MỤC LỤC
Sự phát triển này một phần là nhờ sự hỗ trợ của chính phủ về cơ sở hạ tầng, về việc sử dụng các nguồn vốn để cải tạo và mở rộng các ngành công nghiệp tư nhân, sự hỗ trợ về công nghệ kĩ thuật, những biện pháp khuyến khích tư nhân, hỗ trợ về thông tin, về dự báo tình hình thị trường. Trong giai đoạn này, chính phủ độc tài của Park Chung Hee tuy tập trung khá nhiều quyền lực vào tay nhà nước nhưng đồng thời cũng có sự hỗ trợ thúc đẩy khu vực tư nhân.
Một số nơi đang làm trái với qui định của Luật doanh nghiệp bằng cách ra lệnh tạm ngừng hoặc không cấp đăng ký kinh doanh đối với một số ngành nghề không thuộc đối tượng cấm kinh doanh, đặt thêm các thủ tục hoặc yêu cầu nộp thêm hồ sơ giấy tờ trái qui định của Luật, không cấp hoặc yêu cầu rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp đang cạnh tranh với DNNN tạo ra sự bất bình đẳng về cơ hội kinh doanh, làm mất đi cơ hội kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Ngoài yếu tố khách quan nêu trên, trên thực tế cũng có không ít doanh nghiệp ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, cũng như không tuân thủ đúng các qui tắc về quản lý nội bộ theo qui định của Luật doanh nghiệp, nhất là các qui định về quyền, thẩm quyền, trình tự thẩm quyền nên đã dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực như làm trái luật, vi phạm quyền của các thành viên, cổ đông dẫn đến mâu thuẫn nội bộ phát sinh, đổ vỡ doanh nghiệp, đình trệ SX như trường hợp của công ty TNHH gas Bình Dương, công ty cổ phần Hữu Nghị.
Bên cạnh đó chúng ta càng cần quan tâm đến sự thật rằng rất nhiều ngân hàng cũng thường chỉ chú ý tới tài sản thế chấp mà bỏ qua kế hoạch kinh doanh, hoặc nếu có thì lại cho rằng do trình độ của cán bộ ngân hàng yếu kém hay do tiêu cực dẫm đến không đánh giá đúng vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi cả ngân hàng và các doanh nghiệp đều không tin tưởng ở nhau làm cho ngân hàng thì ứ đọng vốn còn doanh nghiệp lại thiếu vốn trầm trọng. Đối với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(VCCI), là một tổ chức xúc tiến thương mại phi Chính phủ lớn, trong thời gian qua Phòng đã hoạt động tương đối hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến thương mại như: tổ chức cung cấp thông tin về thị trường, đối tác, tổ chức các cuộc triển lãm trong nước và quốc tế, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi nghiên cứu khảo sát thị trường.
Các cán bộ chủ chốt ở từ cấp quận (huyện) trở lên đều phải tham gia tập huấn, nghiên cứu, hiểu đầy đủ và đúng nội dung của các Luật. − Các địa phương cần xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa phương mình, nghiên cứu và phát hiện những rào cản đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết một cách kịp thời và trong thời hạn nhanh nhất các vướng mắc của doanh nghiệp. − Xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ vi phạm Luật hoặc gây khó khăn phiền hà, không giải quyết vướng mắc kịp thời cho doanh nghiệp. Đồng thời xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp cố ý làm trái hay không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Cần tổ chức thêm các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật đến các nhà đầu tư tiềm năng, các doanh nghiệp và mọi người dân. 3) Xây dựng hành lang pháp lý về cạnh tranh và chống độc quyền. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra một khung pháp lý bảo vệ sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, song cơ chế cạnh tranh gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành ở nước ta hiện nay. Do những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến cạnh tranh chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao nên còn tồn tại nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tư tưởng không ủng hộ kinh tế tư nhân dẫn tới hành vi phân biệt đối xử không chỉ tồn tại ở những hành vi thực tế mà còn nằm ngay trong quá trình hoạch định chính sách, trong nội dung những quy định pháp lý trên nhiều lĩnh vực như việc gia nhập và rút khỏi thị trường, tiếp cận nguồn vốn, đất đai, thuế, xuất nhập khẩu.. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước bị nhầm lẫn với độc quyền kinh doanh của một số DNNN, nhiều DNNN được thiên vị và duy trì bằng những chính sách bảo hộ, tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp. Để giải quyết tình trạng trên, trong thời gian tới cần tập trung vào những biện pháp sau:. − Thống nhất quan điểm, đánh giá về vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế, xoá bỏ tư tưởng phân biệt trong quản lý kinh doanh. − Chính phủ sớm ra nghị quyết về khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng chính sách cạnh tranh nói chung và Luật Cạnh tranh nói riêng trong thời gian tới. − Xỏc định rừ ràng vai trũ chủ đạo của DNNN, trờn cơ sở đú hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực DNNN độc quyền kinh doanh và đẩy nhanh qúa trình cổ phần hoá các DNNN. − Tiến hành tuyên truyền, nhận thức đúng đắn về cạnh tranh trên các phương tiện thông tin nhằm thúc đẩy tinh thần cạnh tranh lành mạnh. Về chính sách tín dụng. 1) Về phía ngân hàng. − Các ngân hàng cần phải thay đổi quan niệm khi coi thế chấp là điều kiện tiên quyết để cấp tín dụng. Yêu cầu 30% vốn pháp định là điều kiện cần được loại bỏ cùng với sự kiểm soát chặt chẽ tỉ lệ nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp. Điều kiện quan trọng nhất để cấp tín dụng phải là dự án mang tính khả thi và có khả năng sinh lợi cao. Thực tế cho thấy rằng chính vì các ngân hàng coi thế chấp là điều kiện tiên quyết nên hàng nghìn tỷ đồng bị ứ đọng trong hệ thống các ngân hàng. Đây là sự lãng phí rất lớn đối với đất nước, thiệt hại lớn đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp. − Cải tổ triệt để thủ tục hoạt động của ngân hàng, giảm bớt các khâu, các thủ tục hành chính rườm rà nhất là thủ tục cho vay, khuyến khích doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng như là kênh huy động vốn tiện lợi và có hiệu quả nhất. − Một biện pháp nữa cũng cần được áp dụng đó là thiết lập khả năng vốn tín dụng chính thức cho các ngân hàng để giải quyết vấn đề nợ khó đòi. Các ngân hàng thương mại cần thiết lập công ty kinh doanh phụ trách về số tài sản bị tịch biên do nợ quá hạn không có khả năng thanh toán. Bên cạnh đó cũng cần phải thiết lập mối quan hệ liên ngân hàng giữa các ngân hàng thương mại với vai trò là người cung cấp tài chính và các công cụ phi tài chính khác để nâng cao năng lực của doanh nghiệp. − Nhà nước nên thành lập một cơ quan chịu thách nhiệm về việc xem xét, đánh giá lại tất cả các văn bản luật liên quan đến lĩnh vực ngân hàng đang được áp dụng để tìm ra những mâu thuẫn, xung đột giữa chúng. Quốc hội trên cơ sở những vướng mắc còn tồn tại mà sau đó sửa đổi hoặc bổ xung hệ thống văn bản pháp luật hiện hành. Có như vậy sẽ tránh được tình trạng cùng một chủ thể, một trường hợp lại bị điều chỉnh bởi nhiều luật. − Khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành để có khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện tốt luật ngân hàng và luật tổ chức tín dụng bảo đảm cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, năng động, an toàn. Việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật phải tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ và linh hoạt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Chính sách thuế. Qua thực trạng của việc thực hiện chính sách thuế, hoàn thiện chính sách thuế cần phải đảm bảo thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Để làm được cần phải có các giải pháp:. 1) Về các qui định và thái độ của ngành thuế:. − Để có thể giảm mức thuế suất đối với các doanh nghiệp mà không làm thất thu ngân sách Nhà nước thì cần phải cải cách thuế suất theo xu hướng hạ mức thuế suất và mở rộng diện thu. − Cần hạn chế sự phân biệt các mức thuế suất khác nhau đối với các ngành nghề khác nhau gây phức tạp trong việc nộp thuế và bất bình đẳng giữa các ngành nghề. − Các cơ quan thuế phải có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến rộng rãi các qui định, thủ tục thuế tới cỏc đối tượng chịu thuế một cỏch rừ ràng. Ngoài ra có thể cho phép thành lập các công ty tư vấn về thuế để các đối tượng chịu thuế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng ý thức được trách nhiệm nộp thuế và phương thức thực hiện một cách nhanh gọn nhất. − Thái độ cũng như các qui định của các cơ quan ngành thuế đối với các doanh nghiệp tư nhân phải được điều chỉnh ngay, tránh tình trạng phân biệt đối xử gây bất bình đẳng trong cạnh tranh làm cho môi trường cạnh tranh không lành mạnh. 2) Về việc thực thi luật thuế đặc biệt là thuế GTGT. - Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng (như Công an, Viện kiểm sát, Toà án và chính quyền địa phương các cấp) với ngành thuế trong việc kiểm tra, giám sát (đối với người nộp thuế và cả đối với cán bộ thuế), nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, công khai, nghiêm túc, đúng luật đối với các tập thể và cá nhân sai phạm. Về chính sách đất đai. 1) Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về đất đai. Hệ thống pháp luệt về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý những quan hệ ban đầu có tính chất hành chính, chưa tiếp cận kịp thời với những biến động có tính chất thị trường. Tình hình đó dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai. Vì vậy vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang quản lý là rất cần thiết và cấp bách. − Việc xây dựng hệ thống luật này phải phù hợp với Hiến pháp và các bộ luật khác. Cần tránh sự chồng chéo, vi phạm giữa các loại luật. Các quy định đưa ra phải rừ ràng rành mạch thống nhất. Cỏc văn bản về đất đai đưa ra phải đảm bảo được thực hiện một cách nghiêm minh, chặt chẽ. Tránh tình trạng các văn bản luật cứ đưa ra nhưng không được thực hiện,. hay cố tình làm sai đi như tình trạng ở khu công nghiệp An Khánh-Hà Tây. − Hiện nay ta mới có Luật đất đai, chưa có luật bất động sản ,vì vậy trước mắt một mặt Nhà nước cần xây dựng pháp luật về đăng ký bất động sản, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác Nhà nước cần làm tốt các khâu kiểm tra cơ bản, nắm chắc quỹ đất đai và đối tượng sử dụng đất. 2) Quản lý thống nhất về đất đai từ trung ương đến địa phương. − Để thực hiện những nhiệm vụ nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và bất động sản phải đổi mới hệ thống tổ chức quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương. Các địa phương cần nắm bắt và quản lý chặt chẽ hơn nữa những vấn đề liên quan đến đất đai. Các địa phương phải nắm vững quỹ đất của mình. Hàng năm tiến hành công bố quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất đang có nhu cầu cho thuê để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp dựa vào đó làm cơ sở cho kế hoạch sử dụng đất của mình. − Thời gian tới cần nhanh chóng khắc phục sự mâu thuẫn giữa các quy định của Luật đất đai năm 1993 với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Giải pháp đưa ra để khắc phục sự mâu thuẫn này là sửa đổi các quy định của luật đất đai năm 1993 về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sao cho phù hợp với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm giảm các thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian trong việc xét duyệt hồ sơ xin thuê đất của các doanh nghiệp, các dự án đầu tư. − Cần chấm dứt ngay tình trạng các chính quyền địa phương chỉ thực hiện giao đất cho thuê đất rồi bỏ đấy, không tiến hành kiểm tra thực trạng sử dụng đất của các tổ chức, các doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến tình. trạng nhiều doanh nghiệp, tổ chức sử dụng đất sai mục đích. Nhiều doanh nghiệp giữ những mảnh đất lớn trong tay nhưng không sử dụng, hoặc tìm cách cho doanh nghiệp khác thuê. − Cần tiến hành thu hồi ngay những mảnh đất bỏ hoang, chấm dứt tình trạng lách luật, tình trạng “om” đất..Và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các DNNQD có cơ hội có được một mảnh đất phục vụ cho hoạt động SX-KD của mình. 3) Về thủ tục thuê đất và xin cấp đất. Hiện nay, khi đi thuê đất, các DNNQD gặp phải nhiều thủ tục rắc rối phiền hà. doanh nghiệp phải chờ phê duyệt của rất nhiều cơ quan địa phương gây mất thời gian và tiêu cực nảy sinh khi các doanh nghiệp phải đi “cửa sau”. Từ khó khăn này một giải pháp cần phải thực hiện ngay là đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan tới việc thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất:. − Quy định rừ ràng và chi tiết cỏc thủ tục để doanh nghiệp cú thể xin được quyền sử dụng đất hợp pháp lâu dài và xin được giấy phép xây dựng. Một khi các thủ tục đã trở nên thông thoáng và các doanh nghiệp dễ dàng tìm được mảnh đất mình cần, yên tâm đi vào sản xuất, điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNQD so với các DNNN và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 4) Xoá bỏ sự bất bình đẳng trong thuê và sử dụng đất đai giữa DNNQD với DNNN. − Cần tạo điều kiện cho các DNNQD có được những diện tích đất cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tránh tình trạng các DNNQD phải đi thuê lại đất của các DNNN. Đồng thời cần tiến hành triệt để thu hồi đất đai của những DNNN làm ăn thua lỗ và nhanh chóng chuyển quyền sử dụng đất cho DNNQD. − Nâng cao tỷ lệ quỹ đất cho DNNQD thuê trong quỹ đất chung và giảm tương đối tỷ lệ đất ưu tiên cho các DNNN. Về chính sách xúc tiến thương mại. 1) Về phía chính phủ. Trong một nền kinh tế thế giới đang hội nhập và toàn cầu hoá,các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau trong nhiều lĩnh vực. Những tác động tích cực cũng nhiều nhưng tác động tiêu cực cũng không nhỏ. Trong thời gian tới Việt Nam chắc chắn sẽ phải tham gia vào quá trình này nếu muốn đạt được sự phát triển lâu dài và ổn định. Điều này đặt ra cho Việt Nam thách thức không nhỏ. Vai trò của Chính phủ cần phải được phát huy trong việc thiết lập mối quan hệ hữu hảo với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm đem lại sự hợp tác tích cực trong các khía cạnh đặc biệt là về kinh tế, tuy nhiên cũng phải đảm bảo giữ được độc lập chủ quyền của thổ quốc gia. − Phải thừa nhận Việt Nam có mối quan hệ với khá nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên xét về kinh tế không phải quốc gia nào cũng là đối tác. Đối với những thị trường lớn trọng điểm, cần tăng cường các cuộc đàm phán, trao đổi giữa hai bên nhằm thiết lập thống nhất những nguyên tắc chung, những quy tắc cho mối quan hệ làm ăn giữa đôi bên. Việc đàm phán ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương cần được đẩy nhanh vì đây chính là tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp đôi bên có thể thâm nhập thị trường của nhau. Trong các chuyến công tác ngoại giao tới các nước trên thế giới, cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp có thể đi tháp tùng cùng đoàn của Chính phủ để có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ buôn bán trao đổi. Những chuyến đi này thường đem lại hiệu quả lớn nhờ vào uy tín của Chính phủ. − Trong thời gian tới, Chính phủ cũng cần đẩy nhanh đàm phán với các thành viên của tổ chức WTO tiến tới đạt được thoả thuận để có thể tham gia tổ chức này theo dự kiến vào năm 2005. Điều này sẽ hết sức thuận lợi. cho doanh nghiệp Việt Nam do được hưởng những ưu đãi giữa các thành viên. 2) Về phía Bộ Thương mại và các Sở trực thuộc.