MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TRẠM LÂM NGHIỆP CAO LỘC

60 341 0
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM  CỦA TRẠM LÂM NGHIỆP CAO LỘC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bất cứ một nền kinh tế nào thì sản xuất cũng là để phục vụ cho tiêu dùng .Nếu sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được thì sản xuất sẽ trở thành vô nghĩa vì lí do để tồn tại, cho nên dù muốn hay không đã là nhà kinh doanh thì ngay từ khi sản xuất sản phẩm đã tính đến việc lập ra kế hoạch tiêu thụ và xây dựng các chiến lược phân phối sản phẩm của mình, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hành các phương pháp chiến lược tiêu thụ một cách linh động để doanh nghiệp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường hiện có và thị trường mới đang và sẽ xuất hiện. Ứng với mỗi cơ chế quản lý , công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau .Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Thị trường là chiến trường nhưng thị trường cũng là cuộc chơi nên mỗi doanh nghiệp phải tìm mọi lợi thế và lợi dụng các đối thủ cạnh tranh của mình trong cuộc chơi để giành lấy thị phần thích hợp với khả năng và tầm vóc của mình trên thị trường. Do đó để duy trì sự tồn tại, bảo vệ những thành quả đạt được cũng như việc theo đuổi các mục tiêu dài hạn trong tương lai, mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình chỗ đứng vững chắc và thích hợp. Tiêu thụ sản phẩm là một trong nhũng hoạt động quan trọng góp phần quyết định sự sống còn của các đơn vị sản xuất kinh doanh Trạm lâm nghiệp Cao Lộc, là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất giống cây trồng và chế biến gỗ lâm sản, trong những năm gần đây Trạm được các ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên rất quan tâm đến việc mở rộng thị trường trong, ngoài nước và không ngừng nâng cao doanh thu trong cơ chế thị trường hiện nay. Nhận thức được vai trò công tác tiêu thụ và tính cấp thiết của hoạt động này, sau một thời gian thực tập tại trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc em đã chọn đề tài: "Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc" để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ***************************** CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TRẠM LÂM NGHIỆP CAO LỘC Sinh viên thực hiện : Sầm Thị Phương Thảo MSV : LT111810 Lớp : QTKDTH.B.K11 Giáo viên hướng dẫn : ThS Mai Xuân Được Hµ Néi, 2012 Chuyên đề thực tập GVHD:ThS Mai Xuân Được MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ TRẠM LÂM NGHIỆP CAO LỘC 3 1.1)Qúa trình hình thành và phát triển của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc .3 1.2) Chức năng và nhiệm vụ của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc 4 1.3 )Cơ cấu tổ chức của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc .5 1.3.1 ) Sơ đồ tổ chức bộ máy 5 1.4 ) Những đặc điểm chủ yếu của trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc 7 1.4.1) Đặc điểm sản phẩm: 7 1.4.2 ) Đặc điểm về vốn : 8 1.4.3) Đặc điểm máy móc thiết bị: 9 1.4.4) Đặc điểm về lao động .10 1.4.5 ) Thị trường tiêu thụ của Trạm Lâm Nghiệp Cao lộc 11 1.5 ) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc trong những năm qua .12 1.5.1)Tình hình sản xuất 12 1.5.2) Tình hình tiêu thụ của Trạm Lâm Nghiệp 14 1.5.3) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trạm trong 4 năm (2007-2010) .16 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TRẠM LÂM NGHIỆP CAO LỘC .20 2.1 ) Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc .20 2.1.1) Tình hình thị trường gỗ và giống cây trồng 20 2.2) Kết quả phát triển thị trường qua các năm của Trạm Lâm Nghiệp .21 2.2.1):Phạm vị địa lý .21 2.2.2) Mức độ tăng doanh thu ,tăng sản lượng của trạm 22 2.2.3) Thị phần 26 2.2) Những công việc đã làm để mở rộng thị trường của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc .27 2.2.1) Nghiên cứu thị trường : .27 2.2.2) Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .29 2.2.3)Đánh giá chung hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 35 SV: Sầm Thị Phương Thảo Lớp: QTKDTH.B.K11 2 Chuyên đề thực tập GVHD:ThS Mai Xuân Được 2.2.3.1) Những kết quả đạt được: 35 2.3) Những hạn chế chủ yếu trong phát triển thị trường thời gian qua 37 2.4) Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến công tác tiêu thụmở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc 38 2.4.1) Nguyên nhân chủ quan: 38 2.4.2) Nguyên nhân khách quan .39 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TRẠM LÂM NGHIỆP CAO LỘC 40 1. Mục tiêu phát triển của trạm trong những năm tới: .40 2: Các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc: .41 KẾT LUẬN 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error: Reference source not found SV: Sầm Thị Phương Thảo Lớp: QTKDTH.B.K11 3 Chuyên đề thực tập GVHD:ThS Mai Xuân Được DANH MỤC BẢNG BIỂU SV: Sầm Thị Phương Thảo Lớp: QTKDTH.B.K11 4 Chuyên đề thực tập GVHD:ThS Mai Xuân Được LỜI MỞ ĐẦU Trong bất cứ một nền kinh tế nào thì sản xuất cũng là để phục vụ cho tiêu dùng .Nếu sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được thì sản xuất sẽ trở thành vô nghĩa vì lí do để tồn tại, cho nên dù muốn hay không đã là nhà kinh doanh thì ngay từ khi sản xuất sản phẩm đã tính đến việc lập ra kế hoạch tiêu thụ và xây dựng các chiến lược phân phối sản phẩm của mình, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hành các phương pháp chiến lược tiêu thụ một cách linh động để doanh nghiệp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường hiện có và thị trường mới đang và sẽ xuất hiện. Ứng với mỗi cơ chế quản lý , công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau .Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Thị trường là chiến trường nhưng thị trường cũng là cuộc chơi nên mỗi doanh nghiệp phải tìm mọi lợi thế và lợi dụng các đối thủ cạnh tranh của mình trong cuộc chơi để giành lấy thị phần thích hợp với khả năng và tầm vóc của mình trên thị trường. Do đó để duy trì sự tồn tại, bảo vệ những thành quả đạt được cũng như việc theo đuổi các mục tiêu dài hạn trong tương lai, mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình chỗ đứng vững chắc và thích hợp. Tiêu thụ sản phẩm là một trong nhũng hoạt động quan trọng góp phần quyết định sự sống còn của các đơn vị sản xuất kinh doanh Trạm lâm nghiệp Cao Lộc, là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất giống cây trồng và chế biến gỗ lâm sản, trong những năm gần đây Trạm được các ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên rất quan tâm đến việc mở rộng thị trường trong, ngoài nước và không ngừng nâng cao doanh thu trong cơ chế thị trường hiện nay. Nhận thức được vai trò công tác tiêu thụ và tính cấp thiết của hoạt động này, sau một thời gian thực tập tại trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc em đã chọn đề tài: "Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc" để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung của bài chuyên đề gồm có 3 phần: SV: Sầm Thị Phương Thảo Lớp: QTKDTH.B.K11 1 Chuyên đề thực tập GVHD:ThS Mai Xuân Được +Chương 1: Tổng quan về trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc +Chương 2: Thực trạng công tác mở rộng thị trường tiêu thụ tại trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc: + Chương 3:Một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc. Trước một đề tài sâu rộng với nhiều kiến thức tổng hợp, nhưng do có nhiều mặt hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót vì thế em rất mong có sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên, cùng toàn thể các cô các chú trong trạm đề bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong trạm đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này. Đặc biệt em xin chân trong cám ơn thầy giáo ThS Mai Xuân Được đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Tháng 2 năm 2012 Sinh viên thực hiện Sầm Thị Phương Thảo. SV: Sầm Thị Phương Thảo Lớp: QTKDTH.B.K11 2 Chuyên đề thực tập GVHD:ThS Mai Xuân Được CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TRẠM LÂM NGHIỆP CAO LỘC 1.1) Qúa trình hình thành và phát triển của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc. Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc được thành lập theo quyết định số 547/UBND ngày 26 tháng 12 năm 1960 của uỷ ban hành chính Tỉnh Lạng Sơn trực thuộc cơ quan chủ quản trực tiếp Sở Nông Lâm Lạng Sơn. Trụ sở đóng tại km số 02 đường Trần Quang Khải Phường Chi Lăng Tỉnh Lạng Sơn. Tiền thân của Trạm Cao Lộc từ năm 1954-1959 là Trạm cóp ép và một số vườn cây giống tại xã Quảng Lạc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Với nhiệm vụ chủ yếu là gieo ươm giống cây trồng và trồng rừng bóng mát theo sự chỉ đạo và giao kế hoạch sản xuất trực tiếp của ty Lâm Nghiệp Lạng Sơn, với cơ sở vật chất nghèo nàn và đội ngũ cán bộ công nhân viên của Trạm có khoảng 30-50 người. Sản lượng bình quân gieo ươm các năm từ 150.000 đến 200.000 cây Bạch Đàn và Sa Mộc, trồng rừng bóng mát từ 46 đến 50ha với sự kết hợp trồng rừng giũa Trạm và hợp tác xã trồng rừng đóng tại các thôn, bản, xã trong huyện Cao Lộc. Từ năm 1971-1980 Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc vẫn tiếp tục tiến hành trồng rừng và kết hợp với bộ quốc phòng biên giới trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc, thời điểm này lực lượng cán bộ nhân viên Trạm Lâm Nghiệp lên đến 1000 người vừa sản xuất vừa phục vụ quốc phòng, sản lượng trồng rừng 200- 500ha/năm kết hợp khai thác phục vụ quốc phòng, đạt 2000 - 3000m 3 /năm, gieo ươm trung bình 600.000 cây giống/năm. -Sau năm 1980 nhiệm vụ của Trạm Lâm Nghiệp giảm dần, kế hoạch nhà nước giao cho hàng năm giảm tụt dần và đến năm 1986 thì lên kế hoạch tự động sản xuất, đây là thời kì khó khăn của Trạm, cán bộ công nhân viên có khoảng 100 - 200 người, số còn lại cho nghỉ chế độ hoặc ngừng công tác, chuyển công tác. Từ năm 1987-1993, đây là thời kì chuyển đổi cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Trạm Lâm Nghiệp đã tự vận động sản xuất kinh doanh như gieo trồng rừng trên địa bàn cũng như khu vực lân cận, thực hiện công tác thiết kế trồng rừng … SV: Sầm Thị Phương Thảo Lớp: QTKDTH.B.K11 3 Chuyên đề thực tập GVHD:ThS Mai Xuân Được số cán bộ công nhân viên đủ chế độ giải quyết theo quyết định số 176 đến năm 1993 lực lượng cán bộ công nhân viên chỉ có 50 người chủ yếu là bộ máy gián tiếp. -Từ năm 1994 đến 1998, Trạm Lâm Nghiệp được nhà nước giao kế hoạch dự án 327 của thủ tướng chính phủ về việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc với kế hoạch hàng năm thường xuyên từ 250 - 400ha. Trạm đã vận động các hộ dân trong dự án tham gia trồng rừng từng bước giúp xoá đói giảm nghèo cho dân. Căn cứ quyết định số 354 QĐ – BNN - ĐMDN ngày 11/11/2008 của cán bộ nông nghiệp và PTNT v/v bổ sung, sửa đổi quyết định chuyển công ty Lâm Nghiệp Đông Bắc thành công ty TNHH một thành viên. Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc trực thuộc công ty TNHH một thành viên Lâm Nghiệp Đông Bắc. Trạm Lâm Nghiệp với nhiệm vụ vhủ yếu là trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng, sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp khai thác gỗ lâm sản. Năm 2008 thực hiện quyết định số 354 QĐ – BNN - ĐMDN ngày 11/11/2008 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuyển Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc trực thuộc công ty nông lâm nghiệp đông bắc, Trạm tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ được giao của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong những năm tiếp theo. 1.2) Chức năng và nhiệm vụ của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc -Chức năng của Trạm Lâm Nghiệp được quy định ngay từ đầu là chuyên sản xuất túi bầu và chuyên ươm các loại giống cây trồng, trồng rừng và bảo vệ rừng, sản xuất và chế biến gỗ lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng như nhà nước. Là một doanh nghiệp nhà nước nên ngoài nhiệm vụ ươm giống cây trồng và chế biến gỗ lâm sản doanh nghiệp còn có nhiệm vụ quan trọng là bảo toàn vốn và phát triển vốn do nhà nước cấp cũng như bảo đảm về an ninh quốc phòng, thực hiện đầy đủ chính sách về kinh tế cũng như pháp luật do nhà nước quy định. -Nhiệm vụ: Chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước cũng như đường lối chủ trương của Đảng nói chung và của ngành nói riêng . Chấp hành các chế độ và chính sách của doanh nghiệp. Tận dụng triệt để các nguồn vốn đầu tư ,công nghệ kĩ thuật mới phục vụ cho quá trình sản xuất và chế biến sản SV: Sầm Thị Phương Thảo Lớp: QTKDTH.B.K11 4 Chuyên đề thực tập GVHD:ThS Mai Xuân Được phẩm . Chấp hành triệt để nghĩa vụ đối với nhà nước như :nộp thuế các loại và các khoản phải nộp khác góp phần bảo vệ sinh thái môi trường . 1.3 )Cơ cấu tổ chức của Trạm Lâm Nghiệp Cao Lộc. 1.3.1 ) Sơ đồ tổ chức bộ máy. Bảng 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của trạm lâm nghiệp Cao Lộc. Với cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động theo kiểu chức năng trực tuyến này, Trạm trưởng là người điều hành trực tiếp doanh nghiệp và điều hành thông qua Trạm phó và các phòng ban chức năng, các đội sản xuất. SV: Sầm Thị Phương Thảo Lớp: QTKDTH.B.K11 Trạm trưởng Trạm phó Các phòng ban P.Kế hoạch thống kê P.kế hoạch kĩ thuật P.kinh doanh Đội sản xuất Lâm nghiệp Cao Lâu Đội sản xuất lâm nghiệp ân Thành Vườn ươm cây giống Mô-Hoom Xưởng xẻ P.Tổ chức hành chính Các đội sản xuất Đội sản xuất lâm nghiệp Cao Lộc Đội sản xuất lâm nghiệp Tân Đội sản xuất lâm nghiệp Tân Thành Vườn ươm cây giống Hoom Xưởng xẻ gỗ 5 Chuyên đề thực tập GVHD:ThS Mai Xuân Được Các Trạm phó, các Trưởng Phòng có trách nhiệm báo cáo tham mưu cho Trạm trưởng theo chức năng nhiệm vụ của mình được giao. Các phòng ban được bố trí gọn nhẹ, không chồng chéo và có quan hệ đoàn kết, gắn bó với nhau. Trạm trưởng: Là người đứng đầu Trạm Lâm Nghiệp Cao lộc, người có tư cách pháp nhân đại diện cho Trạm lâm nghiệp, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước đối với người lao động trước pháp luật và Trạm. Trạm phó: Là người giúp việc cho trạm trưởng, được trạm trưởng giao nhiệm vụ chỉ đạo sản xuất. Trạm phó chịu trách nhiệm trước trạm trưởng và pháp luật nhà nước Kế toán trưởng: Do trạm trưởng Lâm Nghiệp đề nghị, Giám đốc công ty bổ nhiệm. Kế toán trưởng là người giúp cho trạm trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính, có quyền hạn, có nghĩa vụ, theo quy định của pháp lệnh của kế toán thống kê và pháp luật quy định. Các phòng ban thực hịên nhiệm vụ tham mưu giúp cho trạm trưởng trong lĩnh vực chuyên môn và chịu sự điều hành trực tiếp của Trạm Trưởng Trạm Lâm Nghiệp. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi ghi chép, phản ánh toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh của Trạm, là tham mưu cho Trạm trưởng trong lĩnh vực tài chính. Thông qua cách tính giá thành trồng rừng, khai thác tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh cũng như tiết kiệm giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Trạm. Phòng kế hoạch kĩ thuật: Lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn trên cơ sở nhiệm vụ của nhà nước và cấp trên giao, chỉ đạo kỹ thuật trồng rừng đạt kết quả cao theo quy trình, quy phạm hoàn thành . Phòng kinh doanh: Có chức năng bố trí phân công lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. Ngoải ra phòng kinh doanh còn có chức năng thu nhận các thông tin thị trường, chức năng phản hồi của khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ để trực tiếp phản ánh với ban quản lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghịêp. Trạm còn tổ chức các đội sản xuất, bao gồm đội trưởng, cán bộ kĩ thuật thống kê và một số công nhân trực tiếp làm công các gieo ươm, sản xuất túi bầu trồng rừng và chế biến gỗ. SV: Sầm Thị Phương Thảo Lớp: QTKDTH.B.K11 6

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan