3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực NH, NHNN có trách nhiệm hoàn thiện Hệ thống Thông tin tín dụng, đặc biệt về chất lượng thông tin tín dụng nhằm lành mạnh hoá thị trường tín dụng nói chung của NH, từ đó chất lượng hoạt động cho vay toàn hệ thống NH nâng lên một bậc. Hiện nay, chất lượng cho vay DNVVN chưa cao bởi vì thông tin về DN mà các ngân hàng thương mại cổ phần
như VCB lấy được từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) còn sơ sài (chỉ có chỉ tiêu tổng dư nợ và nợ quá hạn của DN tại các Tổ chức Tín dụng) không phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của các DNVVN. Trong khi đó, tỷ lệ truy cập lấy thông tin từ CIC từ các ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank, ACB, Techcombank, VCB,….. là khá cao, nó phản ánh các NH thực tế đang “khát” thông tin về khách hàng khi ra quyết định cho vay. Xuất phát từ thực trạng này, NHNN cần phải có chỉ thị và biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả của CIC bằng việc bổ sung chính xác, đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng mà các NH thành viên cần góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với các DNVVN.
3.3.2. Đối với NHNT nói chung và SGD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng.
Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động gia tăng nguồn vốn, tăng vốn tự có. Để tăng vốn tự có đối với nguồn bên ngoài, NH nên đẩy nhanh quá trình đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán không chỉ trong nước mà còn ở các thị trường lân cận như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc…
Tăng vốn huy động bằng cách mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch, thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn của các DN sau khi vay. Việc kiểm tra, giám sát định kỳ khách hàng sau khi vay một cách khoa học là rất quan trọng, điều này sẽ biết khách hàng có sử dụng nguồn vốn vay có đúng mục đích hay không, dự án kinh doanh có hiệu quả không, giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng cho NH, giảm tình trạng DN sử dụng vốn sai mục đích.
Liên kết với các hiệp hội DN, các quỹ hỗ trợ tín dụng trong việc cho vay các DNVVN chưa đủ điều kiện cho vay theo quy chế của NH. Các hiệp hội và quỹ hỗ trợ tín dụng sẽ đứng ra bảo lãnh một phần đối với các khoản vay của DNVVN.
3.3.3. Đối với các DNVVN
DNVVN cần phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Kế toán. Có thể nói, hạn chế lớn nhất đối với các DNVVN khi tiếp cận vốn vay NH vẫn là các bản báo tài chính mà họ nộp cho NH. Phần lớn các bản báo cáo này rất sơ sài, thiếu tính minh bạch, thiếu tính chính xác, trung thực do các DNVVN không chấp hành đúng Luật và các văn bản về Kế toán do Bộ tài chính ban hành, do trình độ của cán bộ quản lý DN còn yếu kém. Do vậy, để đảm bảo thuận lợi cho phía NH khi thẩm định và xét duyệt cho vay, các DNVVN cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của Luật kế toán. Nếu không thể, DNVVN cũng phải cởi mở, trình bày rõ ràng, minh bạch, trung thực mọi thông tin về tình hình tài chính của mình mới vay được vốn của NH. Trên thực tế, yêu cầu tính chuẩn tắc của bản báo cáo tài chính luôn được các tổ chức tài chính quốc tế đặt lên hàng đầu khi phê duyệt một khoản vay bởi vì nó liên quan đến rủi ro cũng như chất lượng của khoản vay đó.
DNVVN cần hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi trong quan hệ tín dụng giữa NH và DN. Một trong những vướng mắc khi cho vay DNVVN ở SGD là sự thiếu hiểu biết của các DN về trách nhiệm và quyền lợi trong quan hệ tín dụng với NH nên không đáp ứng yêu cầu của NH, gây sự chậm chễ, mất nhiều thời gian cho cả hai phía. Mặt khác, cần thiết nắm rõ quy trình cho vay giúp các DNVVN biết phải cung cấp thông tin gì cho NH đồng thời sẽ xây dựng được dự án khả thi hơn, từ đó rút ngắn thời gian xin vay vốn, tiết kiệm chi phí cho DN. Do đó, các DNVVN cần chủ động trang bị kiến thức chuyên môn, trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ nhất là chủ DN dưới nhiều hình thức đào tạo phù hợp như chính quy, tại chức, từ xa,….. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp và giúp đỡ của Hiệp hội các DNVVN để phổ biến kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thủ tục, quy trình lập hồ sơ vay vốn, quyền lợi khi được vay thông qua các cuộc hội thảo, diễn đàn với sự tham gia của các chuyên
gia trong (ngoài) nước, các cán bộ NH. Như vậy, không những giúp DNVVN tiếp cận nguồn vốn vay NH một cách thuận lợi mà còn nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với DNVVN ở các Ngân hàng thương mại cổ phần.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một nước đang phát triển nên quá trình hội nhập mang lại cho đất nước nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nhờ vào vai trò tích cực của nó đối với sự phát triển kinh tế quốc gia. Chính vì thế, hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều gia tăng quy mô cho vay đối với DNVVN. Tuy nhiên, quy mô tăng nhưng không hẳn chất lượng đã tăng, do đó để đảm bảo phát huy được vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế, vai trò là nguồn lợi nhuận tiềm năng của các ngân hàng thương mại thì phải nâng cao lượng cho vay đối với DNVVN.
Thông qua việc phân tích thực trạng cho vay DNVVN tại SGD, một số kết quả của việc mở rộng cho vay DNVVN của SGD cùng với một số nguyên nhân chủ quan và khách quan đã được chỉ ra. Chẳng hạn như: vốn huy động của SGD chủ yếu là vốn ngắn hạn, SGD vẫn coi tài sản cầm cố, thế chấp là điều kiện hàng đầu để quyết định cho vay, DNVVN thường thiếu dự án khả thi, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, vốn chủ sở hữu nhỏ, thủ tục hành chính thiếu linh hoạt.
Trên cơ sở các nhân tố chủ quan trình bày ở chương I, các nguyên nhân, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại SGD đã được trình bày. Đó là nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay DNVVN, đa dạng hóa hình thức, phương thức cho vay, tăng cường kiểm tra giám sát các khoản tín dụng, tăng cường quan sát phòng ngừa rủi ro xử lý tốt nợ quá hạn, nâng cao chất lượng thông tin trong ngân hàng, tăng cường chất lượng của hoạt động marketing ngân hàng, nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng, hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ kỹ thuật sử dụng trong ngân hàng.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN không chỉ cần những cố gắng, nỗ lực của riêng SGD mà cần cả sự hỗ trợ, quản lý của các cơ quan, đơn vị liên quan và nỗ lực của bản thân các DNVVN. Từ những nhân tố và nguyên nhân khách quan, một số kiến nghị với các chủ thể này đã được đưa ra. Đó là kiến nghị với NHNN về việc hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng; là kiến nghị với DNVVN về việc xây dựng, trình bày dự án khả thi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, uy tín trong sản xuất kinh doanh và vay vốn…
Hiện nay, cho vay đối với DNVVN là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, do đó để cạnh trạnh với các ngân hàng khác SGD NH Ngoại thương phải nâng cao chất lượng cho vay, vì thế đề tài mà em chọn để làm chuyên đề phù hợp với tình hình hoạt động cho vay đối với các DNVVN ở SGD.