Xuất phát từ thực tế 3 năm gần đây Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức kì thi HSG Liên môn các môn khoa học xã hội. Đây là kì thi lần đầu tiên tổ chức thi theo hình thức liên môn nên việc bồi dưỡng HSG đối với giáo viên còn bỡ ngỡ cả về phương pháp, kiến thức, sự phối hợp giữa các giáo viên bộ môn đôi khi còn lúng túng nên nhiều trường kết quả thi chưa cao. Mặc dù trong ba năm nay chất lượng học sinh giỏi Liên môn ở huyện Vĩnh Tường luôn đứng đầu tỉnh nhưng lại không đồng đều giữa các trường trong huyện. Kĩ năng làm bài của nhiều HS rất kém. Học sinh học lệch không đồng đều giữa bốn môn: Văn Sử Địa GDCD nên ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả bài thi và chất lượng của các nhà trường. Với những lý do như trên, tôi trình bày chuyên đề: Chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng HSG Liên môn các môn KHXH Môn Lịch sử với mong muốn được chia sẻ chút ít kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng HSG Liên môn nhằm nâng cao chất lượng HSG Liên môn của huyện nhà.
Trang 11 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG
=====***=====
CHUYÊN ĐỀ
CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GI ỎI LIÊN MÔN CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
MÔN LỊCH SỬ
Người thực hiện: Phan Thị Luyến
Tổ: Văn - Sử - Ngoại Ngữ
V ĩnh Tường, tháng 11 năm 2017
Trang 26 Phương pháp nghiên cứu
Ph ần II Nội dung
1 Giáo viên c ần nắm rõ đề thi để có hướng bồi dưỡng HS
2 Giáo viên phải làm tốt khâu chọn HSG Liên môn KHXH
3 Giáo viên Liên môn phải nắm được chương trình lớp 6,7,8 của nhóm bộ môn
4 S ự phối hợp làm việc nhóm của GV Liên môn KHXH
4.1 Ph ối hợp tốt GV trong nhóm để hướng dẫn HS học đều các môn thi
4.2 Phối hợp tốt GV trong nhóm trong việc ra đề thi theo hướng Liên môn
4.3 Phối hợp tốt GV trong nhóm trong việc rèn kĩ năng phát hiện đề thi Liên môn
4.4 Ph ối hợp tốt GV trong nhóm trong việc rèn kĩ năng làm bài thi Liên môn
5 Giáo viên ph ải thường xuyên quan tâm đến HS Liên môn
6 Giáo viên phải chú ý đến thái độ học tập và tâm lý làm bài của HS
7 Một số phương pháp bồi dưỡng HSG Liên môn KHXH - Môn Lịch sử
7.1 Giáo viên c ần bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bộ môn
7.2 Giáo viên hướng dẫn HS khắc sâu những kiến thức nâng cao ở mỗi bài học để HS
có th ể trả lời được những câu hỏi nâng cao mà đề thi có thể hỏi xung quanh mỗi bài
h ọc
7.3 Giáo viên hướng dẫn HS giải câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học
7.4 Giáo viên hướng dẫn HS xác định các nội dung Liên môn tích hợp với các môn
Văn, Địa, GDCD
8 Một số đề tự luyện
9 Chuyên đề tham khảo
Ph ần III Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 33
PH ẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do ch ọn chuyên đề:
1.1 Cơ sở lý luận
Mục tiêu giáo dục hiện nay của các nước trong đó có Việt Nam là nhằm giáo
dục toàn diện con người Có phát triển toàn diện, con người mới có đủ các điều kiện
để hội nhập và chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học kĩ thuật của nhân loại từ đó
phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của chúng ta Để phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, giáo dục Việt Nam đang đổi mới từng bước và toàn diện Một trong những khâu quan trọng của đổi mới giáo dục Việt Nam
đó là đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng toàn diện học sinh Trong đó kỳ thi Liên môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở cấp THCS và kỳ thi đại học ở cấp THPT đang được thực hiện trong khâu ra đề thể hiện sự liên môn Đây là những kỳ thi mới do đó gây cho giáo viên và học sinh nhiều bỡ ngỡ Hơn nữa lại chưa có
những tài liệu chuẩn chính thức phục vụ kỳ thi nên gây nhiều trở ngại cho cả giáo viên và học sinh
1.2 Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ thực tế 3 năm gần đây Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức
kì thi HSG Liên môn các môn khoa học xã hội Đây là kì thi lần đầu tiên tổ chức thi theo hình thức liên môn nên việc bồi dưỡng HSG đối với giáo viên còn bỡ ngỡ cả về phương pháp, kiến thức, sự phối hợp giữa các giáo viên bộ môn đôi khi còn lúng túng nên nhiều trường kết quả thi chưa cao Mặc dù trong ba năm nay chất lượng học
sinh giỏi Liên môn ở huyện Vĩnh Tường luôn đứng đầu tỉnh nhưng lại không đồng đều giữa các trường trong huyện Kĩ năng làm bài của nhiều HS rất kém Học sinh
học lệch không đồng đều giữa bốn môn: Văn - Sử - Địa - GDCD nên ảnh hưởng đến
chất lượng chung của cả bài thi và chất lượng của các nhà trường Với những lý do
như trên, tôi trình bày chuyên đề: Chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng HSG Liên môn các môn KHXH - Môn Lịch sử với mong muốn được chia sẻ chút ít kinh
nghiệm của mình với các đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng HSG Liên môn
nhằm nâng cao chất lượng HSG Liên môn của huyện nhà
Mới chỉ đứng đội tuyển Liên môn năm thứ hai nên kinh nghiệm của tôi vẫn còn thiếu nhiều Sự góp ý, chia sẻ của các đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo, đánh giá sẽ giúp tôi sửa chữa, nâng cao hơn nữa trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy,
bồi dưỡng HSG Liên môn về sau
Xin trân trọng cảm ơn và mong nhận được những lời góp ý quý báu!
2 M ục đích chuyên đề
Chuyên đề nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng HSG Liên môn các môn KHXH - Môn Lịch sử nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng HSG Liên môn huyện Vĩnh Tường
Trang 4Qua việc thống kê các bài Lịch sử có thể tích hợp kiến thức với ba môn còn
lại, tôi hy vọng chuyên đề sẽ là cẩm nang hữu ích cho giáo viên trong quá trình bồi dưỡng HSG Liên môn
3 Nhi ệm vụ chuyên đề
Qua nghiên cứu chương trình toàn cấp từ lớp 6 đến lớp 8 của bốn môn, tôi đã
cố gắng tìm ra các bài Lịch sử có thể tích hợp với các bài của ba môn còn lại với mong muốn giúp cho quá trình bồi dưỡng HSG Liên môn đạt hiệu quả cao hơn nữa
4 Đối tượng của chuyên đề
Tôi sẽ đề cập đến tất cả các kinh nghiệm mà tôi tích lũy được trong suốt thời gian qua đặc biệt là các bảng thống kê các bài Lịch sử có thể tích hợp với ba môn: Văn - Địa - GDCD
5 Ph ạm vi chuyên đề
Trong khuôn khổ của chuyên đề và khả năng hạn hẹp của bản thân, thời gian
có hạn tôi không thể đề cập đến tất cả lượng kiến thức bồi dưỡng HSG Liên Môn môn Lịch sử mà chỉ xin chia sẻ với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm của bản thân trong bồi dưỡng HSG Liên môn KHXH - Môn Lịch sử nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng HSG Liên môn của huyện Vĩnh Tường
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của chuyên đề nêu ra, tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thống kê các bài học của bốn môn có lượng kiến thức tích hợp được với nhau
- Phương pháp khảo sát tình hình thực trạng bồi dưỡng HSG Liên môn KHXH
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu Lịch sử, tài liệu tham khảo
Trang 55
PH ẦN II NỘI DUNG
M ỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HSG LIÊN MÔN KHXH
MÔN L ỊCH SỬ
1 Giáo viên c ần nắm rõ đề thi để có hướng bồi dưỡng HS
* Cấu trúc đề thi: Đề thi liên môn KHXH có cấu trúc hai phần: Trắc nghiệm và tự
+ Đề thi tách biệt kiến thức từng môn
Việc tìm hiểu cấu trúc và các dạng của đề thi sẽ giúp cho người dạy định hướng được chương trình ôn tập và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, nhất là những giáo viên năm đầu dạy bồi dưỡng
2 Giáo viên phải làm tốt khâu chọn HSG liên môn KHXH:
Đây là khâu quan trọng, quyết định tới 50% thành công của cuộc thi GV nên chọn HS có ý thức, say mê học tập, có tư duy tốt, có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát; vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống trong thực tiễn Đặc biệt chọn những HS học đều các môn, chữ viết đẹp
3 Giáo viên phải nắm được chương trình lớp 6,7,8 của nhóm bộ môn
Việc làm này vô cùng quan trọng vì nếu nắm được chương trình của các bộ môn thì GV sẽ biết được lượng kiến thức nào của bộ môn mình dạy sẽ tích hợp với lượng kiến thức của các bộ môn còn lại Điều này sẽ giúp cho GV Liên môn khắc sâu kiến thức liên môn hơn và giúp cho quá trình làm việc nhóm của GV Liên môn
hiệu quả hơn từ đó sẽ nâng cao được chất lượng HSG Liên môn
4 S ự phối hợp làm việc nhóm của giáo viên Liên môn KHXH
Đây là việc làm không thể thiếu trong dạy HSG Liên môn Chất lượng của HSG Liên môn sẽ không được đồng đều và cao nếu không có sự phối hợp làm việc nhóm hiệu quả của các GV ở bốn bộ môn Hàng tuần GV Liên môn cần trao đổi về tình hình học tập của từng học sinh, về cách tích hợp các kiến thức Liên môn, cách ra
đề, chấm chữa bài, động viên các HS học chưa đều các bộ môn GV Liên môn cần trao đổi thường xuyên với nhau trong việc thực hiện kế hoạch của nhóm bộ môn
Trang 64.1 Phối hợp tốt giáo viên trong nhóm để hướng dẫn học sinh học đều các môn thi.
Đây là việc làm rất quan trọng vì bài thi Liên môn là tổng hợp kiến thức của
bốn môn Văn, Sử, Địa, GDCD nên để HS có thể làm bài thi đạt kết quả cao HS cần
học đều cả bốn môn Vì vậy GV dạy bốn bộ môn trên hàng tuần cần họp nhóm trao đổi tình hình học tập của HS, nếu HS học yếu môn nào thì cần tăng cường thời gian
dạy và bồi dưỡng kiến thức môn đó
4.2 Ph ối hợp tốt giáo viên trong nhóm trong việc ra đề thi theo hướng liên môn
Khi ra đề GV cần cố gắng trong một một câu hỏi có kiến thức của nhiều bộ môn, có sự vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn đặt ra và
khảo sát chấm chữa bài cho HS ít nhất 1 lần/tháng
Ví dụ: Đề tích hợp môn Địa và môn Sử
Làm rõ nhận định sau:
“Đông Nam Á là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh Dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng và vùng ven biển Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc”
(SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.53)
4.3 Ph ối hợp tốt giáo viên trong nhóm trong việc rèn kĩ năng phát hiện đề thi Liên môn
Muốn làm được điều này GV Liên môn phải thường xuyên cho HS cọ sát các
đề khác nhau Qua đó giáo viên Liên môn sẽ thấy được mình cần làm gì trong việc rèn kĩ năng phát hiện đề cho HS, từ đó có hướng khắc phục, động viên những em chưa xác định đúng đề
Thực tế HS mất điểm nhiều do không xác định đúng đề vì kĩ năng phát hiện đề
của nhiều em chưa tốt Việc xác định đúng đề không hề đơn giản nó đòi hỏi HS phải
tư duy tốt, có bản lĩnh khi gặp các đề lạ, khó Vì vậy GV cần phải thường xuyên cho
HS cọ sát các đề khác nhau để rèn kĩ năng phát hiện đề và bản lĩnh khi gặp các đề khó và lạ
4.4 Ph ối hợp tốt giáo viên trong nhóm trong việc rèn kĩ năng làm bài thi Liên môn
Bài thi Liên môn muốn đạt điểm cao thì ngoài có kiến thức HS phải có kĩ năng làm bài tốt ở cả bốn nội dung của bốn môn và phải vận dụng được kiến thức tổng
hợp của bốn môn để giải quyết tình huống thực tiễn mà đề thi Liên môn yêu cầu
Muốn làm được điều này GV Liên môn cần phải phối hợp rèn kĩ năng làm bài từng đơn vị kiến thức của từng phân môn và kĩ năng làm bài đơn vị kiến thức tổng hợp
của bốn môn một cách thường xuyên
Trang 77
Về kĩ năng làm bài thi phần trắc nghiệm: Cần làm ngắn gọn tránh chép lại đề thi, trình bày khoa học Trong phần trắc nghiệm sẽ là các câu hỏi của cả bốn môn
Về kĩ năng làm bài thi phần tự luận: có hai dạng đề
+ Dạng tích hợp nhiều môn: HS phải sử dụng kiến thức của nhiều môn để giải quyết tình huống đặt ra trong một câu hỏi tự luận
Ví dụ: Đề thi đòi hỏi HS vận dụng kiến thức của môn Văn và môn Địa để giải quyết
Đất ơi muốn nói điều chi thế,
Mà sao không nói được với người?
(Trần Đăng Khoa)
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 đến 300 chữ) nói thay điều mà đất ở Đồng
bằng sông Cửu Long muốn gửi gắm tới con người khi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn
đang diễn ra nghiêm trọng
+ Dạng tách biệt từng môn: HS sẽ sử dụng kiến thức của từng bộ môn để giải quyết theo kĩ năng làm bài thi của môn đó
Ví dụ: Nêu nguyên nhân bùng nổ và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
5 Giáo viên ph ải thường xuyên quan tâm đến HS Liên môn
Đây là việc làm vô cùng quan trọng bởi GV có hiểu được hoàn cảnh, tâm tư
nguyện vọng của HS thì mới giúp các em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống
và học tập GV phải vừa là người thầy, người cha, người mẹ, người anh, người chị, người bạn của các em thì mới hiểu hết được các em và khi đó các em mới đặt niềm tin vào GV và sẽ học vì thầy cô của mình Nếu làm được điều đó các em sẽ giúp GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình
6 Giáo viên ph ải chú ý đến thái độ học tập và tâm lý làm bài của HS
em còn lại trong đội Đối với những HS tích cực và đam mê học GV phải động viên, khen thưởng, khích lệ kịp thời để lấy các em đó làm linh hồn của toàn đội
* Tâm lý làm bài của HS:
Qua các lần khảo sát HS bằng các đề cọ sát GV cần theo dõi tâm lý làm bài
của HS để từ đó biết được những em có tâm lý làm bài tốt và những em có tâm lý làm bài chưa tốt từ đó có hướng khắc phục cho những em có tâm lý làm bài không
vững
Trước kì thi Huyện và Tỉnh GV phải chuẩn bị tâm lý làm bài cho HS tốt
Trang 8nhất không được để bất kỳ một tác nhân nào tác động không tốt đến tâm lý làm bài của HS
7 Một số phương pháp bồi dưỡng HSG liên môn KHXH - Môn Lịch sử.
7.1 Giáo viên cần bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bộ môn.
Học sinh phải nắm chắc, hiểu sâu kiến thức bộ môn Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 8,
trọng tâm là kiến thức lớp 8 tính đến thời điểm thi thì khi gặp bất cứ đề thi thuộc nội dung kiến thức nào HS ít nhiều cũng sẽ vận dụng được kiến thức để giải quyết tình
huống mà đề thi Liên môn đặt ra
Ví d ụ 1: Bài 1 Những cuộc mạng tư sản đầu tiên (Lớp 8) HS cần nắm chắc
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư
sản
- Nắm khái niệm “Cách mạng tư sản”
Ví d ụ 2: Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (Lớp 8) HS cần
nắm chắc
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Khái nệm “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh thế giới”
- Trong chiến tranh giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đã tiến hành cuộc cách mạng vô
sản thành công đem lại hòa bình và một xã hội mới tiến bộ
Ví dụ 3: Bài 12 Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Lớp 8) HS cần nắm
chắc
- Hoàn cảnh, nội dung, tính chất, ý nghĩa của cải cách Minh Trị năm 1868
- Hiểu được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản
7.2 Giáo viên hướng dẫn HS khắc sâu những kiến thức nâng cao ở mỗi bài học
để học sinh có thể trả lời được các câu hỏi nâng cao mà đề thi có thể hỏi xung quanh nội dung mỗi bài học
Ví dụ 1: Bài 1 Những cuộc mạng tư sản đầu tiên (Lớp 8)
Sau khi bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bài, GV cần khắc sâu
những kiến thức nâng cao như khái niệm Cách mạng tư sản, các hình thức của các
cuộc Cách mạng tư sản, vì sao các cuộc CMTS không triệt để và vì sao CMTS Pháp
lại là cuộc cách mạng tư sản triệt để
Ví d ụ 2: Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới (Lớp 8)
Sau khi bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bài, GV cần khắc sâu
kiến thức nâng cao như vì sao Cách mạng công nghiệp được gọi là Cách mạng tư
Trang 99
sản
Ví dụ 3: Bài 24 Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (Lớp 8)
- Sau khi bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bài, GV cần khắc sâu
kiến thức nâng cao như:
+ Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vào nước ta?
+ Vì sao khi xâm lược nước ta Pháp lại dùng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”?
+ Vì sao thất bại ở Đà Nẵng, Pháp lại chọn Gia Định làm mục tiêu tấn công?
7.3 Giáo viên hướng dẫn HS giải các câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học: Trọng tâm
là các câu hỏi có trong sgk, vở bài tập
Ví d ụ 1: Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Lớp 8)
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
Câu 1 Dưới đây là bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong
sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870, 1913 Hãy điền vào ô trống tên các nước như nội dung đã học:
Đó là mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa: các nước đế quốc “già” kinh tế không
đứng thứ nhất, thứ nhì thế giới nhưng lại có hệ thống thuộc địa đứng thứ nhất, thứ nhì thế giới; ngược lại những nước đế quốc “trẻ” đứng thứ nhất, thứ nhì kinh tế thế
giới nhưng lại không có được hệ thống thuộc địa tương xứng với nền kinh tế đó
Câu 3 Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?
- Các nước đế quốc đều tăng cường xâm lược thuộc địa
- Dùng vũ lực đòi chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế
giới
Trang 107.4 Giáo viên hướng dẫn HS xác định các nội dung liên môn tích hợp với các bộ môn Văn, Địa, GDCD
Ngoài cung cấp kiến thức của từng bộ môn, khi bồi dưỡng HSG Liên môn GV
phải hướng dẫn HS xác định lượng kiến thức của bộ môn mình cần tích hợp với các
bộ môn còn lại
* Với môn Văn: ở một số bài Lịch sử 6 có thể tích hợp với một số bài Văn 6
Ví dụ:
Bài 12 Nước Văn Lang
Bài 13 Đời sống vật chất và tinh thần của cư
dân Văn Lang
- Con R ồng cháu Tiên
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Bánh chưng, bánh giầy
* V ới môn Địa: Có thể tích hợp một số bài Sử 6,8 với Địa 6,8
Ví dụ:
Bài 2 Cách tính thời gian trong
L ịch sử Bài 8 Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Bài 11 Các nước Đông Nam Á
cu ối thế kỉ XI X - đầu thế kỉ XX Bài 14 Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo
Bài 15 Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á Bài 16 Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
* Với môn GDCD: Có thể tích hợp theo chủ đề
Trang 1111 Yêu thiên nhiên sống hòa
hợp với thiên nhiên Bài 7 Yêu thiên nhiên sống hòa hợp
với thiên nhiên - Lớp
* M ột số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 01 đến câu 05)
Trong những năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69% ; năm
192 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp
thế giới Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới
(Theo sách giáo khoa L ịch sử 8, NXB Giáo dục)
1 Với những thành tựu trên, trong những thập niên 20 của thế kỉ XX, nước Mĩ trở thành:
A Trung tâm công nghiệp, tài chính
B Trung tâm công nghiệp, thương mại
C Trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế
D Trung tâm công nông nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế
2 Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Mĩ?
A Kinh tế chậm phát triển
B Có cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế
C Nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh
D Kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng
3 Mặc dù nền kinh tế Mĩ phát triển nhưng Mĩ cũng không tránh khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào thời gian nào?
A Tháng 9/1929 B Tháng 10/1929
C Tháng 11/1929 D Tháng 12/1929
4 Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ bắt đầu từ ngành kinh tế nào?