Chính sách xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 42 - 47)

Trong những năm gần đây, với sự mở cửa và phát triển nền kinh tế, hoạt động xúc tiến thương mại đang ngày càng trở nên quan trọng. Các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của xúc tiến thương mại đối với sự phát triển của doanh nghiệp mình. xúc tiến thương mại được đánh giá là công cụ đặc biệt quan trọng trong kinh doanh, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như trên thị trường hiện nay. Với bản chất nhanh nhạy vốn có của mình, khu vực DNNQD đã có sự chú trọng đầu tư đến xúc tiến thương mại. Về thực chất xúc

tiến thương mại đối với doanh nghiệp là vấn đề tìm kiếm và thúc đẩy mua bán hàng hoá, cung ứng các dịch vụ thương mại thông qua một loạt các hoạt động như tìm kiếm thông tin, tìm kiếm đối tác, tham gia các hội chợ triển lãm để quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình, xây dựng thương hiệu và khuếch trương thương hiệu ra thị trường trong và ngoài nước... Những hoạt động này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp về kĩ năng, kiến thức, thông tin, tài chính...đặc biệt là đối với DNNQD. Thực trạng hiện nay cho thấy các DNNQD đa phần đều thiếu các điều kiện làm công tác xúc tiến thương mại. Đó là thiếu thông tin thương mại và thông tin tình báo kinh doanh, thiếu nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ năng xúc tiến thương mại, thiếu nguồn tài chính và vật chất, thiếu mạng lưới bán hàng và các mối quan hệ. Những khó khăn đó bao gồm cả yếu kém bên trong của bản thân doanh nghiệp lẫn hoạt động hỗ trợ thiếu hiệu quả của yếu tố vĩ mô bên ngoài doanh nghiệp. Những yếu tố bên ngoài đó DNNQD không kiểm soát được và điều này đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ và một số tổ chức hỗ trợ xúc tiến.

Về phía Chính phủ, việc tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước. Theo Bộ Thương mại, hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với 165 nước và vùng lãnh thổ, trong đó kí hiệp định thương mại với 80 nước, thực hiện chế độ tối huệ quốc với 72 nước và vùng lãnh thổ. Những con số trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội để xâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực. Nhưng cũng phải thực tế mà nói rằng sự hỗ trợ của Chính phủ mới chỉ bó hẹp trong việc đàm phán ký kết để xác định những điều kiện cơ bản cho các doanh nghiệp và hoạt động này cũng chưa đem lại hiệu quả cao.

Trong những năm gần đây, Bộ Thương mại đã tăng cường tổ chức những đoàn công tác liên ngành với sự tham gia của một số doanh nghiệp đi khảo sát thị trường thế giới, tuy nhiên thành phần các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là các DNNN và một số ít DNNQD có năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh, năng lực giao hàng và lại phải sản xuất những mặt hàng được khuyến khích xuất

khẩu. Chủ trương này là hoàn toàn hợp lý trong điều kiện ngân sách hạn chế mặc dù rằng các DNNQD khác rất có nhu cầu được tham gia.

Hệ thống các cơ quan ngoại giao, các cơ quan chính phủ có chức năng hỗ trợ xúc tiến thương mại, các tổ chức xúc tiến thương mại không phải là ít nhưng việc cung cấp thông tin, hộ trợ doanh nghiệp vẫn thiếu hiệu quả. Điều đó là do các cơ quan trên chưa đào tạo được chuyên gia giỏi thực sự mang sứ mệnh tìm hiểu, khai phá thị trường, gắn bó với lợi ích của các doanh nghiệp. Hàng năm Bộ Thương mại đều tổ chức gặp gỡ giữa tham tán Việt Nam với các doanh nghiệp, rất nhiều đề xuất được các doanh nghiệp đưa ra kêu gọi sự giúp đỡ, nhưng khi các tham tán trở về nhiệm sở thì hầu hết những yêu cầu của doanh nghiệp không được đáp ứng. Phải thừa nhận rằng với những thuận lợi của mình, đội ngũ tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng hơn cả do trực tiếp đóng tại nước sở tại nắm được nhiều thông tin về thị trường, về nhu cầu, về các chính sách cũng như các luật lệ của nước bạn. Qua số liệu cho thấy, trong năm 2000-2001, tham tán đã tổ chức gần 400 cuộc hội thảo về kinh tế và thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, hàng trăm cuộc khảo sát thị trường đã diễn ra... Không chỉ cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách, luật lệ mà các tham tán còn đưa ra các đề xuất cụ thể cho các cuộc giao dịch, đàm phán ở cấp thương vụ. Nhiều tham tán thương mại hoạt động rất hiệu quả như theo dõi, đôn đốc việc thực hiện cam kết thương mại song phương, giúp đỡ doanh nghiệp trong việc giám sát thực hiện hợp đồng. Các tham tán thương mại còn trực tiếp thâm nhập vào thị trường giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước tìm đối tác có uy tín, tư vấn về công tác giao dịch xuất nhập khẩu. Nhưng bên cạnh cũng có không ít tham tán thương mại còn hạn chế trong việc phát triển thị trường và bạn hàng, thiếu chủ động thông tin kịp thời. Các báo cáo gửi về còn chung chung, thiếu phân tích đánh giá tình hình và đề xuất ý kiến. Chưa quan tâm theo sát diễn biến biến động của thị trường đó, chưa có những dự báo về thị trường...Tuy nhiên, sự yếu kém đó ngoài nguyên nhân do tham tán thì còn có nguyên nhân do doanh nghiệp chưa

cung cấp đầy đủ về bản thân mình, về ngành nghề hoạt động sản xuất của mình. Điều này làm cho hoạt động xúc tiến thương mại khó đạt hiệu quả do họ không biết phải giúp doanh nghiệp về thông tin gì.

Về phía các sở Thương mại ở thành phố thì có thể nói tuỳ theo vị trí lại có sự khác biệt. Tại những thành phố trung tâm lớn của đất nước, sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với các thành phố khác. Tại Hà Nội, giữa năm 2002, lần đầu tiên sở Thương mại tổ chức giao lưu giữa các Văn phòng đại diện nước ngoài với các doanh nghiệp nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. Trong khi đó, theo số liệu cho biết thành phố Hồ Chí Minh sẽ đầu tư khoảng 4,21 tỉ đồng vào xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, cung cấp thông tin, khảo sát thị trường, tổ chức các hội chợ. Không những thế thành phố còn tăng cường các thông tin về các hiệp định song phương và đa phương đã được ký kết, thông tin về cơ chế và chính sách thương mại. Tuy vậy, sự hỗ trợ của sở Thương mại thành phố vẫn còn nhiều yếu kém như chưa có sự hỗ trợ mang tính liên tục, thông tin về tình hình biến động kinh tế và chính trị ảnh hưởng đến Việt Nam, cũng như chưa đi sâu phân tích, nhân định và dự báo biến động trên thị trường đối với từng sản phẩm mặt hàng của doanh nghiệp.

Đối với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(VCCI), là một tổ chức xúc tiến thương mại phi Chính phủ lớn, trong thời gian qua Phòng đã hoạt động tương đối hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến thương mại như: tổ chức cung cấp thông tin về thị trường, đối tác, tổ chức các cuộc triển lãm trong nước và quốc tế, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi nghiên cứu khảo sát thị trường... Hoạt động tìm kiếm đối tác mở rộng cơ hội kinh doanh được tổ chức khá thường xuyên như cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Trung Quốc, gặp mặt doanh nghiệp Việt Nam tại các nước Đông Âu, gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nhật, tổ chức các buổi hội thảo về thị trường Anh, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Các hoạt động này là cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp xúc với thị trường các nước, thúc đảy quan hệ

làm ăn. Công tác tổ chức chính cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài. Hội chợ triển lãm định kỳ mà doanh nghiệp Việt Nam tham gia như: Hội chợ quốc tế NANCY; hội chợ quốc tế DIJON, hội chợ quốc tế Marseile ở Pháp; hội chợ Pari vào tháng 5; triển lãm quà tặng Singapore vào tháng 5. Mặc dù đã đạt được những thành tựu như trên những phải thừa nhận hoạt động của Phòng vẫn còn nhiều hạn chế. Theo số liệu điều tra mới đây thì Phòng mới chỉ cung cấp được 30% nguồn thông tin cho doanh nghiệp, chất lượng thông tin cho doanh nghiệp nhìn chung chưa cao, thiếu chiều sâu, còn dàn trải, thiếu tính hệ thống. Công tác tổ chức đưa các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường nước ngoài chưa đạt hiệu quả cao do việc tham gia đó chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế công việc. Việc chuẩn bị cho tổ chức hội chợ triển lãm chưa chu đáo, cơ sở vật chất phục vụ cho hội chợ còn nghèo nàn dẫn đến giảm hiệu quả của các doanh nghiệp tham gia hội chợ.

Và bên cạnh các kênh thông tin truyền thống được hỗ tợ từ phía Chính phủ và các Bộ thì mới đây vào tháng 7-2002, trung tâm thông tin kinh tế trực thuộc VCCI và Dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ GTZ-VCA đã tổ chức thuyết trình giới thiệu trang web SMEnet. Website này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ những thông tin thị trường chính xác, tin cậy và cập nhật. Đây là một hướng tiếp cận thông tin mới dành cho các doanh nghiệp. Bởi theo điều tra khảo sát gần đây do Bộ Thương mại tiến hành thì trên 90% DNNQD chưa tự xây dựng và lựa chọn cho mình mạnh lưới thị trường xuất khẩu; 88% khó khăn trong thu thập, xử lý và sử dụng thông tin thương mại; 85% còn yếu kém khi tìm hiểu luật lệ và thủ tục xuất nhập khẩu và ngoài ra còn yếu kém trong khả năng tiếp thị chuyên nghiệp và đàm phán cuối cùng.

Thực tiễn về công tác xúc tiến thương mại này cho thấy đây là vấn đề hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang đẩy nhanh tốc độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ cho các DNNQD là hết sức cần thiết và cấp bách, nhất là trong giai đoạn tiến tới hội nhập khu vực và

quốc tế như hiện nay. Điều đó đòi hỏi rằng chính phủ và các bộ ngành cần tìm phương án thiết lập thêm các kênh thông tin khác nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả hơn, đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm mà các DNNQD có nhiều khả năng cạnh tranh.

Một tín hiệu đáng mừng là qua chuyến khảo sát thành lập Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ (từ 13-27/7/2002), một trong những thị trường trong điểm của nước ta, Chính phủ đã chỉ đạo phải hoàn thành khẩn trương và dự kiến vào cuối năm 2002 sẽ chính thức khai trương Trung tâm. Đây có thể nói là lực lượng bổ sung, là công cụ để thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng...giúp cho các doanh nghiệp biết và khắc phục hạn chế của mình khi thâm nhập thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w