = -1 Vậy:

7 + ( 5 – 13) = 7 + 5 + (-13)

? Qua 2 ví dụ trên các em rút ra được nhận

xét gì?

HS trả lời :

Nhận xét: Khi bỏ

dấu ngoặc có dấu

“-” ở đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc:

* Dấu “+” thành dấu

“-”

* Dấu “-” thành dấu

“+” Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” ở đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên

Trang 6

GV tổng hợp lại thành quy tắc dấu ngoặc.

GV yêu cầu 1hs nhắc lại quy tắc dấu

ngoặc

- GV nhấn mạnh: Các em cần đặc biệt

chú ý trường hợp bỏ ngoặc có dấu trừ đằng

trước: phải đổi dấu tất cả các số hạng

trong ngoặc

Học sinh lắng nghe

1hs nhắc lại

3 Quy tắc dấu ngoặc:

( SGK – tr 84 )

4 Áp dụng:

Tính nhanh: (-257) - [(-257 + 156) – 56]

GV: Thầy có bài toán tính nhanh, thầy mời

các em cùng làm và chúng ta cùng thi xem

ai làm nhanh nhất?

GV gọi HS nhận xét.

GV chữa và cho điểm.

HS làm bài

2 HS lên bảng (1hs làm vào bảng tương tác, 1hs làm vào bảng xanh)

4 Áp dụng:

Tính nhanh:

(-257)- [(-257+156) -56]

Cách 1:

= -257 – [- 256+156-56]

= -257 +257 – 156 +56

= (- 257+257) + (

-156+56)

= 0 + ( -100)

= - 100

Cách 2:

(-257)- [(-257+156) -56]

= -257 + 257 – 156 + 56

= (- 257+257)+(-156+56)

= 0 + ( -100)

= - 100

Trang 7

GV chỉ ra sai lầm thường gặp của học sinh

khi phá ngoặc

GV đưa ra kinh nghiệm khi bỏ ngoặc

HS lắng nghe và ghi nhớ

Đúng:

a – (b + c – d)

= a–b –c+ d

GV hướng dẫn học sinh liên hệ lại bài toán

ban đầu để so sánh 2 cách làm

? Em nào có thể áp dụng quy tắc phá

ngoặc để tính giá trị của biểu thức trên?

? Em thích cách nào hơn? và vì sao?

GV chốt: Quy tắc dấu ngoặc sẽ giúp

chúng ta tính giá trị của biểu thức nhanh

hơn, hợp lí hơn

HS suy nghĩ trả lời = 15+(47-5+26) -(47+26)

= 15 + 47-5 +26-47 - 26

= 47-47 +26-26 + 15 – 5

=(47-47)+(26 - 26)+

(15– 5)

= 0 + 0 + 10

= 10

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu về tổng đại số (8 phút )

1) Đinh nghĩa

?Em biết gì về tổng đại số?

?Có bạn nào nhận xét và bổ sung cho

bạn?

Chú ý: Nếu không sợ nhầm lẫn ta có thể

nói gọn tổng đại số là tổng

VD: 15 + 47 – 5 + 26 – 47 – 26

-Phát huy năng lực cho học sinh: tính

toán, tư duy, tự học.

-Phát huy phẩm chất: độc lập – tự

chủ

HS suy nghĩ trả lời

HS lắng nghe

II Tổng đại số

1) Định nghĩa:

(SGK – Tr 84)

Chú ý: (SGK – Tr 84)

Ví dụ 1: 15 +47 –5 + 26

Trang 8

GV đưa ra ví dụ về tổng đại số

?Các em có thấy điều bất thường gì trong

ví dụ trên hay không?

Nếu hs phát hiện ra điều bất thường thì gv

hỏi tiếp?

? Bạn nào trong lớp mình có thể giải đáp

điều mà bạn đang băn khoăn không?

HS suy nghĩ và trả lời

– 47 – 26

Ví dụ 2 :

5 + (-3) – (-6) – (+7)

= 5 + (-3) + (+6) + (-7) = 5 – 3 + 6 - 7

Để cho đơn giản, khi viết một tổng đại số

sau khi chuyển các phép trừ thành phép

cộng (với số đối) ta có thể bỏ tất cả các

dấu của phép cộng và dấu ngoặc.

VD: 5 + (-3) – (-6) – (+7) = 5 + (-3) +

(+6) + (-7) = 5 – 3 + 6 - 7

?Qua phần trên các em thấy tổng đại số

có tính chất gì?

GV chốt tính chất 1.

Áp dụng: a – b – c =

HS quan sát

HS lắng nghe

HS trả lời

HS lắng nghe

HS làm bài

2) Tính chất

Tính chất 1:

(SGK–Tr 84)

a – b – c = -b + a – c

= -b –c + a

Tổng đại số còn có một tính chất nữa đó

là:

Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một

cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước ngoặc

là dấu “-” thì đổi dấu tất cả các số hạng

trong ngoặc

GV chốt tính chất 2.

HS lắng nghe

Tính chất 2:

(SGK–Tr 84)

a – b – c = a – (b +c)

Trang 9

Áp dụng: a – b – c =

Ví dụ: 284 – 75 -25 =

GV gọi HS nhận xét.

GV chữa.

HS làm bài Ví dụ: 284 – 75 – 25

= 284 – (75+25) = 284 – 100 = 184

GV tổng hợp 2 tính chất

GV chốt kiến thức đã học và chuyển sang

luyện tập

HS quan sát và nhắc lại

HS lắng nghe

Hoạt động 4 :Hướng dẫn học sinh luyện

tập để củng cố kiến thức ( 9 phút )

GV đưa ra bài toán 1

Bài 1.Tính nhanh ( bằng nhiều cách)

324 + [112- (112 + 324)]

-Phát huy năng lực cho học sinh:

CNTT, truyền thông,

tư suy, tính toán, tự học.

-Phát huy phẩm chất: độc lập – tự

324 + [112- (112 + 324)]

Trang 10

GV chia lớp làm 4 nhóm.

GV gọi đại diện nhóm nhanh nhất lên trình

bày lời giải của nhóm mình

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

GV chốt, đánh giá và cho điểm các nhóm

HS hoạt động nhóm trong 4 phút

HS thảo luận nhóm,

sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

HS lắng nghe

Cách 1:

= 324 +[112 – 112 – 324]

= 324 +[0 – 324]

= 324 – 324 = 0

Cách 2:

= 324 +[112 – 112 – 324]

= 324 + 112 – 112 – 324

= (324 – 324) +(112 – 112)

= 324 – 324

= 0

Cách 3:

= 324 + 112 – (112 + 324)

= 324 + 112 – 112 – 324

= (324 – 324 ) + (112 – 112)

= 0

G

V giới thiệu bài 2

Người ta tính nhiệt độ trung bình trong

một ngày bằng cách đo nhiệt độ tại nhiều

thời điểm rồi tính giá trị trung bình cộng

Ngày 16/12/2013, nhiệt độ đo được tại

Sapa thay đổi như sau:

HS lắng nghe

Trang 11

(t) 1h 6h 9h 12h 14h 17h 21h 23h

Em hãy tính nhiệt độ trung bình trong ngày

đó tại Sapa?

HS làm bài vào vở, 1hs lên bảng làm

HS đưa ra câu trả lời

Ta có:

(-10) + (-3) + 2 + 5 + 10 + 8 + 3 +1

= [(-10) + 10)] + [(-3) +3] + (2 +8) + (5 +1)

= 0 + 0 + 10 + 6

= 16 Trả lời: Tổng nhiệt độ của các thời điểm trên là:

160C Nhiệt độ trung bình tại 8 thời điểm trên là:

16 : 8 = 2 (độ C)

GV chiếu một đoạn clip về Sapa:

GV nói: Lớp chúng ta cùng làm một

chuyến du lịch đến Sapa qua màn ảnh nhỏ

Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày phần

chuẩn bị của nhóm mình tìm hiểu được về

Sapa

1 HS lên bảng trình bày

HS dưới lớp lắng nghe

Trang 12

Hoạt động 5 : Củng cố ( 3 phút)

GV tổng kết kiến thức bằng sơ đồ tư duy

Để củng cố toàn bộ kiến thức chúng ta sẽ

chơi 1 trò chơi

- GV cho HS chơi trò chơi “Sút bóng luân

lưu”

( Nếu còn thời gian.)

- GV gọi HS phổ biến luật chơi và thời

gian chơi

Luật chơi:

Với mỗi câu hỏi bạn nào giơ tay nhanh sẽ

được quyền trả lời (sút bóng).

Trả lời đúng (sút bóng vào gôn) sẽ được

nhận phần quả hết sức ý nghĩa.

Trò chơi kết thúc khi tất cả các câu hỏi đã

được trả lời.

-Phát huy năng lực cho học sinh:

CNTT, truyền thông,

tư suy, tính toán, tự học.

-Phát huy phẩm chất: độc lập – tự

chủ

- HS lắng nghe

- HS chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Hoạt động 6 : Hướng dẫn học bài ( 2

phút)

-Phát huy năng lực cho học sinh: Tính

toán, tự học.

-Phát huy phẩm chất: độc lập – tự

Trang 13

Về nhà học thuộc quy tắc dấu ngoặc

- Làm các bài tập 57, 59 SGK trang 85 để

tiết sau luyện tập

- Xem thêm các bài giảng trực tuyến trên

-

http://hpschool.vn/bai-giang-so-hoc-lop-6/bai-8-quy-tac-dau-ngoac

Trên : youtube.com và trên Hocmai.vn

chủ.

HS ghi nhớ nội dung chuẩn bị bài

Hoạt động 7 : Kết thúc và nhận xét tiết

học (1 phút)

Trang 14

PHỤ LỤC 1

A Bài tập trên lớp:

Bài 1 Tính nhanh (bằng nhiều cách)

324 + [112 - (112 + 324)]

Bài 2 Người ta tính nhiệt độ trung bình trong một ngày bằng cách đo nhiệt độ tại nhiều thời điểm rồi tính giá trị trung bình cộng.

Ngày 16/12/2013, nhiệt độ đo được tại Sapa thay đổi như sau:

Thời điểm

1 giờ 6 giờ 9 giờ 12 giờ 14 giờ 17 giờ 21 giờ 23 giờ Nhiệt độ -100C -30C 20C 50C 100C 80C 30C 10C

Em hãy tính nhiệt độ trung bình trong ngày đó tại Sapa

B Bài tập về nhà:

Bài 3 Đơn giản các biểu thức sau:

a) A = (a + b) + (c – d) – (c + a) – (b – d)

b) B = – (a – b + c) + (a – b + d)

c) C = ( a – b + c) – (a – b + c)

Bài 4 Một ô tô lên đến độ cao 800m, sau đó xuống dốc 70m, lên dốc 100m, xuống dốc 90m, lên dốc 160m Hỏi cuối cùng ô tô ở

độ cao bao nhiêu?

Bài 5 Tìm số nguyên x, biết:

a) 15 – (15 + x) = 21 b) 39 + ( x – 39) = 50 c) 3 – (17 – x) = 289 – (36 + 289)

Bài 6 Cho A = (a + b) – (c + d) trong đó a, b, c, d là các số nguyên khác nhau từ 1 đến 99 Tính giá trị nhỏ nhất của A.

Phục lục 2

Trang 15

Trò chơi “SÚT BÓNG LUÂN LƯU”

Câu 1 Giá trị của biểu thức : 2016 + ( 135 – 2016 ) là:

Câu 2 Giá trị của biểu thức : 2016 – (2016 + 2017 ) là:

Câu 3 Giá trị của biểu thức : – ( 48 – 95 ) + 48 là:

Câu 4 Tính nhanh: A = 42 – 73 -27 + 58

Câu 5 Cách viết nào sau đây là đúng?

a) a – b – c = a – (b – c)

b) a – b – c = a - ( b + c)

c) a – b – c = a + (b – c)

- Hết

Ngày đăng: 10/12/2017, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w