Nuôi con nuôi là một khái niệm đã được quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình Nuôi con nuôi Nuôi con nuôi được pháp luật công nhận và bảo vệ đáp ứng nhu cầu to lớn về mặt tình cảm của bên nhận nuôi và bên được nhận nuôi Tuy nhiên thực tiễn về nuôi con nuôi còn cho thấy nhiều bất cập, nhiều trường hợp nhận đặc biệt là trường hợp nuôi dưỡng trẻ em làm con nuôi nhưng không làm thủ tục đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nuôi dưỡng với mục đích khác Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích của các bên khi xảy ra tranh chấp Trong bài tập nhóm tháng
của mình, nhóm chúng em xin tìm hiểu về đề tài: “Nuôi con nuôi trên thực tế và một
số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”
Bài làm không tránh khỏi thiếu sót, chúng em mong nhận được ý kiến góp ý từ thầy cô
để có thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Một số lí thuyết về vấn đề nuôi con nuôi.
1 Khái niệm nuôi con nuôi.
Nuôi con nuôi là một khái niệm đã được quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.” Đến Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 tại khoản 1, Điều 3
vẫn tiếp tục kế thừa khái niệm đó nhằm kiến tạo một hệ thống các thuật ngữ pháp lý
về nuôi con nuôi, chứ không nhằm đưa ra một cách hiểu khác về chế định nuôi con
nuôi ở Việt Nam: "Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”
2 Nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
Điều kiện nuôi con nuôi hợp pháp nói chung:
Đối với người nhận nuôi con nuôi
Theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010, người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khoẻ, kinh tế, chỗ ở dảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt; không thuộc một trong các trường hợp sau; đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lí hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em
Đối với người được nhận làm con nuôi
Người được nhận làm con nuôi phải là người dưới 16 tuổi, người từ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi được nhận làm con nuôi nếu được bố dượng, mẹ kế hoặc cô, dì, chú, bác nhận nuôi (Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010) Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng
Về ý chí của chủ thể quan hệ nuôi con nuôi
Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi quy định:
Trang 4“Việc đồng ý nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân
sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha
mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”.
Như vậy, việc nhận nuôi con nuôi phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người đó hoặc của người giám hộ và được thể hiện bằng văn bản thông qua việc lập Giấy thoả thuận
về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định)
Trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên được nhận làm con nuôi phải có sự đồng ý của trẻ em đó, trừ trường hợp trẻ em đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành
vi dân sự Sư đồng ý này phải được ghi trong Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi
a. Nuôi con nuôi trong nước
Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam Những nội dung liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi trong nước được quy định tại chương 2 Luật Nuôi con nuôi 2010; Nghị định
19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Nghị định 1919/2011/NĐ-CP 21/3/2011 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi, gồm các quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi; quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc nuôi con nuôi, thẩm quyền giải quyết và đăng ký nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi
b. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài
Về nguyên tắc, người xin nhận con nuôi phải thường trú ở những nước là thành viên của điều ước quốc tế hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam và đáp ứng đủ các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010 Điều đáng lưu ý là trẻ em Việt Nam chỉ được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài khi đã thực hiện các biện pháp tìm gia đình thay thế nhưng vẫn không được nhận làm con nuôi trong nước, nghĩa là pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn ưu tiên tìm mái ấm trong nước cho trẻ
em Cụ thể, tại điểm c, khoản 1, Điều 32 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: tài
Trang 5liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi nhưng không thành là một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
Như vậy, giữa khái niệm nuôi con nuôi trong nước và khái niệm nuôi con nuôi yếu tố nước ngoài có sự khác nhau rõ rệt Việc công dân trong nước nhận trẻ em thường trú trong nước hoặc có quốc tịch của nước đó được coi là hiện tượng nuôi con nuôi trong nước; còn nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi có sự chuyển trẻ
em được nhận làm con
3 Vai trò và sự cần thiết của việc nuôi con nuôi được pháp luật quy định.
Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới
và được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật của các nước trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế và mục đích xã hội của mỗi quốc gia
Ở nước ta, nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính nhân đạo, được Đảng và nhà nước quan tâm sâu sắc Trong hoàn cảnh đất nước còn phải chịu những di chứng nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, mức thu nhập của nhân dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình… thì vấn đề nuôi con nuôi càng trở nên cấp thiết trong đời sống xã hội
Bên cạnh ý nghĩa tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, việc nuôi con nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của vợ chồng nhận con nuôi, đặc biệt là những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, sống đơn thân…
Pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi nước ta trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng
và giáo dục trong môi trường gia đình; động viên khơi dậy tinh thần nhân đạo, của con người Việt Nam; giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong nhân dân
Sự ra đời của một đạo luật riêng về nuôi con nuôi đã tạo ra được khung pháp lý thống nhất, ổn định, có giá trị áp dụng lâu dài, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, nâng cao trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức và xã hội trong việc bảo đảm quyền của trẻ em; tạo cơ sở để Chính phủ ban hành và thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm khuyến khích, động viên và tăng cường trách nhiệm của toàn xã hội
Trang 6trong việc giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để các em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình, hòa nhập với cộng đồng và có điều kiện phát triển thành người có ích cho xã hội
II Nuôi con nuôi trên thực tế.
Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại từ lâu, với nhiều
lý do và mục đích khác nhau, nhưng lý do cơ bản, phổ biến nhất là vì lòng từ tâm, lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn Với quan niệm như vậy, việc nhận con nuôi, nhận cha mẹ nuôi đã được thực hiện khá rộng rãi trong đời sống nhân dân Với ý nghĩa là một quyền tự do dân sự của cá nhân, việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau, tuỳ theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định Tuy nhiên hiện nay có thể thấy, có hai cách thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thực
tế Đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội và xác lập về mặt pháp lý
Việc nhận nuôi con nuôi có thể được xác lập về mặt pháp lý, thông qua sự kiện đăng
ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ những điều kiện, yêu cầu mà pháp luật về nuôi con nuôi quy định Đối với những trường hợp có đăng
ký, giữa người nhận nuôi và con nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ và con trước pháp luật Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi được nhà nước công nhận và bảo vệ Tuy nhiên, trong thực tế đời sống tồn tại khá nhiều các trường hợp nhận con nuôi nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cha mẹ và con nuôi Phần sau đây nhóm sẽ xin trình bày cụ thể từng trạng của từng trường hợp trên thực tế
và phân tích ở mỗi trường hợp nhận nuôi con nuôi và ảnh hưởng của nó đến việc thực thi pháp luật về hôn nhân gia đình, để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về tình hình nuôi con nuôi trên thực tế ở nước ta hiện nay
1 Nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, trong năm 2012, cả nước đã giải quyết được 2.362 trường hợp cho, nhận con nuôi trong nước và 214 trường hợp cho, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, đó là một số liệu đáng mừng Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng nhận định, việc triển khai quy định của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay còn chậm; tại một số tỉnh vẫn tồn tại hiện tượng nhà chùa đăng ký con nuôi như Cà Mau, Hưng Yên, Sóc Trăng,… hoặc lạm dụng chính sách con nuôi để hưởng lợi như Quảng Nam
Trang 7a Tình hình nuôi con nuôi trong nước
Cùng với sự phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật thì vấn đề nuôi con nuôi được quy định nuôi con nuôi ngày càng được quan tâm và giải quyết Sau 3 năm triển khai thực hiện Luật nuôi con nuôi đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả Phần lớn các trường hợp nhận nuôi con nuôi đều xuất phát từ tình cảm và tính nhân đạo, nhiều địa phương đã rất chú trọng đến việc kiểm tra theo dõi về tình hính phát triển của trẻ em sau khi được cho làm con nuôi, thậm chí nhiều em còn được địa phương hỗ trợ kinh phí cho các cháu ốm đau, bệnh tật phải đi viện Công tác quản lý nuôi con nuôi và công tác đăng ký nuôi con nuôi thực tế được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh, thành phố, đảm bảo trình tự chặt chẽ, tất cả vì lợi ích của người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình Thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký nuôi con nuôi được đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi đồng thời hạn chế được một số đối tượng lợi dụng sự thiếu thống nhất, cụ thể của pháp luật để trục lợi, không vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em
Một trường hợp cụ thể, theo thống kê gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh từ ngày 01/01/2011 đến ngày 01/10/2013 đã tiến hành giải quyết việc cho nhận con nuôi cho
23 trường hợp (10 nam,13 nữ), chủ yếu là trẻ sơ sinh dưới 4 tuổi Tính đến thời điểm hiện tại chưa có vụ việc nuôi con nuôi nào bị thu hồi, huỷ bỏ
Tháng 7/2005, bạn đọc cả nước bàng hoàng và đau xót khi đọc thông tin trên một số tờ báo về một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam bị động vật cắn mất chân phải và bộ phận sinh dục Sau khi được phát hiện và đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, đứa trẻ đã được cứu sống sau hơn 2 giờ cấp cứu, phẫu thuật Câu chuyện về Thiện Nhân tưởng như đã để lại một cú sốc tinh thần thoảng qua cho những ai đã từng biết đến rồi lại lẫn vào bao chuyện đời thường khác Gần 2 năm sau, những ai đã từng đau đớn, xót xa cho số phận kia bỗng như bừng tỉnh, như trút được nỗi nặng nề khi nhận tiếp thông tin: Thiện Nhân đã có bố mẹ nuôi và họ đang dồn sức khoả lấp sự không vuông tròn của thân thể cho cháu Chị Trần Mai Anh (35 tuổi), mẹ nuôi của Thiện Nhân liên tục nhắc đến cậu bé bằng từ: "yêu lắm!" như một điệp khúc không dứt Nhìn người mẹ mảnh mai kia chẳng ai ngờ chị lại làm được một điều kỳ diệu Điều mà có thể rất nhiều người nghĩ đến nhưng không ai làm được như chị Qua trang web trẻ thơ, Mai Anh và rất nhiều bà mẹ khác đã liên tục cập nhật thông tin về cậu bé bị bỏ rơi, bị động vật cắn ở Núi Thành Khi Mai Anh và một số
Trang 8người bạn cùng đến Quảng Nam thăm Thiện Nhân, họ không cầm được nước mắt Cậu bé sống hoang dã như cây cỏ, chỉ thích ăn chuối và cơm nguội Bé bị bệnh đường ruột do ăn uống không hợp vệ sinh Đau đớn hơn, bé không thể đi vệ sinh do bộ phận sinh dục bị cắn cụt Cùng các bà mẹ của web trẻ thơ tìm kiếm thông tin, liên hệ ra nước ngoài tìm cách chữa bệnh cho Nhân Bác sỹ có lời khuyên: với một đứa trẻ hiếu động như thế thì cần phải chăm sóc đặc biệt ngay lập tức để tránh lệch xương cột sống
và bệnh về đường tiết niệu Các chị cũng đang nỗ lực tìm một gia đình nào đó thật giàu có nhận nuôi cháu để có điều kiện chữa bệnh Sự thúc bách của thời gian khiến Mai Anh không thể đợi Chị hoàn tất thủ tục nhận cháu làm con nuôi và đón về nhà
Mẹ chồng, mẹ đẻ và đặc biệt là chồng chị anh Phùng Quang Nghinh ủng hộ chị Anh Nghinh chính là người đưa Thiện Nhân ra khỏi ngôi nhà nghèo khó, ra khỏi khu vườn
mà cậu bé đã trải qua sự đau đớn về thể xác và tinh thần Gần đây, chị Trần Mai Anh vừa ra viện sau đợt mổ nội soi chữa phình động mạch chủ trên não hồi tháng 7 vừa qua Chị cười và tâm sự: “Lúc đó, tôi sợ mình sẽ chết Người tôi lo lắng nhất là cháu Thiện Nhân Cháu bé nhất, việc chữa bệnh còn chưa đâu đến đâu Thậm chí tôi còn viết di chúc để lại dặn dò các con” Tình thương người mẹ đã dành trọn vẹn cho các con yêu của mình Đó là câu chuyên về tấm lòng của những bậc phụ huynh nhận nuôi con nuôi hết lòng vì đứa con mà mình nhận nuôi, để lại biết bao những ngưỡng mộ cho tất cả mọi người về tình thương yêu hết mực
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng, cũng còn không ít những trường hợp nuôi con nuôi nhằm buôn bán trẻ em, nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột còn khá nhiều, không đăng kí theo quy định của pháp luật (sẽ được làm rõ ở phần 2)
b Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Hiện nay, do nhu cầu hội nhập, với chính sách khuyến khích, mở rộng quan hệ đối ngoại, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gia tăng, song hiện tượng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những diễn biến phức tạp Ngoài bản chất và mục đích cao đẹp của việc nuôi con nuôi là nhằm xây dựng mối quan hệ gia đình, thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, đảm bảo cho đứa trẻ có cuộc sống tốt hơn; bên cạnh đó cũng xuất hiện những việc làm phi đạo đức, lợi dụng danh nghĩa cho trẻ em làm con nuôi để thu gom, môi giới, dẫn dắt mua bán trẻ em nhằm mục đích kiếm lời Những hiện tượng đó cần khắc phục, pháp luật cần có sự điều chỉnh sát thực
Trang 9Những năm gần đây có thể thấy việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài đã giúp tìm được mái ấm gia đình cho nhiều trẻ em, giảm bớt phần nào đi gánh nặng kinh
tế với những gia đình đông con hoặc có con bị khuyết tật, giúp cho trẻ em có điều kiện phát triển tốt nhất Đến nay, Hoa Kì đứng đầu danh sách nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi Được kí kết năm 2005, Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam
và Mĩ đã phát huy hiệu quả rất tốt, trong 3 năm thực hiện (Hiệp định hết hạn vào 9/2008) Trong số 69 tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có 42
tổ chức thuộc Mĩ, 1700 trẻ em Việt nam có hoàn cảnh éo le được các gia đình Mỹ nhận nuôi Trong mấy năm gần đây, (từ 2003 đến 6/2008), theo số liệu báo cáo của các
Sở Tư pháp lên Bộ tư pháp cho thấy các tỉnh giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài nhiều nhất là TP HCM với tổng số 1037 em, Thái Nguyên với tổng số 409 em,
Hà Nội với 337 em và Bà Rịa Vũng Tàu với 570 em… ngoài ra còn một số tỉnh khác như Nam Định, Lạng Sơn, Đà Nẵng…Như vậy, với tổng cộng 5876 trẻ em được nhận nuôi theo thống kê trong thời giam trên thì đó là một sự cố gắng đáng kể của nước ta, tìm được mái ấm gia đình cho trẻ em, giải quyết được nhu cầu của người nước ngoài
Như trường hợp của bà Maria Senette Hedlund, quốc tịch Thụy Điển, bà được đón nhận đứa con nuôi thứ hai tại Việt Nam- bé Nguyễn Trung Tín, 4 tháng tuổi từ trung tâm bảo trợ trẻ em thành phố Vũng Tàu Bà đã thật sự vui mừng, vì khi đến Sở Tư pháp thành phố Bà Rịa- Vũng Tàu làm những thủ tục pháp lí cuối cùng để nhận con nuôi, các thủ tục được giải quyết rất nhanh gọn Bà đã nhận xét “Chúng tôi được đón tiếp rất nhanh gọn Thật hạnh phúc tuyệt vời vì tôi từ nay đã có thêm một đứa con Việt Nam
Một Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi xác nhận rằng các cơ sở xã hội nghiêng về xu hướng cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài hơn là trong nước Bởi
lẽ, ngoài có thêm nguồn tài trợ (có khi còn từ thiện đến hàng nghìn USD), trẻ em trở thành con nuôi ở nước ngoài thường có cuộc sống đảm bảo, tương lai tốt đẹp hơn Trẻ làm con nuôi ở trong nước thường bị giấu nguồn gốc nên rất khó theo dõi, kiểm tra Trên thực tế, đã có không ít trẻ bị ngược đãi hoặc chăm sóc không tốt do người nhận nuôi trẻ không đảm bảo điều kiện về kinh tế, thiếu kiến thức về nuôi dạy trẻ Họ nuôi trẻ vì mục đích cậy nhờ về già thay vì mục đích nhân đạo - bù đắp quyền lợi, tình cảm thiệt thòi của trẻ bất hạnh
Bên cạnh đó, thực tế hiện nay còn nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài khi giấy khai sinh của trẻ em được làm giả
Trang 10với mục đích cho con làm con nuôi, hiện tượng làm sai nguồn gốc trẻ em để trục lợi, hoặc lợi dụng nhận nuôi con nuôi để buôn bán trẻ em ra nước ngoài,
Năm 2008 đã có một vụ việc đưa trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi ở Nam Định là vụ việc nổi bật về việc làm giả hồ sơ trẻ em Trung tâm bảo trợ xã hội Trực Ninh đã đưa hơn 300 trẻ em sang nước ngoài làm con nuôi; đây là một sai phạm nghiêm trọng xuất phát từ mục đích trục lợi của nhiều cán bộ có thẩm quyền gây tổn thương cho trẻ em, ảnh hưởng đến uy tín nhà nước ta trên trường quốc tế, gây hoang mang, mất lòng người nhận nuôi Vấn đề này đã gây ra những hậu qủa pháp lí rất quan trọng và cản trở quá trình nước ta thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi, cần được nhìn nhận và giải quyết triệt để hơn nữa
2 Nuôi con nuôi không được pháp luật quy định.
Đây là những trường hợp xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội Qua nghiên cứu cho thấy, thực tế đời sống xã hội Việt Nam, quan hệ nuôi con nuôi tồn tại một số dạng cơ bản sau: nuôi con nuôi theo phong tục tập quán; nuôi con nuôi để khuếch trương quyền thế của gia đình; nuôi con nuôi để lấy phúc; nuôi con nuôi trên danh nghĩa; nuôi con nuôi thực tế Mỗi trường hợp nuôi con nuôi lại có những ưu và nhược điểm riêng mà chúng ta cần phải giải quyết
a Nuôi con nuôi theo phong tục tập quán.
Những quan hệ nuôi con nuôi theo phong tục tập quán như vậy có thể vì lợi ích của người nhận nuôi, của gia đình dòng họ người nhận nuôi nhiều hơn vì lợi ích của con nuôi Các quan hệ nuôi con nuôi theo phong tục tập quán đã từng tồn tại từ lâu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và hiện nay vẫn còn tồn tại Những quan hệ nhận nuôi con nuôi này được xã hội, cộng đồng thừa nhận, các bên đã thực hiện quyền và nghĩa
vụ của quan hệ cha mẹ và con trên thực tế, mặc dù có thể không thực hiện việc đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hầu hết các lĩnh vực của đời sống hôn nhân
và gia đình của nhân dân ta đều chịu ảnh hưởng, tác động của những phong tục tập quán Có thể nhận xét một cách khách quan rằng có nhiều phong tục tập quán có ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội, hôn nhân và gia đình cần được khuyến khích phát triển Song bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại khá nhiều những phong tục tập quán lạc hậu trong đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa,… cần được xóa bỏ Đây cũng là tư tưởng chỉ đạo khi xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình Có thể lấy một vài ví dụ chứng minh luận điểm trên như sau: