1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam

64 711 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 310 KB

Nội dung

Qua hơn 10 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học-kỹ thuật...Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng, trong nhiều năm liên tiếp đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước đã thay thế về cơ bản nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Đó là kết quả của việc đổi mới cơ chế kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong cả nước. Việc thừa nhận sự đa dạng của các thành phần kinh tế đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khuyến khích mọi người tham gia kinh doanh, phát triển sản xuất theo quy định của pháp luật. Thực tế trong những năm qua, kinh tế ngoài quốc doanh đã thể hiện được vai trò của mình trong nền kinh tế, là nơi huy động phát huy các nguồn lực của nhân dân, tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hóa đất nước. Song trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng sẽ phải đối đầu với những thách thức to lớn.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua hơn 10 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học-kỹ thuật .Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng, trong nhiều năm liên tiếp đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước đã thay thế về cơ bản nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Đó là kết quả của việc đổi mới cơ chế kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong cả nước. Việc thừa nhận sự đa dạng của các thành phần kinh tế đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khuyến khích mọi người tham gia kinh doanh, phát triển sản xuất theo quy định của pháp luật. Thực tế trong những năm qua, kinh tế ngoài quốc doanh đã thể hiện được vai trò của mình trong nền kinh tế, là nơi huy động phát huy các nguồn lực của nhân dân, tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hóa đất nước. Song trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng sẽ phải đối đầu với những thách thức to lớn. Đó là việc hoà nhập vào hệ thống pháp luật chung của thế giới, khu vực . Nhưng thách thức lớn hơn cả lại bắt nguồn từ sức ép cạnh tranh của các đối tác mà họ hơn hẳn ta về nhiều mặt như tài chính, công nghệ, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. 1 Hội nhập đem lại cho ta rất nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Để tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức đó phải có sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp trong từng bước đi. Đó là sự phù hợp giữa kế hoạch phát triển của doanh nghiệp với kế hoạch chung của đất nước, giữa các chính sách của doanh nghiệp với chính sách của Nhà nước. Thế nhưng hiện nay hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, trong đó có cả sự cản trở từ phía Nhà nước tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động vốn, thuê đất, xin giấy phép xây dựng, các vấn đề về thuế, khó tiếp cận với thông tin về thị trường trong nước và quốc tế . Do vậy các cơ quan quản lý Nhà nước phải làm thế nào để cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng phát huy được vai trò của mình để đưa nền kinh tế nước ta sang một trang sử mới về đổi mới và phát triển. Đó là lý do cho sự ra đời của đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện môi trường nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam hiện nay”. 2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Đề tài đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như về thực tiễn trong quá trình nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trườngmở cửa để hội nhập với khu vực và thế giới hiện nay. Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Đặc điểm, vị trí và vai trò của khu vực doanh ngiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế nước ta. - Cạnh tranh và vai trò của nó đối với các doanh ngiệp ngoài quốc doanh và nền kinh tế nước ta. 2 - Hạn chế của môi trường kinh doanh và những ảnh hưởng của nó tới năng lực cạnh tranh của các doanh ngiệp ngoài quốc doanh . - Vai trò của Nhà nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh ngiệp ngoài quốc doanh. Việc lý giải những vấn đề trên tạo điều kiện tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh ngiệp ngoài quốc doanh nói riêng và của cả nền kinh tế nước ta nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vào những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới năng lực cạnh tranh của các doanh ngiệp ngoài quốc doanh nước ta hiện nay. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên khu vực doanh ngiệp ngoài quốc doanh mà chúng em nghiên cứu trong đề tài này chỉ là các doanh ngiệp không bao gồm yếu tố nước ngoài đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng1 năm 2000. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng em có sử dụng một số phương pháp như phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu tài liệu và đàm thoại trực tiếp với một số doanh ngiệp ngoài quốc doanh. Kết cấu của đề án nghiên cứu khoa học: 3 Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án bao gồm 3 phần: Phần I Tổng quan PhầnII Thực trạng môi trường nước ta hiện nay PhầnIII Một số giải pháp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 4 PHẦN I TỔNG QUAN 1. Lý luận chung về cạnh tranh. 1.1 Khái niệm canh tranh Cạnh tranh là một khái niệm thường được dùng trong khoa học kinh tế nhưng không được định nghĩa cụ thể và rõ ràng. Trong kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một yếu tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác. Song dưới góc độ lợi ích toàn xã hội cạnh tranh luôn có tác động tích cực. Khi nhắc đến cạnh tranh, có hai khái niệm luôn đi theo nó là cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh xã hội khi không có một hãng nào có thể gây ảnh hưởng riêng đối với giá cả trên thị trường, tất cả các hãng đều nhằm đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Cạnh tranh không hoàn hảo còn gọi là cạnh tranh bất hợp pháp. Cạnh tranh không hoàn hảo là những hành vi cạnh tranh bằng những công cụ bất hợp pháp hoặc không hợp với đạo lý luân thường của xã hội gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho người cạnh tranh khác. Cạnh tranh mang tính độc quyền là cạnh tranh giữa nhiều đơn vị cùng trên một thị trường với những sản phẩm khác biệt nhau (khác biệt về giá cả, địa dư, chất liệu, thời gian cung ứng, người cung ứng, dịch vụ cung ứng ). Sự khác biệt này tạo điều kiện cho mỗi doanh nghiệp có thể có một vị trí độc quyền (tương đối) trong phạm vi nhỏ. 1.2 Vai trò của cạnh tranh 5 Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường.Trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, thế từng doanh nghiệp cố gắng tìm cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp để vươn tới vị thế cao nhất. Trong những nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới đều coi cạnh tranh theo pháp luật là công cụ quan trọng của quản lý kinh tế, là cơ chế quan trọng để huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng sau : - Cạnh tranh sẽ bảo đảm việc điều chỉnh quan hệ cung cầu (quyền tự chủ của người tiêu dùng). - Cạnh tranh sẽ điều khiển sao cho những nhân tố sản xuất sẽ được sử dụng vào những nơi có hiệu quả nhất, làm giảm thiểu tổng giá thành sản xuất của xã hội. - Dưới điều kiện cạnh tranh là những tiền đề thuận tiện nhất làm cho sản xuất thích ứng linh hoạt với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất. - Sự bóc lột dựa trên quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không tương ứng với năng suất sẽ bị cản trở bởi cạnh tranh, vậy cạnh tranh sẽ tác động một cách tích cực đến việc phân phối và phân phối lại thu nhập. - Sự thúc đẩy đổi mới được coi là một chức năng cạnh tranh năng động trong những thập kỷ gần đây. 1.3 Điều kiện để cạnh tranh Từ khái niệm về cạnh tranh người ta có thể hình dung điều kiện để xuất hiện cạnh tranh trong hoạt động kinh tế là: 1) Tồn tại một thị trường. 2) Có tối thiểu hai thành viên bên cung hoặc bên cầu. 6 3) Mức độ đạt mục tiêu của thành viên này sẽ ảnh hưởng đến mức độ đạt mục tiêu của thanh viên khác. Theo A.Smith, người đầu tiên đưa ra những lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về cạnh tranh. Ông cho rằng: điều kiện để canh tranh là phải bao gồm tự do hành động cho mọi doanh nghiệpcác hộ gia đình, nghĩa là bảo đảm sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như sự tự do lựa chọn tiêu dùng của các hộ gia đình. Thông qua cơ chế thị trường, việc tận dụng tự do cạnh tranh để theo lợi ích riêng dẫn đến việc mỗi chủ thể kinh tế sẽ nhận được những thành quả mà họ đã cống hiến cho thị trường. Như vậy, sự hài hoà về lợi ích riêng được hình thành như thể thông qua sự sắp đặt của “bàn tay vô hình”. Tuy vậy, khái niệm này không đồng nghĩa với việc bỏ mặc doanh nhân mà nó đòi hỏi Nhà nước phải tạo ra và bảo đảm một trật tự pháp lý làm khuôn khổ cho quá trình cạnh tranh. Điểm then chốt cho cạnh tranh trở thành động lực là môi trường pháp luật có hiệu lực đảm bảo đưa ra mọi cơ hội cho mọi tác nhân có thể tham gia vào thị trường và tất nhiên là cả rút khỏi thị trường. Cạnh tranh chỉ phát huy hiệu quả trong một môi trường bình đẳng. đây, Nhà nước đóng một vai trò vô cùng lớn bằng việc tạo ra một cơ chế chính sách thống nhất, một môi trường pháp luật ổn định, Nhà nước tạo ra sân chơi chung cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế. Nói chung, cạnh tranh sẽ phát huy hiệu quả nếu nó hội tụ đầy đủ các điều kiện của nó. Tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh .đồng thời với những tác động của chính phủ như tạo dựng một hệ thống thị trường đồng bộ: thị trường vốn, thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động, thị trường thông tin, thị trường ngoại hối . 1.4 Kiểm soát cạnh tranh Nền kinh tế thị trường với những ưu điểm của nó vẫn còn những khuyết tật không thể tránh khỏi: phát triển không ổn định, sự bất bình đẳng trong phân 7 phối thu nhập và đặc biệt là sự tồn tại của thị trường độc quyền đã phá vỡ quy luật cạnh tranh, làm phương hại đến lợi ích của toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là phải hạn chế độc quyền, khuyến khích cạnh tranh mà điều này chỉ có Nhà nước với những công cụ của mình mới có thể thực hiện được. Đến lượt nó cạnh tranh cũng cần được kiểm soát trong khuôn khổ pháp luật. Không thể chạy theo lợi nhuận mà một nhóm chủ thể nào đó sử dụng các thủ đoạn làm phương hại đến lợi ích các chủ thể khác hay của xã hội. Với vai trò của mình, Nhà nước phải đưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và giám sát độc quyền bằng cách: - Kiểm soát hành vi của các hãng có khả năngvị thế có thể khống chế thị trường. - Kiểm soát sự sát nhập để ngăn ngừa quá trình độc quyền hoá. - Kiểm soát và ngăn chặn các hành vi thoả thuận giữa các hãng nhằm hạn chế cạnh tranh. - Kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh. 2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanhvị trí của nó trong nền kinh tế hiện đại. 2.1 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi đơn vị kinh doanh là một tổ chức của những người sản xuất hàng hoá thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Họ đầu tư vốn, thuê mướn và sử dụng lao động để sản xuất một loại hàng hoá hay thực hiện một loại dịch vụ nhất định qua đó tìm kiếm lợi nhuận.Trong nền kinh tế thị trường, tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá chủ yếu là các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động kinh doanh tư nhân và hoạt động kinh doanh của Nhà nước. Việc phân biệt hoạt động kinh doanh tư nhân với hoạt động kinh doanh của Nhà nước căn cứ vào việc ai là người tổ chức và chỉ đạo các hoạt động này. 8 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) là tổ chức kinh tế do cá nhân, tổ chức đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, các hình thức sở hữu thường đan xen nhau. Có nhiều doanh nghiệp trong đó vừa có yếu tố tư nhân vừa có sự tham gia của Nhà nước. Việt Nam trước đây, tư liệu sản xuất của một cơ sở sản xuất kinh doanh(SX-KD) nào đó chỉ thuộc về một hình thức sở hữu duy nhất, sở hữu Nhà nước. Hội nghị trung ương VI - Đại hội lần thứ 6 của Đảng cộng sản Việt Nam đã xem xét lại các quan điểm cũ và khẳng định lại rằng: trong hoạt động SX-KD các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp, đan kết với nhau. Các doanh nghiệp quốc doanh có thể huy động vốn cổ phần của các cá nhân và tổ chức khác. Còn các cơ sở SX-KD tư nhân cũng có thể liên kết với các doanh nghiệp quốc doanh nhằm mở rộng sản xuất. Do đó, khu vực DNNQD không chỉ bao gồm các cơ sở SX-KD hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân mà bao gồm cả các cơ sở SX-KD có phần vốn góp của Nhà nước nhưng hoạt động của chúng lại do một hay một nhóm tư nhân tơ chức và chỉ đạo. 2.2 Các hình thức của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Theo quan điểm của các nhà kinh tế học phương tây thì chỉ có hai hình thức sở hữu trong hoạt động kinh doanh, đó là sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Sở hữu tư nhân được biểu diễn dưới nhiều hình thức, trong đó ba hình thức sở hữu tư nhân chung nhất là: sở hữu một chủ, sở hữu nhóm hay đồng sở hữu, sở hữu công ty. - Sở hữu một chủ là hình thức sở hữu phổ biến và lâu đời nhất. Doanh nghiệp sở hữu một chủ là doanh nghiệp do một cá nhân nắm quyền sở hữu. 9 - Sở hữu nhóm là một nhóm gồm hai hay nhiều người với vai trò là các thành viên đồng sở hữu cùng hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. - Sở hữu công ty là một thực thể nhân tạo, không nhìn thấy được và chỉ tồn tại trên giấy tờ pháp lý. Công ty là một pháp nhân và tách biệt hẳn với các chủ sở hữu của nó. Từ ba hình thức cơ sở hữu tư nhân trên mà tương ứng có các doanh nghiệp sở hữu một chủ, doanh nghiệp sở hữu nhóm và doanh nghiệp thuộc hình thức sở hữu công ty. Việt Nam, phần đông các nhà kinh tế cho rằng có ba hình sở hữu trong hoạt động kinh doanh là: sở hữu công cộng, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trên cơ sở sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh nước ta bao gồm: a. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một hình thức sở hữu tương ứng với hình thức sở hữu một chủ các nước trên thế giới. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và chịu chế độ trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh. b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên là công ty do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Theo Điều 14 Nghị định 03/2000/NĐ-CP thì chủ sở hữu công ty phải là một pháp nhân và có thể là: cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, các pháp nhân của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các loại doanh nghiệpcác tổ chức khác theo qui định của pháp luật. Như vậy theo pháp luật, công ty TNHH một thành viên có thể là một doanh nghiệp quốc doanh nếu chủ sở hữu của nó là cơ quan Nhà nước hay là 10 . ra đời của đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện. chế của môi trường kinh doanh và những ảnh hưởng của nó tới năng lực cạnh tranh của các doanh ngiệp ngoài quốc doanh . - Vai trò của Nhà nước trong việc nâng

Ngày đăng: 25/07/2013, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất. Hợp tác xã thuộc loại hình sở hữu tập thể. - hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam
hi ện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất. Hợp tác xã thuộc loại hình sở hữu tập thể (Trang 12)
Hình 1. Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay. - hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Hình 1. Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay (Trang 12)
Hình 3. Bảng phân phối nguồn vốn cho các Doanh nghiệp Nguồn: Tạp chí KTPT 7/ 2001 - hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Hình 3. Bảng phân phối nguồn vốn cho các Doanh nghiệp Nguồn: Tạp chí KTPT 7/ 2001 (Trang 29)
Hình 3. Bảng phân phối nguồn vốn cho các Doanh nghiệp Nguồn: Tạp chí KTPT 7/ 2001 - hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Hình 3. Bảng phân phối nguồn vốn cho các Doanh nghiệp Nguồn: Tạp chí KTPT 7/ 2001 (Trang 29)
- Chi phí vô hình cho mất nhiều thời gian, công sức, thái độ tồi của các nhân viên ngân hàng - hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam
hi phí vô hình cho mất nhiều thời gian, công sức, thái độ tồi của các nhân viên ngân hàng (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w