1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bồi dưỡng học sinh giỏi liên môn KHXH môn Ngữ văn – Giáo dục công dân cấp THCS

56 880 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 654 KB

Nội dung

Hoà cùng dòng chảy đổi mới giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển toàn diện ở học sinh về kiến thức và kĩ năng, những năm gần đây, sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi Học sinh giỏi liên môn KHXH. Cuộc thi vừa có ý nghĩa giáo dục toàn diện kiến thức, kỹ năng cho học sinh nhất là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, vừa là nền tảng tạo cơ sở để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia vừa là cơ hội để giáo viên tìm tòi, nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn. Các cấp giáo dục làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức liên môn cho học sinh còn góp phần thực hiện tốt công tác đổi mới mạnh mẽ trong đề thi của Bộ Giáo dục Đào tạo với môn thi tổ hợp các môn KHXH. Tuy nhiên, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và nhất là việc học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, đây là môn thi hoàn toàn mới, việc bồi dưỡng học sinh giỏi không có một giáo án, một mô típ chung nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, sự nỗ lực tìm tòi không ngừng của thầy cô. Hiểu được điều ấy, chúng tôi rất phân vân khi đi sâu vào nội dung này. Hơn nữa, qua thực tế trải nghiệm chúng tôi thấy việc làm bài thi liên môn KHXH của học sinh trên toàn huyện Vĩnh Tường còn nhiều hạn chế, chất lượng bài thi còn chưa cao. Vì vậy trong chuyên đề, chúng tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp vấn đề “Bồi dưỡng học sinh giỏi liên môn KHXH môn Ngữ văn – Giáo dục công dân cấp THCS” với mong muốn tìm được giải pháp chung trong công tác bồi dưỡng, giúp học sinh có kiến thức tốt nhất, viết bài tốt nhất, hiệu quả nhất trong mỗi kì thi.

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG

TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG

**********

Chuyên đề:

“Bồi dưỡng học sinh giỏi liên môn KHXH

môn Ngữ văn – Giáo dục công dân cấp THCS”

Người thực hiện: Trương Thị Thúy An

Trần Thị Minh Hiền

Tổ: Văn – Sử - Ngoại ngữ

Vĩnh Tường, tháng 12 năm 2017

Trang 2

Chương 1: Thực trạng của công tác BD HSG liên môn KHXH

Chương 2: Những giải pháp BD HSG liên môn cấp THCS

A Giải pháp chung

I Đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng

II Yêu cầu với học sinhIII Cấu trúc đề thi

IV Xác định những vấn đề có sự liên kết, tích hợp

B Những giải pháp cụ thể trong công tác BD HSG liên môn KHXHmôn Ngữ văn và GDCD

Phần 1 Môn Ngữ văn

I Giáo viên bồi dưỡng kiến thức cho HS

II Rèn kĩ năng làm bài cho HSIII Tăng cường luyện tập, luyện đề

IV Thường xuyên kiểm tra, đánh giá

V Phối kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khácPhần 2 MÔN GDCD

1 Vị trí

2 Giải pháp2.1 Nguyên tắc, kiến thức, nội dung chương trình2.2 Tạo hứng thú học tập cho học sinh

2.3 Tiến hành bồi dưỡng2.4 Các dạng bài GV cần truyền đạt cho HS2.5 Khâu kiểm tra, đánh giá

3 Một số dạng câu hỏi, luyện tậpPhần 3 LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊTÀI LIỆU THAM KHẢO

46677899101515161719273333333334353535374042455456

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn chuyên đề.

Giáo dục là quốc sách, nhân lực và nhân tài là vấn đề chiến lược hàng đầu của mỗi quốc gia Điều 2 Luật giáo dục năm 2005 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Điều đó đòi hỏi mỗi cấp học trong

hệ thống giáo dục quốc dân cần phải hoàn thành tốt vai trò của mình Các bộ môn Khoa học xã hội: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý - Giáo dục công dân có vị trí rất quan trọng, cùng với các môn học khác góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu giáo dục.

Có thể nói, các môn KHXH có ưu thế và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cũng như sự phát triển nhân cách cho học sinh; có vai trò làm nền tảng trong việc giáo dục nhân cách, phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và xu thế thời đại với những cải cách, đổi mới, sáng tạo; giúp học sinh hiểu biết và nhận thức quy luật khách quan về sự phát triển của xã hội loài người; lý giải mối quan hệ giữa con người và xã hội, con người và tự nhiên Nội dung liên môn có phần nối mạch kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, đồng thời gắn kiến thức với thực tiễn đời sống, tạo cơ hội cho học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống, góp phần hình thành các năng lực của từng môn học và năng lực chung cũng như nhận thức về đất nước Việt Nam và thể giới ngày nay.

Hoà cùng dòng chảy đổi mới giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triểntoàn diện ở học sinh về kiến thức và kĩ năng, những năm gần đây, sở Giáo dục & Đào tạotỉnh Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi Học sinh giỏi liên môn KHXH Cuộc thi vừa có ý nghĩa giáodục toàn diện kiến thức, kỹ năng cho học sinh nhất là khả năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn đời sống, vừa là nền tảng tạo cơ sở để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc giavừa là cơ hội để giáo viên tìm tòi, nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn Các cấp giáo dụclàm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức liên môn cho học sinh còn góp phần thực hiện tốtcông tác đổi mới mạnh mẽ trong đề thi của Bộ Giáo dục & Đào tạo với môn thi tổ hợp cácmôn KHXH Tuy nhiên, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và nhất là việc học của họcsinh còn gặp nhiều khó khăn Bởi lẽ, đây là môn thi hoàn toàn mới, việc bồi dưỡng họcsinh giỏi không có một giáo án, một mô típ chung nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm,

sự nỗ lực tìm tòi không ngừng của thầy cô Hiểu được điều ấy, chúng tôi rất phân vân khi

đi sâu vào nội dung này Hơn nữa, qua thực tế trải nghiệm chúng tôi thấy việc làm bài thiliên môn KHXH của học sinh trên toàn huyện Vĩnh Tường còn nhiều hạn chế, chất lượngbài thi còn chưa cao Vì vậy trong chuyên đề, chúng tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp

vấn đề “Bồi dưỡng học sinh giỏi liên môn KHXH môn Ngữ văn – Giáo dục công dân cấp THCS” với mong muốn tìm được giải pháp chung trong công tác bồi dưỡng, giúp học

sinh có kiến thức tốt nhất, viết bài tốt nhất, hiệu quả nhất trong mỗi kì thi

Trang 5

2 Mục đích của chuyên đề:

Chúng tôi mong muốn cùng đồng nghiệp trao đổi về những biện pháp nâng cao

chất lượng học sinh giỏi liên môn KHXH cấp THCS với hai phân môn: Ngữ văn và Giáodục công dân

3 Giới hạn chuyên đề:

Trong chuyên đề chúng tôi trình bày những giải pháp nâng cao chất lượng học sinhgiỏi liên môn KHXH của hai phân môn Ngữ văn và Giáo dục công dân cấp THCS

4 Đối tượng nghiên cứu:

- Các nội dung, kiến thức, đề thi môn Ngữ văn, môn Giáo dục công dân lớp 6,7,8

- Học sinh lớp 8

5 Thời gian nghiên cứu và viết chuyên đề:

- Chuyên đề bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016

- Từ tháng 9 năm 2016 đến hết tháng 4 năm 2017 dạy thực nghiệm tại Trường THCSVĩnh Tường

- Chuyên đề được hoàn thiện vào tháng 12 năm 2017

6 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp thực nghiệm

Trang 6

Tuy nhiên, trong quá trình dạy và bồi dưỡng học sinh chúng tôi nhận thấy học sinhcòn chưa thực sự say mê, yêu thích môn thi, việc ôn tập của các em còn chưa tích cực,chất lượng bài thi còn nhiều hạn chế Có em nhầm lẫn phương pháp làm bài nhất là giữamôn Văn và GDCD hoặc bài làm của các em còn sơ sài, không xác định rõ vấn đề, diễnđạt chưa thoát ý Có những em khi học thì hiểu bài nhưng khi làm bài kết quả lại không tốtảnh hưởng đến chất lượng bài thi

Về phía giáo viên đa số các thầy cô đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có kiến thứcvững vàng, có phương pháp giảng dạy tốt Song không ít thầy cô còn chưa thật sự tâmhuyết với công tác bồi dưỡng, chưa dành nhiều thời gian rèn, luyện kĩ năng làm bài chohọc sinh khiến cho nhiều em còn cảm thấy khó khăn lúng túng trong việc học và làm bàithi

2 Những nguyên nhân của thực trạng:

Đi tìm hiểu sâu vào việc dạy và học liên môn chúng tôi thấy chất lượng bài thi liênmôn của một số học sinh còn chưa cao do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quannhưng tập trung ở một số nguyên nhân sau:

a Về phía giáo viên

- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thànhchỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, một số đồng chí còn cả công tác kiêm nhiệm; do đó việc đầu

tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế

- Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏinhiều thời gian, tâm huyết Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng

là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG

- Nguồn tài liệu cung cấp cho dạy KHXH cấp THCS chưa có, GV tự nghiên cứu, sưu tầm

- Ngoài ra, không phải không có trường hợp: Có những thầy (cô) giáo giỏi những chưathật mặn mà với công tác BD HSG vì nhiều lí do khác nhau

b Về phía học sinh

Trang 7

- Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thiKHXH, các em không yên tâm, không mấy mặn mà để sẵn sàng theo bộ môn vì sợ phảimất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- Trong suy nghĩ của phụ huynh và cả học sinh quan niệm đây là các môn học thuộc lòngnên ngại học và tham gia đội tuyển chưa nhiệt tình, chưa chăm Một số học sinh tham giahọc bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi HSG chưa cao

Trước thực trạng và nguyên nhân của thực trạng trên và qua một vài năm tham giacông tác bồi dưỡng HSG, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm trong công tác BD HSG liênmôn KHXH với hai môn Ngữ văn và GDCD

Giáo viên có năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, kiến thức

xã hội có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò,giúp đỡ đồng nghiệp

- Khi được giao nhiệm vụ, giáo viên phải tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đangđảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi Nội dunggiảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu thamkhảo, đề thi HSG cấp huyện, tỉnh qua sách báo, Internet …

- Bồi dưỡng qua giao lưu, học hỏi với các tổ bộ môn trong trường, với tổ chuyênmôn ở trường khác

2 Công tác đánh giá, phát hiện học sinh giỏi

- Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và tuyển

chọn học sinh, khâu này quan trọng chẳng khác gì khâu “chọn giống của nhà nông".

- Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình đầu tư nhiều công sức, đòihỏi năng lực và tâm huyết của các thầy cô giáo Quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinhgiỏi giống như việc tìm ngọc trong đá Ở đó các em giống như những viên đá còn thô, phảiđược mài dũa thì đá mới thành ngọc Điều này cần có thời gian và sự đầu tư bài bản, lâudài

Trong điều kiện thực tế của nhà trường, việc phát hiện học sinh giỏi chủ yếu thông quađánh giá thường xuyên của giáo viên trực tiếp giảng dạy và kết quả các kì thi

-Một số biểu hiện thường thấy ở những học sinh có tư chất thông minh là:

Trang 8

+ Năng lực tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm, các mối quan hệ; lôgicvấn đề; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kĩ năng thực hành, tổ chứcsắp xếp công việc.

+ Năng lực phản biện Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện haykhông? Có biết thay đổi giả thiết, thay đổi hoàn cảnh để tạo ra tình huống mới hay không?

+ HS có tinh thần vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn Có khả năng tìmtòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự tổng hợp bổ sung kiến thức của từng phânmôn và liên kết kiến thức liên môn không? Có sự nhạy cảm đón bắt ý tưởng từ nhữngngười xung quanh, biết lắng nghe, có khả năng tiếp thu, chọn lọc, tổng hợp ý kiến từnhững người xung quanh

Từ những biểu hiện trên GV chọn học sinh và đưa ra phương pháp bồi dưỡng, cung cấpkiến thức, tài liệu để HS nhanh chóng tiếp cận

3 Công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi

- Điều quan trọng nhất trong quá trình dạy học là làm cho học sinh yêu thích mônhọc, “thổi lửa” khơi dậy, nuôi dưỡng lòng đam mê học tập, khát khao khám phá của họcsinh

- GV có thể giảng dạy theo các mảng kiến thức, kĩ năng; rèn cho học sinh kĩ nănglàm bài ở từng dạng, từng chủ đề Sau khi trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản của bộmôn, các kiến thức tích hợp, giáo viên chú ý nhiều hơn đến việc dạy học sinh phươngpháp tự học Cụ thể là:

+ Giao chuyên đề, hướng dẫn học sinh tự đọc tài liệu …

+ Tổ chức cho học sinh báo cáo theo chuyên đề, thảo luận, phản biện…

+ Kiểm tra việc tự học, tự đọc tài liệu của học sinh; rút kinh nghiệm kịp thời

+ Sử dụng các thiết bị giảng dạy phù hợp; tăng cường thời gian thực hành

+ Đa dạng các hình thức đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giánhau và học sinh tự đánh giá

+ Khảo sát thường xuyên để nắm bắt kịp thời những điểm tích cực và hạn chế trongquá trong quá trình làm bài của học sinh Quan trọng nữa hướng dẫn học sinh phát hiệnđịnh chuẩn kiến thức của từng phân môn trong một đề kiểm tra, xác định rõ kiến thức nào

là đơn môn, kiến thức nào cần tổng hợp đa môn để linh hoạt kết hợp làm bài nhưng đảmbảo tính lôgic khoa học tránh liên kết một cách máy móc gượng ép

a Về chương trình bồi dưỡng

- Giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng soạn, dạy chuyên đề chuyên

sâu

- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảngkiến thức, từng bộ môn, từ kiến thức sách giáo khoa phải đảm bảo nắm vững, mở rộngnâng cao …

- Giáo viên đầu tư vào việc tìm nguồn tài liệu, thông tin môn dạy, tích lũy kinhnghiệm, nghiên cứu kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng ở các đề thi đã qua

b Về xây dựng phương pháp học tập của học sinh giỏi

Trang 9

- Trên cơ sở nắm chắc kiến thức cơ bản, giáo viên hướng dẫn HS tự học là điều rấtquan trọng, vì con đường ngắn nhất để HS đạt được kết quả học tập tốt là phải tự học, tựnghiên cứu Nhưng động lực để giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê,hứng thú đối với môn học Vậy làm sao để khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tậpcủa học sinh? Chúng tôi cho rằng người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng Ngoài việchọc và làm các bài tập GV yêu cầu HS phải thường xuyên tự đọc và nghiên cứu các loạisách, trang thông tin trên Internet mà GV đã giới thiệu hoặc hướng dẫn và có sự kiểm trađánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau

- Trong công tác BD HSG, GV dạy đội tuyển là người quản lí chính việc tự học củacác em trên lớp trong thời gian không có buổi học đội tuyển Chính trong thời gian này các

em nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức, trao đổi phương pháp giải bài tập, từ đó hoànthành việc trả bài cho thầy cô được đầy đủ hơn

- Thường xuyên liên lạc với các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các cấpquản lý và gia đình, kết hợp cùng gia đình của các HS để động viên kịp thời các em

II.Yêu cầu đối với Học sinh giỏi liên môn KHXH

-Về thái độ học và tâm lý làm bài:

+ Học sinh cần có thái độ học, ôn bài nghiêm túc theo sự hướng dẫn của giáo viên,

có niềm say mê sáng tạo tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức và chinh phục đỉnh cao trong các

kỳ thi

+ Học sinh có tâm lý làm bài ổn định, không căng thẳng Đề thi hàng năm có sự biếnđổi chứ không theo một mô típ cố định nên đứng trước đề các em cần có lập trường vữngvàng, bình tĩnh để có định hướng làm bài đúng

+ Thái độ học và tâm lý làm bài là hai yếu tố khá quan trọng có tác động ít nhiềuđến chất lượng HSG liên môn KHXH Bởi một số lý do (như phần thực trạng đã nêu) nênmột bộ phận học sinh tuy nhận thức tốt nhưng không hứng thú khi tham gia đội tuyển,không có mục tiêu rõ ràng cho việc ôn luyện, thi cử của mình thì giáo viên có đổ bao côngsức hiệu quả cũng không đạt được như mong muốn

III Cấu trúc của đề thi.

Đề thi liên môn KHXH thường có cấu trúc hai phần: Trắc nghiệm và tự luận

-Phần trắc nghiệm gồm 30 câu, kiến thức bốn môn: Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý –Giáo dục công dân, tổng điểm là 3,0 Thời gian làm bài 45 phút

-Phần tự luận khoảng bốn đến năm câu, tổng điểm là 7,0 Thời gian làm bài 135

Trang 10

-Kiến thức có thể tích hợp cao có thể tích hợp thấp giữa bốn môn.

Việc tìm hiểu cấu trúc của đề sẽ giúp cho người dạy định hướng được chương trình ôntập và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, nhất là những giáo viên năm đầu dạy bồi dưỡng

IV Xác định những vấn đề có sự liên kết, tích hợp giữa các môn:

Trước hết, giáo viên trang bị cho các em kiến thức từng môn bằng cách ôn tập, dạykiến thức mới từ cơ bản đến mở rộng, nâng cao

Sau đó bốn giáo viên cùng bàn bạc, thảo luận để xác định những kiến thức có thểliên kết giữa các môn để có hướng ôn tập cho học sinh theo đúng tinh thần của cuộc thi

1 Tích hợp giữa bốn môn: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý - GDCD

*Về kiến thức.

Để làm tốt bài thi học sinh giỏi liên môn khoa học xã hội, học sinh cần có kiến thức

có khả năng tích hợp cao giữa các môn Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý – Giáo dục công dân.Bởi vậy, khi bồi dưỡng, giáo viên nên hướng dẫn các em nắm chắc những nội dung kiếnthức ấy Có nhiều cách để ôn tập cho các em, chúng tôi thường ôn theo chủ đề

Căn cứ vào nội dung các bài học của bốn môn, căn cứ vào đề thi cấp huyện, tỉnhnhững năm trước chúng tôi chia ra một số chủ đề cơ bản, mỗi chủ đề đó được thể hiệntrong từng bài của mỗi môn

thủ lĩnh da đỏ

- Thông tin vềngày Trái Đấtnăm 2000

Chiến tranhthế giới I

Chiến tranhthế giới II

-Ô nhiễmmôi trường

ở đới ônhòa

-Bảo vệmôi

trường vàtài

nguyênthiênnhiên

- Vấn đề ônhiễm môitrườngsống

- Bảo vệmôi

-Phòngchống tệnạn xãhội

-Ma túyhọc đường-Bạo lựchọc đường

Khi ôn tập, ta không những chỉ thống kê mà còn chỉ rõ hơn những khía cạnh có thể

tích hợp được trong mỗi bài, mỗi chủ đề Lấy trục chính là kiến thức của một môn nào đó

để đưa ra những nội dung tích hợp với các môn khác Để tích hợp được học sinh cần hiểusâu sắc kiến thức từng môn và kiến thức xã hội

Trang 11

Chẳng hạn nếu chọn trục kiến thức là môn Ngữ văn: cùng với kiến thức của văn bảnnhư tên tác phẩm, tác giả, thời gian sáng tác, nội dung, nghệ thuật ta còn tích hợp các kiếnthức Tiếng Việt như giải nghĩa từ, các biện pháp tu từ…và kĩ năng làm văn Tích hợp vớimôn Lịch sử thường là các sự kiện, nhân vật, thời gian, ý nghĩa…;tích hợp với môn Địa lýthường là các địa danh, các hiện tượng thiên nhiên, các châu lục, dân cư…;tích hợp vớiGiáo dục công dân thường là phẩm chất đạo đức, các quy định pháp luật …

Khâu này giúp các em củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức và rèn kĩ năng để giảiquyết các câu hỏi trắc nghiệm cũng như tự luận trong các đề thi

Ví dụ 1: Khi ôn văn bản: “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”- Văn 6, giáo viên hướng

dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức liên môn:

thuật của bài

-Ý nghĩa của cây

cầu

- Lịch sử của cầuLong Biên

- Cây cầu bắc quasông Hồng

- Địa danh thànhphố Hà Nội

- Giáo dục họcsinh ý thức bảo vệ

di tích lịch sử vớinhững việc làmthiết thực

Các bài khác của Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD cũng tương tự như vậy

Từ đó, các em tích hợp kiến thức trong quá trình học và làm bài

Ví dụ 2: Khi lấy ngữ liệu là môn Ngữ văn, tích hợp các môn Lịch sử - Địa lý - GDCD:

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

(SGK Ngữ văn 7 –Giáo dục)Câu 1 Em hãy cho biết tên bài thơ là gì, của tác giả nào?

A Hịch tướng sĩ-Trần Quốc Tuấn

B Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi

C Nam quốc sơn hà-Lý Thường Kiệt

D Phú sông Bạch Đằng-Trương Hán Siêu.

Câu 2 Bài thơ trên gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?

Trang 12

A Sông Nhị

B Sông Thương

C Sông Như Nguyệt

D Sông Bến HảiCâu 4 Bài thơ đề cập đến tình cảm nào?

A Tình yêu nước

B Tình bạn bè

C Tình thầy trò

D Tình mẫu tử

Ví dụ 3: Lấy trục kiến thức là môn Địa lý:

Đọc đoạn trích sau: “Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới Nhờ đường

lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi lớn lao”.

( Trích Địa lý 8-NXBGD)Câu 1 Để đạt được những thành tựu như hiện nay, trong quá khứ Trung Quốc

đã trải qua rất nhiều cuộc cách mạng, một trong số đó là cách mạng Tân Hợi(năm 1911) Em hãy cho biết người lãnh đạo cuộc cách mạng này là ai?

A Lương Khải Siêu

B Khang Hữu Vi

C Vua Quang Tự

D Tôn Trung Sơn

Câu 2 Em hãy cho biết, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang xếp thứ

A Do lãnh thổ Trung Quốc có diện tích rộng lớn

B Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới

C Do Trung Quốc là một trong năm quốc gia của tổ chức WTO Trung Quốcbiết mở rộng mối quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác

Trang 13

D Trung Quốc biết mở rộng và học tập kinh nghiệm với các nước khác.

2 Tích hợp giữa hai môn Ngữ văn và GDCD

Chúng ta nhận thấy khả năng tích hợp giữa Ngữ văn – GDCD cao hơn Hai môn nàyvừa liên quan đến kiến thức vừa liên quan đến phương pháp làm bài

2.1 Thứ nhất là về kiến thức:

Kiến thức liên môn giữa môn Ngữ văn và GDCD thường là những vấn đề đạo đứctrong môn GDCD và những tư tưởng đạo lý đặt ra từ tác phẩm văn học Do đặc điểm củamôn văn: sau mỗi tác phẩm luôn đem đến cho học sinh bài học giáo dục trong đó cónhững bài học về đạo đức Đó là cơ sở dẫn đến sự tích hợp giữa hai môn Còn mảng kiếnthức về pháp luật trong môn GDCD có nhưng không nhiều Bởi vậy trong quá trình ôn tậpchúng ta cũng chú ý hướng dẫn cho các em không chỉ kiến thức môn Ngữ văn mà còncủng cố kiến thức Giáo dục công dân

Cụ thể: Trong các bài học giữa hai môn có bài khả năng tích hợp cao

Bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ Đức tính giản dị

Ví dụ 1: Cho đoạn văn: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi

buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”

(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra)

Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãyviết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập

2.2 Thứ hai là phương pháp làm bài:

Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, nhất là Nghị luận về vấn đề tư tưởngđạo lý có liên quan chặt chẽ với phương pháp làm bài môn Giáo dục công dân Mặc dùmôn Văn đòi hỏi dung lượng dài hơn, có bày tỏ quan điểm của người viết, bàn luận sâuhơn… Nhưng cơ bản các bước làm bài GDCD cũng tương tư như làm bài văn Qua ví dụdưới đây chúng ta thấy rõ hơn điều đó

Đề bài môn Văn: Từ cảnh ngộ của bé Hồng

trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của

Nguyên Hồng, em hãy suy nghĩ về tình

người trong cuộc sống? (Trình bày bằng

một bài văn ngắn khoảng 300 từ)

Đề bài môn GDCD: Cho câu ca dao sau:

“Nói lời phải giữ lấy lờiĐừng như con bướm đậu rồi lại bay”

Em hãy giải thích câu ca dao trên? Câu cadao trên nói về chuẩn mực đạo đức nào em

đã học? Bằng hiểu biết của mình em hãylàm rõ nội dung chuẩn mực đó

Trang 14

Gợi ý:

Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề: Cảnh ngộ cay đắng,

tủi cực của bé Hồng gợi lên trong lòng

người đọc bao xúc động và suy tư về tình

mà còn thiếu hơi ấm của tình thương Hồng

sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội

nhất là sự cay nghiệt của bà cô Đêm Nôen

em đi lang thang trong rét mướt, muốn tìm

đến Chúa để được sưởi ấm thì cánh cửa nhà

thờ chỉ dang tay đón những người giàu sang

còn khép lại với em Cả họ hàng, xã hội đều

không đem đến cho em chút hơi ấm tình

người

-> Cảnh ngộ ấy không chỉ khiến người đọc

động lòng chắc ẩn mà còn gợi lên nhiều suy

nghĩ về tình người trong cuộc sống

*Suy nghĩ về tình người trong cuộc sống:

- Tình người trong cuộc sống là tình yêu

thương, cảm thông, chia sẻ; sự chân trọng

những giá trị tốt đẹp; tình người còn là lòng

biết ơn, nghĩa tình thủy chung son sắt giữa

người với người…

- Những biểu hiện của tình người…

- Ý nghĩa của tình người trong cuộc sống:

Tình người làm cho cuộc sống của cá nhân

và cộng đồng trở nên tốt đẹp (dẫn chứng)

Nếu thiếu tình người, cuộc sống sẽ chỉ là

những gam màu xám xịt (biểu biện trong

đi lòng tin của người khác đối với bản thân

- Câu ca dao nói về chuẩn mực đạo đức: giữchữ tín

- Trình bày nội dung:

+ Khái niệm giữ chữ tín là lòng tin của conngười với nhau, giữ chữ tín là coi trọng lòngtin của mọi người đối với mình

+ Biểu hiện của giữ chữ tín: thực hiện đúnglời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ,hoàn thành tốt công việc được giao…

+ Ý nghĩa của việc giữ chữ tín…

+ Phê phán nhưng người không biết giữ chữtín…

- Liên hệ bản thân…

Trang 15

của tình người.

Với phương pháp nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống trong môn Ngữvăn cũng được vận dụng linh hoạt vào môn GDCD nhất là khi làm bài tập tự luận về

những nội dung pháp luật của môn GDCD.

Đề văn: Suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ

môi trường

Các ý cần đạt được:

Mở bài: Giới thiệu về vấn đề

Thân bài:

-Môi trường là toàn bộ thế giới tự nhiên

xung quanh gồm: đất nước, không khí…,

các yếu tố xã hội tác động đến sự tồn tại,

phát triển cuẩ con người và thế giới tự

nhiên

-Thực tế hiện nay môi trường đang bị ô

nhiễm (trình bày các thực trạng của vấn đề

ô nhiễm môi trường)

-Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Do

ý thức của con người…

- Hậu quả: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng

trực tiếp đến con người, đe dọa nhiều mặt

cuộc sống của con người…

-Giải pháp: Tuyên truyền, nâng cao nhận

thức cho mọi người…

-Bài học nhận thức và phương hướng hành

động: Cần hiểu sâu sắc về vai trò, ý nghĩ

của môi trường, phê phán những hành vi

phá hoại môi trường, là học sinh nên làm tốt

công tác vệ sinh trường lớp, trồng cây

xanh…

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Những suy nghĩ của bản thân

Đề GDCD: Tệ nạn xã hội là gì? Học sinhcần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?Các ý cần đạt:

-Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồmcác hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, viphạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu

về mọi mặt đối với đời sống xã hội

-Những biểu hiện của tệ nạn xã hội: cờ bạc,

+Sống lành mạnh, giản di, có giới hạn, giúp

đỡ nhau không sa vào tệ nạn xã hội

+ Nghiêm chỉnh chấp hành những quy địnhcủa pháp luật

+ Tích cực tham gia các hoạt động phòngchống tệ nạn trong nhà trường và ở địaphương

B NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LIÊN MÔN KHXH MÔN NGỮ VĂN VÀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

PHẦN 1 MÔN NGỮ VĂN

Để nâng cao chất lượng học sinh giỏi liên môn KHXH, cùng với việc dạy và tìmhiểu những nội dung liên môn, chúng ta còn dạy, củng cố kiến thức, rèn kĩ năng từng mônhọc Bởi vì một thực tế chúng ta thấy có những năm đề thi thể hiện rõ tính liên môn nhưng

Trang 16

cũng có những năm đề thi lại riêng từng môn Hơn nữa, việc học sinh nắm chắc kiến thứctừng bộ môn sẽ giúp các em vân dụng vào bài liên môn tốt hơn.

Trong chuyên đề này khi trình bày chúng tôi đưa phần chung tức là phần liên mônlên trước và phần riêng từng bộ môn xuống sau Tuy nhiên thực tế khi giảng dạy ôn tậpcho các em chúng ta cần vận dụng linh hoạt, song song theo từng bài, từng phần và ở mỗiphần, mỗi bài đó tích hợp theo chủ đề và luyện kĩ năng làm bài cho học sinh

I Giáo viên bồi dưỡng kiến thức cho học sinh.

Đây là khâu quan trọng nhằm trang bị cho học sinh kiến thức bộ môn từ kiến thức

cơ bản theo chuẩn kiến thức và kĩ năng đến kiến thức mở rộng và nâng cao Kiến thức củamôn Ngữ văn gồm phần văn bản, phần Tiếng việt và Tập làm văn Với phần Văn bản giáoviên giúp các em nắm chắc về tác giả, về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm, về thểloại, phương thức biểu đạt Đối với thơ cần thuộc lòng từng bài, đối với văn xuôi cần tómtắt được các ý chính Nắm chắc, hiểu sâu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, ý nghĩa củatừng bài Với phần tiếng việt là những kiến thức về từ - các loại từ, nghĩa của từ; các biệnpháp tu từ; hệ thống từ loại; kiến thức về câu, dấu câu Với phần tập làm văn là đặc trưngcủa từng kiểu bài (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ)

và phương pháp làm bài Để đảm bảo kiến thức cho học sinh giỏi liên môn KHXH ngoàinhững kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức và kĩ năng trong sách giáo khoa giáo viêncần mở rộng cho các em kiến thức liên quan đến môn Lịch sử - Địa lý - GDCD và kiếnthức liên hệ thực tiễn

Giáo viên bồi dưỡng kiến thức cho các em bằng nhiều cách, tùy theo tưng phânmôn, từng đơn vị kiến thức mà có cách bồi dưỡng khác nhau

1 Phần văn bản

1.1 Bồi dưỡng kiến thức qua từng bài học.

Trong từng bài học, giáo viên giảng dạy cặn kẽ từng nội dung, từng đơn vị kiếnthức Khi hiểu bài học sinh sẽ nhớ lâu và vận dụng tốt hơn Sau mỗi bài cần có những câuhỏi củng cố, khắc sâu, nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh (đó thường là kiếnthức liên môn)

Ví dụ: Khi dạy bài “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn.

+ Các kiến thức cơ bản cần cung cấp cho học sinh như: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sángtác, giá trị nội dung, nghệ thuật

+ Câu hỏi luyện tập:

Câu 1 Văn bản “Chiếu dời đô” gắn với sự kiện trọng đại nào của đất nước?

Câu 2 Sự kiện ấy diễn ra ở triều đại nào?

Câu 3 Địa danh: Hoa Lư, Thăng Long thuộc các tỉnh nào, miền nào của nước ta?

Câu 4 Việc dời đô có ý nghĩa gì?

Câu 5 Từ việc rời đô cho ta thấy Lý Công Uẩn là vị vua như thế nào?

1.2 Bồi dưỡng kiến thức qua các bài ôn tập và ôn tập theo chuyên đề hoặc chủ đề.

Ôn tập kiến thức theo hệ thống từng phần hoặc theo từng chuyên đề Qua các đề thihàng năm, chúng tôi nhận thấy kiến thức thi liên môn tập trung ở lớp 6, lớp 7, lớp 8 Bởi

Trang 17

vậy, khi bồi dưỡng giáo viên ôn tập củng cố lại kiến thức theo hệ thống từ lớp 6 đến lớp 8trọng tâm là lớp 8.

Với kiến thức các văn bản có các phần: Phần văn bản nhật dụng, văn học dân gian,văn học trung đại, truyện ký Việt Nam, thơ hiện đại, tùy bút, tác tác phẩm văn học nướcngoài, các văn bản khác …

Khi hệ thống kiến thức cần đảm bảo các yêu cầu: Hệ thống, ôn tập kiến thức cơ bản,nâng cao, kiến thức liên môn Câu hỏi củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức

Có 2 cách hệ thống kiến thức

1.2.1 Hệ thống theo chuyên đề:

Ví dụ: Ôn tập phần Thơ Hồ Chí Minh lớp 8:

- Giáo viên giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản về tác giả Hồ Chí Minh, nội dung,nghệ thuật từng tác phẩm: “Thuế máu” “Ngắm trăng”, “Đi đường”, “Tức cảnh Pác Bó”

- Câu hỏi củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức liên môn

Câu 1 Địa danh Pác Bó thuộc tỉnh nào của nước ta?

Câu 2 Bài “Đi đường” gợi cho em liên tưởng đến bài học đạo đức nào?

Câu 3 Suy nghĩ về cái “sang” của Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”

Gợi ý:

- Sang là sang trọng, giàu có, cao quý; là cảm giác hài lòng, vui thích

- Với Bác dù cuộc sống, làm việc đều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm vô cùngnhưng Người vẫn luôn cảm thấy vui thích, giàu có, sang trọng Đó là lối nói khoa trương,khẩu khí, nói cho vui như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Nhưng niềm vui của Bác

ở đây là rất thật, không hề gượng gạo Niềm vui ấy toát lên từ ngôn ngữ, giọng điệu, hìnhảnh bài thơ Niềm vui ấy và cái sang ấy xuất phát từ quan niệm sống của Bác, từ lòng tựhào về sự nghiệp cách mạng hết mình vì nước, vì dân của Bác

1.2.2 Hệ thống theo chủ đề.

Ví dụ 2: Khi hệ thống phần văn bản nhật dụng:

Ôn phần này, chúng ta ôn theo chủ đề: giáo viên cần cho các em thấy nội dung củavăn bản nhật dụng mang tính thời sự, cập nhật những vấn đề nóng hổi, gần gũi, bức thiếtđối với đời sống trước mắt của con người và đối với cộng đồng Bởi vậy, các em khôngchỉ có kiến thức trong tác phẩm mà còn có sự liên hệ với thực tế với bản thân, gia đình,nhà trường, cộng đồng…

* Các vấn đề ôn tập:

Vấn đề 1 Về di tích lịch sử Văn bản “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” – Thúy Lan.Vấn đề 2 Vấn đề về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người Văn bản “Bức thư củathủ lĩnh da đỏ”

Vấn đề 3 Vấn đề về giáo dục, vai trò của người phụ nữ Văn bản “Cổng trường mở ra” –

Lí Lan; “Mẹ tôi” –Ét- môn-đô-đơ A-mi-xi và “Cuộc chia tay của những con búp bê”

*Câu hỏi luyện tập.

Câu 1 Cầu Long Biên được bắc qua sông nào? Con sông ấy thuộc địa danh nào trên đấtnước ta?

Trang 18

Câu 2 Từ văn bản “Bức thư của thủ lính da đỏ”trình bày suy nghĩ của em về bảo vệ môitrường?

Câu 3.Vai trò của nhà trường như thế nào đối với cuộc sống con người?

Câu 4 Động Phong Nha thuộc tỉnh nào? Em cần phải làm gì để bảo vệ di tích và danh lamthắng cảnh?

Câu 5 Em hiểu như thế nào về “Ngày Trái Đất”?

Câu 6 Ca Huế được coi là di sản gì? Nêu những biện pháp để bảo vệ di sản của nước ta?

Các phần khác giáo viên cũng hướng dẫn học sinh ôn tập tương tự

2 Phần Tiếng Việt:

* Qua các bài học, nhất là giờ ôn tập giáo viên củng cố cho học sinh những đơn vị kiến

thức như: Từ và cấu tạo từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ,thán từ ; hệ thống từ loại như: danh từ, động từ, tính từ ,các cụm từ ; câu và các loạicâu; các biện pháp tu từ ; các dấu câu; hội thoại

* Mỗi đơn vị kiến thức cần nắm chắc: Khái niệm, cấu tạo, phân loại ,tác dụng, so sánhđiểm giống và khác giữa các đơn vị kiến thức

* Vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập

* Vận dụng trong đời sống giao tiếp hàng ngày, trong khi tạo lập văn bản

3 Phần Tập làm văn

- Bồi dưỡng kiến thức phần này, giáo viên dạy và củng cố cho các em cách viết đoạn văn,viết bài văn với các kiểu bài như: Văn tự sự - Văn thuyết minh - Văn nghị luận - Văn miêu

tả - Văn biểu cảm - Hành chính công vụ

- Học sinh không chỉ nắm chắc từng dạng bài mà còn phải có kỹ năng làm bài

(Phần này chúng tôi trình bày cụ thể ở phần rèn kĩ năng làm bài cho học sinh)

4 Những kiến thức khác.

* Để làm tốt bài thi liên môn KHXH, ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, kiếnthức nâng cao, giáo viên còn cung cấp cho học sinh những kiến thức lĩnh vực xã hội cóliên quan đến nội dung bài học mang tính thời sự, cập nhật các vấn đề trong đời sống củachúng ta

- Các vấn đề môi trường: môi trường rừng, biển

- Các vấn đề về quốc gia, lãnh thổ trong đó có có vấn đề biển Đông

- Các vấn đề về văn hóa: các lễ hội: Lễ hội hoa anh đào, trọi trâu, cướp phết

- Các vấn đề về thực phẩm: nhất là an toàn thực phẩm trong học đường

- Các vấn đề về bạo lực: bạo lực gia đình, bạo lực học đường,

- Các vấn đề về tệ nạn xã hội: thuốc lá, ma túy, cờ bạc, mại dâm

- Các vấn đề về xâm hại

- Các vấn đề về đạo đức: tình mẫu tử, tình bạn, tình thầy trò, tình yêu quê hương đất nước

- Những tấm gương người tốt, việc tốt

* Để làm tốt các bài tập có tính liên hệ thực tiễn, giáo viên cung cấp cho các em nhữngdẫn chứng về các vấn đề đó

Ví dụ:

Trang 19

- Vấn đề ô nhiễm môi trường:

+ Hiện tượng cá chết bất thường ở biển miền Trung các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh tháng4/1016: Lúc đầu từ Hà Tĩnh, rồi đến Hòn La (Quảng Bình) sau đó đến Quảng Trị và Huế.Chỉ tính ở Quảng Trị, tổng lượng cá chết vớt được từ 2 đến 4 tấn Công ty Formosa đưa ra

lý do sự cố về xả thải đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển miền Trung Hiệntượng này gây ảnh hưởng nghiêm trong đến môi trường, hệ sinh thái biển và các hoạt độngkinh tế của người dân

+ Tại Việt Trì – Phú Thọ: Khu công nghiệp Thụy Vân mỗi ngày xả ra môi trường hàngnghìn khối rác thải chưa qua xử lý

+ Chi nhánh lâm trường Bố Trạch đã chặt phá nhiều gỗ và sử dụng thuốc diệt cỏ làm trụihàng trăm rừng đầu nguồn Họ ngấm ngầm chặt hạ những cây gỗ quý có đường kínhkhoảng 50 -70cm đưa đi tiêu thụ và hưởng lợi Sự việc gây hoang mang dư luận, làm mấtcân bằng sinh thái, ảnh hưởng lớn đén lợi ích quốc gia

- Những tấm gương về nghị lực sống:

+ Nguyễn Công Hùng: Trọng lượng cơ thể khoảng 20 kg nhưng có nghị lực sống phithường Cùng với sự thông minh, Công Hùng đã mở ra một trung tâm tin học dành chongười có hoàn cảnh như mình Với những hoạt động của Công Hùng từ năm 2003, nhiềungười khuyết tật tại Nghệ An đã xóa bỏ mặc cảm, đã có nhiều cơ hội để làm việc và cómột tương lai tươi sáng Việc làm, ý trí của Công Hùng có sức lan tỏa lớn Năm 2006, anhđược Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc

+ Nick Vujicic là một diễn giả nổi tiếng Từ khi sinh ra đã thiếu hai tay, hai chân, nhưnganh đã vượt qua trở ngại của bản thân, tốt nghiệp đại học tài chính từ năm 21 tuổi, trởthành nhà diễn thuyết nổi tiếng Anh đi nhiều nước và đã truyền được tình yêu, nghị lựccuộc sống đến cho nhiều người, trong đó có các bạn khuyết tật Việt Nam

-Hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đầu năm 2016 Đây là hạn lớn nhấtnước ta trong gần một thế kỷ qua Những biểu hiện của bao thửa ruộng khô cằn, bao đồngtôm nứt nẻ Tình trạng xâm nhập mặn làm cho hàng nghìn người thiếu nước sinh hoạt Phần kiến thức này rất rộng, nguồn cung cấp kiến thức cũng rất phong phú Ngoài cungcấp, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua các kênh thông tin như: báo dân trí, báođiện tử, chương trình chuyển động 24h

Khi tìm hiểu cần chắt lọc, sắp xếp theo hệ thống và ghi nhớ một cách hiệu quả đểvận dụng cho tốt

II Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.

Với một học sinh giỏi, có kiến thức chưa đủ mà cần phải có kỹ năng làm bài Theo kinhnghiệm của chúng tôi qua nghiên cứu các đề thi, chúng tôi thấy đề thi có hai phần: Trắcnghiệm và tự luận Vì vậy, để chất lượng học sinh giỏi liên môn KHXH được tốt giáo viênrèn cho học sinh kỹ năng làm bài trắc nghiệm và tự luận

2.1 Kĩ năng làm bài trắc nghiệm.

Trong đề thi có 3/10 điểm trắc nghiệm Làm tốt phần trắc nghiệm cũng góp phầnnâng cao chất lượng bài thi Để làm tốt câu hỏi trắc nghiệm học sinh cần nắm chắc kiến

Trang 20

thức, biết cách làm từng dạng bài tập Có bốn dạng bài tập trắc nghiệm: Thứ nhất là dạnglựa chọn, thứ hai là dạng đúng – sai, thứ ba là dạng điền khuyết, thứ tư là dạng ghép đôi.

Dạng lựa chọn, cách trả lời là chọn đáp án đúng trong các đáp án đã cho Có thểchọn ngay nếu tự tin về phương án đúng còn nếu không tự tin thì dùng cách loại trừ từngphương án ta cho là sai

Dạng điền khuyết yêu cầu vừa dùng kiến thức vừa đảm bảo sự lôgic

Ví dụ: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 - 4

“ Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu”

(Trích Ngữ văn 7, tập1)

Câu 1: Bài thơ trên có nhan đề là gì và của ai?

A Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt B Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông

B Phò giá về kinh - Trần Quang Khải D Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi

Câu 2: Tác giả bài thơ là một vị tướng giỏi của lịch sử dân tộc, hãy cho biết tên tuổi củaông gắn với cuộc kháng chiến nào của dân tộc?

A Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý

B Cuộc kháng chiến chống Thanh của nhà Nguyễn

C Cuộc kháng chiến chống Minh của Lê Lợi

D Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên của nhà Trần

Câu 3: Hàm Tử nay thuộc địa phận nào?

A Hà Nội B Hưng Yên C Hải Phòng D Nam ĐịnhCâu 4: Bài thơ có những nội dung nào?

A Tự hào về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc

B Khát vọng thái bình thịnh trị

C Quyết tâm quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược

D Ý A và B

Câu 5 Các từ in đậm trong câu sau cùng một trường từ vựng ?

“Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổibật màu hồng của hai gò má” (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)

A Đúng B Sai

Câu 6 Bố cục của một văn bản gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài

A Đúng B Sai

Câu 7 Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) rất đặc sắc về nghệ thuật:

khắc họa nhân vật sắc nét, lối kể chuyện giàu kịch tính, hồi hộp, ngôn ngữ bình dị, hómhỉnh

Trang 21

C Ba nét chung D Nhiều nét chung

Câu 9 Em hãy nối cột A phù hợp với cột B:

2 Kĩ năng làm bài tự luận

Qua thực tế đề thi liên môn KHXH, Môn Ngữ văn thường chiếm khoảng 2,0 đến 3,0điểm nên phần tự luận đòi hỏi viết với dung lượng không dài Đoạn văn hoặc bài văn ngắn

là phù hợp

1.2.1 Kĩ năng viết đoạn văn

Trước hết phải nắm được nội dung, hình thức của đoạn văn, sau đó vận dụng viếtđoạn

Về nội dung: Đoạn văn trình bày được một ý tương đối trọn vẹn

Về hình thức: Đoạn văn được bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng một ô và kết thúcbằng dấu chấm xuống dòng

Khi viết đoạn văn cần theo các bước sau:

Bước 1 Tìm hiểu đề

Đọc kĩ đề

+ Xác định chính xác nội dung cần viết trong đoạn văn là gì?

+ Hình thức viết với số lượng câu là bao nhiêu

+ Đoạn văn có câu chủ đề cho sẵn ở đề bài không?

+Đoạn văn yêu cầu trình bày theo cách nào?

+Ngoài ra còn có yêu cầu gì khác trong đoạn văn như có từ loại nào hay thành phần gìkhông?

Ví dụ: 1 Viết đoạn văn nói về lợi ích của việc đọc sách?

Yêu cầu nội dung: Nói về vai trò của việc đọc sách

Hình thức: một đoạn văn Học sinh có thể trình bày theo cách nào cũng được

Ví dụ 2 Viết đoạn văn với câu chủ đề sau: “Đọc sách đem lại cho ta nhiều lợi ích?

Vẫn là viết đoạn văn nhưng phải đưa câu văn đã cho ở đề bài làm câu chủ đề và tùy theocách trình bày khác nhau

Ví dụ 3 Viết đoạn văn theo cách diễn dịch với câu chủ đề sau: “Đọc sách đem lại cho tanhiều lợi ích? Trong đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh và trường từ vựng Chỉ ra những

từ đó?

Với câu này ngoài xác định nội dung đoạn văn nói về lợi ích của việc đọc sách, câuchủ đề đã cho thì một yêu cầu nữa là đoạn văn phải trình bày theo cách diễn dịch nghĩa làcâu chủ đề đứng đầu đoạn văn Và trong đoạn văn lại phải có từ tượng thanh và trường từvựng

Trang 22

Bước 4 Đọc lại đoạn văn và sửa lỗi.

Tùy theo từng dạng bài mà có cách viết khác nhau.

* Đoạn văn cảm thụ:

Bước 1 Đọc kĩ đề, xác định được đề yêu cầu cảm thụ đoạn thơ, đoạn văn nào?

Bước 2 Xác định nội dung, nghệ thuật cần cảm thụ trong đoạn thơ, văn đó

Bước 3 Viết bài:

+ Mở đoạn: Cần có các ý: tác giả, tác phẩm, trích dẫn, nêu cảm nhận khái quát về nộidung, nghệ huật

+ Thân đoạn: Cảm thụ cụ thể các giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ (văn)

+ Kết đoạn: Khái quát nâng cao, liên hệ bản thân

Bước 4 Đọc lại đoạn văn, soát lỗi, sửa chữa

Ví dụ: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau bằng một đoạn văn?

“Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấyNgoài giời mưa bụi bay”

(“Ông đồ”, Vũ Đình Liên – SGK Ngữ văn 8)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định được đề yêu cầu cảm thụ đoạn thơ trong bài

“Ông đồ” của Vũ Đình Liên

- Hình thức viết đoạn văn

- Xác định được nội dung của đoạn: tâm trạng ông đồ thời tàn Nghệ thuật đối lập, tả cảnhngụ tình

- Khi viết bài:

+ Mở đoạn: nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đủ các ý sau: Tác giả Vũ Đình Liên Tácphẩm “Ông đồ”, trích dẫn đoạn thơ Cảm nhận khái quát: đoạn thơ miêu tả tâm trạng ông

đồ thời suy tàn qua các nghệ thuật đặc sắc

+ Thân đoạn: Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện niềm

thương cảm trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy”, lẻ loi, cô đơn khi

người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông

Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của con người thấm

sâu vào cảnh vật Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh

xuân lặng lẽ, âm thầm tàn tạ với gam màu nhạt nhòa xám xịt

Trang 23

Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền nhohọc đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhà thơ trước số phận những nhà nho

và một nền văn hóa bị lãng quên

+ Kết đoạn: Cảm nghĩ chung, ấn tượng sâu đậm của em về đoạn thơ, liên hệ

* Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ:

+Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề về hình thức, nội dung

+Tìm những biện pháp tu từ trong đoạn thơ, văn đó Tác dụng của từng biện pháp tu

Kết đoạn: Cảm nghĩ sâu và liên hệ bản thân

*Đoạn văn nghị luận xã hội:

+ Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong đoạn văn

+ Các dẫn chứng

+ Viết đoạn văn: Tùy theo dạng nghị luận về sự việc hiện tương hay tư tưởng đạo lý

mà có cách trình bày khác nhau

Mở đoạn: Giới thiệu được luận điểm hoặc luận đề

Thân đoạn: Nếu là đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý có các ý sau: Kháiniệm (giải thích), biểu hiện, vai trò của vấn đề trong cuộc sống, ca ngợi hay phêphán, bài học nhận thức

Nếu là đoạn văn nghi luận về sự việc hiện tượng trong đời sống: Giải thích, thựctrạng, nguyên nhân, hậu quả (kết quả), giải pháp, liên hệ

Kết đoạn: Khẳng định luận đề, luận điểm, liên hệ bản thân

Ví dụ: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng khoan dung

Ngoài ra còn có các đề viết đoạn văn ở nhiều dạng khác nhau: Đoạn văn tóm tắt

tác phẩm, đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm, đoạn văn thuyết minh giớithiệu về một đồ vật… Tùy theo yêu cầu của đề mà vận dụng cách làm cho phù hợp

*Đoạn văn có tính tích hợp kiến thức liên môn

Các bước:

- Bước 1: Cần xác định nội dung cần viết, phương pháp

- Bước 2: Xác định những nội dung tích hợp Sắp xếp các ý sao cho phù hợp

- Bước 3: Viết đoạn văn

- Bước 4: Đọc lại, soát lỗi, sửa chữa

- Ví dụ: Nếu giới thiệu thủ đô Hà Nội cho một bạn nước ngoài, em sẽ giới thiệu như

thế nào?

- Nội dung cần viết trong đoạn văn: giới thiệu về thủ đô Hà Nội

- Phương pháp thuyết minh kết hợp với tự sự

Trang 24

Với Lịch sử: Thủ đô được hình thành từ năm nào? Triều đại nào?

Với môn Địa lý: Vị trí, cảnh quan của thủ đô

Với môn GDCD: Tình cảm tự hào của người Việt Nam về thủ đô

Viết đoạn:

Mở đoạn: Giới thiệu khái quát: Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1976 đến nay, và là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946, là thành phố lớn nhất Việt Nam.

Thân đoạn: Về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011) Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Về vị trí: Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Về lịch sử: Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ

đô của Việt Nam giữ vai trò này cho tới ngày nay

Về con người…

Kết đoạn: Niềm tự hào của mỗi người dân Việt về thủ đô

2.2.2 Kĩ năng viết bài văn

Thứ nhất: Rèn cho học sinh kĩ năng viết những kiểu bài cơ bản theo chuẩn kiến thức

và kĩ năng bộ môn.

Đề thi hàng năm có khi tích hợp thấp, có khi tích hợp cao, có khi không tích hợp,nên khi dạy giáo viên hướng dẫn các em phương pháp làm bài và rèn kĩ năng làm các kiểubài: Văn tự sự, văn biểu cảm, văn miêu tả, văn nghị luận, văn thuyết minh, văn bản hànhchính công vụ Trong chuyên đề này, chúng tôi đi sâu vào kĩ năng làm bài nghị luận xã hội

là dạng bài thường gặp trong đề thi liên môn

* Kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống:

- Các thao tác cơ bản:

+ Giải thích khái niệm hoặc thuật ngữ, từ khó (nếu có)

+ Thực trạng của hiện tượng

+ Phân tích, bình luận nguyên nhân

+ Phân tích, bình luận kết quả (nếu là vấn đề tích cực), hậu quả (nếu là vấn đề tiêu cực)+ Đề xuất giải pháp

+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân

- Đề vận dụng: Suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay?

Gợi ý:

Trang 25

+ Giải thích khái niệm: Bạo lực học đường là hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lý,đạo lý, xúc phạm, trấn át người khác gây nên những tổn thương cho con người trong phạm

+ Hậu quả: Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lý nặng nề, ảnhhưởng đến cuộc sống học tập Làm biến đổi môi trường giáo dục

Với xã hội: Gây ra tâm lý bất ổn, lo lắng, hoang mang

Với người gây ra bạo lực: Con người phát triển không toàn diện, mầm mống của tội ác,làm hỏng tương lai của chính mình, bị mọi người lên án, căm ghét

+ Nguyên nhân: Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năngkiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống

Có những biểu hiện bệnh tâm lý Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực từ cuộc sống vàphim ảnh Thiếu sự quan tâm của gia đình Sự giáo dục trong nhà trường còn nặng về vănhóa chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh Chưa có những giải pháp đồng bộ,triệt để

+ Giải pháp: Tăng cường giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động dạy học nhất là mônGDCD vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ.Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh

Có những biện pháp quyết liệt để giáo dục, răn đe

+ Bài học nhận thức và hành động: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hìnhthành những quan niệm sống tốt đẹp Đấu tranh tố các những hành vi bạo lực học đường

*Kiểu bài Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý.

Trang 26

“Trái tim người mẹ” là tình cảm bao dung nhân hậu, là tình yêu thương, tình máu mủ mà

mẹ dành cho con

=>Với nghệ thuật so sánh câu nói như một lời khẳng định: trái tim người mẹ là kỳ quantuyệt hảo nhất nó lớn lao kỳ vĩ hơn những kỳ quan khác

- Bàn luận:

- Đánh giá: đây là ý kiến hoàn toàn đúng

-Vì: Trái tim người mẹ đã dành cho con tất cả Đó là tình yêu thương không gì có thể sosánh được: mẹ đã sinh ra, chăm bẵm nuôi con khôn lớn, gần gũi, chia sẻ những vui buồnvới con, lo lắng dõi theo con từng bước đi trong cuộc đời Mẹ hy sinh tất cả vì con màkhông hề tính toán thiệt hơn (dẫn chứng)

- Mở rộng, nâng cao:

+Trong thực tế người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình bởi lẽ con chính là món quà

vô giá mà thượng đế ban tặng cho họ Trân trọng, kính yêu những người mẹ biết yêuthương con

+ Tuy nhiên, cũng có không ít các bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra vì mộtham muốn tầm thường thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái mình Chúng ta cần phê phán.-Bài học nhận thức và hành động:

+Câu nói cho ta hiểu sâu sắc hơn về tình mẹ, hiểu được sự thiêng liêng, vô giá từ tìnhthương của mẹ, ngợi ca sự tôn vinh cao đẹp của tình mẹ

+Những người con cần thể hiện tình yêu thương, lòng kính trọng mẹ bằng việc làm cụ thể

*Kiểu bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm (trong đoạn tin).

Chú ý khi bàn luận không tách rời tác phẩm (đoạn tin).

Đề vận dụng: Em có suy nghĩ gì về vấn đề được đề cập trong đoạn tin sau: “ Theo kết quảnghiên cứu của một tổ chức phi chính phủ trên 9000 học sinh của 5 nước châu Á, trong đó

có Việt Nam, cho thấy trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em trải qua bạo lực học đường” Gợi ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài và so sánh với đề bài trên (Suy nghĩ về bạolực học đường) để củng cố cho các em phương pháp làm bài của mỗi kiểu bài nghị luận

- Nhận thức về đoạn tin: Đoạn tin đề cập đến vấn đề bạo lực học đường – một thực trạngđáng báo động của học sinh các nước châu Á, trong đó có Việt Nam

- Bàn luận: Khái niệm; thực trạng (chú ý đưa dẫn chứng trong đoạn tin) và thực tế; nguyênnhân; hậu quả; giải pháp…

Thứ hai là kĩ năng làm dạng bài văn liên hệ thực tiễn, liên hệ các vấn đề cập nhật, có sự kết hợp về kiểu bài và kiến thức các môn.

Bước 1 Đọc kĩ đề, xác định rõ yêu cầu của đề

Về kiểu bài: Có những đề kết hợp hai đến ba kiểu bài

Trang 27

Về phương pháp: phương pháp cơ bản của mỗi bộ môn có sự kết hợp với phương phápmôn khác

Về kiến thức: Về kiến thức chú ý vào yêu cầu của đề, huy động kiến thức của bộ môn, cácmôn để giải quyết yêu cầu sao cho phù hợp, hiệu quả

Bước 2 Xác lập ý, các ý liên môn liên hệ, sắp xếp ý phù hợp

Bước 3 Viết bài

Bước 4: Đọc lại bài, soát lỗi, sửa chữa

Ví dụ 1: Cho câu thơ : « Đất ơi muốn nói điều chi thế

Mà sao không nói được với người »

(Trần Đăng Khoa)

Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 đến 300 chữ) nói thay điều mà đất ở Đồng

bằng sông Cửu Long muốn gửi gắm tới con người khi tình trạng hạn hán và xâm nhậpmặn đang diễn ra nghiêm trọng

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận sự kết hợp với tự sự và biểu cảm: Có mở bài, thân bài,kết luận

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nói thay điều mà đất ở đồng bằng sông Cửu Long

muốn gửi gắm với con người khi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng.

Kiến thức liên kết với môn lịch sử, địa lý và giáo dục công dân cùng với những hiểu biếtthực tế

- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng

+ Tâm sự của đất về những khó khăn khi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ranghiêm trọng (HS có thể nêu những cảm xúc phong phú của đất, kết hợp nêu thực trạng,nguyên nhân, hậu quả của tình trạng này.)

+ Những mong mỏi, đề xuất, tâm nguyện mà đất gửi tới con người

- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghịluận

- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Ví dụ 2: Hãy tưởng tượng mình là con cá phải sống trong hồ nước bị ô nhiễm tâm sự vớiloài người về cuộc sống và những mong ước của nó

Gợi ý: - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất đóng vai con cá kể chuyện có kết hợp với biểu cảm

và liên hệ thực tế

-Khi kể cần nêu được:

+Giới thiệu nhân vật: con cá; sự việc: cá muốn tâm sự với loài người và mong ước của nó.+ Kể về cảm xúc, tâm trạng của con cá sống ở hồ nước bị ô nhiễm (cuộc sống ngột ngạt,nước bị đổi màu, khiến cho cuộc sống của cá và muôn loài dưới nước bị đe dọa…cảm xúccủa con cá có thể là giận dữ, lo lắng, tuyệt vọng, khao khát môi trường nước trong lành…)+ Lời kêu cứu khẩn thiết của con cá: Hãy cứu lấy loài cá chúng tôi và các muôn loài dướinước

+ Thông điệp mà con cá muốn gửi tới loài người: Hãy bảo vệ môi trường nhất là môi

Trang 28

III.Tăng cường luyện tập, luyện đề.

Khi có kiến thức, kĩ năng làm bài rồi, học sinh tự tin để bộc lộ khả năng của mình quacác bài tập

Có nhiều cách luyện nhưng theo chúng tôi cần luyện theo các bước sau: Luyện theotừng bài học, từng phần, từng kiểu bài, từng môn và đề liên môn

Cách hướng dẫn học sinh luyện tập, luyện đề: Sau mỗi kiểu bài, dạng bài chúng ta đã

ôn cho các em lý thuyết, hướng dẫn cách làm và có hệ thống bài tập để các em luyện từ dễđến khó Chữa bài, củng sửa lỗi sai cho các em Rút ra những bài học, bí quyết để làm bàitốt hơn và những lỗi cần tránh Hàng tháng luyện đề đúng theo dạng đề thi huyện, tỉnh đểcác em làm quen

Đây là khâu rất quan trọng, qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc vận dụng của các emchưa tốt, trong bài làm của các em còn mắc nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt…

Hơn nữa đây là bài thi liên môn nên chúng ta cần cho các em luyện đề của bốn môn đểcác em làm quen, khi đi thi không phải bỡ ngỡ

Qua luyện đề, các em biết căn, chia thời gian hợp lý để làm bài, có tốc độ viết bài vàrèn chữ viết, trình bày

1 Luyện đề trắc nghiệm:

- Khi luyện đề trắc nghiệm cần:

+ Rèn cho các em từ các câu, các bài trắc nghiệm trong từng môn trong quá trình

học và khi ôn tập.

Ví dụ: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Nhớ rừng là:

A Tác giả B Chúa sơn lâm

C Một anh hùng thất thế D Mọi người

Câu 2: Có biện pháp nghệ thuật chung nào giữa hai bài Nhớ rừng” và Ông đồ” đã được

hai tác giả sử dụng triệt để và đều rất thành công để khắc sâu cảm hứng lãng mạn về nhânvật trữ tình?

A Tưởng tượng và phóng đại B Nhân hóa và so sánh

C Đối lập – tương phản D Hình ảnh tạo hình

Câu 3: Ba chữ vẫn sẵn sàng trong câu thơ cuối bài Tức cảnh Pác Bó thể hiện tinh thần gì

của Bác?

A Chấp nhận thiếu thốn B Coi thường gian khổ

C Lạc quan D Ung dung

+ Rèn câu hỏi liên môn giữa Ngữ văn với GDCD :

Ví dụ : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 21 đến câu 24:

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day,

Ngày đăng: 05/12/2017, 08:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w