1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng

71 841 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 821 KB

Nội dung

Trong điều kiện hiện nay, khi khu vực hoá, toàn cầu hoá đang có xu hướng phổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc cùng có lợi, giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh khốc liệt. Ở môi trường kinh tế thế giới như vậy, yêu cầu khách quan, cấp bách đối với nước ta là phải nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của mình để hội nhập ngày càng sâu rộng và có hiệu quả hơn. Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế là lành mạnh hoá hệ thống Tài chính – Ngân hàng. Nét nổi bật trong những năm qua là hệ thống NHTM nước ta đã có những đổi mới sâu sắc, đóng góp tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các NHTM ngày càng xác lập được vững chắc thị trường hoạt động của mình, khối lượng tín dụng tăng, đảm bảo cung cấp khối lượng lớn cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Song, do đặc điểm của ngành Ngân hàng là hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt là tiền tệ nên luôn tiềm ẩn những rủi ro hơn những ngành khác. Mặc dù hoạt động cho vay và đầu tư luôn được chú trọng phát triển nhưng một thực tế đáng lo ngại là chất lượng tín dụng có xu hướng giảm sút, thể hiện ở số lượng nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng trong khi tiềm lực tài chính chưa mạnh mẽ, thì chất lượng tín dụng thấp kém là mối nguy hiểm lớn tới khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của cả nước. Chất lượng tín dụng không chỉ là mối quan tâm của nhà quản lý ngân hàng, mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội vì đây là tín hiệu tổng hợp, vừa phản ánh trình độ hoàn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế nói chung và hoạt động quản lý Ngân hàng nói riêng, vừa phản ánh sự lớn mạnh và những mặt còn bất cập trong quản lý điều hành Ngân hàng. Như vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, đây là vấn đề luôn được đặt lên vị trí quan trọng trong quản trị Ngân hàng. Nhận thức được điều này, thông qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng”. Bài viết nghiên cứu những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng hoạt động và chất lượng tín dụng trong phạm vi ở Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng. Từ đó đề xuất một số giải pháp khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh này. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phân tích tổng hợp những số liệu cụ thể thực tế để đưa ra kết luận.

Trang 1

Trong điều kiện hiện nay, khi khu vực hoá, toàn cầu hoá đang có xuhướng phổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc cùng có lợi, giữacác quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh khốc liệt Ở môi trường kinh tếthế giới như vậy, yêu cầu khách quan, cấp bách đối với nước ta là phải nâng caonăng lực cạnh tranh kinh tế của mình để hội nhập ngày càng sâu rộng và có hiệuquả hơn Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế làlành mạnh hoá hệ thống Tài chính – Ngân hàng

Nét nổi bật trong những năm qua là hệ thống NHTM nước ta đã có nhữngđổi mới sâu sắc, đóng góp tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá Các NHTM ngày càng xác lập được vững chắc thị trường hoạtđộng của mình, khối lượng tín dụng tăng, đảm bảo cung cấp khối lượng lớn chonhu cầu phát triển kinh tế xã hội Song, do đặc điểm của ngành Ngân hàng làhoạt động trong lĩnh vực đặc biệt là tiền tệ nên luôn tiềm ẩn những rủi ro hơnnhững ngành khác Mặc dù hoạt động cho vay và đầu tư luôn được chú trọngphát triển nhưng một thực tế đáng lo ngại là chất lượng tín dụng có xu hướnggiảm sút, thể hiện ở số lượng nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng trong khi tiềm lực tàichính chưa mạnh mẽ, thì chất lượng tín dụng thấp kém là mối nguy hiểm lớn tớikhả năng thanh toán và khả năng sinh lời của ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cựcđến sự phát triển kinh tế của cả nước

Chất lượng tín dụng không chỉ là mối quan tâm của nhà quản lý ngânhàng, mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội vì đây là tín hiệu tổng hợp, vừaphản ánh trình độ hoàn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong quản lý kinh

tế nói chung và hoạt động quản lý Ngân hàng nói riêng, vừa phản ánh sự lớnmạnh và những mặt còn bất cập trong quản lý điều hành Ngân hàng Như vậy,làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, đây là vấn đề luôn đượcđặt lên vị trí quan trọng trong quản trị Ngân hàng Nhận thức được điều này,thông qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng,

em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp

Trang 2

vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng” Bài viết nghiêncứu những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng hoạt động và chất lượng tín dụngtrong phạm vi ở Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng Từ đó đề xuấtmột số giải pháp khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại chinhánh này.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng kếthợp với phân tích tổng hợp những số liệu cụ thể thực tế để đưa ra kết luận

Kết cấu bài viết gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng Techcombank Chi Nhánh Hải Phòng

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại

ngân hàng Techcombank Chi nhánh Hải Phòng

Bài viết này được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS-TS, NGƯTNguyễn Thị Quy cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị công táctại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng Do hạn chế về trình độ lýluận và kinh nghiệm thực tế, bài viết của em không thể tránh được những thiếusót, kính mong các thầy cô góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

NHTM là một tổ chức kinh tế, hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ Trong đó,hoạt động tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm (tín dụng) là hoạt động chủyếu đem lại lợi nhuận cho NHTM Quy mô, chất lượng tín dụng ảnh hưởngquyết định phần lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tếgiữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay.Trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị(thường dưới hình thái tiền) trong một thời gian nhất định theo những điều kiện

mà hai bên đã thoả thuận (Theo Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại)

1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng

Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh tế Các doanhnghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu và vốn vay Mộttrong những nguồn để vay là từ ngân hàng, đó là nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nóthoả mãn nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn Hơn nữa, để có thể vay vốn được

từ ngân hàng thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao uy tín của mình đối vớingân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng Muốn vậy, trong các dự ánkinh doanh của mình, doanh nghiệp phải chọn dự án có mức sinh lãi cao nhất

Để các dự án khả thi, doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường khai thác thông tin

để định lượng hoạt động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả Điều đó làmtăng hiệu quả kinh tế của dự án, phương án

Thứ hai: Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tụccủa nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tạo cơ chếphân phối vốn một cách có hiệu quả Do đặc điểm tuần hoàn vốn nên trong quátrình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, luân chuyển tiền tệ có lúc thừa,

có lúc thiếu Nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiếtkiệm từ dân cư, nguồn kết dư từ ngân sách… được NHTM huy động và sử dụng

Trang 4

để đầu tư cho các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùngtạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng, cũng như cho nhu cầu chi của ngânsách nhà nước khi chưa có nguồn thu.

Thứ ba: Tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế và cácchính sách tiền tệ Một trong những đặc điểm quan trọng của NHTM là khả năngtạo tiền thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán Khi nhà nước muốn tăngkhối lượng tiền cung ứng thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng của cácNHTM đối với nền kinh tế và ngược lại Do vậy thông qua hình thức tín dụng,NHNN có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông

Thứ tư: Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mốiquan hệ giao lưu kinh tế quốc tế Trước xu thế quốc tế hoá, sự giao lưu kinh tếgiữa các nước luôn được đặt ra Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệpkhông chỉ có quan hệ mua bán với các thành phần khác trong nền kinh tế mà còn

có những quan hệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp nước ngoài NHTM cóthể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình thức bảo lãnh, cho vay… đối vớicác doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế

1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng

Dựa vào các tiêu thức khác nhau chúng ta có thể phân chia tín dụng thànhcác loại sau:

 Căn cứ theo mục đích sử dụng: Theo tiêu chuẩn này cho vay đượcphân biệt dựa vào mục đích sử dụng vốn vay để làm gì Ví dụ: cho vay mua sắmbất động sản, cho vay phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp và thương mại, cho vaynông nghiệp…

 Căn cứ theo thời hạn cho vay: Cho vay theo thời hạn là việc tíndụng cấp dựa vào thời hạn của khoản vay Đó là cho vay ngắn hạn, cho vaytrung và dài hạn

 Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Theo hình thứcnày tín dụng được phân chia dựa vào tiêu thức khả năng bảo đảm hoàn trả cả gốc

và lãi đối với khoản vay Đó là cho vay có bảo đảm, cho vay không có bảo đảmhoặc cho vay có sự bảo lãnh của bên thứ ba

Trang 5

 Căn cứ theo phương pháp hoàn trả: Theo hình thức này cho vay củaNHTM căn cứ vào cách thức chi trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng Ví dụ: hoàntrả một lần, hoàn trả nhiều lần, hoàn trả theo yêu cầu.

 Căn cứ theo xuất xứ tín dụng: Là việc tín dụng được cấp dựa vào

sự tiếp xúc trực tiếp hay không trực tiếp giữa người cho vay và người trả nợ.Gồm có cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp

1.2 Chất lượng tín dụng tại NHTM

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng

Chất lượng, giá cả và lượng hàng hoá là ba chỉ tiêu quan trọng để đánh giásức mạnh và khả năng của doanh nghiệp Để có thể đứng vững trong hoạt độngkinh doanh thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm là điều tất yếu Các nhà kinh

tế nói đến chất lượng bằng nhiều cách: Chất lượng là “sự phù hợp với mục đích

và sự sử dụng”, là “ một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy vớichi phí thấp và phù hợp với thị trường” hay chất lượng là “năng lực của một sảnphẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng”

Với cách đề cập như vậy, thì chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầucủa khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và phù hợp với

sự phát triển kinh tế xã hội

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng

Với những đặc trưng vốn có của NHTM, đánh giá chất lượng tín dụng làcông việc khá phức tạp cần phải xem xét 1 cách toàn diện Nghiệp vụ tín dụngkhổng chỉ đặt trong mối quan hệ ràng buộc với các nghiệp vụ và hoạt động kháccủa NHTM mà còn phải đặt NHTM trong mối quan hệ ràng buộc với các mặthoạt động khác trong nền kinh tế Chất lượng tín dụng vừa là chỉ tiêu trừu tượngvùa cụ thể và năng động luôn được đặt trong sự vận động phát triển liên tục củatoàn bộ hoạt động NHTM trong từng giai đoạn cụ thể Vì vậy để đảm bảo tínhchính xác cao, chất lượng tín dụng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu địnhtính và định lượng như sau:

1.2.2.1 Chỉ tiêu định tính

Chất lượng tín dụng phải đạt được mục tiêu quan trọng của nền kinh tế vàyêu cầu của các chủ thể trong quan hệ tín dụng:

Trang 6

Đứng trên góc độ là ngân hàng thương mại

Đối với NHTM chất lượng tín dụng được thể hiện:

 Khả năng hoàn trả vốn tín dụng và lãi đúng hạn của người đi vay

 Chất lượng tín dụng còn được thể hiện thông qua chất lượng quản lýrủi ro tín dụng, cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận do tín dụng manglại

Đứng trên góc độ là người đi vay

Người đi vay là khách hàng chủ yếu của NHTM trong quan hệ tín dụng, làđối tượng trực tiếp sử dụng dịch vụ tín dụng, vì vậy nâng cao chất lượngtín dụng cần phải đảm bảo thỏa mãn đầy đủ những yêu cầu của kháchhàng, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

 Khả năng cung ứng vốn của NHTM đầy đủ và kịp thời đáp ứng đượcnhu cầu vốn cho khách hàng: không gây sự chậm trễ ách tắc về vốngây ảnh hưởng đến kinh doanh như vi phạm hợp đồng kinh tế doNHTM giải ngân trễ khi thanh toán hoặc bỏ qua những cơ hội quý báutrong kinh doanh

 Tín dụng phải đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích: trongquy trình tín dụng, cần phải kết hợp với kiểm tra giám sát nhằm đảmbảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích theo như hợp đồng tíndụng đã được ký kết

 Chi phí sử dụng vốn tín dụng hợp lý và chất lượng nghiệp vụ tín dụngphải hoàn hảo kể cả những dịch vụ khác kèm theo

1.2.2.2 Chỉ tiêu định lượng

a Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp chonền kinh tế tại một thời điểm Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn,trung hạn, dài hạn Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém,không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán

bộ công nhân viên thấp Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thìchất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó cònnhững rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu

Trang 7

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ.Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnhcho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng Kết cấu dư nợkhi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào lànhiều nhất.

b Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoànhảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngânhàng đúng hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ củaNHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm

và theo từng loại nợ sẽ có những biện pháp xử lý thích hợp Thông thường nợquá hạn được phân loại theo thời gian và khả năng hoàn trả của khách hàng:

Nợ do khê đọng: nợ quá hạn dưới 6 tháng có khả năng thu hồi nhưng dokhách hàng tạm thời khó khăn về tài chính nên không trả được nợ cho NH

Nợ khó đòi: là nợ quá hạn từ 6 tháng trở lên, đây là khoản nợ mà NH theodõi tích cực nhưng chưa thu được

Nợ khó đòi không ai trả: đây chính là các khoản nợ quá hạn tồn đọng daidẳng mà ngân hàng không thể thu hôi được đó là khoản nợ do cơ chế chính sách,khách hàng không có khả năng trả nợ do bị phá sản, gặp tai nạn…

c Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Trang 8

Đây là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giákhả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứngnhu cầu của khách hàng.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay vốntín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh,tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Như vậy, hệ số nàycàng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụngcàng cao

d Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đemlại một khoản thu nhập cho ngân hàng Nguồn thu từ hoạt động tín dụng lànguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận do tín dụng đemlại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảmbảo được độ an toàn của nguồn vốn vay

Lãi từ hoạt động tín dụng Thu nhập từ hoạt động tín dụng =

Tổng thu nhập

Ta thấy rằng nếu NHTM chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ

nợ quá hạn thấp và không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợquá hạn thấp cũng không có ý nghĩa Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉthực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng

e Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xétđánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngânhàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa Trên cơ sở đó, các NHTM

có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình Từ đó, có thể quyết định

Trang 9

quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo antoàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Tổng dư nợ Hiệu suất sử dụng vốn =

Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh sự dụng vốn tín dụng so với tổng nguồn vốn huyđộng, tình hình cân đối giữa nguồn vốn với sử dụng vốn để cho vay, chỉ tiêu nàyquá thấp chứng tỏ NH thừa vốn, nhưng nếu quá cao thì NH có thể thiếu vốnnhưng mức độ rủi ro sẽ gia tăng, nên đòi hỏi các NHTM phải luôn duy trì môt tỷ

lệ hợp lý và cân đối thông thường chỉ tiêu này phải được kiểm soát và điều chỉnh

ở mức 70-80%

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại NHTM

1.2.3.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng

a Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạtđộng tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng.Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãisuất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện Một chính sách tíndụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạtđộng tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chínhsách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Điều đó cũng có nghĩa chấtlượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của NHTM cóđúng đắn hay không Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốtcũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngânhàng cũng như của thị trường

Trang 10

Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thậpthông tin Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khảnăng phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt Thông tin tín dụng có thể thu thậpđược từ rất nhiều nguồn; từ trung tâm tín dụng của NHNN, từ phòng thông tintín dụng của các NHTM, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộtín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báocáo tài chính của khách hàng.

c Công tác tổ chức ngân hàng

Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phốihợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trongtoàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác Qua đó sẽ tạo điều kiệnđáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốntín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đónâng cao chất lượng tín dụng

d Phẩm chất và trình độ cán bộ

Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thànhbại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tíndụng nói riêng Sở dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếpvào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng

Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinhthần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công củacông tác tín dụng Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng,

có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tínhchân thực của báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của kháchhàng (như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sảnthế chấp đi vay ở nhiều nơi,…) từ đó phân tích được khả năng quản lý và nănglực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môitrường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị

Trang 11

trường… dự đoán trước những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn lại chokhách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp.

e Kiểm soát nội bộ

Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm đượctình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi khókhăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời

Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ,chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng như nguyên nhân dẫnđến những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng

f Tình hình huy động vốn

Tình hình huy động vốn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Vốn huy độngngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn lànguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn Vốn huy động càng lớn, NHTM càng

có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng Nếu ở ngân hàng không có sựphù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến đượcnguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra

b Sự trung thực của khách hàng

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng củangân hàng Nếu các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệutrung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó

Trang 12

khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng nhưviệc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vayđúng đắn.

c Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy rangoài mong muốn và đem lại hậu quả xấu Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tốtất yếu Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủquan hay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dựđoán của doanh nghiệp Những rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó cũng ảnh hưởng tới khả năng trả nợcho ngân hàng

d Tài sản đảm bảo

Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng(có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp) Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sảncủa các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sở hữu Tài sản cố địnhphần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp.Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn Như vậy nếu cho vay theođúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện cho vay hoặc đượcvay nhưng không đáng kể

1.2.3.3 Các nhân tố khác

a Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệbiện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt độngkinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnhvực còn lại Hoạt động của NHTM có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnhvực khác nhau của nền kinh tế Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh

tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt độngtín dụng

Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rấtlớn tới chất lượng tín dụng Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽtạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao Tức là các doanh nghiệp

Trang 13

hoạt động trong một môi trường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ

đó mà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng Ngược lại khi nền kinh tế biến động thìcác doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thu nhậpcủa doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng

Chu kỳ kinh tế cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng Trongthời kỳ suy thoái, sản xuất vượt quá nhu cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt độngtín dụng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển được Ngượclại, trong thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có xuhướng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng và rủi ro ít, do đóchất lượng tín dụng cũng tăng

b Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị thuận lợi cũng tạo điều kiện cho mở rộng đầu tư, mởrộng tín dụng Sự bất ổn trong đời sống chính trị xã hội sẽ kéo theo sự bất ổn vềhàng loạt các yếu tố mà dễ nhận thấy nhất là sự bất ổn về kinh tế Một môitrường chính trị xã hội không ổn định không thể là một môi trường kinh tế hấpdẫn để thu hút đầu tư, do đó việc mở rộng tín dụng gặp khó khăn, rủi ro cho nềnkinh tế và không loại trừ cho hoạt động tín dụng ngân hàng

Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác độngđến chất lượng tín dụng Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăncho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại chongân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại

Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế.Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinhdoanh gặp khó khăn Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạomột môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuậnlợi và đạt kết quả cao

c Môi trường văn hoá – xã hội

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin Nó là cầu nối giữangân hàng và khách hàng Đạo đức xã hội ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm

Trang 14

giảm chất lượng tín dụng Hơn nữa, trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết vềhoạt động ngân hàng cũng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.

d Môi trường tự nhiên

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiêntai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuấtkinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nôngnghiệp, thuỷ sản, hải sản Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanhnghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của NHTM

e Môi trường khoa học – công nghệ

Ngày nay, khoa học – công nghệ tiến bộ không ngừng và việc vận dụngnhững tiến bộ mới nhất vào các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụtín dụng sẽ giúp nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó giảm thiểu rủi ro và manglại lợi nhuận cao cho ngân hàng Bên cạnh đó, sự tiến bộ của khoa học – côngnghệ cũng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng, do vậygián tiếp ảnh hưởng tới ngân hàng

1.3 Tín dụng với DNVVN

1.3.1 Khái niệm DNVVN

Có rất nhiều các định nghĩa về DNVVN khác nhau của các nhà kinh tế tuỳvào quan điểm hay điều kiện của từng quốc gia Ở nước ta hiện nay có thể hiểuDNVVN là các doanh nghiệp đạt một trong hai tiêu chí sau:

+ Các DNNN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh,Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân, HTX, hộ kinhdoanh cá thể có đăng kí kinh doanh có số lao động trung bình hàng năm khôngquá 300 lao động (không giới hạn vốn đăng kí)

+ Các DNNN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh,doanh ngiệp cố vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân, HTX, hộ kinhdoanh cá thể có đăng kí kinh doanh có vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng

Tiêu chí về lao động chỉ xem xét đối với những doanh nghiệp có vốn đăng

kí trên 10 tỷ đồng

Cơ sở xác định vốn và lao động:

Trang 15

+ Lao động trung bình hàng năm là số lao động bình quân mà doanhnghiệp đã đăng kí với cơ quan quản lí lao động và có tham gia đóng Bảo hiểm xãhội (không bao gồm số lao động doanh nghiệp kí hợp đồng thời vụ, hợp đồngcông việc).

+ Vốn đăng kí: Đối với DNNN là vốn điều lệ được nhà nước cấp, đối vớicác doanh nghiệp còn lại là vốn ghi trên đăng kí kinh doanh, giấy phép đầu tư

1.3.2 Đặc điểm của DNVVN

 DNVVN tồn tại và phát triển ở mọi thành phần kinh tế

 DNVVN có tính năng động và linh hoạt cao

 DNVVN có bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả

 Vốn đầu tư ban đầu thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh

 Cạnh tranh giữa những DNVVN là cạnh tranh hoàn hảo

 Bên cạnh những đặc điểm thể hiện ưu điểm của DNVVN thì còn cómột số điểm còn hạn chế:

o Vị thế trên thị trường thấp, tiềm lực tài chính nhỏ nên khả năngcạnh tranh thấp

o Ít có khả năng huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ giá trịcao

o Ít có điều kiện để đào tạo nhân công, đầu tư cho nghiên cứu,thiết kế cải tiến công nghệ, đổi mới sản phẩm

o Trong nhiều trường hợp thường bị động vì phụ thuộc vào hướngphát triển của các doanh nghiệp lớn và tồn tại như một bộ phậncủa doanh nghiệp lớn

o Năng lực quản trị điều hành còn yếu kém

1.3.3 Vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế

Nói đến sự phát triển kinh tế ở các nước, chúng ta thường nghe và nghĩ đếncác doanh nghiệp khổng lồ quen thuộc Chẳng hạn khi nói đến sự phát triển kinh

tế của Nhật Bản, thì người ta thường nghĩ tới Toyota, Mitsubishi; cũng như thế,khi nói đến Hàn Quốc, thì người ta nghĩ ngay đến hãng Samsung.v.v Trong

Trang 16

khi đó các DNVVN ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tếcủa mỗi nước, thì ít người quan tâm nghiên cứu

a DNVVN chiếm tỷ lệ cao về doanh nghiệp, về thu hút lao động và đóng góp thu nhập quốc dân cho đất nước.

Theo số liệu thống kê của nhiều nước cho thấy DNVVN chiếm 95% tổng

số các doanh nghiệp, thu hút từ 75 đến 90% số nhân viên làm việc trong cácdoanh nghiệp và đóng góp từ 40 đến 50% thu nhập quốc dân ở mỗi nước Tạpchí “Những vấn đề kinh tế thế giới” số 1(9) tháng 1,2 năm 2000 cho biết: ở Mỹ,các DNVVN về số người lao động chiếm 78,5%, về thu nhập quốc dân chiếm34% so với toàn bộ doanh nghiệp nước Mỹ; ở Cộng hoà liên bang Đức con số đó

là 75% và 45%; ở Nhật Bản con số đó là 92,8% và 56%; ở Pháp số nhân việclàm việc trong các DNVVN chiếm 83,5% trong toàn bộ các doanh nghiệp nướcnày

Do có lợi thế là: chỉ cần một số vốn nhỏ cũng có thể thành lập được công

ty, nhà xưởng; có thể mở văn phòng, xưởng sản xuất tại gia đình với chi phíquản lý thấp, tính năng động và tính linh hoạt cao, có khả năng thích ứng vớinhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng v.v nên số DNVVN trongnhững năm qua phát triển khá nhanh Đặc biệt là loại doanh nghiệp mang tínhchất gia đình, cá thể chiếm một tỷ lệ lớn

Kỹ thuật sản xuất của DNVVN chủ yếu là nửa cơ giới, lao động sốngchiếm tỷ lệ khá cao Mặt khác phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông, lâm, hải sản;xây dựng và giao thông vận tải v.v nên nó có khả năng thu hút nhiều lao động,tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội và tăng thu nhập bảo đảm đời sống chongười lao động Trong khi đó các doanh nghiệp lớn kỹ thuật sản xuất hiện đại,công nghệ tiên tiến, nhất là đối với các xí nghiệp tự động hoá sản xuất và sửdụng công nghệ người máy đã làm cho số người thất nghiệp ngày càng tăng,phát sinh nhiều tiêu cực xã hội

b DNVVN đáp ứng tích cực nhu cầu tiêu dùng xã hội ngày càng phong phú,

đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được.

Trang 17

Hiện nay, ở nhiều nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của cácDNVVN đã phát triển hầu khắp các lĩnh vực, rất đa dạng và phong phú.Trong cơ cấu các DNVVN thì doanh nghiệp siêu nhỏ, sản xuất kinh doanhmang tính chất cá thể, gia đình chiếm tỷ lệ khá lớn ở Pháp, doanh nghiệpsiêu nhỏ chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp và có gần 50% trong số nàychỉ sử dụng lao động trong gia đình, không cần thuê ngoài một nhân viênnào.

Ngày nay trong thực tế tiêu dùng xã hội, có những mặt hàng mà ngườitiêu dùng chỉ có nhu cầu ít và cá biệt song chất lượng, chủng loại mẫu mã, kiểucách không ngừng thay đổi Trong trường hợp này các doanh nghiệp lớn khôngthể đáp ứng được; trái lại các DNVVN do qui mô sản xuất nhỏ, có khả năng điềuchỉnh hoạt động nên có thể đáp ứng những nhu cầu nói trên của người tiêu dùngmột cách nhanh chóng, thuận tiện Đặc biệt có những hàng hoá người tiêu dùng

có nhu cầu không thể sản xuất ở các doanh nghiệp có qui mô lớn, kỹ thuật hiệnđại mà chỉ có thể sản xuất bằng lao động thủ công, phân tán đến từng cơ sở sảnxuất nhỏ và hộ gia đình

c DNVVN có vai trò quan trọng trong lĩnh vực phân phối lưu thông và trong sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu.

Trong quá trình tái sản xuất xã hội, hàng hoá từ khâu sản xuất đến khâutiêu dùng phải qua khâu trung gian.Đó là khâu lưu thông do mạng lưới các cửahàng thương nghiệp dịch vụ bán buôn và bán lẻ đảm nhận

Do lợi thế của mình các DNVVN rất thích hợp với lĩnh vực kinh doanhthương nghiệp - dịch vụ bán lẻ Vì rằng các DNVVN chỉ cần một số vốn ban đầunhỏ cũng có thể hoạt động được; còn nơi làm cửa hàng và kho hàng có thể sửdụng ngay nhà mình; nhân viên bán hàng thường cũng là người của gia đình Do

đó chi phí lưu thông hàng hoá thấp

Trang 18

Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làmcho lực lượng sản xuất phát triển có tính nhảy vọt, vượt ra khỏi biên giới quốcgia và đẩy mạnh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới.

Cho nên bất kỳ nước nào, dù ở trình độ phát triển kinh tế cao hay thấpcũng đều phải thực hiện chiến lược kinh tế mở, với nội dung cơ bản là: Tận dụnglợi thế so sánh tích cực tham gia vào việc phân công lao động quốc tế, chuyênmôn hoá và hợp tác hoá quốc tế, tranh thủ vốn, công nghệ và kinh nghiệm tốt củanước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước Đặc trưng cơ bản của chiếnlược kinh tế mở là mức bảo hộ thấp, khuyến khích xuất khẩu (hướng ngoại)

Việt Nam đang là một nước nghèo, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ đang ởtrình độ thấp kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nên việc tíchcực tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để khai thác có hiệu quả các lợi thế bêntrong là vấn đề đặc biệt có ý nghĩa quan trọng

Chính vì vậy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng vàNhà nước chủ trương thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, coi xuấtkhẩu là trọng tâm; đồng thời ra sức sản xuất những sản phẩm trong nước sảnxuất có hiệu quả để thay thế nhập khẩu

Hiện nay trong tổng kim ngạch xuất khẩu ở nước ta, các mặt hàng truyềnthống do các DNVVN kể cả kinh tế hộ gia đình sản xuất chế biến chiếm tỷ trọngđáng kể Đó là những mặt hàng nông sản, thực phẩm, hải sản, các mặt hàng thủcông mỹ nghệ như: gốm sứ, mây tre, sơn mài, hàng thêu dệt, hàng may mặc

d DNVVN có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng.

Do quy mô vừa và nhỏ nên các DNVVN có thể đặt văn phòng làm việc, nhàxưởng, kho tàng ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ của từng nước; ở cả những nơi cơ sở

hạ tầng chưa phát triển như ở vùng núi cao, hải đảo, ở vùng nông thôn rộng lớnnhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng vùng Nhất là các loại tài nguyêntrên mặt đất thuộc các ngành nông, lâm, hải sản

Để khai thác có hiệu quả lao động, tài nguyên và ngành nghề đang còn rấtlớn ở từng địa phương, từng vùng lãnh thổ, cần tập trung đẩy nhanh sự phát triển

Trang 19

một số ngành mà nước ta có nhiều tiềm năng như: nông nghiệp, lâm nghiệp, hảisản và công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản v.v

Trong những năm trước mắt, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn về vốn và

kỹ thuật nên việc đầu tư khai thác các nguồn lực của đất nước, Đảng ta chủtrương: “Chú trọng quy mô nhỏ và vừa, vốn đầu tư ít, thu hồi nhanh theo phươngchâm “lấy ngắn nuôi dài”

DNVVN do vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém nên tỷ lệ lao động sửdụng trong các DNVVN thường lớn rất thích hợp với những ngành cần nhiều laođộng thủ công như chế biến thuỷ sản đông lạnh, may mặc, da giầy, công nghiệpchế biến

Hiện nay, doanh nhiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọngtrong nền kinh tế Theo thống kê, đội ngũ này chiếm tới gần 96% tổng số doanhnghiệp trong cả nước, đóng góp 25% GDP và thu hút một lực lượng lao độngđáng kể, tạo công ăn việc làm, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gópphần khai thác những tiềm năng trong dân chúng

1.3.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng với sự phát triển của DNVVN

Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng ngânhàng ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng

a Tín dụng ngân hàng là một công cụ tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, việc mở rộng sản xuất theochiều rộng và theo chiều sâu là yêu cầu khách quan của việc tồn tại và phát triểncủa các doanh nghiệp, nhất là đối với các DNVVN

Với tư cách là một trung tâm tín dụng, các ngân hàng thương mại có vaitrò rất quan trọng trong việc tích tụ và tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗitrong các cơ sở sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, trong các tổ

Trang 20

chức văn hoá xã hội và trong các tầng lớp dân cư, trong nước và ngoài nước đểđáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng theochiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, hoặc bù đắp phần vốn thiếuhụt để cho số vốn tự có trong các DNVVN chu chuyển bình thường Ngoài ra tíndụng ngân hàng còn có các công trình trọng điểm có ý nghĩa then chốt của nềnkinh tế quốc dân; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

b Tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tự do di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác

Như chúng ta đã biết, trong các ngành sản xuất khác nhau do điều kiệnkinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý khác nhau; do đó cùng một lượng vốn đầu tưvào các ngành như nhau, nhưng khối lượng lợi nhuận thu được trong cùng mộtthời gian lại không bằng nhau Từ đó dẫn đến dự cạnh tranh di chuyển vốn từngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao

Tuy nhiên, việc di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác không phảidoanh nghiệp nào muốn là có thể làm được, vì phải có những điều kiện nhấtđịnh Song điều kiện khó khăn nhất, có ý nghĩa quyết định nhất là điều kiện đổimới vốn cố định, tức là loại bỏ thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất mặt hàng

cũ, mua sắm thiết bị kỹ thuật và công nghệ mới để sản xuất mặt hàng mới, cùngvới các phương tiện dịch vụ sản xuất mới Trong trường hợp này, nhiều doanhnghiệp phải dựa vào sự hỗ trợ nguồn vốn của tín dụng ngân hàng

Trang 21

Chương II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

lý, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được đầu tư, nâng cấp theo hướngđồng bộ, kinh tế Thành phố Hải Phòng liên tục giữ ổn định và phát triển trongnhiều năm qua, phát huy rõ hơn vai trò là cửa chính ra biển và cực tăng trưởngquan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Để đáp ứng cho yêu cầu pháttriển kinh tế của thành phố nói chung và nhu cầu phát triển kinh doanh của cácthành phần kinh tế trên địa bàn nói riêng, đòi hỏi hoạt động của các Ngân hàngthương mại phải đa dạng, phong phú cả về vốn và các dịch vụ tiên tiến của ngânhàng hiện đại Trong bối cảnh đó Chi nhánh Techcombank được thành lập vàđưa vào hoạt động để khai thác tiềm năng kinh tế tại chỗ, thực hiện chức năngtrung gian tín dụng, cung cấp các dịch vụ tiên tiến hiện đại cho các thành phầnkinh tế xã hội trong khu vực nói riêng và Hà nội nói chung

Ngày 05/06/2002 Chi nhánh Techcombank Hải Phòng được thành lậptheo quyết định số: 126/QĐ- HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngânhàng Techcombank Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 21/07/2003

Chi nhánh Techcombank Hải Phòng là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngânhàng Techcombank Việt Nam - một ngân hàng thương mại hàng đầu có vốn điều

lệ lớn, hệ thống mạng lưới rộng khắp Việt Nam

Trang 22

và nhiệm vụ chủ yếu sau:

 Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mởtài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu…

 Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thànhphần kinh tế

 Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cánhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giảingân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch…

 Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiềnđiện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT…

 Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay cầm cố các chứng

Trang 23

2.1.4 Mô hình tổ chức mạng lưới

Từ việc xây dựng hướng đi, mặc dù hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệpnhưng Ngân hàng đang có xu hướng phát triển lấy các Doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh vừa và nhỏ, các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm đối tượng phục

vụ nhất là lấy khách hàng là mục tiêu phục vụ chủ yếu

Mỗi thành công mà Ngân hàng Techcombank đạt được cần phải kể đếnvai trò của bộ máy quản lý Ngân hàng trong việc bố trí người lao động để pháthuy tối đa năng lực của từng người Muốn hiểu rõ hơn nữa ta sẽ tìm hiểu về cơcấu tổ chức của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng:

Khi mới thành lập, Chi nhánh chỉ có 39 cán bộ và 04 phòng nghiệp vụ,ban giám đốc Cho đến nay Chi nhánh đã có 125 cán bộ trong biên chế với 94cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chi nhánhvà 04 phòng giao dịch:

- Phòng giao dịch Tô Hiệu

Ban giám đốc

P.Giám đốc: Kế hoạch kinh doanh & TT

P.Giám đốc:

Phòng Kế toán Ngân quỹ

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Phòng Kế toán – Ngân quỹ

Phòng thẩm định

Phòng thanh toán quốc tế

Trang 24

- Phòng giao dịch Ngô Quyền

- Phòng giao dịch Thủy Nguyên

- Phòng giao dịch Kiến An

Cho đến nay các phòng giao dịch và Chi nhánh hoạt động kinh doanh đã

có hiệu quả Đồng thời các phòng đều có qui định chức năng nhiệm vụ, qui chếhoạt động rõ ràng, bổ nhiệm các chức danh điều hành gồm các trưởng phòng,phó phòng phù hợp với trình độ nghiệp vụ khả năng đáp ứng công việc của từngngười tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành công việc chung

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Techcombank chi

nhánh Hải Phòng

2.2.1 Đánh giá chung

Trong những năm qua, tình hình kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng cómức độ tăng trưởng khá, tình hình chính trị ổn định tạo đà phát triển mạnh chocác doanh nghiệp Các doanh nghiệp tích cực đầu tư mới máy móc, công nghệ,các nguồn thu nhà nước tăng cao Từ những yếu tố trên đã tác động rất mạnh mẽđến hoạt động ngân hàng với chiều hướng tích cực, chính vì thế hoạt động củaNgân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng cũng đạt được tốc độ tăng trưởngkhá tốt Tuy nhiên, trước mắt, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với rất nhiều khókhăn, giá cả một số mặt hàng trên thị trường trong nước và thế giới tăng cao, thịtrường tài chính tiền tệ biến động phức tạp,… đặt ra nhiều thách thức đối với độingũ cán bộ, nhân viên ngân hàng làm sao để duy trì tốc độ tăng trưởng đó trongthời gian tới Chính vì vậy, việc xem xét kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó rút

ra những điểm sáng và những mặt còn hạn chế là hết sức cần thiết

2.2.1.1 Thuận lợi

Nền kinh tế thành phố Hải Phòng tiếp tục phát triển và ổn định, các thànhphần kinh tế trên địa bàn thành phố đang tự khẳng định mình trong cơ chế thịtrường… Một số chính sách của Nhà nước và của Thành phố đã thông thoánghơn có tác dụng tích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, tạo môi

Trang 25

trường thuận lợi cho ngân hàng hoạt động Trong lĩnh vực ngân hàng: Chính phủ

và Ngân hàng Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách mới theo hướng mởrộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ngân hàng thương mại

Bên cạnh đó,có sự quan tâm chỉ đạo của Tổng Giám đốc và Ban nghiệp vụNgân hàng Techcombank Việt Nam cũng như sự đoàn kết nhất trí trong Chi bộ vàBan Giám đốc Chi nhánh Techcombank Hải Phòng cùng với sự cố gắng, nỗ lựccủa tập thể cán bộ CNV toàn chi nhánh Có một đội ngũ lãnh đạo có kinhnghiệm hoạt động ngân hàng lâu năm tại Hải Phòng, có mối quan hệ rộng và mộtđội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn tốt.Bên cạnh yếu tố con người thì Techcomban cũng có một hệ thống công nghệhiện đại, các sản phẩm đa dạng cũng là một thuận lợi của ngân hàng

- Tình hình kinh tế có nhiều bất ổn

- Cạnh tranh gay gắt trong hoạt động cho vay

- Khách hàng ngày một đa dạng, các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngàymột cao hơn đòi hỏi ngân hàng không ngừng phát triển, cải tiến, nâng cao khảnăng đáp ứng nhu cầu khách hàng

2.3 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải

Phòng

2.3.1 Hoạt động huy động vốn

Trang 26

Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Techcombank Việt Nam, Ngân hàngTechcombank chi nhánh Hải Phòng và những nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộnhân viên, trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của Ngân hàngTechcombank chi nhánh Hải Phòng đã đạt được những kết quả khả quan Tuyvẫn đang trong quá trình xây dựng và phát triển, quy mô huy động vốn của chinhánh đã đủ khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách hàng Sau đây lànhững số liệu về quy mô nguồn vốn huy động trong bốn năm hoạt động từ năm2007-2010 của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng:

Trang 27

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Techcombank

Tổng số

So với 2008 (%)

Tổng số

So với 2009 (%) Tổng nguồn vốn

2009 tốc độ tăng trưởng có thấp hơn do điều kiện kinh tế khó khăn và ảnh hưởngcủa cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra năm 2008 nhưng ngân hàng vẫn duy trìđược mức tăng trưởng khá Đặc biệt năm 2010 là năm đầu tiên Ngân hàngTechcombank chi nhánh Hải Phòng đạt số dư nguồn vốn huy động nội tệ trên

Trang 28

500 tỷ và có số tăng trưởng huy động đạt cao nhất với hơn 100 tỷ Đây là mộtthành quả lớn của Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàngTechcombank chi nhánh Hải Phòng trong bối cảnh kinh tế năm 2010, tình hìnhthị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động, giá vàng, giá ngoại tệ trên thịtrường tự do và giá nhà đất liên tục tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến côngtác huy động vốn Tốc độ lạm phát cao đã làm cho một bộ phận nguồn vốn dichuyển từ ngân hàng sang bất động sản và vàng, gây khó khăn chung cho toànngành ngân hàng.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động Ngân hàng Techcombank

Trang 29

tác trả lương qua tài khoản cũng đã tạo nguồn vốn cho ngân hàng Không những

cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được chỉnh sửa và thay thế bổ sung, đặc biệtphong cách giao dịch ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất tronggiao dịch

Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động, ta thấy vốn huy động từ dân cưchiếm tỷ trọng lớn nhất; tiền gửi từ KB, BHXH chiếm tỷ trọng rất nhỏ; tiền gửi

từ các TCKT trong năm 2010 có tăng trưởng mạnh hơn nhưng tỷ trọng vẫnkhông đáng kể; tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ và không biến độngmạnh qua các năm Tiền gửi ngoại tệ năm 2010 quy đổi đạt 37.654 triệu đồng,chỉ đạt 73% kế hoạch đề ra Đây là một thiếu sót trong công tác huy động vốncủa chi nhánh năm 2010

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tiền gửi của dân cư năm 2010

Tuy nguồn vốn huy động từ dân cư là lớn nhất nhưng nhìn vào biến độngqua các năm ta thấy nguồn vốn này không ổn định Nguồn vốn có kỳ hạn ngắn(<12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng tốt, năm 2008 tăng 33%, năm

2009 tăng 21% và năm 2010 tăng 56%; trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn dài vàkhông kỳ hạn lại có xu hướng giảm Điều này cho thấy biến động của lãi suất vàtình hình lạm phát đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng Hầu hết khách hàng lựachọn gửi tiền kỳ hạn ngắn để có thể rút ra dễ dàng khi có biến động và đảm bảohơn về tài chính

2.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Trang 30

Với nguồn vốn huy động được và sự hỗ trợ từ nguồn vốn cấp trên, Ngânhàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn củacác TCKT và dân cư trên địa bàn Công tác sử dụng vốn được thể hiện rõ hơnthông qua các số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Dư nợ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng phân

Tổng số

So với 2008 (%)

Trang 31

cho HTX và các DNNN Biểu đồ sau đây sẽ cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu đầu

tư của chi nhánh theo thành phần kinh tế qua các năm:

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu đầu tư cho các thành phần kinh tế 2007-2010

Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư được thấy rõ nét nhất trong 2 năm 2009,2010; khi mà tỷ lệ đầu tư cho các DNNN và các HTX giảm đáng kể trong khi tỷ

lệ đầu tư cho các hộ sản xuất và các DN ngoài quốc doanh lại tăng mạnh mẽcùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ Nếu năm 2009, cho vay các DNNN cònđạt 4.517 triệu đồng thì sang năm 2010, con số này đã giảm xuống 0; cho vaycác HTX năm 2009 giảm 14% so với năm 2008, năm 2010 giảm 12% so vớinăm 2009 và trong tương lai sẽ tiếp tục giảm Năm 2010, Ngân hàngTechcombank chi nhánh Hải Phòng đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự ánthực sự có hiệu quả, nhờ vậy, dù có nhiều biến động phức tạp về kinh tế, lãi suấtkhông ổn định nhưng quy mô dư nợ của chi nhánh vẫn tăng Thêm vào đó, nhờđổi mới phong cách giao dịch với mức lãi suất cho vay hợp lý nên ngân hàngvẫn duy trì được quan hệ tín dụng tốt với những khách hàng lâu năm

2.3.3 Hoạt động cung ứng các dịch vụ khác

Công tác thanh toán quốc tế: Công tác thanh toán quốc tế ngày càng đượcchú trọng và nâng cao vị thế Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, mở L/C được thựcthiện chuyên nghiệp và hiệu quả, thoả mãn nhu cầu khách hàng

Trang 32

Ngân quỹ: Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng đã tổ chức tốtcông tác ngân quỹ, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời tiền mặt giao dịch vớikhách hàng, mở rộng được thu tiền mặt tại chỗ cho một số doanh nghiệp.

Phát triển dịch vụ Ngân hàng: Đến nay chi nhánh đã triển khai nhiều hìnhthức dịch vụ như chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch

vụ bảo lãnh, phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ, Master Card,Visa Card, American Express, thanh toán séc du lịch, thu đổi ngoại tệ Một sốkết quả đã đạt được trong năm 2010:

 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng

do sự đánh giá từ phía khách hàng của ngân hàng

Theo quan điểm của khách hàng, chất lượng tín dụng của một NHTM đượckhách hàng đánh giá theo như sau:

Về quy trình thủ tục: quy trình thủ tục vay vốn phải đảm bảo, nhưng quy trìnhthủ tục vay vốn của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng nhìn chung vẫncòn rườm rà, mất nhiều thời gian; quy trình xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cònphức tạp Đây là một vấn đề rất quan trọng cần được sự quan tâm nhiều hơn đểkhắc phục nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của DNVVN, đặc biệt là vốn lưuđộng

Về khả năng cung ứng vốn: Khả năng cung ứng vốn của Ngân hàngTechcombank chi nhánh Hải Phòng tương đối tốt Tuy nguồn vốn huy động đôi lúckhông đủ nhưng chi nhánh luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Ngân hàngTechcombank Việt Nam và các chi nhánh khác

Về chi phí sử dụng vốn: Lãi suất cho vay của Ngân hàng Techcombank chinhánh Hải Phòng là hợp lý, ngân hàng luôn tuân thủ theo các chỉ đạo của Ngân

Trang 33

hàng Techcombank Việt Nam và chỉ đạo của NHNN Việt Nam, thực hiện cho vayvới lãi suất hợp lý.

Về các dịch vụ khác: Ngoài tài trợ vốn ra, ngân hàng còn có nhiều dịch vụ tiệních khác cho khách hàng như dịch vụ thẻ (thẻ ghi nợ nội địa F@stAccess, thẻ ghi

nợ quốc tế Visa Card, Master Card, phối hợp với VietnamAirlines, VincomCenter ), mở tài khoản bằng VNĐ và ngoại tệ, dịch vụ thanh toán bằng VNĐ vàngoại tệ và nhiều chương trình khuyến mại nữa như dự thưởng mừng xuân, tiếtkiệm dự thưởng mừng ngày thành lập, chuyển tiền kiều hối trúng quà, tích lũy điểmthưởng…

 Theo quan điểm của nhà quản lý ngân hàng, chất lượng tín dụng đối vớiDNVVN tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng theo các chỉ tiêu địnhtính được đánh giá như sau:

- Hoạt động tín dụng nhìn chung vẫn còn chưa đảm bảo được định hướng hoạtđộng cả ngắn và dài hạn của ngân hàng Ngân hàng có kế hoạch mở rộng hoạt độngtín dụng nhưng tổng nguồn vốn huy động vẫn đôi lúc chưa đáp ứng được nhu cầucho vay dài hạn Việc tìm kiếm dự án đầu tư có vốn lớn ngân hàng còn chưa chủđộng được, đây là bất lợi lớn trong nền kinh tế thị trường

- Khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng tại Ngân hàng Techcombank chinhánh Hải Phòng cũng khá tốt nhưng còn có nợ quá hạn và còn phải gia hạn nợ.Việc kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng sau khi đã giải ngân xong còn lỏng lẻo

- Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng đạt mức khá tốt.Trong tổng dư nợ, nợ quá hạn chỉ chiếm một phần nhỏ và chủ yếu là nợ nhóm 2 (nợcần chú ý), ít có nợ xấu (nợ nhóm 3-5) Ngân hàng luôn luôn chấp hành tốt các quyđịnh của NHTM và làm đúng theo chỉ đạo của Ngân hàng Techcombank Việt Nam

và NHNN Việt Nam

- Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng luôn chấp hành tốt các quyđịnh của NHNN Việt Nam, hơn nữa, chi nhánh luôn đưa ra các quy chế, chính sáchkinh doanh riêng của mình phù hợp với sự biến đổi của thị trường

2.4.2 Các chỉ tiêu định lượng

2.4.2.1 Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Trang 34

Chỉ tiêu dư nợ được đo bằng số tuyệt đối, nó phản ánh số dư của hoạt độngcho vay tại một thời điểm Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụngcủa ngân hàng tốt, ngân hàng đã thành công trong việc thu hút khách hàng, pháttriển tín dụng và chất lượng tín dụng Tuy nhiên không phải lúc nào việc mở rộngtín dụng cũng mang lại những dấu hiệu tốt trong chất lượng tín dụng vì việc mởrộng tín dụng được coi là bền vững khi các chỉ tiêu về nợ quá hạn là tốt, có cơ cấuhợp lý Còn nếu việc mở rộng tín dụng kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ trong nợ quáhạn thì đó là dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

2008, năm 2010 tăng 15% so với năm 2009 Việc tăng trưởng đều đặn là một dấuhiệu tốt trong hoàn cảnh nền kinh tế diễn biến phức tạp, cho thấy quy mô tín dụngcủa chi nhánh đang dần mở rộng

Thêm vào đó, việc quy mô tín dụng tăng dần theo thời gian còn cho thấydanh tiếng và uy tín của Ngân hàng Techcombank đã và đang ngày càng được

mở rộng Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, khi mà các NHTM cổ phần đang

Triệu đồng

Trang 35

không ngừng phát triển, đưa ra mức lãi suất và chất lượng dịch vụ hấp dẫn, thìviệc giữ được niềm tin và sự trung thành của khách hàng gặp phải thách thức rấtlớn Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng đã làm tốt việc này và nógóp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Thành phố Hải Phòng vẫn còn là một thị trường rất tiềm năng Ngân hàngTechcombank chi nhánh Hải Phòng cần phải mở rộng thêm và đa dạng hoá dịch

vụ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời phải hết sức quan tâmđến chất lượng tín dụng của ngân hàng mình để đạt được kết quả hoạt động kinhdoanh cao hơn nữa

b Kết cấu dư nợ

Bảng 2.3: Dư nợ DNVVN tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh

Hải Phòng phân theo thời gian (2007-2010)

So với 2007 (%)

Tổng số

So với 2008 (%)

Tổng số

So với 2009 (%) Tổng dư nợ 209.844 252.252 120% 269.828 107% 311.296 115%

1 Ngắn hạn 97.821 117.945 121% 129.893 110% 153.191 118%

2 Trung hạn 101.642 126.537 124% 131.563 104% 148.686 113%

3 Dài hạn 10.381 7.770 75% 8.372 108% 9.419 112% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng)Bảng 2.3 phản ánh việc sử dụng vốn để cho vay ngắn hạn, cho vay trung dàihạn tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng đều có xu hướng tăng trongnhững năm gần đây Tuy nhiên, cơ cấu cho vay lại không đồng đều:

* Kết cấu dư nợ theo thời gian

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Phan Thị Thu Hà Giáo trình Ngân hàng Thương mại –, ĐHKTQD – NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng Thương mại
Nhà XB: NXB Thống kê
2. TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, ĐHKTQD – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. TS. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, ĐHKTQD – NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QHX, ngày 12/12/1997, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11, ngày 17/6/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
5. Luật các tổ chức tín dụng 07/1997/QHX, ngày 12/12/1997 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11, ngày 15/06/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật các tổ chức tín dụng
6. Luận án PTS: Tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam – PTS KHKT Nguyễn Thanh Đảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
7. Luận án PTS: Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – PTS . Hoàng Ngọc Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
8. Lê Trung Thành (2002) Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng (TS. Tô Ngọc Hưng biên soạn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng
9. PGS.TS. Đồng Xuân Ninh, Ths. Vũ Kim Dũng, Những nội dung cơ bản về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, ĐHKTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nội dung cơ bản về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
12.Nhà xuất bản thống kê, Vay vốn ngân hàng từ lý thuyết đến thực hành 13.Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại,Nhà xuất bản Tàichính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vay vốn ngân hàng từ lý thuyết đến thực hành" 13.Peter S.Rose (2004), "Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Nhà xuất bản thống kê, Vay vốn ngân hàng từ lý thuyết đến thực hành 13.Peter S.Rose
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2004
14.Frederic Mishkin (2001), Tiền tệ - ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.Các tạp chí và website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ - ngân hàng và thị trường tài chính
Tác giả: Frederic Mishkin
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 2001
10.Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng, Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2007 đến năm 2010 Khác
11.Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 đến 2010 Khác
1. Báo điện tử Vietnamnet và một số thông tin trên các trang WEB của NHNN, Bộ Tài Chính Khác
3. Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Tiền tệ và thị trường Tài chính Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng (2007-2010) - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng (2007-2010) (Trang 27)
Bảng 2.2: Dư nợ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng phân  theo thành phần kinh tế (2007-2010) - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng
Bảng 2.2 Dư nợ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng phân theo thành phần kinh tế (2007-2010) (Trang 30)
Bảng 2.3: Dư nợ DNVVN tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh  Hải Phòng phân theo thời gian (2007-2010) - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng
Bảng 2.3 Dư nợ DNVVN tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng phân theo thời gian (2007-2010) (Trang 35)
Bảng 2.4: Dư nợ DNVVN phân theo nhóm nợ tại Ngân hàng  Techcombank chi nhánh Hải Phòng (2007-2010) - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng
Bảng 2.4 Dư nợ DNVVN phân theo nhóm nợ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng (2007-2010) (Trang 36)
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN của Ngân hàng Techcombank  chi nhánh Hải Phòng (2007-2010) - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng
Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng (2007-2010) (Trang 38)
Bảng 2.6 : Cơ cấu nợ xấu DNVVN của Ngân hàng Techcombank  chi nhánh Hải Phòng (2008-2010) - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng
Bảng 2.6 Cơ cấu nợ xấu DNVVN của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng (2008-2010) (Trang 40)
Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải  Phòng (2008 -2010) - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng
Bảng 2.7 Vòng quay vốn tín dụng Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng (2008 -2010) (Trang 42)
Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động tín dụng DNVVN Ngân hàng  Techcombank  chi nhánh Hải Phòng (2008-2010) - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng
Bảng 2.8 Thu nhập từ hoạt động tín dụng DNVVN Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng (2008-2010) (Trang 44)
Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng vốn NH Techcombank chi nhánh Hải Phòng  (2007-2010) - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Phòng
Bảng 2.9 Hiệu suất sử dụng vốn NH Techcombank chi nhánh Hải Phòng (2007-2010) (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w