Điền vào “X” trong bảng Bài 3: Đánh giá hàng tồn kho – Kiểm kê định kỳ Có số liệu về tình hình nhập xuất của mặt hàng A tại Công ty Hừng Dương như sau : Yêu cầu: ab. Một nghiệp vụ mua h
Trang 1BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ 6
Bài 1: Thời điểm ghi nhận tăng/giảm hàng tồn kho
Có một số tình huống sau về hàng tồn kho tại Công ty Thiên Hùng (TPHCM) vào thời điểm 31.12.20x7:
a Một lô hàng trị giá 250 triệu nhận vào ngày 3.1.20x8, hóa đơn ghi ngày 5.1.20x8, hàng được gửi đi ngày 29.12.20x7, hàng mua theo giá FOB tại cảng đến
b Một số hàng hóa trị giá 1.200 triệu nhận được ngày 28.12.20x7 nhưng chưa nhận được hóa đơn Kiểm toán viên thấy trong hồ sơ số hàng này có ghi chú : hàng ký gửi
c Một kiện hàng trị giá 560 triệu tìm thấy ở bộ phận gửi hàng khi kiểm kê Kiểm toán viên kiểm tra hồ sơ thấy đơn đặt hàng ngày 18.12.20x7 nhưng hàng được gửi đi và hóa đơn được lập ngày 10.1.20x8
d Một lô hàng nhận ngày 6.1.20x8 trị giá 720 triệu được ghi trong Nhật ký mua hàng ngày 7.1.20x8 Hóa đơn cho thấy hàng được giao tại kho người bán ngày 31.12.20x7 theo giá FOB Kyoto Vào thời điểm kiểm kê (31.12.20x7) hàng chưa nhận được nên không nằm trong biên bản kiểm kê
Yêu cầu:
Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, số hàng hóa đó có được tính vào hay loại trừ ra khi kiểm
kê hàng tồn kho Giải thích?
Bài 2: Đánh giá hàng tồn kho – Kê khai thường xuyên
Có Sổ chi tiết mặt hàng A tại Công ty Thắng Lợi như sau :
S/lượng Đ/giá T/tiền S/lượng Đ/giá T/tiền S/lượng Đ/giá T/tiền
Trang 2Yêu cầu:
a Cho biết Thắng Lợi áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các phương pháp LIFO, bình quân gia quyền ?
b Điền vào “X” trong bảng
Bài 3: Đánh giá hàng tồn kho – Kiểm kê định kỳ
Có số liệu về tình hình nhập xuất của mặt hàng A tại Công ty Hừng Dương như sau :
Yêu cầu:
a Tính giá trị hàng xuất kho trong kỳ của Hừng Dương theo các phương pháp FIFO và bình quân gia quyền
b Nếu Hừng Dương sử dụng kê khai thương xuyên và phương pháp FIFO, với những dữ liệu của đầu bài, gía trị hàng xuất có thể xác định được không?
Bài 4: Đánh giá hàng tồn kho - Giá trị thuần có thể thực hiện
Trong quá trình lập báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc ngày 31.12.20x7, kế toán gặp những tình huống liên quan đến việc lập dự phòng sau đây Bạn hãy cho biết cách thức xử lý trong mỗi trường hợp (giả sử các trường hợp độc lập với nhau)
a Các hàng hóa có giá gốc khác biệt với giá trị thuần bao gồm: (đơn vị triệu đồng)
Tên hàng Giá gốc Giá trị thuần có thể thực
hiện
Giá thấp hơn
b Mặt hàng A-1992, công ty mua ngày 4.11.20x7 với giá gốc 180.000 đồng/tấn để cung cấp cho một khách hàng với giá cố định là 200.000 đồng/tấn, hợp đồng không có quyền hủy ngang Số lượng theo hợp đồng là 100 tấn Đến ngày 31.12.20x7, mặt hàng này còn tồn
120 tấn Giá có thể bán được của mặt hàng này trên thị trường (sau khi trừ đi các chi phí
để bán) là 160.000 đồng/tấn
c Mặt hàng C-012 có giá gốc là 800 triệu đồng, giá trị thuần có thể thực hiện vào ngày 31.12.20x7 là 720 triệu đồng Ngày 3.2.20x8, trong khi doanh nghiệp chưa hoàn thành
Trang 3d Nguyên liệu M-032 có giá gốc là 250 triệu, giá trị thuần có thể thực hiện là 180 triệu đồng Đây là nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm K, chi phí ước tính để chế biến là 60 triệu đồng, giá bán của sản phẩm K là 410 triệu đồng
Bài 5: Đặc điểm kiểm kê định kỳ
Cho biết ảnh hưởng của mỗi sai sót sau đây đến khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả, lãi chưa phân phối của niên độ này (Đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, không xét ảnh hưởng của thuế) :
a Hàng ký gởi được kiểm kê vào hàng tồn kho cuối kỳ, trị giá $10,000
b Số lượng đúng là 1,000 đơn vị kiểm kê ghi thành 100 đơn vị, đơn giá $50
c Một nghiệp vụ mua hàng trị giá $40,000 không được ghi chép và dù số hàng này có trong kho nhưng khi kiểm kê nó được loại ra không tính
d Một nghiệp vụ mua hàng trị giá $30,000 không được ghi chép và khi kiểm kê nó được tính vào hàng tồn kho
Bài 6: Chứng kiến kiểm kê
Trong quá trình kiểm tra về hàng tồn kho và các khoản mục liên quan của Công ty điện tử Tân Phú, một nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm điện tử dân dụng, kiểm toán viên ghi nhận những tình huống sau:
a) Trong lúc chứng kiến kiểm kê, kiểm toán viên ghi nhận có ba xe tải chứa đầy sản phẩm
đã được bốc xếp xong chuẩn bị chở đi giao hàng Kiểm toán viên tìm hiểu và biết số hàng này Tân Phú không tính vào hàng tồn kho cuối năm của công ty
b) Cũng trong quá trình kiểm kê, kiểm toán viên ghi nhận một số khá lớn sản phẩm mà bao
bì đã cũ và phủ đầy bụi bặm Khi được phỏng vấn, giám đốc nhà máy cho biết các sản phẩm này chắc chắn bán được, chỉ cần giảm giá một ít mà thôi
c) Qua trao đổi với Giám đốc nhà máy, kiểm toán viên được biết đây là lần đầu tiên từ khi thành lập, sản lượng sản xuất thấp hơn đáng kể so với mức công suất bình thường Điều này được giải thích do tình hình cạnh tranh và bằng chứng là dù đã giảm sản lượng, số sản phẩm sản xuất trong kỳ cũng chỉ tiêu thụ được khoảng 50%
d) Số liệu kiểm kê thực tế và số liệu trên sổ chi tiết hàng tồn kho có chênh lệch đáng kể Được biết trong năm, đơn vị đã cài đặt một phần mềm theo dõi kế toán hàng tồn kho mới
Yêu cầu:
Anh/Chị hãy trình bày các thủ tục kiểm toán bổ sung mà kiểm toán viên cần thực hiện để thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp cho mỗi trường hợp trên
Bài 7: Chứng kiến kiểm kê
Bạn được phân công kiểm toán hàng tồn kho của công ty MERCE chuyên sản xuất xe hơi Khi xem xét kế hoạch kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31.12.200X của công ty, bạn thấy rằng công ty MERCE không thực hiện kiểm kê toàn bộ mà chỉ chọn mẫu để kiểm kê và sau đó ước tính số liệu tồn kho của các chi tiết lắp ráp và phụ tùng thay thế
Trang 4Kế toán trưởng của MERCE cho rằng do hàng tồn kho của công ty có rất nhiều chi tiết lắp ráp và phụ tùng thay thế và công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, vì thế việc chọn mẫu để kiểm kê hàng tồn kho là hiệu quả và không cần thiết phải đếm toàn bộ các chi tiết và phụ tùng tồn kho
Yêu cầu:
a Nêu các điều kiện để KTV có thể chấp nhận cách thức kiểm kê của MERCE
b Giả sử KTV nhận thấy các điều kiện ở câu a được thỏa mãn, bạn hãy liệt kê các thủ tục kiểm toán có thể giúp KTV xác minh mục tiêu kiểm toán hiện hữu của hàng tồn kho phù hợp với tình huống trên
Bài 8: Đánh giá rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên Hùng đang lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của công ty Rồng Xanh cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.20x1
Công ty Rồng Xanh chuyên thu mua tôm từ nông dân, chế biến (bóc vỏ, lột đầu, cắt tỉa…) và xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các nhà phân phối cho các thị trường Hoa Kỳ, Nhật bản và châu
Âu Mỗi nhà phân phối thường có yêu cầu riêng về kích cỡ tôm, cách chế biến và đông lạnh rất khác nhau Bao bì cũng phải đặt theo mẫu mã của nhà phân phối
Trong hai năm trở lại đây, do một số nhà sản xuất trong nước cung cấp tôm không đạt yêu cầu, các nhà phân phối kiểm tra rất nghiêm ngặt và trả lại các lô hàng kém chất lượng
Thông thường, công ty mua tôm vào dựa trên đơn hàng ký 6 tháng một lần với các nhà phân phối nước ngoài Tuy nhiên, do đặc điểm mùa vụ, khi chưa có hợp đồng, công ty vẫn mua tôm, sơ chế
và đóng bao bì tạm để dự trữ Khi có hợp đồng, số tôm này được tái chế lại theo yêu cầu của khách và đóng bao bì mới theo quy cách của khách hàng
Giá tôm mua vào hoặc bán ra có chênh lệch lớn theo kích cỡ (loại nhỏ nhất có giá chỉ bằng 1/10 loại lớn nhất), theo chủng loại tôm (giá tôm sú cao hơn nhiều so với các loại tôm khác)
Quá trình chế biến tôm được tiến hành theo những quy định chặt chẽ về vệ sinh thực phẩm Các sản phẩm không đạt yêu cầu được loại ngay trên dây chuyền hoặc trong khâu kiểm tra sau cùng Hàng sản xuất xong được lưu trữ trong kho lạnh với thời gian cho phép là 24 tháng
Kho được thiết kế liền kề với nhà máy để thuận tiện cho quá trình nhập kho và bảo quản thành phẩm, do đó thuộc quyền quản lý của giám đốc nhà máy
Yêu cầu:
a Nêu những rủi ro kinh doanh có thể có liên quan đến khoản mục hàng tồn kho của công ty?
b Để có thể đánh giá rủi ro thấp xuống, kiểm toán viên Hùng tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với hàng tồn kho Theo anh/chị, đối với từng rủi ro kể trên, những thủ tục kiểm soát nào có thể làm hạn chế rủi ro sai lệch của hàng tồn kho
c Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cho mỗi thủ tục kiểm soát
Bài 9 (Bổ sung) Đánh giá rủi ro và thủ tục kiểm toán
KTV Bình phụ trách nhóm kiểm toán BCTC cho niên độ kết thúc ngày 31/12/20x5 của công ty
M kinh doanh về ngành hàng rau củ quả (tươi, đông lạnh, chế biến) Trong quá trình thực hiện
Trang 5chắn, bảo đảm hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng, nhưng kho ở gần mương rãnh nên ẩm thấp
và có nhiều chuột Điều kiện bảo vệ chất lượng rau cũng chưa được tốt, do vậy tỷ lệ hàng hóa bị giảm chất lượng không tiêu thụ được ở mức cao KTV Bình ước tính tỷ lệ hàng hóa bị giảm chất lượng do không tiêu thụ lên đến 30%, trong khi định mức của công ty là M là 5% Công tác kiểm
kê không được thực hiện vào cuối năm tài chính và giám đốc Công ty M cho rằng việc kiểm kê là không cần thiết, trong khi hàng rau củ của công ty M chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% trong tổng Tài sản
Yêu cầu:
a Nhận định khả năng có sai sót trọng yếu đến BCTC của công ty M ở cấp độ cơ sở dẫn liệu
b Xác định các thủ tục kiểm toán cần thiết sau khi KTV Bình đã tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và kiểm soát nội bộ công ty M
Bài 10 (Bổ sung) Các sai phạm và điều chỉnh BCTC
Bạn đang thực hiệm kiểm toán báo cáo tài chính niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/N của Công ty cổ phần Minh Phụng, là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại ở Tp HCM và phát hiện một số nghiệp vụ trong năm công ty đã hạch toán vào sổ sách kế toán như sau:
1 Một lô hàng đã xuất kho vào ngày 28/12/N gửi đi cho khách hàng ở Cần Thơ bằng đường
bộ Đến ngày 02/01/N+1 khách hàng nhận hàng và chấp nhận thanh toán Kế toán của Minh Phụng căn cứ vào đơn đặt hàng và Phiếu xuất kho ngày 28/12/N đã ghi nhận doanh thu, giá vốn vào năm N
2 Một lô hàng hóa có giá trị 500 triệu, giá bán là 700 triệu được xuất kho đổi lấy một cân điện tử dùng cho hoạt động bán hàng để đổi lấy một chiếc xe vận tải vào ngày 20/12/N
Kế toán đã ghi sổ kế toán như sau
Nợ TK 211 700
Có TK 156 500
Có TK 711 200
3 Một lô hàng mua ngoài chưa trả tiền, hàng đã về và kiểm nhận nhập kho vào ngày 22/12 theo giá tạm tính là 700 triệu đồng, Thủ kho đã lập Phiếu nhập kho vào ngày 22/12, nhưng kế toán đã ghi sổ nghiệp vụ này vào ngày 02/01/N+1 với lý do nhận được Hóa đơn vào ngày 02/01/N+1
4 Công ty gửi một lô hàng xuất bán đại lý vào ngày 12/12, trị giá xuất kho hàng hóa là 1.000 triệu đồng; giá bán là 1.400 triệu đồng, kế toán đã ghi nhận Doanh thu và giá vốn của nghiệp vụ này Đến ngày 31.12, đại lý thông báo lô hàng này chưa được tiêu thụ
Yêu cầu:
a Phân tích chỉ rõ sai phạm của từng nghiệp vụ trong quá trình hạch toán Sai phạm đó ảnh hưởng đến thông tin tài chính nào, ở đâu
b Giả sử sai sót đó là trọng yếu, hãy đề xuất các điều chỉnh thích hợp cho năm tài chính 31/12/N
Bài 11 Thử nghiệm kiểm toán và thủ tục kiểm soát
Công ty Thiên Hòa là nhà cung cấp thương mại các mặt hàng điện tử điện lạnh Khi tìm hiểu quy trình mua hàng tồn kho, KTV ghi nhận được các thủ tục kiểm soát như sau:
Trang 61 Phiếu đề nghị mua hàng trong tháng được lập dựa trên kế hoạch đã được xét duyệt Giám đốc công ty và Trưởng phòng kinh doanh vào đầu tháng
2 Tất cả các trường hợp mua hàng phải có Đơn đặt hàng do Trưởng bộ phận mua hàng ký duyệt
3 Bộ phận nhận hàng và thủ kho kiểm đếm hàng và ký Phiếu nhập kho theo đúng chủng loại, quy cách và số lượng theo Đơn đặt hàng
4 Kế toán kho kiểm tra toàn bộ chứng từ mua hàng: Phiếu đề nghị mua hàng, Đơn đặt hàng, Phiếu nhập kho, Hợp đồng mua hàng trước khi ghi nhận vào sổ chi tiết hàng tồn kho
5 Khi thanh toán cho nhà cung cấp, Trưởng phòng kế toán kiểm tra và ký duyệt lê Phiếu đề nghị thanh toán cùng với hồ sơ mua hàng làm cơ sở để lập Ủy nhiệm chi thanh toán cho nhà cung cấp
6 Cuối tháng, Kế toán công nợ phải trả người bán lập Biên bản đối chiếu công nợ với các nhà cung cấp
Yêu cầu:
a Cho biết mỗi thủ tục trên nhằm ngăn ngừa các sai phạm nào?
b Đề xuất thử nghiệm kiểm soát cho mỗi thủ tục trên