Tổ chức trồng quế theo hướng kinh tế trang trại và phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu quế của công ty cổ phần sản suất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội (Trang 51 - 52)

vùng trồng quế trọng điểm

Hiện nay, ở Việt Nam có 4 vùng trồng quế chính là vùng quế Yên Bái, vùng quế Trà Mi, Trà Bông, vùng quế Phong, Trường Xuân và vùng quế Quảng Ninh. Tuy nhiên, ở các vùng này chưa có sự đồng bộ trong quá trình trồng quế. Các hộ gia đình còn khá tự do trong việc chọn giống, chăm bón, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thiếu tôn trọng các cam kết đã ghi trong hợp đồng với các doanh nghiệp kinh doanh quế. Điều này dẫn đến việc quế xuất xứ ở cùng một nơi nhưng có chất lượng rất khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho các nhà thu mua xuất khẩu. Do vậy, để có thể khắc phục được những khó khăn trên, Nhà nước có thể tiến hành các biện pháp:

- Quy hoạch các vùng quế truyền thống (vùng quế Yên Bái, vùng quế Trà Mi, Trà Bông, vùng quế Phong, Trường Xuân và vùng quế Quảng Ninh) một cách chi tiết, rõ ràng đồng thời phát triển các vùng quế mới.

- Đưa ra các định hướng phát triển cây quế phù hợp với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế-xã hội của từng vùng, từng thời điểm. Tránh tình trạng nông dân đua nhau trồng một loại cây khi nhu cầu của nó tăng cao và chặt bỏ khi nhu cầu giảm. - Quản lý chặt chẽ hoạt động của các đại lý thua mua cũng như các công ty xuất khẩu quế, tránh tình trạng xuất khẩu nhỏ lẻ, manh mún.

- Cử cán bộ nông nghiệp trực tiếp hướng dẫn nông dân quy trình trồng và chăm sóc cây quế.

- Đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư đối với ngành sản xuất và xuất khẩu quế. Các chính sách đó có thể là miễn giảm thuế sử dụng đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế nhập khẩu các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và tinh chế quế.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu quế của công ty cổ phần sản suất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w