1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

71 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 557 KB

Nội dung

Một số thuật ngữ• Xuất trình phù hợp Complying Presentation: Là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C, với các điều khoản được áp dụng của UCP, và vớ

Trang 1

PHƯƠNG THỨC THANH

TOÁN

TÍN DỤNG CHỨNG

TỪ

Trang 2

VĂN BẢN PHÁP LÝ QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

• Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng

từ (UCP 500 – UCP 600)

• Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong

kiểm tra chứng từ theo Phương thức tín dụng

chứng từ (ISBP 645 – ISBP 681)

• Phụ trương UCP 500 về việc xuất trình chứng từ

điện tử (Bản 1.0-eUCP)

Trang 3

Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mơ tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và khơng hủy ngang của NHPH về việc thanh tốn khi xuất trình phù hợp.

ĐỊNH NGHĨA TÍN DỤNG

CHỨNG TỪ (ĐIỀU 2 ,UCP 600)

Trang 4

Một số thuật ngữ

• Xuất trình phù hợp (Complying Presentation):

Là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện

và điều khoản của L/C, với các điều khoản được áp

dụng của UCP, và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế

• Xuất trình (Presentation):

Là việc chuyển giao chứng từ theo L/C cho NHPH hoặc cho NHCĐ hoặc các chứng từ được chuyển giao như thế

• Người xuất trình (Presenter):

Là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc một bên khác

thực hiện việc xuất trình

Trang 5

Một số thuật ngữ

• Địa điểm xuất trình (Place of Presentation): Địa điểm xuất trình là địa điểm của ngân

hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán

Địa điểm xuất trình của L/C có giá trị tự do là địa điểm của bất cứ ngân hàng nào

Địa điểm xuất trình khác với địa điểm của

NHPH được xem là địa điểm bổ sung vào địa điểm NHPH.

Trang 6

Một số thuật ngữ

• Thanh toán (honour): nghĩa là

– trả tiền ngay (nếu L/C có giá trị thanh toán ngay - L/C is available by sight payment )

– Cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn (nếu L/C có giá trị thanh toán chậm - L/C is available by deferred

payment )

– Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền HP khi đến hạn nếu L/C có giá trị thanh toán bằng chấp nhận ( L/C is available by acceptance )

Trang 7

Một số thuật ngữ

• Chiết khấu (Negotiation):

Là việc NHCĐ mua các Hphiếu (ký phát đòi tiền một ngân hàng khác) và/hoặc các chứng

từ xuất trình phù hợp bằng cách ứng trước tiền cho người thụ hưởng.

• L/C có giá trị (L/C is available with…by…):

Thuật ngữ “available” có nghĩa là L/C có giá trị thanh toán (honour) hoặc chiết khấu

(negotiation) tại ngân hàng (NHPH, NHXN

hay NHCĐ)

Trang 8

Một số thuật ngữ

Phân biệt “deferred L/C” và “acceptance L/C”

– Deferred L/C: NH cam kết thanh toán không bằng hình thức chấp nhận HP (không có HP) – Acceptance L/C: có HP

Trang 9

VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG

 Là người đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, bảo đảm cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ đã cung ứng.

 Là người bảo đảm cho nhà nhập khẩu nhận được số lượng và chất lượng hàng do bộ chứng từ đại diện và tương ứng với số tiền mình bỏ ra.

Trang 10

Đặc điểm của giao dịch L/C

L/C là một hợp đồng kinh tế giữa hai bên

L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng

hóa

L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ

L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ

chứng từ

L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro hay công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo

Trang 11

CÁC BÊN THAM

Trang 12

Người xin mở L/C (Applicant for L/C)

 Là người nhập khẩu hay người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C này

 Người xin mở L/C còn được gọi là người mở (opener), người trả tiền (accountee) hay người ủy thác (principal)

Trang 13

Người thụ hưởng L/C

(Beneficiary)

Theo quy định của L/C, đây là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu số hối phiếu đã chấp nhận thanh toán

Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer),

Trang 16

NHXN (Confirming Bank)

Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự bảo đảm chắc chắn của L/C, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của NHPH

Thông thường, NHXN là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp NHTB được đề nghị là NHXN

Muốn được xác nhận, NHPH phải trả phí xác nhận rất cao và thường phải đặt cọc trước, mức đặt cọc có thể tới 100% trị giá của L/C.

Trang 17

NHCĐ (Nominated Bank)

Là NHXN hoặc bất cứ ngân hàng nào khác được NHPH ủy nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C thì:

Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng Ngân

hàng được chỉ định thanh toán có tên gọi là

Paying Bank.

Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn Ngân

hàng được chỉ định chấp nhận hối phiếu có tên gọi là Accepting Bank.

Chiết khấu (negotiate) hối phiếu hoặc bộ chứng từ Ngân hàng được chỉ định chiết khấu bộ

chứng từ hoặc hối phiếu có tên gọi là

Negotiating Bank

Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHCĐ là

giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến.

Trang 18

Ngân hàng bồi hoàn

(Reimbursing Bank)

+ Là ngân hàng được ngân hàng phát

hành ủy nhiệm, thực hiện vai trò thanh

toán để hoàn lại giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu

+ Ngân hàng bồi hoàn chỉ tham gia giao

dịch trong trường hợp ngân hàng phát

hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau.

Trang 19

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG

TỪ

Trang 20

Trường hợp L/C thanh toán tại

NHPH

(1) (2)

(3)

(4)

(5)

(6) (7 )

(7) (6)

(8 ) (9

)

Trang 21

Bước 1: hai bên mua bán, ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.

Bước 2: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành một L/C cho người xuất khẩu hưởng

Trang 22

Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập một L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình

ở nước nhà xuất khẩu để thông báo về việc phát hành L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu

Bước 4: Khi nhận được thông báo L/C, NHTB sẽ thông báo L/C cho nhà xuất khẩu

Trang 23

Bước 5: Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người nhập khẩu thông qua NHPH sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.

Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình (thông qua NHTB) cho NHPH để thanh toán

Trang 24

Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, nếu thấy không phù hợp, thì từ chối thanh toán và gửi lai toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

Trang 25

Bước 8: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Bước 9: nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền

Trang 26

Các L/C được thanh toán tại NHPH bao gồm 2 trường hợp:

 L/C ko hủy ngang trực tiếp (straight L/C) NHPH ko thanh toán cho ai ngoài người hưởng

 L/C có quy định NHCĐ, nhưng NHCĐ ko thực hiện chức năng trả tiền, chiết khấu, chấp nhận, mà chỉ là ngân hàng chuyển chứng từ cho NHPH

Trang 27

Trường hợp L/C thanh toán tại

NHTB (NH được chỉ định)

(1) (2)

(7) (6)

(10 ) (11

)

Trang 28

Bước 1 - 5:

Giống trường hợp thanh toán tại NHPH

Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho NHTB để được thanh toán

Trang 29

Bước 7: NHTB sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình thông báo thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, nếu thấy không phù hợp, thì từ chối thanh toán và gửi lai toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

Bước 8: NHTB gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả

Trang 30

Bước 9: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho NHTB, nếu thấy không phù hợp, thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà NHTB.

Trang 31

Bước 10: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi nhà nhập khẩu đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Bước 11: nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền

Trang 32

Những lưu ý khi mở L/C

Ngăn ngừa việc người mở đưa các tài liệu của hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ làm một bộ phận cấu thành bắt buộc của L/C

Không đưa quá nhiều chi tiết vào L/C

NHPH có thể đưa ra mức ký quỹ từ 0% đến 100% giá trị L/C tùy đối tượng khách hàng.

Đơn xin mở L/C là một hợp đồng kinh tế

Trang 33

Thư tín dụng (L/C)

Thư tín dụng là bức thư do một ngân hàng

phát hành, trên cơ sở yêu cầu của khách

hàng là người nhập khẩu, trong đó ngân

hàng này cam kết trả một số tiền nhất định hoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu,

trong một thời hạn nhất định cho người xuất khẩu, với điều kiện người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản và điều kiện đã quy định trong thư.

??? Thư tín dụng có độc lập với hợp đồng???

Trang 34

NHỮNG NỘI DUNG CỦA L/C

Nội dung của một L/C bao gồm:

Số hiệu L/C (Credit Number)

Địa điểm phát hành L/C

Ngày phát hành L/C (Date of Issue)

Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C

Số tiền của L/C

Loại L/C

Trang 35

Thời hạn hiệu lực của L/C và địa điểm hết hiệu lực L/C

Thời hạn trả tiền của L/C (Day of Payment)

Ngày giao hàng (Shipment Date)

Những nội dung liên quan đến hàng hóa

Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa

Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình

Sự cam kết trả tiền của NHPH

Điều khỏan dẫn chiếu văn bản pháp lý

tuân thủ

Trang 36

Các loại thư tín dụng

• Căn cứ vào tính chất:

+ Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)

+ Thư tín dụng không thể hủy ngang

Trang 37

Các loại thư tín dụng

Căn cứ vào thời hạn và cách thức thực hiện thanh toán:

+ Thư tín dụng trả ngay (Sight Payment L/C)

+ Thư tín dụng chậm trả (Deferred Payment L/C) ( người hưởng lợi ko cần ký phát HP có kỳ hạn )

+ Thư tín dụng chiết khấu (Negotiation L/C)

+ Thư tín dụng chấp nhận (Acceptance L/C)

(người hưởng lợi ký phát HP có kỳ hạn)

Trang 38

Các loại thư tín dụng

đặc biệt

+ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)

+ Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

+ Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

+ Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

+ Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

+ Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)

Trang 39

L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)

L/C ko hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất

chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực

hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ 2, mỗi người hưởng lợi thứ 2 nhận cho mình một phần thương vụ.

Trường hợp sử dụng: mua bán hàng hóa qua trung gian

Chỉ được chuyển nhượng 1 lần

Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu

Mọi chi tiết về chuyển nhượng phải tuân thủ theo L/C gốc

Người hưởng lợi ban đầu vẫn chịu trách nhiệm chính

với người NK theo hợp đồng đã ký

Trang 40

Người thụ hưởng thứ II

Trang 41

L/C giáp lưng (Back to back L/C)

Sau khi nhận được thư tín dụng do người NK mở, người XK sử dụng chính L/C này làm căn cứ bảo đảm, đề nghị NH phát hành một thư tín dụng khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

L/C dùng làm bảo đảm gọi là L/C gốc (Master L/C) L/C được phát hành trên cơ sở L/C gốc gọi là L/C giáp lưng (Back to back L/C)

L/C gốc và L/C giáp lưng có những nội dung khác biệt về:

– Giá trị L/C (đơn giá hàng hóa)

– Số lọai chứng từ

– Thời hạn giao hàng

– Thời hạn hiệu lực L/C

Trường hợp sử dụng

Trang 42

SƠ ĐỒ TÍN DỤNG THƯ GIÁP LƯNG

Back-to-back L/C

Người mở L/C

NH phát

hành(1) NH thông báo hành (2) NH phát NH thông

báo

Người thụ hưởng L/C(2)

Người thụ hưởng L/C(1)

Người

mở L/C

L/C gốc (Master L/C) L/C giáp lưng (Back to Back L/C)

Trang 43

L/C tuần hoàn (Revolving L/C)

Là loại L/C không hủy ngang, trong đó có

điều khoản quy định, sau khi đã sử dụng

hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực, lại bắt đầu có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng như vậy trong một thời hạn nhất định.

Trường hợp sử dụng

Các dạng tuần hoàn:

– Tuần hoàn tích lũy – ko tích lũy

– Tuần hoàn tự động - tuần hoàn bán tự động - tuần hòan không

tự động

Trang 44

NHÀ NHẬP KHẨU NHÀ XUẤT KHẨU

NGÂN HÀNG CỦA NHÀ XUẤT KHẨU

NGÂN HÀNG CỦA

NHÀ NHẬP KHẨU

Xuất trình bộ chứng

từ (5)

Phát hành hoặc tu chỉnh L/C (2)

Ghi

nợ và nhận BCT (8)

tu chỉnh L/C (3) Giao hàng (4)

Kiểm tra BCT và thanh toán (7)

Ghi

có (9)

Giao hàng tiếp (10)……

TÍN DỤNG THƯ TUẦN HOÀN

Revolving L/C

Trang 45

L/C đối ứng (Reciprocal L/C)

Là loại thư tín dụng chỉ có hiệu lực thanh toán cho người thụ hưởng sau khi đã có một thư tín dụng khác của bên đối tác cũng đã được mở ra.

Trường hợp sử dụng:

– Phương thức mua bán hàng đổi hàng

– Bảo đảm quyền lợi cho người gia công

Trang 46

L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

Là loại L/C mà NHPH ủy nhiệm cho NHTB thanh toán một số tiền

nhất định, trong phạm vi giá trị của L/C cho người thụ hưởng, ngay

cả khi người này chưa thực hiện nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa cho người thụ hưởng.

Trường hợp sử dụng

Trang 47

L/C dự phòng (Standby L/C)

Là loại thư tín dụng được phát hành nhằm mục

đích trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho nhà nhập khẩu.

NH phục vụ nhà XK phát hành thư tín dụng dự

phòng cho nhà NK hưởng.

Trang 48

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA

CÁC BÊN

# Người yêu cầu mở thư tín dụng

# Người hưởng lợi

# Ngân hàng phát hành thư tín dụng

# Ngân hàng thông báo

# Ngân hàng thanh toán

# Ngân hàng xác nhận

# Ngân hàng chiết khấu

Trang 49

Ngân hàng phát hành

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C

Phát hành L/C

Tu ch ỉ nh hoặc hủy bỏ L/C (nếu có)

Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng

từ

Từ chối thanh toán khi xuất trình

không phù hợp

Thanh toán L/C

Trang 50

CÁC BƯỚC PHÁT HÀNH L/C

1 Nhà NK làm đơn mở L/C (theo mẫu của NH)

2 NHPH tiếp nhận đơn mở L/C và kiểm tra các thông tin:

Hợp đồng thương mại

Nội dung đơn

Khả năng thanh toán của khách hàng

Yêu cầu ký quỹ và các biện pháp đảm bảo khác

3 Nếu cần, NHPH sẽ yêu cầu sửa đổi một số nội dung trong đơn xin mở L/C Sau đó, NHPH sẽ quyết định mở L/C hoặc từ chối mở L/C.

Mở bằng thư

Mở bằng điện (Telex, Swift)

Trang 51

KIỂM TRA NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA ĐƠN XIN

4 Ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C

5 Người trả tiền hối phiếu và thời hạn hối phiếu (đ/v L/C trả chậm)

6 L/C được chuyển đến ngân hàng thông báo bằng phương tiện gì?

7 Mô tả hàng hóa (gồm cả chất lượng và đơn giá)

Trang 52

KIỂM TRA NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA ĐƠN XIN

MỞ L/C

8 Cước phí được trả trước hay sau?

9 Chi tiết về các chứng từ yêu cầu

10 Khoảng thời gian xuất trình các chứng từ để

được thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu.

11 Địa điểm gửi hàng, nhận hàng

12 Có được chuyển tải ko?

13 Có được giao hàng từng phần ko?

14 Ngày giao hàng chậm nhất

15 L/C thuộc loại thanh tóan ngay, chấp nhận hay

Trang 53

TU CHỈNH L/C

Chú ý:

Một L/C muốn được tu chỉnh, phải được sự đồng ý của người mở, người hưởng lợi,

NHPH và NHXN (nếu có)

Về nguyên tắc, người hưởng cần thông

báo là mình chấp nhận hay từ chối tu chỉnh Tuy nhiên, người hưởng có thể không

thông báo trước quyết định chấp nhận hay từ chối tu chỉnh của mình Quyết định của người hưởng thể hiện ở bộ chứng từ mà họ xuất trình sau này.

Việc chấp nhận một phần bản tu chỉnh là

ko có giá trị.

Ngày đăng: 23/11/2017, 07:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w