Sau hơn 20 năm đổi mới, kể từ đại hội đảng VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và dần khẳng định được mình trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế đang là một xu thế chung toàn cầu, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu hướng này, việc gia nhập WTO là một dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là một bước đệm tạo đà phát triển, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hoạt động xuất nhập khẩu đã dần được thông thoáng hơn, mang lại cho các doanh nghiệp tư nhân, cũng như các doanh nghiệp quốc doanh cơ hội lớn đề phát triển sản xuất kinh doanh, vươn ra và chiếm lĩnh thị trường thế giới. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu nông sản như gạo, chè, hạt điều… các mặt hàng lâm sản hiện nay cũng đã và đang đóng góp một tỷ lệ rất quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của đất nước, một trong những mặt hàng lâm sản xuất khẩu truyền thống đó chính là quế. Quế được biết đến như là một loại cây đặc sản của khu vực nhiệt đới và có giá trị xuất khẩu cao mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho các doanh nghiệp và quốc gia. Công ty Naforimex được biết đến là một công ty xuất nhập khẩu lâm sản và các sản phẩm từ lâm sản lớn, hoạt động lâu lăm trên thị trường Việt Nam. Công ty coi quế là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình và đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Để đi sâu vào nghiên cứu hoạt động xuất khẩu quế của công ty Naforimex, em đã chọn đề tài “Thực trạng xuất khẩu quế của công ty cổ phần sản suất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, kể từ đại hội đảng VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và dần khẳng định được mình trong khu vực cũng như trên toàn thế giới Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế đang là một xu thế chung toàn cầu, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu hướng này, việc gia nhập WTO là một dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là một bước đệm tạo đà phát triển, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Hoạt động xuất nhập khẩu đã dần được thông thoáng hơn, mang lại cho các doanh nghiệp tư nhân, cũng như các doanh nghiệp quốc doanh cơ hội lớn đề phát triển sản xuất kinh doanh, vươn ra và chiếm lĩnh thị trường thế giới Ngoài các mặt hàng xuất khẩu nông sản như gạo, chè, hạt điều… các mặt hàng lâm sản hiện nay cũng đã và đang đóng góp một tỷ lệ rất quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của đất nước, một trong những mặt hàng lâm sản xuất khẩu truyền thống đó chính là quế Quế được biết đến như là một loại cây đặc sản của khu vực nhiệt đới và có giá trị xuất khẩu cao mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho các doanh nghiệp và quốc gia
Công ty Naforimex được biết đến là một công ty xuất nhập khẩu lâm sản và các sản phẩm từ lâm sản lớn, hoạt động lâu lăm trên thị trường Việt Nam Công ty coi quế là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình và đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ Để đi sâu vào nghiên cứu hoạt động xuất khẩu quế
của công ty Naforimex, em đã chọn đề tài “Thực trạng xuất khẩu quế của công ty
Trang 2cổ phần sản suất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội” làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm nghiên cứu tình hình xuất khẩu mặt hàng quế của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sản phầm và thị trường quế xuất khẩu của công ty Naforimex Hà Nội
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm 2002 đến năm 2010 và tập trung nghiên cứu vào hoạt động xuất khẩu quế của công ty Naforimex Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp trên cơ sở những thông tin thu thập được
Trang 3CHƯƠNG 1
KHÁI KHOÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU LÂM SẢN NAFORIMEX HÀ NỘI
1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty xuất nhập khẩu và sản xuất lâm sản Naforimex Hà Nội
Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội (tên giao dịch quốc tế là Hà Nội Forest Production Export-Import and Production Joint Stock Company, viết tắt là Naforimex- Hà Nội) có tiền thân là Tổng công ty xuất nhập khẩu lâm thổ sản ra đời năm 1960 trực thuộc bộ ngoại thương, đây là công ty độc quyền của nhà nước về xuất nhập khẩu các hàng lâm thổ sản toàn miền bắc bấy giờ
Năm 1985, tổng công ty được chuyển giao từ bộ Ngoại thương sang Bộ lâm nghiệp với tên gọi là Tổng công ty xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội
Năm 1990, tổng công ty sát nhập với 2 đơn vị lớn là Liên hiệp chế biến cung ứng lâm sản I và Công ty xuất nhập khẩu lâm sản Ngọc Khánh thành Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản I
Trang 4Tháng 12/1995 để phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường trên cơ sở phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản I dã sát nhập với một số đơn vị thành viên của Tổng công ty lâm sản Việt Nam thành lập nên Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội theo quyết định số 73/NN-TCCB-QĐ ngày 23/1/1996 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tháng 9/2005, công ty tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà nội Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội là một công ty cổ phần hạch toán độc lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009012 Văn phòng đại diện
và các cơ sở trực thuộc của công ty gồm có: trụ sở chính đặt tại 19 Bà Triệu-Hoàn Kiếm- Hà Nội, chi nhánh xuất nhập khẩu lâm sản Hải Phòng tại 6A, Hoàng Diệu, Hải Phòng
1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu:
- Thu mua, chế biến các mặt hàng từ đặc sản rừng và các sản phẩm nông lâm kết hợp
để sản xuất và xuất nhập khẩu như: các loại gỗ, nhựa cây, dầu hồi, hoa hồi, quế các loại, dầu và tinh dầu, thuốc nam và dược liệu rừng, các sản phẩm từ động vật rừng, các sản phẩm nông lâm kết hợp
- Làm dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu, xuất khẩu trực tiếp lâm sản, đặc sản rừng và các loại nông lâm kết hợp, nhập khẩu gỗ lâm sản, thiết bị máy móc hàng tiêu dùng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt lao động của nghề rừng
- Tổ chức các dịch vụ khai thác có liên quan đến lâm nghiệp:
Trang 5+ Mở rộng liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, kinh doanh hợp tác với nước ngoài, phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh, góp phần vào xây dựng kinh tế xã hội.
+ Tạo được công ăn việc làm, thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, trả lương phù hợp với các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước, nâng cao thu nhập, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, ngoại ngữ, nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân viên chức
+ Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và địa phương sở tại
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán nội thương và các văn bản khác Bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, tuân thủ pháp luật và các chủ trương chính sách, quy định hiện hành của nhà nước và địa phương làm tròn nghĩa vụ và mối quan hệ với địa phương sở tại
- Xây dựng chiến lược phân tích ngành hàng, kế hoạch kinh doanh phù hợp với các chỉ tiêu đề ra
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước để cải tiến
và ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, chất lượng kinh doanh
1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Bảng 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Naforimex
Trang 6Bộ máy tổ chức của công ty thực hiện theo cơ cấu trực tuyến chức năng (chế
độ một thủ trưởng và các nhân viên dưới quyền được nhóm vào các bộ phận phòng ban trên cơ sở tay nghề hoặc các hoạt động giống nhau)
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng trong bộ máy quản lý:
Hội đồng quản
trị
Khốiquản lý
Khốinghiệp vụ
Phòng kinh doanh tổng hợp
1
Phòng kinh doanh gỗ
Phòng kinh doanh đặc sảnPhòng kinh
doanh tổng hợp
5
Phòng kinh doanh tổng hợp
4Phòng kinh
doanh tổng hợp
3
Phòng kinh doanh tổng hợp
2
Chi nhánh tại Hải phòng
Trang 7+ Giám đốc điều hành (1 người): do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là đại diện hợp pháp của công ty, giám đốc điều hành có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả
+ Phòng tổ chức hành chính (4 người): có hai chức năng chính:
Chức năng quản trị: thực hiện việc tiếp nhận, phát hành công văn; hướng dẫn khách đến làm việc tại công ty
Chức năng tổ chức nhân sự: tính toán tiền lương cho người lao động; giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động; tuyển và đào tạo lao động cho các bộ phận trong công ty
+ Phòng kế hoạch, đối ngoại (7 người): có nhiệm vụ xây dựng, định hướng kế hoạch kinh doanh chung và dài hạn hàng năm đối với các phòng công ty và các đơn vị trực thuộc
+ Phòng kế toán tài chính (4 người): Có nhiệm vụ quản lý tài chính của công ty: phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng quy định của Nhà nước, thống kê các khoản chi phí, lên kế hoạch chi trả hợp lý, kiểm tra chứng từ kế toán và các chứng từ
có liên qua Phòng kế toán còn có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho Giám đốc về lãi,
lỗ và hiệu quả kinh doanh, đề xuất các phương án tối ưu cho công ty về huy động và
sử dụng vốn … Ngoài ra, bộ phận kế toán còn phải lập và báo cáo các biểu kế toán cho các cơ quan ban ngành theo đúng quy định của luật pháp
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng nghiệp vụ:
+Phòng kinh doanh tổng hợp: có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác, tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp nhập khẩu, nhận uỷ thác theo hình thức đổi hàng các vật tư thiết bị máy móc, hàng hoá phục vụ sản xuất đời sống
Trang 8+Phòng kinh doanh đặc sản (5 người): có nhiệm vụ xuất và nhập các sản phẩm đặc biệt.
+Phòng kinh doanh gỗ (6 người): kinh doanh các mặt hàng và các sản phẩm từ gỗ
+ Chi nhánh tại Hải Phòng: là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, hạch trần báo số, nhiệm vụ như các phòng kinh doanh của công ty Ngoài ra, chi nhánh còn được liên doanh liên kết với các thành phần kinh doanh khác nhằm phát huy hiệu quả sự dụng nhà cửa đất đai, kho tàng bến bãi được giám đốc công ty phê duyệt phù hợp với quy định nhà nước
-Về nhân sự: Hiện nay, công ty có một giám đốc, một phó giám đốc và 85 cán bộ công nhân viên, chi nhánh ở Hà Nội có 45 cán bộ công nhân viên
- Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty: quế các loại, hoa hồi, gỗ Campuchia, bếp ga, vòi hoa sen, vải Nam Triều Tiên, tuỷ tinh, các loại tinh dầu, dược liệu…
1.4 Đặc điểm của công ty
1.4.1 Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh có ghi rõ ngành, nghề kinh doanh của Công ty
cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội là:
- Khai thác, sản xuất, chế biến, mua bán và xuất nhập khẩu:
+ Nông sản, lâm sản, các sản phẩm nông, lâm kết hợp, tinh dầu, dược liệu và nguyên liệu có nguồn gốc từ lâm đặc sản, thực vật, cây cảnh, động vật có nguồn gốc
từ gây nuôi không thuộc danh mục nhà nước cấm
+ Hàng thực phẩm, đồ uống
+ Hàng thuỷ hải sản và các sản phẩm chế biến từ thuỷ hải sản
+ Vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và vật liệu xây dựng
Trang 9+ Phương tiện vận tải máy móc, phụ tùng, thiết bị thay thế phục vụ xây dựng
và giao thông thuỷ bộ, cầu đường
+ Thiết bị máy móc, dụng cụ dùng cho gia đình, văn phòng, trường học
- Dịch vụ cho thuê văn phòng nhà đất
- Kinh doanh bất động sản
- Chế biến thức ăn gia súc, chăn nuôi gia súc
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và viễn thông
- Dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế, khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường)
1.4.2 Đặc điểm kinh doanh
Công ty tiến hành kinh doanh cả ở thị trường trong nước và nước ngoài, có bạn hàng ở hơn 70 quốc gia và khu vực trên thế giới Một số thị trường truyền thống của công ty là: Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Canada Công ty được xem như một doanh nghiệp thương mại, chủ yếu kinh doanh chứ không sản xuất, với các hoạt động chính là trao đổi buôn bán, xuất nhập khẩu các loại nông, lâm sản, vật tư hàng tiêu dùng…
Các mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là: quế, hoa hồi, gỗ hương, long nhãn, dầu thực vật, tinh dầu…Các mặt hàng này được công ty xuất khẩu theo hai phương thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác Ở phương thức xuất khẩu trực tiếp, công ty sẽ tiến hành việc gom hàng xuất khẩu khi đã kí kết được hợp đồng với các đối tác nước ngoài Ở phương thức xuất khẩu uỷ thác, công ty sẽ là bên trung gian tiến hành các thủ tục xuất khẩu hàng hoá cho một doanh nghiệp trong nước khi doanh nghiệp này có nhu cầu
Trang 10Các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty là: đồ uống (chủ yếu là rượu ngoại…), các loại bánh kẹo, nguyên liệu thực phẩm, quần áo, giày dép, thiết bị vệ sinh, nhà bếp, đồ điện gia dụng, thiết bị vật tư phục vụ cho sản xuất trong nước… Một số mặt hàng hiện nay đang được tiêu thụ mạnh đó là thiết bị vệ sinh Toto của Nhật, đồng hồ đo nước các loại của hãng Maddalena, Misuratori, van công nghiệp của hãng Red&White( Hoa Kỳ), ống gang dẻo…
Để phù hợp với cơ chế thị trường, từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty thực hiện tốt các nguyên tắc:
+ Công ty tiến hành kinh doanh với các thành phần kinh tế dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế và luật pháp của Nhà nước Việt Nam
+ Luôn luôn tích cực mở rộng tìm kiếm thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
+ Với những giao dịch với đối tác nước ngoài lần đầu tiên, cán bộ phải trực tiếp đàm phán với đối tác nước ngoài Phương án kinh doanh được xây dựng trên cơ
sở bàn bạc với tất cả các bộ phận có liên quan trực tiếp tới việc thực hiện phương án
Tôn chỉ kinh doanh của công ty là: Tin cậy-Trung thực-Tôn trọng và cùng có lợi( Trust-Honesty- Respect and Mutual benefits)
Trang 11CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU QUẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN NAFORIMEX
HÀ NỘI2.1 Tổng quan về mặt hàng quế
2.1.1 Đặc điểm chung của quế
Cây quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia, thuộc giống Cinnamomum,
họ Lauranceae (long não) Quế được trồng từ rất lâu đời tại một số khu vực miền Nam Trung Quốc, người Trung Quốc đã đưa quế vào sản xuất hàng hoá và bán ra thị trường từ rất sớm Mãi đến thế kỉ 19, cây quế mới được đem sang trồng ở các nước Châu Phi và Châu Mỹ
Cây quế là loài thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính có thể đạt đến 40cm Quế có thể mọc được trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (sa thạch, phiến thạch…) Quế có tán lá hình trứng, thường
Trang 12xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4-5% Cây quế khoảng 8 đến
10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, quế ra hoa vào tháng 4,5 và quả chín vào tháng 1,2 năm sau Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc Cây quế lúc còn nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt , càng lớn lên mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3-4 năm trồng thì cây quế hoàn toàn ưa sáng Trong sản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc sẽ sinh ra nhiều chồi non, có thể để lại một chồi và tiếp tục chăm sóc để sau này lại cho thu hoạch vỏ
Trên thế giới quế phân bố tự nhiên và được gây trồng trở thành hàng hoá ở một số nước châu Á và châu Phi như Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Srilanca và Madagaxca Trong các nước này, cây quế cũng chỉ phân bố ở một số địa phương nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình thích hợp, ở ngoài vùng sinh thái cây quế sinh trưởng và phát triển không tốt Quế là loài có nguồn gen đa dạng, gồm nhiều giống Ở Việt Nam trồng các loại quế là quế thanh, quế Trung Quốc, quế Sài Gòn, quế quan
+ Cây quế Thanh: phân bố chủ yếu dọc theo sườn Đông dãy Trường sơn, nhất
là phía Bắc Trung bộ từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi
+ Cây quế Trung Quốc phân bố trong rừng khắp nước ta
+ Cây quế Sài Gòn phân bố ở Bắc bộ và Trung bộ
+ Cây quế quan phân bố chủ yếu ở vùng cực Nam trung bộ
Trước đây ở nước ta, cây quế tự nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng nhiệt đới ẩm, từ Bắc vào Nam Tuy nhiên hiện nay, cây quế đã được thuần hoá thành cây trồng Ở nước ta có 4 vùng trồng quế chính đó là vùng quế Yên Bái, vùng quế Trà
Mi, Trà Bông, vùng Quế Phong, Thường Xuân, vùng quế Quảng Ninh
Trang 13Quế là một sản phẩm có nhiều công dụng, được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như trong sản xuất công nghiệp Bột và tinh dầu quế được dùng rất rộng rãi để chế biến thực phẩm trong công nghiệp cũng như trong từng gia đình.Tinh dầu quế có vị thơm, cay, ngọt rất được ưa chuộng Trong Đông y, quế được sử dụng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn, hôn mê, mạch chậm nhỏ, chữa chứng tiêu hoá kém, đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, ho hen, bế kinh, ung thư, rắn cắn…Tây y coi vỏ quế và tinh dầu quế là loại thuốc có tác dụng kích thích tăng khả năng tuần hoàn hô hấp, tăng nhu động ruột, tiêu hoá, bài tiết, gây co bóp tử cung, kích thích, miễn dịch, giãn mạch, kháng histamin và kháng khuẩn mạnh.
2.1.2 Đặc điểm của thị trường sản xuất và xuất nhập khẩu quế
2.1.2.1 Cung cầu sản phẩm quế trên thị trường thế giới
Quế là một mặt hàng được buôn bán trên thị trường thế giới trong suốt hàng nghìn năm qua và hiện nay vẫn là một trong những hàng hoa không thể thiếu trong tiêu dùng cũng như trong các ngành công nghiệp
Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới, trong đó có hiện tượng di dân đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ mặt hàng quế Ví dụ điển hình là dòng người Châu Á nhất là người Trung Quốc di cư sang các nước phương Tây làm ăn sinh sống ngày một nhiều, họ mang theo phong tục dùng thực phẩm truyền thống của mình, trong đó có sản phẩm quế, hơn nữa họ cũng thường dùng sản phẩm này để làm dược liệu, chính vì thế trong tương lai mặt hàng quế sẽ vẫn tiếp tục được buôn bán sôi động trên thế giới Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và ngành kinh doanh ăn uống sẽ tiếp tục phát triển nhanh ở cả nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển sẽ dẫn đến tăng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng quế trên qui mô toàn thế giới Hơn nữa, hiện nay ở các nước phương Tây có xu hướng sử dụng Đông dược trong y học trong đó có mặt hàng quế (quế có tác dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về mùa lạnh)
Trang 14Theo thống kê của World Trade Centre có trụ sở tại thành phố Manhattan, New York, Mỹ, hiện nay Mỹ là nước tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng quế, tiếp sau là Ấn
Độ và Nhật Bản Mỗi năm, Mỹ cần nhập một lượng khoảng từ 25 đến 30 nghìn tấn quế Hầu hết các nước có nhu cầu về quế cao là những nước có ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng rất phát triển, tuy nhiên số lượng quế xuất khẩu mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu này Theo dự báo của các chuyên gia thuộc Hiệp hội gia vị thế giới thì nhu cầu quế từ nay đến năm 2015 trên thế giới
sẽ tăng mỗi năm khoảng 5%, điều này hứa hẹn triển vọng tốt đẹp cho những nước có tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này
Bảng 2.1: Các nước nhập khẩu quế chính giai đoạn 2005-2009
Số lượng (Tấn)
Giá trị
(1000 USD)
Số lượng (Tấn)
Giá trị
(1000 USD)
Số lượng (Tấn)
Giá trị
(1000 USD)
Số lượng (Tấn)
Giá trị
(1000 USD)
Mỹ 16797 21115 16376 18211 18404 21425 20683 21475 18380 21613
Ấn Độ 4550 4644 10363 9381 13948 11096 9924 6987 11103 7637Mêhicô 5635 28213 5709 26010 5627 26263 5957 26463 6197 26883Nhật Bản 2052 4768 2285 4545 1923 3956 1870 3549 1893 4014Singapore 2548 2988 4926 4929 4288 4072 1431 2276 2194 4876
Trang 15Đặc điểm của ngành sản xuất quế là là thời gian sản xuất dài Từ khi bắt đầu trồng quế đến khi cho thu hoạch có thể kéo dài từ 10-15 năm Vì vậy, các nước trồng quế không thể ngay một lúc cung cấp được một lượng quế lớn đáp ứng nhu cầu của thế giới.Mặt khác việc mở rộng qui mô sản xuất cũng gặp khó khăn do cây quế chỉ thích hợp với chất đất ở một số vùng Hiện nay, những nước tiêu dùng quế chính phần lớn là những nước không tự sản xuất được mặt hàng này (ví dụ như Mỹ, các nước châu Âu) do không có sự phù hợp về điều kiện tự nhiên, đất đai lẫn khí hậu
Do đó các nước này phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung quế từ các nước sản xuất
và trồng quế khác trên thế giới Những nước đang phát triển cung cấp khoảng 55% lượng quế cho thị trường toàn cầu Các nước cung cấp quế chủ yếu trên thế giới là Srilanca, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam Trong giai đoạn 1996-2000, nước xuất khẩu quế lớn nhất là Srilanca với gần 45% lượng quế cung cấp trên thế giới, tiếp đến
là Indonesia với khoảng 25% sau đó là Trung Quốc 12,7% và Việt Nam khoảng 6%
Bảng 2.2: Các nước xuất khẩu quế trên thế giới giai đoạn 1996-2000
Tên nước xuất
Nguồn: ITC/UNCTAD/WTO “Global Spice market- Import 1996-2000
Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, Trung Quốc và Indonesia đang là một trong những nước có lượng quế xuất khẩu quế nhất nhì thế giới, vượt lên hẳn Scri Lanka Điều đó được chứng minh qua biểu đồ sau:
Trang 16Biểu đồ 2.1: Các nước xuất khẩu quế hàng đầu trên thế giới giai đoạn
2005-2009
( Nguồn: World Trade Centre )
Bên cạnh tính cạnh tranh khốc liệt, các nhà sản xuất và xuất khẩu quế phải đối mặt với rất nhiều thử thách khác, một trong các thử thách đó là các rào cản về chất lượng Quế xuất khẩu phải tuân thủ những tiêu chuẩn khắt khe, đảm bảo an toàn thực phẩm được đặt ra bởi ASTA (American Spice Trade Association) và European Spice Association (ESA) Nhập khẩu quế còn phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ thực vật và Luật về vệ sinh thực phẩm của những nước nhập khẩu
2.1.2.2 Xuất khẩu quế của Việt Nam
Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta, cây quế là cây
có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị cao Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu, được sử dụng nhiều trong y dược,
Trang 17công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi Hiện nay, xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất ngày một tăng rất có lợi cho người sản xuất quế, các địa phương có quế và xuất khẩu quế Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã đầu tư cải tạo, chăm sóc diện tích quế hiện có, đồng thời tiến hành trồng mới ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp, hình thành các vùng quế lớn, tập trung, nhằm phát huy tốt nhất kinh nghiệm trồng, thu hái và chế biến quế.
a Các vùng quế chính ở Việt Nam
Ở Việt Nam có 4 vùng trồng quế chính là vùng quế Yên Bái, vùng quế Trà Mi, Trà Bông, vùng quế Phong, Trường Xuân và vùng quế Quảng Ninh
-Vùng quế Yên Bái:
Vùng quế Yên Bái có diện tích khoảng 20000 ha và gây trồng chủ yếu loại quế Đơn có chất lượng cao Ở vùng quế này, cây quế được trồng tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên Đặc điểm của vùng quế Yên Bái là vùng rừng núi nằm ở phía Đông và Đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn, độ cao tuyệt đối khoảng 300-700 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,7°C, lượng mưa bình quân là trên 1500 mm/năm, độ ẩm bình quân là 84% Đất đai phát triển trên đá sa thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước tốt Đây là vùng quế có diện tích và sản lượng vỏ quế cao nhất cả nước
- Vùng quế Trà Mi, Trà Bồng
Với tổng diện tích có thể trồng quế lên tới hơn 10000 ha, đây là vùng quế nằm
ở các tỉnh Quảng Nam (vùng quế Trà Mi) và Quảng Ngãi (vùng quế Trà Bông), phía đông dãy núi Trường Sơn Vùng quế này có độ cao khoảng 400–500 m, nhiệt độ bình quân hàng năm là 22°C, lượng mưa bình quân là 2300mm/năm, độ ẩm bình quân là 85% Đất đai phát triển trên các loại đá mẹ, sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng đất dày, ẩm Sản phẩm truyền thống là quế Đơn có chất lượng tốt không kém quế Đơn ở
Trang 18Yên Bái, Quảng Ninh Đây là khu vực có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi và gần biển nên việc vận chuyển sản phẩm quế sau thu hoạch đi tiêu thụ là rất thuận lợi
và tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển
- Vùng quế Quế Phong, Thường Xuân
Vùng quế nằm ở tỉnh Nghệ An (Quế Phong) và tỉnh Thanh Hoá (Thường Xuân) Vùng quế Quế Phong, Thường Xuân có độ cao bình quân khoảng 300–700m, lượng mưa hàng năm của vùng rất cao trên 2000 mm/năm, nguồn nước dồi dào, nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,1°C, độ ẩm bình quân là 85% Vùng phát triển hai loại quế chính là quế Thanh và quế Quỳ Đây là hai loại quế rất tốt, nổi tiếng trong cả nước
- Vùng quế Quảng Ninh
Vùng quế được trồng ở các huyện Hải Ninh, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên và Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh, đây là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đông Bắc kéo dài về phía biển Lượng mưa trong vùng rất cao khoảng trên 2300 mm/năm, nhiệt độ bình quân hàng năm là 23°C Quế được trồng trên các đồi núi cao khoảng 200- 400 m so với mực nước biển Vùng này có điều kiện giao thông thuận lợi do địa hình đồi núi không quá cao, có quốc lộ 18 đi qua, có nhiều cảng biển như cảng Cửa Ông, cảng Hòn Gai, cảng nước sâu Cái Lân… do đó việc vận chuyển sản phẩm quế đi các tỉnh khác và để xuất khẩu
là không mấy khó khăn, giảm được nhiều chi phí phụ
b Thị trường quế xuất khẩu của Việt Nam
Quế của Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước như Trung Quốc, Singapore, Anh, Đài Loan, Nhật Bản, Canada… Quế xuất khẩu của nước ta hầu như đều là những gia vị nguyên liệu chưa qua chế biến Các thị trường này nhập khẩu quế không phải để tiêu dùng ngay mà sẽ chế biến lại với các mục đích sử dụng khác nhau Khoảng 5% tổng khối lượng quế được tiêu thụ tại các hộ gia đình, 95% còn lại được tiêu thụ trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống công cộng và điều chế dược phẩm Việc xuất khẩu quế phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, cung cầu
Trang 19trên thị trường quốc tế và hoàng loạt các yếu tố khác Tuy có dao động nhưng nhìn chung xu hướng nhập khẩu quế, hồi trên thế giới trong mấy năm gần đây tăng Năm
2008, 2009 chứng kiến một sự chao đảo của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở
Mỹ, tuy nhiên giá quế trên thị trường thế giới vẫn khá ổn định, với giá dao động trong khoảng 1,5 đến 2 USD/kg (tháng 8 năm 2010 là 2,18, tháng 8 năm 2009 là 1,48, tháng 6 năm 2010 là 1,85) (theo World Trade Centre)
Bảng 2.3: Một số thị trường xuất khẩu quế Việt Nam
giai đoạn 2005-2010
Khối lượng (nghìn tấn) 8,3 14,3 14 14,4 15,2 16Trị giá (triệu USD) 16,2 25,1 25.2 19.6 21.1 22.7
Nguồn: Tổng cục hải quan
Trước đổi mới (trước năm 1986), các nước nhập khẩu quế của Việt Nam chủ yếu là các nước XHCN như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc… Sau đổi mới, nước ta chuyển hướng xuất khẩu quế sang các thị trường mới như Tây Âu, Đông Bắc Á Hiện nay, thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam là thị trường Đông Á, trong đó
ba nước dẫn đầu là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước Tiếp sau đến là Mỹ, với hơn 12% tổng kim ngạch và hứa hẹn sẽ tăng cao trong thời gian tới
c Chất lượng và khối lượng quế xuất khẩu của Việt Nam
Trang 20Trên thế giới, chất lượng quế Việt Nam được đánh giá khá cao, tốt hơn cả so với quế cùng loại của một số nước khác.
Bảng 2.4: Chỉ tiêu hoá học của một số loại quế trên thế giới
Lượng tinh dầu
(ml/100mg, min)
Nguồn: Nguyễn Năng Vinh- Kĩ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu- NXB KHKT-1997
Lượng tinh dầu trong quế của Việt Nam là rất cao (từ 2 đến 3,5ml/100mg) hơn hẳn so với Trung Quốc (1.3 đến 1.7ml/100mg) và Srilanca (0.7 đến 1ml/100mg) Với hàm lượng tinh dầu cao như vậy, quế Việt Nam rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp dược phẩm và hoá mĩ phẩm
Bảng 2.5: Một số mặt hàng nông, lâm sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
( đơn vị: nghìn tấn)
Mặt hàng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010Hạt tiêu 78,4 73,9 110,5 109,9 114,8 83 90,3 134,3 135,1
Cà phê 722,2 749,4 976,2 912,7 980,9 1232,1 1060,9 1183,5 1253,9
Trang 21Cao su 454,8 432,3 513,4 554,1 703,6 715,6 658,7 731,4 789,3Gạo 3236,2 3810 4063,1 5254,8 4642 4580 4744,9 5958,3 5274,5Hạt điều 61,9 82,2 104,6 109 127,7 154,7 160,8 177,2 134,1
2010, con số này đã tăng gấp hơn 3 lần là 16 nghìn tấn, mang lại một khoản thu đáng
kể cho đất nước Tuy nhiên, phần lớn lượng quế của nước ta chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, các nhà buôn trên thế giới mua quế của nước ta với giá rẻ, đem chế biến thành các thành phẩm như mĩ phẩm, hoá mỹ phẩm có giá trị cao hơn gấp nhiều lần
2.2 Xuất khẩu quế của công ty xuất nhập khẩu và sản xuất lâm sản
Naforimex Hà Nội
2.2.1 Đặc điểm mặt hàng quế xuất khẩu của công ty Naforimex
Các loại quế xuất khẩu của công ty Naforimex là quế thanh, quế bột, quế ống, quế chi ( quế cành) với mã hàng xuất khẩu là HS 0906.10.20 Đây là những mặt hàng lâm sản được dùng phổ biến làm gia vị và làm dược liệu, hoá mỹ phẩm Trong đó:
- Quế thanh có giá dao động khoảng 1100 đến 1450 USD một tấn (FOB Hải Phòng) lượng dầu: 2,5%, 3,0% và 3,5%, độ ẩm tối đa 13%, kích cỡ từ 400 đến 500mm
- Quế ống có giá từ 1100 đến 1250 USD (FOB Hải Phòng) hàm lượng dầu tối thiểu 2,5%, độ ẩm 13,5%, kích cỡ lớn hơn 350-450mm, độ dầy là 0,7 đến 1,5mm
Trang 22- Quế vụn có giá từ 1000 đến 1400 USD (FOB Hải Phòng) hàm lượng dầu 3% đến 5%, độ ẩm tối đa 13%, kích cỡ từ 20 đến 200mm chiều dài.
Bảng 2.6: Quy trình thu mua quế xuất khẩu của công ty Naforimex
Hiện nay, công ty thu mua quế chủ yếu qua hai nguồn chính:
- Quế thu mua từ các đại lý thu mua quế Các đại lý này đều được công ty kiểm tra kỹ càng về uy tín đại lý, giá cả và chất lượng quế trước khi tiến hành kí kết hợp đồng mua hàng Hiện nay, thu mua quế từ các đại lý chiếm hơn 60% tổng sản lượng thu mua của công ty
- Quế thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân trồng quế: lượng quế thu mua từ các hộ nông dân trồng quế chiếm gần 40% tổng sản lượng quế thu mua của công ty Công ty sẽ tiến hành khảo sát chất lượng cũng như số lượng quế của các hộ nông dân có thể cung cấp Nông dân có trách nhiệm cung cấp cho công ty thông tin về quy trình cũng như các chất hoá học họ dùng trong quá trình trồng quế Sau khi hoàn tất các bước này, công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng thu mua trực tiếp với các hộ nông dân Hiện nay, công ty mới chỉ tập trung thu mua quế của các hộ nông dân ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá…
Nông dân
trồng quế
Đại lý thu mua
phân loại
Đóng gói Xuất khẩu
Trang 23Sau khi tiến hành thu mua, công ty sẽ tiến hành sơ chế và phân loại quế, sau
đó tiến hành công đoạn đóng gói và xuất khẩu Ở các cơ sở sơ chế và đóng gói, công
ty luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định khắt khe của từng thị trường và yêu cầu của từng đối tượng khách hàng Một số chương trình quản lý chất lượng công ty đang áp dụng là HACCP, ISO 9001, OHSAS, BRC…
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu quế của công ty
2.2.2.1 Nhân tố bên trong
a.Tiềm lực tài chính
Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty hiện nay là 50 tỷ VND, tiềm lực tài chính còn hạn chế Hơn nữa, việc kinh doanh nhiều mặt hàng trong đó có xuất khẩu các loại gỗ, nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài về tiêu thụ trong nước làm cho vốn dành cho hoạt động xuất khẩu quế không nhiều, đặc biệt là trong quá trình tạo nguồn và thu mua hàng xuất khẩu Với tiềm lực tài chính như vậy, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng hoạt đọng xuất khẩu quế của mình, mặc dù đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của công ty
b Điều kiện cơ sở vật chất
Trụ sở công ty đặt tại 19 Bà Triệu-Hoàn Kiếm- Hà Nội, là một toà nhà 8 tầng đang được hoàn thiện và dự kiến đưa vào sử dụng vào tháng 10 năm 2011 Ngoài ra, công ty còn có một chi nhánh đặt tại 6A Hoàng Diệu Hải Phòng, cơ sở này đóng vai trò quan trọng giúp hoạt động xuất khẩu của công ty trở nên đơn giản và ít tốn kém hơn trong quá trình vận chuyển, giao nhận cũng như làm các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu Tuy nhiên, một trong những khó khăn mà công ty đang gặp phải
là thiếu hệ thống kho bảo quản hay các cơ sở chế biến nông lâm sản xuất khẩu, sự thiếu hụt này làm gia tăng chi phí và giảm lợi nhuận của công ty
c Yếu tố con người
Trang 24Hiện nay, số lượng nhân viên của công ty naforimex là trên 70 người, trong đó nhân viên làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu là 50 người và chỉ có hơn 15 nhân viên trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lâm đặc sản và gỗ Phần lớn những nhân viên này đã lớn tuổi do đó có nhiều kinh nghiệm và rất nhanh nhậy với thị trường Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của một bộ phận không nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại quốc tế, điều này phần nào gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu quế cũng như các mặt hàng khác trong việc tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường và giải quyết các vấn đề phát sinh trong giao dịch kinh doanh
2.2.2.2 Nhân tố bên ngoài
a Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước
Hệ thống chính sách pháp luật có ảnh hưởng lên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều phải căn
cứ vào pháp luật để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Với các công ty xuất nhập khẩu thì mối quan tâm của họ thường hướng vào những ưu đãi hay rào cản về thuế, tín dụng của nhà nước và các thủ tục liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá Chúng có tác động lớn đến việc đưa ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kì nhất định, các doanh nghiệp sẽ cố gắng tận dụng tối đa những ưu đãi của Nhà nước và hạn chế đến mức tối thiểu các trở ngại
mà các quy định trên đem lại cho họ
Tiềm năng về khí hậu, đất đai và nhân lực để sản xuất quế ở nước ta rất lớn, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa khai thác được hết Hiện nay với các chính sách đổi mới của Nhà nước trong phát triển nông lâm nghiệp và sự nỗ lực của người nông dân, cây quế đang từng bước trở thành loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị về nhiều mặt: kinh tế, xã hội và môi trường
Các chính sách, biện pháp để phát triển cây quế của Nhà nước :
Trang 25- Chính sách giao đất, giao rừng để nhân dân phát triển gây trồng quế Thông thường, nông dân sẽ được giao đất ổn định trong khoảng thời gian là 50 năm, quế được trồng thuần loại hoặc hỗn giao với nhiều loại cây ăn quả, cây lấy gỗ.
- Chính sách ưu tiên phát triển kinh tế xã hội miền núi, định canh định cư, bố trí lao động cho các vùng sản xuất quế
- Hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật, giống để phát triển quế chất lượng cao Chính quyền địa phương tiến hành mở các lớp tập huấn, đưa nông dân đi tham quan các vùng trồng quế, khen thưởng những hộ dân trồng quế giỏi
Hiện nay, thuế xuất khẩu cho mặt hàng quế bằng 0
b Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của bất kì doanh nghiệp nào Tỷ giá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp mà còn tác động đến cán cân thương mại của đất nước Ở Việt Nam, tỷ giá biến động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Do đó, tỷ giá nước ta còn chịu nhiều ảnh hưởng từ biến động cung cầu ngoại tệ trong và ngoài nước Công ty naforimex khi tiến hành các giao dịch xuất nhập khẩu thường lấy đồng Đôla Mỹ làm đồng tiền trung gian, do đó sự thay đổi tỷ giá USD/VND có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của công ty Hiện nay, đồng tiền Việt Nam đang mất giá mạnh so với đồng Đôla Mỹ, công ty sẽ có cơ hội thu lợi nhuận cao
do xuất khẩu nhiều hàng hoá hơn nhờ giá bán rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài
c Các yếu tố văn hoá xã hội
Trang 26Quế được sử dụng như là một gia vị trong các món ăn, cũng như được dùng
để điều chế dược phẩm, không bị cản trở tiêu dùng bởi các yếu tố văn hoá như tôn giáo như một vài mặt hàng khác (ở các nước đạo hồi, thịt bò, thịt lợn thường được tiêu dùng rất ít…) Do đó, hoạt động xuất khẩu quế của công ty sẽ không gặp phải các rào cản về yếu tố văn hoá xã hội của những nước nhập khẩu đem lại Thậm chí, ở nhiều quốc gia, quế được coi như là một gia vị không thể thiếu cho các món ăn của mình, tận dụng và khai thác tốt các thị trường này sẽ đem lại cho công ty một nguồn thu đáng kể từ việc xuất khẩu quế
Tuy nhiên, việc sản xuất quế hiện nay ở các vùng núi phía bắc còn gặp khá nhiều khó khăn do tập quán sản xuất của đồng bào vẫn còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp Trong thời gian tới, để có thể phát triển hơn nữa tiềm năng trồng quế của đất nước, nhà nước cần phải tiến hành đầu tư nhiều hơn vào những khu vực này
d Điều kiện cơ sở hạ tầng của đất nước
Việc trồng và thu hoạch quế được thực hiện ở các hộ gia đình với quy mô nhỏ, công ty thường tiến hành gom hàng từ nhiều nơi, trong đó có các đầu mối thu mua Tuy nhiên với hệ thống đường sá, giao thông của nước ta chưa được hiện đại và đồng
bộ, việc vẩn chuyển hàng hoá trong nội địa của công ty vẫn gặp nhiều khó khăn và tốn chi phí hơn, làm giảm hiệu quả xuất khẩu quế
e Điều kiện tự nhiên
Việt Nam là một trong số rất ít nước trên thế giới có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất quế Các vùng trồng quế ở nước ta như Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều có khí hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi cho cây quế phát triển Ở các vùng nói trên, nhiệt độ bình quân hàng năm đều cao hơn cả nước Lượng mưa bình quân của nước ta cũng rất cao, trung bình đạt 1500-2000mm/năm cùng với nhiệt độ cao như thế dẫn đến độ ẩm có thừa để cây quế có thể
Trang 27sinh trưởng tốt Đây có thể nói là điều kiện thuận lợi nhất, một nhân tố quyết định đến chất lượng của cây quế.
Khả năng đất đai có thể cho cây quế sinh trưởng và phát triển ở nước ta rất lớn Theo thống kê của các cán bộ ngành kiểm lâm thì nước ta có khoảng 10 triệu héc
ta đất đồi rừng trong đó đất có khả năng cho khai thác lâm nghiệp chiếm khoảng 90% Ở vùng đồi núi phía Đông Bắc và Tây Bắc có khoảng 1 triệu ha đất tốt có thể cho khái thác trồng cây lâm sản dài ngày như cây quế Ở vùng Đông Bắc có khoảng gần 70 ngàn ha đất feralit màu vàng đỏ, có độ PH thích hợp để trồng cây quế
f Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác
Cạnh tranh là một trong những nhân tố không thể thiếu được trong bất kì ngành kinh doanh nào Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đào thải những cá thể yểu kém trong nền kinh tế thị trường Quế
là mặt hàng được Nhà nước cho phép xuất khẩu tự do, không cần giấy phép xuất khẩu cho nên có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này Công ty phải cạnh tranh với cả công ty trong nước và các công ty nước ngoài như các công ty của Trung Quốc, Inđônêxia, Srilanca Do vậy, cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu quế của công ty trong cả quá trình kí kết hợp đồng với bạn hàng nước ngoài lẫn thu mua hàng trong nội địa
2.2.3 Thực trạng xuất khẩu quế của công ty Naforimex Hà Nội
2.2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu quế của công ty Naforimex Hà Nội
Với hơn 50 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu quế, công ty Naforimex nỗ lực không ngừng để ngày càng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm quế xuất khẩu của mình Hiện nay, mặt hàng quế của công ty được xuất khẩu đến rất nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao nhờ sự ổn định về chất lượng, số lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm Điều
Trang 28này thể hiện qua sự tăng đều đặn về số lượng và giá trị xuất khẩu quế của công ty qua những năm qua (từ năm 2002 đến năm 2009).
Bảng 2.7: Xuất khẩu quế của công ty Naforimex trong giai đoạn từ 2002 đến
2010
Khối lượng (tấn)
% so với năm trước
Giá trị (USD)
% so với năm trước
Nguồn: công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội
- Về số lượng: Năm 2002, số lượng quế xuất khẩu của công ty là 100,5 tấn Sang đến năm 2003, con số này đã tăng lên đến 130,7 tấn, tăng 30,2 tấn, tương đương 30 % so với năm 2002 Năm 2004, số lượng xuất khẩu quế có giảm nhẹ xuống
110 tấn, tuy nhiên đã tăng trở lại vào năm 2005 (170 tấn, tăng 54,5 % so với năm 2004).Sự tăng mạnh này là nhờ vào quá trình cổ phần hoá công ty diễn ra vào năm
2005 Công ty sau khi cổ phần hoá đã làm ăn có hiệu quả hơn, ổn định hơn và có thêm được nhiều đối tác quan trọng (một trong những đối tác đó là công ty JJ IMPEX
Trang 29của Canada) Sự tăng mạnh về số lượng quế xuất khẩu còn diễn ra ở hai năm tiếp theo 2006 đạt 200,5 tấn, 2007 đạt 210 tấn Năm 2008, khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan ra toàn thế giới Điều này khiến cho chi tiêu của thế giới thắt chặt lại, công ty chỉ xuất khẩu được 150 tấn (giảm 28,6% so với năm 2007) Mặc dù có giảm, nhưng lượng giảm này không quá lớn nếu ta nhìn vào sản lượng những năm trước cổ phần hoá cũng chưa bao giờ đạt được ngưỡng 150 tấn quế xuất khẩu Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ hoạt động xuất khẩu quế của công ty ngày một có hiệu quả
và ổn định Sang năm 2009, nhu cầu quế trên thế giới lại tăng trở lại, công ty xuất khẩu được 180 tấn quế, tăng 20% so với năm 2008 Đây là một kết quả tốt cho sự nỗ lực vượt qua khủng hoảng của toàn nhân viên trong công ty Và đến năm 2010, sản lượng quế xuất khẩu đã đạt được 192 tấn, chiếm 24,8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn công ty
- Về giá trị: Nhìn chung, giá trị quế xuất khẩu của công ty tăng dần trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2010 Nếu như trước giai đoạn cổ phần hoá năm 2005, giá trị quế xuất khẩu chỉ dao động dưới 100000USD thì sau khi cổ phần hoá, giá trị này
đã tăng trên 100000USD, một dấu hiệu tích cực cho hoạt động xuất khẩu quế của công ty Năm 2008 chứng kiến một sự giảm nhẹ trong giá trị quế xuất khẩu nhưng đến năm 2009, giá trị này lại tăng lên khá mạnh, lên đến 128700USD Điều này chứng tỏ, mặc dù khủng hoảng tài chính có diễn ra, nhưng sức ảnh hưởng của nó không phải là quá lớn đến giá trị quế xuất khẩu của công ty bởi vì quế là một mặt hàng rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của nhân dân và là một nguyên liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp hoá, mỹ phẩm
2.2.3.2 Phương thức xuất khẩu
Sản phẩm quế được công ty xuất khẩu theo hai phương thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác
- Xuất khẩu uỷ thác: Công ty Naforimex không phải làm nhiệm vụ tìm kiếm đối tác nước ngoài, chuẩn bị và vận chuyển hàng hoá ra cảng xếp hàng, công ty chỉ là người
Trang 30trực tiếp tiến hành các thủ tục xuất khẩu, làm trung gian thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu cho bên uỷ thác và hưởng lợi nhuận theo một tỷ lệ phần trăm nhất định (tỷ lệ này phụ thuộc vào sự thoả thuận, đàm phán của công ty với bên đối tác).
- Xuất khẩu trực tiếp: Công ty Naforimex trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu từ khâu tìm kiếm bạn hàng, chuẩn bị hàng, vận chuyển hàng và làm thủ tục xuất khẩu Đây là hình thức đem lại lợi nhuận cao cho công ty
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu quế theo phương thức xuất khẩu uỷ thác và
xuất khẩu trực tiếp
ngạch XK Kim ngạch
(USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Trang 31Từ bảng trên cho ta thấy xuất khẩu trực tiếp chiếm một tỷ lệ lớn trong kim ngạch xuất khẩu quế của công ty Naforimex Lượng hàng được xuất khẩu theo phương thức trực tiếp luôn chiếm hơn 60% so với tổng lượng hàng xuất khẩu Năm
2002, lượng quế xuất khẩu theo hình thức trực tiếp chiếm 62,5% tổng sản lượng xuất khẩu và tỷ lệ này tăng đều qua các năm sau đó: năm 2003 là 67,2%, năm 2004 là 69,6%
Nguyên nhân của việc chuyển dần cơ cấu ủy thác xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp là:
- Thứ nhất do nhận thấy giá trị của hợp đồng xuất khẩu trực tiếp cao hơn hợp đồng xuất khẩu theo hình thức ủy thác nên công ty ngày càng mở rộng xuất khẩu bằng hình thức trực tiếp Mặt khác, với hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nước ngoài, hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ cũng như tình hình giá cả trên thế giới Điều này rất quan trọng trong việc nâng cao uy tín và danh tiếng của công ty trong hoạt động xuất khẩu
- Thứ hai là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO làm cho việc buôn bán hàng hoá với các thị trường nước ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn Nhiều công ty trước kia không có khả năng xuất khẩu trực tiếp thì nay đã có thể tiến hành xuất khẩu hàng hoá một cách dễ dàng
2.2.3.3 Thị trường xuất khẩu quế của công ty Naforimex Hà Nội
Ba thị trường truyền thống của mặt hàng quế xuất khẩu của công ty là Nhật Bản,
Mỹ, Canada Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu quế sang một số thị trường khác như Singapore, Đài Loan, Anh, Hàn Quốc, nhưng số lượng và giá trị quế xuất khẩu sang các thị trường này chiếm một tỷ lệ khá là nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty
Bảng 2.9:Kim ngạch xuất khẩu quế theo theo thị trường xuất khẩu( USD)
khác
Tổng kim ngạch
Trang 32Giá
trị
(USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Nguồn: công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội
Mỹ đang là thị trường nhập khẩu quế hàng đầu của công ty Naforimex với tỷ trọng hàng năm luôn đạt ở mức trên 30% so với tổng giá trị xuất khẩu quế của công
ty, tiếp theo sau là hai thị trường Nhật Bản và Canada Các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore có giá trị xuất khẩu hàng năm không ổn định nhưng cũng đóng góp hơn 10% tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu quế của công ty trong giai đoạn tự năm 2002 đến năm 2010
Giá trị xuất khẩu (USD)
Trang 33Nguồn: công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội
Biểu đồ 2.2: Sản lượng và giá trị quế xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty
Naforimex
Trang 34Nguồn: công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội
Thị trường Mỹ được công ty xác định là thị trường chủ lực trong hoạt động xuất khẩu quế của mình Mỹ từ năm 2002 đến năm 2009 luôn là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của công ty Naforimex, nếu như năm 2002 kim ngạch chỉ có 26000USD thì đến năm 2009 đã tăng lên 41600USD Năm 2006 chứng kiến một sự tăng mạnh
về sản lượng quế xuất khẩu sang Mỹ của công ty, từ 47,6 tấn năm 2005 lên đến 80,2 tấn năm 2006 Đây là một kết quả xuất phát từ việc cổ phần hoá của công ty diễn ra vào tháng 9 năm 2005, đánh dấu một bước phát triển mới mạnh mẽ hơn trong tương lai của công ty Giá trị xuất khẩu quế của công ty sang Mỹ hàng năm đều chiếm trên 35% tổng giá trị xuất khẩu quế của công ty Mặc dù nền kinh tế Mỹ phải trải qua khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng kim ngạch quế xuất khẩu sang thị trường này vẫn duy trì ở mức khá cao 39500USD năm 2008 và 41600USD năm 2009 Hơn nữa, với việc tỷ giá bình quân USD/VNĐ của Ngân hàng Ngoại Thương nước ta trong giai đoạn này luôn ở mức khá cao, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quế của công ty Tỷ giá bình quân USD/VND của nước ta tăng dần trong giai đoạn từ