Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
146,5 KB
Nội dung
A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử là một môn khoa học xã hội, lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ xã hội của loài người, nó tồn tại độc lập, khách quan với ý muốn của con người. Chính vì vậy mà trong lý luận cũng như trong thực tiễn, bộ môn lịch sử giữ vai trò quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Học lịch sử không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về quá khứ mà còn để hiểu hiện tại và tiên đoán trong tương lai. Vì vậy từ những hiểu biết về lịch sử con người có thể vững vàng bước vào tương lai. Thế nhưng một thực tế đáng buồn là hiện nay thế hệ trẻ lại khá thờ ơ đối với môn lịch sử vì rất nhiều lí do như: Lịch sử chỉ là những sự kiện, con số khô khan, rất khó hình dung và ở đâu đó trong xã hội vẫn coi sử là môn phụ. Chính vì vậy mà thế hệ trẻ, nhất là học sinh phổ thông ít chịu học sử, hiểu biết ít về lịch sử dân tộc. Điều này cũng thể hiện rõ trong các kì thi khảo sát, kiểm tra định kì, thi tốt nghiệp Đặc biệt là trong kì thi học sinh giỏi chất lượng học tập của học sinh còn thấp. Nguyên nhân của hiện trạng này có nhiều, ngoài yếu tố vừa nêu trên còn có lí do không nhỏ xuất phát từ phía những ngưòi trực tiếp làm công tác giảng dạy, ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Là một giáo viên sử đứng lớp giảng dạy hơn 10 năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi trong 5 năm. Tôi nhận thấy thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi những năm qua còn nhiều bất cập, nên chất lượng giải chưa cao. Làm thế nào để đạt kết quả cao trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, đó cũng là điều băn khoăn trăn trở không chỉ riêng tôi mà đây cũng là nổi niềm chung của tất cả giáo viên khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Nên việc chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử là việc làm thiết thực v quanà trọng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay đất nước đang đứng trước xu thế hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rất cần những người có tri thức, những người tài giỏi để xây dựng nước nhà. Bằng sự nổ lực của bản thân, qua trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè cùng chuyên môn. Cùng với thực tiễn trải nghiệm trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12. Tôi chọn Sáng kiến kinh nghiệm 1 Kinh nghim bi dng HSG mụn Lch S Lp 12 Trung tõm GDTX&DN Lang Chỏnh II. MC CH NGHIấN CU Gúp phn nõng cao cht lng hc sinh i tr núi chung v cht lng hc sinh gii ca nh trng núi riờng. III. I TNG V PHM VI NGHIấN CU 1. i tng: Hc sinh khi 12 Trung tõm GDTX &DN Lang Chỏnh. 2. Phm vi nghiờn cu: Lch s Vit Nam v lch s th gii thuc chng trỡnh lch s lp 12. (theo khung chong trỡnh thc dy v quy nh hng dn ca SGD& T Thanh Hoỏ) 3. Thi gian: T nm hc 2004-2005 tr li õy. B. NI DUNG I. C S Lí LUN Dy hc lch s l quỏ trỡnh giỏo viờn cung cp cho hc sinh nhng kin thc c bn v lch s nhm phc v cho vic giỏo dc, giỏo dng v phỏt trin t duy hc sinh qua mụn hc. Chớnh vỡ vy m trong quỏ trỡnh ging dy, ụn tp, c bit l cụng tỏc bi dng hc sinh gii l mt nhim v rt quan trng. ũi hi ngi giỏo viờn phi cú lũng yờu ngh, quyt tõm cao, cú s chun b v u t nhiu thi gian, nhiu cụng sc hn tit dy bỡnh thng trờn lp, thm chớ phi cú quỏ trỡnh tớch lu kinh nghim qua thi gian mi cú th thuyt phc hc sinh, lm cho cỏc em thc s tin tng v hng thỳ say mờ hc tp, t ú a n kt qu cao trong quỏ trỡnh hc tp, ụn luyn. õy cng chớnh l c s tụi a ra nhng suy ngh ca mỡnh vi mong mun góp phần trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau để cùng đem lại kết quả tốt nhất. . II. THC TRNG CA VN 1. Thc trng chung Trung tõm GDTX& DN Lang Chỏnh c thnh lp vo ngy 9 thỏng 11 nm 2000 ( tin thõn l trng Vn húa tp trung v B tỳc vn húa ). Din tớch 2 của trường hơn 5000m vuông với khuôn viên rộng rãi và thoáng mát bởi hàng cây xanh. Khi mới thành lập cơ sở vật chất và trường lớp còn hết sức khó khăn, phòng học và thiết bị dạy học còn thiếu thốn rất nhiều. Đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ và đồng đều ở các bộ môn ( Môn vật lý, môn toán phải thuê giáo viên cấp 3 dạy). Nhưng từ năm học 2008 - 2009 đến nay, trường đã được tỉnh và huyện quan tâm, đầu tư xây dựng nhiều dãy nhà học, nhà nghề cao tầng rất khang trang, đội ngũ giáo viên cũng được chuẩn hóa và đầy đủ ở các bộ môn. Tuy nhiên vấn đề còn tồn tại nhiều năm ở Trung tâm đó là chất lượng học tập của các em còn thấp. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy, đặc biệt là đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đây là một vấn đề không mới đối với học sinh ở các trường THPT vì các em đã được cọ sát nhiều qua thực tế ôn luyện. Nhưng vấn đề này lại mới mẽ đối với học sinh ở Trung tâm GDTX& DN Lang Chánh khi lần đầu các em tiếp cận. Vậy thực trạng của vấn đề này xuất phát từ 2 phía giáo viên và học sinh. a. Thực trạng đối với giáo viên Trung tâm GDTX &DN Lang chánh trong những năm gần đây về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được nâng cấp rất nhiều. Mặc dù được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện tốt nhất của Ban giám đốc trung tâm, nhưng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn nói chung và môn lịch sử nói riêng trong những năm đầu còn hạn chế. Bởi vấn đề thực tế còn tồn đọng là giáo viên chỉ chú trọng đến cách dạy học truyền thống thầy đọc trò chép mà ít chú ý đến việc sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nên các em mới dừng lại ở việc nắm bắt được kiến thức cơ bản, chưa kích thích được sự say mê nghiên cứu tìm tòi và khả năng tư duy hay chuyên sâu một vấn đề nào đó ở các em. Chính điều này đã làm cho giờ học ôn lịch sử trở nên nặng nề áp đặt đối với cả thầy và trò. b. Thực trạng đối với học sinh Học sinh ở Trung tâm GDTX& DN phần lớn các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số, người dân tộc Thái, Mường là chủ yếu, nên khả năng tiếp thu bài cũng như sự tìm tòi, tư duy sáng tạo còn chậm chạp. Điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu các em thuộc gia đình hộ nghèo theo 3 chính sách 30a của Chính phủ. Hơn nữa đối với môn lịch sử, học sinh lại chưa nhiệt tình với môn học, xem đó là môn phụ nên các em cũng không thực sự mặn mà với việc ôn luyện học sinh giỏi. Chính vì vậy mà từ năm học 2000 đến 2004 nhà trường chưa có một giải tỉnh học sinh giỏi sử nào. Vì vậy việc chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đang được đặt ra một cách bức thiết 2. Nguyên nhân của thực trạng a) Chủ quan: Trình độ học sinh không đồng đều, chất lượng đầu vào còn thấp, phần lớn là những em không thi hoặc thi không đậu vào cấp 3. Tài liệu tham khảo còn ít, kênh hình minh häa còn hạn chế, tản mạn, hầu hết là giáo viên tự mua. Phần lớn phụ huynh, học sinh coi lịch sử là môn phụ, không có tính hướng nghiệp cao nên chưa nhiệt tình với môn học, hầu hết các em được chọn vào lớp bồi dưỡng học sinh giỏi sử chưa nhiệt tình, thoái mái mà mang tính gượng ép, bắt buộc. Do đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường, tuy có lòng nhiệt huyết, yêu nghề nhưng kinh nghiệm va vấp thực tế ôn luyện chưa nhiều. b) Khách quan:. Trường ở địa bàn miền núi xa xôi, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, hơn nửa nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH Biết rằng mỗi giáo viên dạy sử đều có phương pháp dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là đem lại kết quả cao nhất. Chính vì vậy trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này này tôi mạnh dạn đưa ra một số vấn đề mà tôi đúc rút ra ®îc qua thực tiễn giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12. 1. Lập khung chương trình và Đề cương ôn thi. a) Khung chương trình. Để ôn thi học sinh giỏi đạt kết quả, trước tiên giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển phải xác định được yếu tố quan trọng đầu tiên trong quá trình ôn luyện là phải lập được khung chương trình ôn thi dựa trên khung chương trình 4 chung của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, dựa vào cấu trúc đề thi học sinh giỏi THPT năm học 2012 - 2013 và các đề thi học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa những năm trước đây. Trong chương trình lịch sử 12 được chia làm hai phần: Lịch sử Việt Nam( 1919 - 2000) và lịch sử Thế giới hiện đại (1945 - 2000) VD: Đối với phần lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) Giáo viên phải cho học sinh nắm được kiến thức lịch sử Việt Nam phát triển qua các thời kì chủ yếu với nội dung chính sau: * Từ 1919 đến 1930: + Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới. + Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. + Phong trào cách mạng trong những năm trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. + Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ( 3/ 2/1930) * Từ 1930 đến 1945 + Đây là thời kì cách mạng Việt Nam có sự lãnh đạo của Đảng, và sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài ngày 28/1/1941 NAQ trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng và chủ trì Hội nghị Trung ương đảng lần thứ VIII ( 5/1941) làm nên thắng lợi của cách mạng tháng tám đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. + Thắng lợi của cách mạng tháng tám là kết quả của 3 cuộc tổng diễn tập: phong trào cách mạng (1930 -1931) đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, cao trào dân chủ (1936 - 1939) và cuộc vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945. * Từ 1945 đến 1954 ` + Sau cách mạng tháng tám, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Dướ sự lãnh đạo của Đảng, 5 Chính phủ và Hồ Chí Minh, nhân dân ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn ban đầu. + Trước âm mưu của thực dân Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa, từ 19/12/946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, giành được nhiều thắng lợi ngày càng to lớn như: Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Biên giới( thu đông 1950), cuộc tiến công Đông Xuân (1953 - 1954) mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Pháp phải kí Hiệp định Gionevo chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. * Từ 1954 đến 1975 + Từ sau Hiệp định Gionevo, Đảng ta đã đề ra đường lối tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm thực hiện mục tiêu chung là chống Mĩ cứu nước và đạt được nhiều thành tựu to lớn. - Miền Nam: Lần lượt đánh bại 4 chiến lược chiến tranh của Mĩ: “ Chiến tranh đơn phương” (1954 - 1960), “Chiến tranh đặc biệt” (1961 -1965), “Chiến tranh cục bộ” ( 1965 - 1968), “ Việt Nam hóa chiến tranh” (1968 - 1973). Thắng lợi đó đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 30 năm. - Miền Bắc: Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Từ khi Mĩ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhân dân đã chiến đấu và đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, tiêu biểu là trận “Điện Biên Phủ trên không”. * Từ 1975 đến 2000 + Sau đại thắng mùa xuân 1975, nước ta nhanh chóng hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước, đưa cả nước đi lên CNXH. + Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ 1986 đến nay đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. 6 Tương tự những phần còn lại của lịch sử thế giới chúng ta cũng hệ thống hóa kiến thức như vậy sẽ tạo điều kiện cho các em nắm được cái sườn của khung chương trình ôn thi b) Xây dựng đề cương ôn thi . Xây dựng được đề cương ôn thi là khâu rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây là công việc rất khó khăn đối với mỗi giáo viên khi tham gia ôn luyện. Cùng một lượng kiến thức nhưng giáo viên phải xác định được kiến thức nào là trọng tâm nhất để học sinh dể hiểu, dể nhớ và phát triển được kĩ năng tư duy, so sánh và nhận định vấn đề. Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm tôi không thể lập đề cương ôn thi đầy đủ cho tất cả các tiết trong chương trình lịch sử 12 mà chỉ nêu đơn cử một vài ví dụ. VD: Chẳng hạn đối với phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới giáo viên có thể cho học sinh xây dựng đề cương theo từng chủ đề, giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức cơ bản và bao quát được nhiều vấn đề về kiến thức nâng cao. Chủ đề Kiến thức cơ bản Kiến thức nâng cao Liên Xô từ 1945 - 1991 Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản sau: - Hoàn cảnh và thành tựu đạt được của LX trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1945 đến 1970 - Từ 1970 Liên Xô lâm vào khủng hoảng và sự sụp đổ của CNXH - Từ thành tựu xây dựng CNXH , giúp HS rút ra được ý nghĩa của thành tựu và vai trò của LX đối với sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ thế giới. - Tìm hiểu vì sao CNXH ở Liên Xô lại sụp đổ. Trên cơ sở đó liên hệ với công cuộc cải cách ở Trung Quốc( 12/1978) và đổi mới đất nước ở VN (1986) Liên Hợp Quốc - Hoàn cảnh thành lập, mục đích, nguyên tắc và vai trò -Vẽ sơ đồ tổ chức Liên Hợp Quốc 7 của tổ chức Liên Hợp Quốc - Mối quan hệ Việt Nam - LHQ, những tổ chức chuyên môn của LHQ đang hoạt động ở VN - Lấy ví dụ cụ thể về vai trò của LHQ làm được cho các nước trên thế giới. Nhật Bản - Giúp HS nắm được kiến thức quan trọng trong bài là về vấn đề phát triển kinh tế “thần kì” ở Nhật Bản từ 1952 đến 1973 - Nguyên nhân của sự phát triển đó - Rút ra được nguyên nhân quan trọng nhất trong phát triển kinh tế ở Nhật - Bài học thành công của Nhật trong phát triển kinh tế, Việt Nam học tập được gì. Trung Quốc - Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa. - Công cuộc cải cách mở cửa của TQ ( T12/1978) do Đặng Tiểu Bình khởi xướng Từ công cuộc cải cách ở Trung Quốc, liên hệ thực tế với Việt Nam. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở nửa sau thế kỉ XX - Nguồn gốc, đặc điểm, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. - Tác động tích cực, tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. - Thời cơ, thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ. - Vị trí, ý nghĩa của cách mạng khoa học công nghệ. Tình hình kinh tế và xã hội nước ta từ sau - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương ( Nguyên nhân, nội - So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất( 1897 - 1914) : về hoàn cảnh, mục 8 chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 (1919 -1930) dung, tác động của cuộc khai thác). - Ảnh hưởng của cuộc khai thác đối với sự phân hóa xã hội Việt Nam làm xuất hiện các giai cấp: + Địa chủ phong kiến +Công nhân + Nông dân + Tư sản + Tiểu tư sản đích, nội dung, tác động - Làm rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930) - Nêu khái quát quá trình tìm đường cứu nước từ 1911 đến 1917 - Hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến đầu 1930: + Thời kì ở Pháp ( 1920 - 1923) + Thời kì ở Liên Xô (1923 - 1924) + Thời kì ở Trung Quốc ( 1924 - 1927) + Thời kì ở Xiêm ( Thái Lan) (1928 - 1929) - Sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam - Từ quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc giúp HS so sánh với con đường cứu nước của lớp người đi trước như : Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. - Những hoạt động của NAQ đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng - Xác định được công lao to lớn của NAQ từ 1919 - 1930: + Đến với CN Mác Lê Nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn: con đường cách mạng vô sản. + Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 9 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - Nêu hoàn cảnh, nội dung hội nghị thành lập Đảng và nội dung cương lĩnh do NAQ soạn thảo. - Ý nghĩa của việc thành lập Đảng - Từ nội dung Cương lĩnh thấy được tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh. - Rút ra vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng - Làm rõ vì sao Đảng ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. 2. Lên kế hoạch ôn thi Ngay từ khi được phân công làm công tác bồi duỡng học sinh giỏi, thời gian không phải là nhiều khoảng 3 tháng ngắn ngủi. Làm sao để các em có thể phát huy hết năng lực của mình để đạt kết quả tốt nhất ? Đây cũng là nổi trăn trở trong tôi và tôi đã đúc rút được kinh nghiệm đầu tiên cho mình đó là cần phải lập ra kế hoạch cụ thể trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Trước tiên giáo viên cần cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh nắm được, bởi kiến thức cơ bản là cái gốc cần thiết tối thiểu cho học sinh trước khi muốn học và nghiên cứu những kiến thức có bề rộng và chiều sâu. Ngoài ra giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu vấn đề. Vì thời lượng bồi dưỡng rất hạn chế, nên giáo viên bồi dưõng không thể làm thay học sinh được tất cả mọi việc, nên phần ôn tập kiến thức cơ bản yêu cầu học sinh tự ôn tập, làm việc ở nhà đòi hỏi giáo viên phải kiểm tra một cách chặt chẽ, thường xuyên xem ý thức học tập của các em đã tốt chưa ? đã thực hiện và nắm rõ các yêu cầu về kiến thức mà giáo viên truyền tải chưa ? Nếu học sinh chưa thực hiện đầy đủ, còn có những lỗ hổng kiến thức thì giáo viên phải đôn đốc, nhắc nhở và có biện pháp để học sinh tự làm việc, tự nghiên cứu vấn đề. Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên thực hiện được các yêu cầu trên sẽ kích thích được khả năng tư duy, làm việc độc lập của học sinh, giúp các em có thể tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình ôn luyện. Theo tôi đây là một kinh nghiệm hết sức bổ ích, một 10 [...]... KIẾN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong thời gian qua tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đối với đối tượng học sinh trong lớp bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trung tâm GDTX &DN Lang Chánh Tôi nhận thấy học sinh từ chỗ chán học sử, sợ sử, bắt đầu có hứng thú, hăng hái, tích cực học tập và yêu thích môn sử hơn Nếu trước năm học 2003-2004, trong các kì thi HSG lớp 12 bậc BT... trọng là học sinh phải hiểu để, nắm được yêu cầu của đề ra và cách làm một bài thi lịch sử Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao, giáo viên cho học sinh tiếp cận nhiều đề thi, giáo viên có thể ra đề cho học sinh luyện, quan trọng hơn là cho học sinh được thực hành cọ sát đề thi học sinh giỏi trước đây ở các tỉnh VD: Đây là một câu trong đề thi học sinh giỏi tỉnh Bắc Giang năm học 2009... tác bồi dưỡng học sinh giỏi - Ban giám đốc Trung tâm cần quan tâm nhiều hơn đến việc mua sắm thêm các tư liệu, tài liệu, sách tham khảo, sách nâng cao ở tất cả các bộ môn để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trung tâm đạt kết quả cao - Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm hay về công tác giảng dạy và ôn thi để giáo viên giữa các tổ cùng trao đổi, bàn bạc, học. .. một kinh nghiệm rất bổ ích không chỉ trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, mà ngay cả ôn thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng cũng nên áp dụng kinh nghiệm này Bởi vì đây là cơ sở để giáo viên nắm bắt khả năng thực sự của học sinh trên nhiều phương diện, từ cách hiểu đề, xác định yêu cầu của đề, tìm ý đến cách viết Tất cả đều được thể hiện trong bài thi của học sinh Giáo viên ra đề cho học sinh làm ở. .. những kinh nghiệm tôi trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này nó phù hợp với thực tế và phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trung tâm GDTX&DN Lang Chánh nơi tôi giảng dạy hơn 10 năm qua Hy vọng rằng những nội dung trong SKKN này sẽ là những thông tin để được các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận để mong đúc rút ra được những kinh nghiệm thực sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. .. các bài luyện thi tiếp theo Tuy nhiên thời gian ở lớp không nhiều, nên giáo viên không thể cho học sinh luyện tập được nhiều đề khi bồi dưỡng trên lớp vì mất thời gian Điều đó có thể khắc phục được là cho học sinh luyện tập ở nhà và tự ấn định về thời gian Theo 16 tôi đây là một kinh nghiệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Nó giúp cho các em thấy được điểm mạnh, mặt... động cao trào kháng Nhật tiến tới Tổng khởi nghĩa T8/1945 Đối với dạng đề đánh giá sự kiện lịch sử và dạng đề so sánh lịch sử Đây là dạng đề thi nâng cao kiến thức tổng hợp của học sinh Giáo viên cần hướng 12 dẫn cho học sinh làm quen với dạng đề thi này vì trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, dạng đề thi này thường được sử dụng để thi Vì nó đòi hỏi học sinh ngoài việc nắm kiến thức cơ bản ra cần... luyện, kết quả đạt được của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả về phía giáo viên và học sinh Chính vì vậy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao, tôi xin có một vài đề xuất như sau: - Mong rằng, trong thời gian tới Ban giám đốc cần quan tâm sâu sát nhiều hơn nữa đến công tác bồi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên phát hiện những học sinh năng khiếu để giáo viên có định hướng cụ... Là giáo viên dạy môn lịch sử, tâm nguyện của tôi cũng như bao đồng nghiệp khác là đào tạo được nhiều học trò giỏi Làm thế nào để đạt được điều đó? Đó cũng là nổi niềm băn khoăn, trăn trở trong tôi và những người làm công tác giảng dạy Vì vậy, trong giới hạn của SKKN này, người viết chỉ khiêm tốn đưa ra một vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, mặc dù đây chỉ là những kinh nghiệm. .. động cơ và mục đích học tập của mình, để đem lại kết quả trong quá trình ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi 3 Giáo viên đưa ra các dạng câu hỏi trong quá trình ôn tập, để học sinh biết cách vận dụng kiến thức vào dạng đề cụ thể Như chúng ta biết học sử không phải là học thuộc lòng từng câu, từng chữ, mà điều quan trọng là chúng ta phải học hiểu vấn đề, nắm bắt chắc vấn đề lịch sử thì khi làm bài sẽ . BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong thời gian qua tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đối với đối tượng học sinh trong lớp bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trung tâm GDTX. thiết nghĩ những kinh nghiệm tôi trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này nó phù hợp với thực tế và phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trung tâm GDTX&DN Lang Chánh nơi tôi giảng. và bồi dưỡng học sinh giỏi. Là một giáo viên sử đứng lớp giảng dạy hơn 10 năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi trong 5 năm. Tôi nhận thấy thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi