1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

58 325 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 422,5 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3 Chuyên đề tốt nghiệp Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and medium enterprises - SMEs) là đối tượng doanh nghiệp đặc trưng của nền kinh tế. Việc định nghĩa rõ doanh nghiệp nào là vừa và nhỏ là rất linh hoạt và tùy thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực kinh tế. Thông thường sẽ có những mức giới hạn cho một doanh nghiệp để được coi là vừa và nhỏ. Khi vượt rào đó, doanh nghiệp vượt cấp trở thành doanh nghiệp lớn, các tập đoàn. Hiện nay, trên thế giới, không có khái niệm chuẩn mực về doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Theo cộng đồng Châu Âu (EU), doanh nghiệp vừa và nhỏ là một công ty độc lập có ít hơn 250 lao động và/hoặc doanh thu hàng năm không quá 40 triệu Euro hoặc tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán không quá 27 triệu Euro. Theo Quỹ phát triển khu vực Châu Âu (European Regional Development Fund Grant), doanh nghiệp vừa và nhỏ là những công ty sử dụng ít hơn 250 người, có doanh thu nhỏ hơn 50 triệu Euro hoặc tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán không quá 43 triệu Euro, và không bị sở hữu quá 25% bởi một chủ thể không phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo các tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới và công ty tài chinh quốc tế, các doanh nghiệp được phân chia theo quy mô như sau: Doanh nghiệp vô cùng nhỏ (Micro-enterprise): là các doanh nghiệp có đến 10 lao dộng, tổng tài sản trị giá không quá 100.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000 USD. SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 4 Chuyên đề tốt nghiệp Doanh nghiệp nhỏ (Small enterprise): là các doanh nghiệp có không quá 50 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 3.000.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 3.000.000 USD Doanh nghiệp cỡ vừa (Medium enterprise): doanh nghiệp có không quá 300 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 15.000.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 15.000.000 USD Ở Việt Nam, theo nghị định 90/2001/ND-CP ngày 23-11-2001 của Chính phủ thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. (Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong chỉ tiêu nói trên). 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có tầm quan trọng ngày càng lớn vì phạm vi hoạt động của họ có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỉ đồng (tương đương 121 tỉ USD). Với đặc thù vừa và nhỏ, thành viên Hiệp hội có đơn vị chỉ có số vốn từ 20 tỉ đồng, khá là 100 tỉ đồng (tương đương 1 - 5 triệu USD) và sử dụng cao nhất cũng chỉ là 300 lao động… Dù vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ở khu vực tư nhân có hiệu quả đầu tư khá cao so với các khu vực khác. Thống kê cho thấy: các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tới hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 5 Chuyên đề tốt nghiệp hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP. Các DNVVN có những đặc điểm cơ bản sau: - Quy mô nhỏ Các DNVVN chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa động cơ, xe máy (chiếm 40,6% doanh nghiệp của cả nước), tiếp đến là các ngành chế biến (20,9%), xây dựng (13,2%) và các ngành còn lại như kinh doanh tài sản, tư vấn, khách sạn, nhà hàng (25,3%). Theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngoài, do đó, với quy mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và có tính chuyên nghiệp cao, các công ty nước ngoài sẽ là những đối thủ lớn, đe doạ sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam. Nhìn chung ở nước ta, tình trạng các DNVVN hoạt động thiếu vốn là chủ yếu, nguồn vay hầu như dựa vào nguồn vốn tự có và vay trên thị trường phi tài chính. Các DNVVN ít có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của ngân hàng do không đảm bảo điều kiện cần thiết về tài sản bảo đảm hay các điều kiện vay vốn khác. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đổi mới công nghệ, khó khăn khi muốn mở rộng thị trường. Chủ yếu là DN ngoài quốc doanh Nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trước tiên và chủ yếu là nói đến các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Đó là do tính lịch sử của quá trình hình thành và phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta, đại bộ phận các DNVVN, theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, đều thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Vì thế, đặc điểm và tính chất của các doanh nghiệp thuộc khu vực này mang tính đại diện cho DNVVNViệt Nam. Ví dụ như, các con số thống kê về tỷ trọng GDP đóng góp trong cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm, số lao động, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động, vốn, đặc điểm về SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 6 Chuyên đề tốt nghiệp công nghệ, máy móc sử dụng, trình độ quản lý, khả năng về vốn cho đến nay chủ yếu tổng kết cho khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chứ chưa có số liệu điều tra chính thức riêng biệt cho toàn bộ các DNVVN Việt Nam. Các DNVVN chủ yếu bao gồm các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Vị trí, vai trò và tốc độ, xu hướng phát triển của những doanh nghiệp này rất khác nhau. - Tính linh hoạt Thế mạnh của DNVVN là sản xuất hàng hoá và dịch vụ phong phú, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường; tận dụng và huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân; sử dụng nhiều lao động phổ thông, chưa qua đào tạo; dễ chuyển đổi mô hình và lĩnh vực kinh doanh; có thể sử dụng máy móc thiết bị trong nước, dễ dàng thay đổi công nghệ, đổi mới trang thiết bị mà không tốn kém nhiều chi phí, có thể kết hợp cả công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Tổ chức các doanh nghiệp vừa và nhỏ đơn giản, chi phí thấp Các DNVVN thường có quy mô vốn nhỏ, số lao động không nhiều nên việc tổ chức sản xuất cũng như bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ, quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp và các nhân viên có sự gần gũi, thân thiết. Vì thế nên các quyết định, chỉ tiêu, chính sách đến với người lao động một cách nhanh chóng không phải qua nhiều khâu trung gian, tiết kiệm chi phí. Vì có quy mô nhỏ nên các DNVVN cũng cần ít diện tích xây dựng cơ sở sản xuất, có khả năng phân tán sản xuất, có thể thâm nhập dễ dàng vào các thị trường nhỏ lẻ mà các doanh nghiệp lớn còn bỏ ngỏ. - Sự yếu kém về thương hiệu Sự yếu kém về thương hiệu làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các DNVVN. Hầu hết các DNVVNViệt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 7 Chuyên đề tốt nghiệp và quốc tế. Vài năm gần đây, nhiều DN đã quan tâm và chú trọng hơn vào việc xây dựng, phát triển thương hiệu nên đã thu được những thành công. - Trình độ quản lý còn yếu kém Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý DNVVN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Trong số các DNVVN cũng có những chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, có trình độ chuyên môn khá caonăng lực quản lý tốt; tuy nhiên số này còn chưa nhiều. một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Do những hạn chế đó, một số người có khuynh hướng hoạt động theo kinh nghiệm, chưa có tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức về quản lý tổ chức, về phát triển thương hiệu, về cạnh tranh, về máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ doanh nghiệp thậm chí mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích làm kinh doanh trong khi hoàn toàn thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy dẫn đến nhiều rủi ro và thất bại. Một số khá lớn các DNVVN còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, về quản lý tài chính, quản lý nhân sự, về chất lượng hàng hóa và sở hữu công nghiệp. một phần nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp về pháp luật còn hạn chế, bất cập, thậm chí có hiện tượng rất mơ hồ về kiến thức pháp luật. Trình độ tay nghề của đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế Các DNVVN ở nông thôn chủ yếu sử dụng lao động của bản thân và gia đình. Hơn nữa trình độ tay nghề, học vấn của lao động ở khu vực này rất thấp. Số người có trình độ trung cấp trở lên chỉ chiếm 9,8%; số người là nghệ nhân trong các làng nghề chiếm 0,06%. SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 8 Chuyên đề tốt nghiệp Theo điều tra thị trường lao động của Tổng cục dạy nghề, trong các DN được điều tra, số lao động được gọi là có trình độ cao và lao động lành nghề chỉ chiếm khoảng 23%, trong đó ở các DNVVN là 25%. Khả năng thích ứng và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm của người lao động trong các DNVVN còn thấp. Mặt khác, người lao động lành nghề và cả lao động quản lý, khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ còn yếu, nên gặp nhiều khó khăn trong hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó công tác đào tạo tay nghề cho lao động lại chưa được các doanh nghiệp thực sự quan tâm, hiện nay thì chỉ mới có khoảng gần 6% doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tay nghề. Những hạn chế về tay nghề của đội ngũ lao động làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời làm tăng chi phí về sử dụng lao động của doanh nghiệp. - Công nghệ lạc hậu Để có thể thành công trong một nền kinh tế cạnh tranh cao độ như hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi công nghệ, máy móc, thiết bị, các phương pháp, bí quyết sản xuất. Thế nhưng hầu hết công nghệ đang được sử dụng trong các DNVVN Việt Nam hiện được đánh giá là lạc hậu. Đại đa số những người chủ của các DNVVN không có kiến thức, thông tin, kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến lựa chọn, mua và chuyển giao công nghệ. Với nhiều người mua công nghệ chỉ đơn giản là mua máy móc, thiết bị. Họ không quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đến các phương pháp, bí quyết sản xuất. Do ảnh hưởng của tư duy sản xuất nhỏ và một phần do thiếu vốn, rất nhiều DNVVN đẩu tư nhỏ giọt, làm từng phần, mỗi năm mua thêm một số máy móc, thiết bị rồi vừa làm vừa cải tiến. Hậu quả của cách làm đó là công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp này trở thành mớ hỗn độn, chắp vá. Một số doanh nghiệp do thiếu thông tin, không có kinh nghiệm lựa chọn, mua bán, chuyển giao công nghệ đã trở thành nạn nhân của các thương vụ về công nghệ. Công nghệ tốt giúp doanh SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 9 Chuyên đề tốt nghiệp nghiệp tăng năng suất lao động, sản xuất ra các sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và giảm bớt chi phí sản xuất, nhờ đó tăng năng lực cạnh tranh. Ngược lại công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới làm hạn chế năng xuất và sản lượng, chất lượng sản phẩm, làm tăng chi phí sản xuất, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đồng thời làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam. - Khả năng tiếp cận thị trường kém Các sản phẩm và dịch vụ do các DNVVN Việt Nam cung cấp hiện nay tuy đã có nhiều tiên bộ về chất lượng, nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, quy mô nhỏ bé, năng lực sản xuất chưa cao, hạn chế về vốn, thiếu kế hoạch triển khai tiếp thị sản phẩm, các DNVVN gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa nhanh chóng hiện nay. Các sản phẩm sản xuất chất lượng thấp, khó đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu nên chỉ phục vụ thị trường trong nước, thậm chí trong một địa phương nhỏ hẹp. Thiếu thông tin, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường tài chính Có thể nói hầu hết các dịch vụ ngân hàng (huy động vốn, dịch vụ cho vay, đầu tư, thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính, tư vấn, quản lý tài sản .) đã đến với cộng đồng các doanh nghiệp. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất, bức xúc nhất của các DNVVN hiện nay vẫn là thiếu vốn bởi năng lực vốn nội tại của các doanh nghiệp này hạn chế trong khi tiếp cận vốn ngân hàng còn gặp rất nhiều rào cản. Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn tín dụng của các DNVVN Việt Nam còn rất hạn chế xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không hiểu về cơ chế tín dụng của ngân hàng thương mại, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Một số lớn các DNVVN lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý. Nội dung của phương án, kế hoạch SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 10 Chuyên đề tốt nghiệp sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếu thuyết phục ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay. Không những thế, các DNVVN còn bị thiếu thông tin về các thị trường đầu vào như thị trường lao động, nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ; thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị trường xuất khẩu và chưa tiếp cận được công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Việc tiếp cận với thông tin về hệ thống pháp luật, các văn bản liên quan đến các DNVVN …còn hạn chế, gây cản trở trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm. 1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.1. Tín dụng và sự cần thiết của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế Tín dụng được coi là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay trong điền kiện có hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian nhất định. Hay nói một cách khác: Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay một tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay một tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi. Vậy tín dụng ngân hàng là gì? “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ mà một bên là ngân hàng – một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay”. Với tư cách là người đi vay: ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội bằng hình thức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức,cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, .để huy động vốn. SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 11 Chuyên đề tốt nghiệp Với tư cách là người cho vay: ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này, ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn, đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội. 1.2.2. Các phương thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Chiết khấu giấy nợ: Giấy nợ là các chứng từ dùng để xác nhận cho người thụ hưởng một trái quyền về tiền đối với người phải trả. Giấy nợ là công cụ tài chính phổ biến, mang tính thống nhất trên thị trường tài chính. Chiết khấu giấy nợ là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu giấy nợ chưa đáo hạn cho ngân hàng để đổi một số tiền bằng giá trị của giấy nợ trừ chi phí chiết khấu và hoa hồng phí (nếu có). - Cho vay: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của tổ chức tín dụng, chiếm phần lớn tổng tài sản và nguồn thu của ngân hàng, đồng thời những rủi ro trong hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung vào danh mục các khoản vay. Nghiệp vụ cho vay cũng bao gồm nhiều loại khác nhau trong đó có: • Thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được cho trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 12 Chuyên đề tốt nghiệp gian và quy mô. Hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: chủ động, nhanh chóng, kịp thời. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo. Nhìn chung hình thức này chỉ sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn. • Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi hay khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn theo thời vụ như mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay vốn ngân hàng. Khách hàng khi có nhu cầu vay vốn phải làm thủ tục vay vốn cần thiết, ngân hàng xem xét, phân tích khách hàng để xác định quy mô cho vay, thời hạn trả nợ, thời hạn giải ngân, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Các món vay được tách biệt thành các hồ sơ khác nhau và ngân hàng kiểm soát tách biệt từng hồ sơ đó. Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng khoản vay, ngân hàng sẽ kiểm soát nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng có thể thu nợ trước hạn hoặc chuyển thành nợ quá hạn. • Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng và duy trì hạn mức này trong một thời gian nhất định. Hạn mức tín dụg có thể tính cho cả đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ, khách hàng có thể thực hiện vay - trả nhiều lần, song dư nợ không được vươt quá hạn mức tín dụng. Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ ngân SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 [...]... từng thời kỳ, đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau, đối với các sản phẩm khác nhau mà Ngân hàng có thể có những quy định bắt buộc, khuyến khích hay không áp dụng một hoặc một số bước xử lý trong quy trinh tín dụng này Quy trình tín dụng tại SGD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: 1 Xác định giới hạn tín dụng 1.1 Đề xuất tín dụng Phòng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ có chức năng... nhỏ tại SGD Để chuẩn hóa quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra qui trình phân tích tín dụng Đó chính là các SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 30 Chuyên đề tốt nghiệp bước (hoặc nội dung công việc) mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ... trong cho vay, huy động vốn để nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần làm tăng doanh thu Vào những tháng cuối năm cuộc đua tranh lãi suất xẩy ra khá gay gắt nên SGD cũng đầu tư khoản chi phí lớn để nâng cao sức cạnh tranh của mình Vì thế mà doanh thu tăng, chi phí tăng và kéo theo lợi nhuận cũng vậy 2.2.4 Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại SGD NH Ngoại thương SV: Nguyễn Thị Thu Hòa... giới hạn tín dụng Định kỳ hàng năm, chi nhánh rà soát để xác định lại giới hạn tín dụng cho khách hàng Các bước rà soát định kỳ và xác định lại giới hạn tín dụng thực hiện như khi xác định giới hạn tín dụng lần đầu 1.5 - Điều chỉnh giới hạn tín dụng Phòng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động của khách hàng để điều chỉnh kịp thời giới hạn tín dụng nếu... nhánh xử lý giải ngân Giám sát giải ngân và thanh lý tín dụng Giai đoạn giám sát tín dụng sẽ được tiếp nối với mục tiêu theo dõi, đánh giá mức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng và kịp thời có các ứng xử thích hợp nội dung của giai đoạn này chủ yếu bao gồm: - Giám sát tín dụng SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 33 Chuyên đề tốt nghiệp - Thu nợ Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng Xử lý... dụng nhận từ ngân hàng SV: Nguyễn Thị Thu Hòa Lớp: NHC_K10 23 Chuyên đề tốt nghiệp Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu chung về SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành... phần Ngoại thương Việt Nam là các đơn vị hạch toán trực thuộc SGD Ngân hàng thuơng mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của Giám đốc SGD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ vãng lai trên địa bàn... thường ở chỗ ngân hàng phải xuất tiền với kỳ vọng thu về cả gốc lẫn lãi sau thời hạn nhất định; khách hàng phải có trách nhiệm trả gốc và lãi hàng kỳ Ngân hàng phải đảm bảo cung cấp đúng loại tài sản khách hàng yêu cầu và phải đảm bảo chất lượng của tài sản đó Ngân hàng cũng phải đối đầu với rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có hiệu quả nên không trả tiền đúng hạn cho ngân hàng Ngân hàng có quyền... Lớp: NHC_K10 34 Chuyên đề tốt nghiệp Lượng vốn huy động tăng, đặc biệt là lượng tiền gửi tăng trong thời gian qua cho thấy chất lượng dịch vụ tại ngân hàng ngày càng được cải thiện Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại theo mô hình ngân hàng bán lẻ và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, việc quảng cáo các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao... của SGD vẫn khá tốt, có hiệu quả cao đã tạo ra một nguồn dồi dào để Ngân hàng có thể thực hiện cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, có tác dụng tích cực trong việc giữ được ổn định và cân đối vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, điều hoà vốn trong toàn hệ thống 2.2.3.2 Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn được thể hiện qua bảng 2.2 (phụ lục): Tình hình huy động vốn tại SGD NH Ngoại thương . vốn tín dụng của các DNVVN Việt Nam còn rất hạn chế xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không hiểu về cơ chế tín dụng của ngân hàng. đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng khoản vay, ngân hàng sẽ kiểm soát nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng

Ngày đăng: 23/07/2013, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Webside Bộ kế hoạch đầu tư: http://www.mpi.gov.vn 6. Webside Bộ tài chính: http://www.mof.gov Link
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Xuất bản lần thứ 3, 2009, Nhà xuất bản Thống kê Khác
2. Peter S.Rose, 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính Khác
3. TS. Nguyễn Minh Kiều, Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cấp tín dụng và thầm định tín dụng, 2008, Nhà xuất bản Thống kê Khác
9. Tạp chí Ngân hàng các số tháng 11, 12 năm 2010.10. Tạp chí Tài chính Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3:  Kết quả hoạt động kinh doanh  của SGD NH Ngoại thương (2008 – 2010) - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NH Ngoại thương (2008 – 2010) (Trang 33)
Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng vốn tại SGD NH Ngoại thương - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.6 Hiệu suất sử dụng vốn tại SGD NH Ngoại thương (Trang 37)
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của SGD Ngân hàng ngoại thương - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn của SGD Ngân hàng ngoại thương (Trang 54)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SGD Ngân hàng Ngoại thương năm qua  các năm 2008- 2010. - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của SGD Ngân hàng Ngoại thương năm qua các năm 2008- 2010 (Trang 54)
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay đối với DNVVN tại SGD NH Ngoại thương - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay đối với DNVVN tại SGD NH Ngoại thương (Trang 56)
Bảng 2.5: Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay tại SGD NH Ngoại thương .                                                                                   Đơn vị: Tỷ VND - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.5 Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay tại SGD NH Ngoại thương . Đơn vị: Tỷ VND (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w