1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích những trường hợp bội chi ngân sách nhà nước và mối quan hệ đối với tăng trưởng kinh tế theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tế năm 2014; ý kiến pháp lý của nhóm về vấn đề này

19 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 46,78 KB

Nội dung

Bài viết dưới đây có đề tài: “Phân tích những trường hợp bội chi ngân sách nhà nước và mối quan hệ đối với tăng trưởng kinh tế theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tế năm 2014;

Trang 1

MỞ BÀI

Sau gần 30 năm thực hiện Đổi mới, mở cửa, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Theo đà phát triển của nền kinh tế, ngân sách nhà nước

đã thu được những khoản tiền không nhỏ và thu chi ngân sách được cân đối theo từng năm ngân sách, góp phần đáp ứng nhu cầu chi tiêu, đầu tư phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và đổi mới công tác quản lý cũng như đầu tư phát triển kinh tế, nhà nước ta đã chi ra những khoản tiền rất lớn dẫn đến tình trạng chi ngân sách (không bao gồm chi trả nợ) lớn hơn các khoản thu ngân sách - tình trạng này gọi là bội chi ngân sách Bội chi ngân sách hiện nay là một vấn đề vô cùng gay gắt, ảnh hưởng lớn đến việc duy trì hoạt động của bộ máy

nhà nước và đầu tư phát triển kinh tế Bài viết dưới đây có đề tài: “Phân tích những trường hợp bội chi ngân sách nhà nước và mối quan hệ đối với tăng trưởng kinh tế theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tế năm 2014; ý kiến pháp lý của nhóm về vấn đề này” sẽ khái quát cho các bạn biết cái nhìn rõ nét về bội chi

ngân sách và mối quan hệ của bội chi ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời có những ý kiến pháp về của nhóm mình về vấn đề này

Trang 2

NỘI DUNG

I Khái quát chung về ngân sách nhà nước và bội chi ngân sách

1 Ngân sách nhà nước

1.1 Khái niệm

Trong pháp luật thực định Việt Nam, khái niệm ngân sách nhà nước được đề

cập tại khoản 14 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015, theo đó: “ Ngân sách

nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

1.2 Đặc điểm

Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia Ngân sách nhà nước vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước, vừa là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn

đề xã hội nên có những đặc điểm sau đây:1

- Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính khồng lồ nhất cần được quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành Đặc điểm này cho ta thấy việc thiết lập ngân sách nhà nước không chỉ là vấn đề kĩ thuật nghiệp vụ kinh tế (lập dự toán các khoản thu và chi định thực hiện trong một năm) mà còn là vấn đề mang tính kĩ thuật pháp lý (nghĩa là phải trải qua giai đoạn xem xét, biểu quyết thông qua tại quốc hội giống như việc ban hành một đạo luật để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định cho các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách)

1 Giáo trình “Luật Ngân sách nhà nước” – Đại học Luật Hà Nội, trang 15.

Trang 3

- Ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần túy

mà còn là một đạo luật Theo thông lệ, sau khi bản dự toán ngân sách nhà nước được cơ quan hành pháp soạn thảo thì nó sẽ được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem xét quyết định và ban bố dưới hình thức một đạo luật để thi hành Sở dĩ ngân sách nhà nước phải được lập thành một đạo luật bởi vì ngân sách nhà nước có

vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội của một đất nước nên cần thiết phải bảo đảm cho ngân sách nhà nước có được giá trị pháp lý như một đạo luật Hơn nữa, vì là một đạo luật nên đòi hỏi yêu cầu phải có sự công khai, minh bạch trong quá trình thu, chi ngân sách nhà nước, giúp Quốc hội kiểm soát được Chính phủ trong quá trình thu – chi ngân sách nhà nước

và giúp bản kế hoạch tài chính quan trọng bậc nhất này có thể thực hiện được dễ dàng hơn trong thực tế khi nó được bảo đảm thực hiện như một đạo luật

- Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của quốc hội Việc thiết lập quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động thi hành ngân sách của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị tốt nền tài chính công; đồng thời kiểm soát nguy cơ lạm quyền của cơ quan hành pháp trong quá trình thực thi ngân sách nhà nước Do vậy, ngân sách nhà nước có sự tương quan chặt chẽ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách

- Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp xã hội nào

2 Bội chi ngân sách

2.1 Khái niệm và đặc điểm của chi ngân sách nhà nước

Trang 4

a, Khái niệm

Chi ngân sách nhà nước là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để chi dùng vào những mục đích khác nhau Nếu hoạt động thu ngân sách nhà nước là nhằm thu hút các nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước chính là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ tiền tệ đó Do hoạt động thu ngân sách nhà nước vừa là tiền đề, vừa

là cơ sở cho hoạt động chi ngân sách nhà nước, vì vậy, quy mô, mức độ của hoạt động chi ngân sách nhà nước phụ thuộc một phần vào kết quả của hoạt động chi ngân sách nhà nước.2

Ta có thể kết luận, chi ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước đã được chủ thể quyền lực nhà nước quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo nhà nước thực hiện được các chức ngăn của mình

b, Đặc điểm

Chi ngân sách nhà nước là hoạt động mang những đặc điểm chủ yếu sau đây:3

- Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật

và theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định Theo Điều 19 Luật Ngân sách nhà nước 2015, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định về tổng số chi, cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi ngân sách nhà nước và quyết định phân bổ ngân sách trung ương Điều

30 Luật Ngân sách nhà nước 2015 đã giao cho Hội đồng nhân dân các cấp quyết

2 Giáo trình “Luật Ngân sách nhà nước” – Đại học Luật Hà Nội, trang 79.

3 Giáo trình “Luật Ngân sách nhà nước” – Đại học Luật Hà Nội, trang 80.

Trang 5

định dự toán chi ngân sách địa phương và quyền quyết định phân bổ ngân sách cấp mình Mọi hoạt động chi ngân sách phải được thực hiện trên cơ sở các quyết định của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

- Thứ hai, chi ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về tài

chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình Như vậy, bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của kết quả thu ngân sách nhà nước, mức độ và phạm vi chi ngân sách nhà nước còn phụ thuộc vào quy mô của bộ máy nhà nước cũng như tùy thuộc vào các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước đảm nhiệm Khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 đã phản ánh khá khái quát về các mục tiêu chi cho hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng

- Thứ ba, chi ngân sách nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi hai nhóm

chủ thể: (1) nhóm chủ thể đại diện cho Nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước (Bộ tài chính, sở tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng tài chính quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố; sở kế hoạch và đầu tư và kho bạc nhà nước); (2) nhóm chủ thể sử dụng ngân sách (các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; các đơn vị, kể cả đơn vị sự nghiệp có thu; các chủ dự án sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước)

2.2 Khái niệm và đặc điểm của bội chi ngân sách

a, Khái niệm

Khoản 1 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định: “Bội chi

ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch

Trang 6

lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.”

b, Công thức tính bội chi ngân sách

Bội chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó Nhưng thu gồm những khoản nào, chi gồm những khoản gì? Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về ngân sách nhà nước hằng năm như sau:

Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm

A Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí)

B Thu về vốn (bán tài sản nhà nước)

C Bù đắp thâm hụt

- Viện trợ

- Lấy từ nguồn dự trữ

Vay thuần (= vay mới -trả nợ gốc)

D Chi thường xuyên

E Chi đầu tư

F Cho vay thuần (= cho vay mới - thu nợ gốc)

Trang 7

A + B +C = D + E + F

Công thức tính bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) của một năm sẽ như sau:

Bội chi NSNN = Tổng chi - Tổng thu = (D + E + F) - (A + B) = C

c, Đặc điểm

Bội chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm như sau:

- Bội chi ngân sách nhà nước chỉ được tính trong một thời kỳ của ngân sách nhà nước: Thời kỳ đó có thể là một năm ngân sách hoặc một chu kỳ kinh tế và số bội chi ngân sách thực tế chỉ được xác định vào cuối năm ngân sách

- Bội chi ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong một thời kì ngân sách nhà nước

- Bội chi ngân sách nhà nước phản ánh được tình trạng ngân sách nhà nước: Bội chi ngân sách nhà nước là sự thâm hụt của ngân sách nhà nước khi đó chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu của ngân sách nhà nước (không bao gồm các khoản thu từ vay nợ của nhà nước)

II Những trường hợp bội chi ngân sách nhà nước và mối quan hệ đối với tăng trưởng kinh tế theo quy định của pháp luật hiện hành

1 Những trường hợp bội chi ngân sách nhà nước

Hiện nay, bội chi ngân sách nhà nước được chia thành hai loại là: bội chi cơ cấu và bội chi chu kỳ:

(1) Bội chi cơ cấu

Trang 8

Bội chi cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy

mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng, Ví dụ: Theo báo cáo của Tổng cục thống

kê, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014 ước tính đạt 968,5 nghìn tỷ đồng; bằng 96,2% dự toán năm Trong đó, chi đầu tư phát triển

là 158 nghìn tỷ đồng; bằng 97% dự toán năm (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 153,1 nghìn tỷ đồng, bằng 96,8%) Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tính đạt 690,5 nghìn tỷ đồng; bằng 98,2%; chi trả nợ và viện trợ 120 nghìn tỷ đồng; bằng 100% dự toán năm

Nguyên nhân dẫn đến bội chi cơ cấu chủ yếu là nguyên nhân chủ quan là do quản lý, điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý Biểu hiện qua những vấn đề như việc khai thác và đánh giá nguồn thu chưa tốt, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, dẫn đến thất thoát và lãng phí nguồn lực tài chính của nhà nước, hay vấn đề phân cấp quản lý ngân sách nhà nước chưa khuyến khích địa phương nỗ lực trong khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu hiệu quả Những điều

đó đã làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị thất thoát, hoạt động thu không hiệu quả và không đủ cho hoạt động chi của nhà nước Ngoài ra do nhà nước chủ động sử dụng bội chi ngân sách nhà nước như là một công cụ để thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế

(2) Bội chi chu kỳ

Bội chi chu kì là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh

tế, nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân Ví dụ: Năm

2013, kế hoạch bội chi ngân sách được Quốc hội đề ra vào đầu kỳ là 4,8% GDP

Trang 9

Tuy nhiên, sau đó đến cuối năm Chính phủ đề xuất nới trần bội chi lên 5,3% GDP

để tạo thêm dư địa tăng đầu tư phát triển trong bối cảnh ngân sách khó khăn

Nguyên nhân dẫn đến bội chi chu kì thường là nguyên nhân khách quan: Do nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, của cải vật chất tạo ra ít, năng suất lao động của xã hội thấp, thất nghiệp gia tăng, làm cho nguồn thu vào quỹ ngân sách nhà nước bị giảm sút, nhưng nhu cầu chi tiêu lại gia tăng để giải quyết những vấn đề khó khăn mới về kinh tế - xã hội như: trợ cấp xã hội, quốc phòng, an ninh ,… đồng thời nhà nước còn chi tiền để phục hồi nền kinh tế Điều đó dễ dẫn đến tình trạng thu không đủ chi và ngân sách nhà nước bị thâm hụt Ngược lại, khi kinh tế ở giai đoạn phồn thịnh, thu vào ngân sách nhà nước liên tục tăng lên mà không phải chi các khoản chi bất thường thì ngân sách nhà nước tăng lên và đảm bảo thực hiện tốt những dự toán đã được đề ra Qua đó, ta thấy suy thoái và khủng hoảng kinh tế là một trong những nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách nhà nước Bên cạnh đó, thiên tai và tình trạng bất ổn về an ninh chính trị của quốc gia, thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách nhà nước, do nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng và an ninh trật tự xã hội tăng lên và phải chi nhiều để khắc phục hậu quả thiên tai

Ngoài ra, căn cứ vào yếu tố thời gian, có sự phân chia bội chi ngân sách thành bội chi ngắn hạn và bội chi dài hạn Việc phân biệt các loại bội chi có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế

2 Quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước với tăng trưởng kinh tế.

a Bội chi ngân sách nhà nước và vấn đề thoái lui đầu tư.

Trang 10

Theo “thuyết tương đương” của Ricardo khi có tình trạng thâm hụt ngân

sách thì tiết kiệm của dân chúng tăng lên bằng mức thâm hụt Vì thế sẽ không ảnh hưởng đến lãi suất, không gây cản trở đầu tư

Tuy nhiên, thực tế ở nhiều nước khi có bội chi ngân sách nhà nước, chi tăng, thu giảm, tổng sản quốc dân (GNP) sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo Với mức cung tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt một số đầu

tư Kết quả là một phần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao, kéo theo thoái lui đầu tư với quy mô nhỏ nếu trong ngắn hạn và quy mô lớn nếu trong dài hạn Từ đó làm giảm sự tăng trưởng kinh tế

b, Tác động của bội chi ngân sách Nhà nước đến nền kinh tế vĩ mô

Bội chi ngân sách sẽ có ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế Điều đó xuất phát từ đẳng thức kinh tế xác định tổng sản phẩm quốc nội:

GDP = C + I + G + NX

Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội;

C là tiêu dùng tư nhân;

I là tổng đầu tư;

G là chi tiêu chính phủ;

NX là xuất khẩu ròng;

Đưa thêm biến số thuế T vào đằng thức ta có:

(GDP – C – T) + (T – G) = I

S = (GDP – C – T) S + (T – G) = I

Trang 11

Với S là tiết kiệm tư nhân, (T – G) là tiết kiệm chính phủ, cũng chính là chênh lệch giữa thu ngân sách và chi ngân sách Trường hợp (T – G) = 0 tức ngân sách nhà nước cân bằng; trường hợp (T – G) > 0 thì ngân sách nhà nước có thặng dư; trường hợp (T – G) < 0 thì ngân sách nhà nước bội chi Trong bối cảnh ngân sách nhà nước bội chi, chính phủ phải tìm cách bù đắp bội chi bằng cách vay trong nước hoặc nước ngoài Vay trong nước làm cho tiết kiệm tư nhân giảm, tổng đầu

tư giảm; để duy trì được mức tổng đầu tư chính phủ phải lựa chọn phương án đi vay nước ngoài Mỗi khi chính phủ chi tiêu quá một đồng vượt số thu ngân sách, buộc phải tài trợ bằng cách tăng nợ công một đồng

c, Bội chi ngân sách với vấn đề lạm phát

Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian Lạm phát có thể có tác hại rất lớn như phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên, gây biến dạng về cơ cấu sản xuất và làm việc trong nền kinh tế… Thế nhưng bội chi ngân sách lại là một nguyên nhân góp phần dẫn tới lạm phát Vì một trong những cách giải quyết vấn đề bội chi ngân sách nhà nước là nhà nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông Giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi ngân sách Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây "tăng trưởng nóng" và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia

d, Bội chi ngân sách và cán cân thương mại

Tình trạng bội chi ngân sách sẽ làm cho lãi suất thị trường tăng Lãi suất tăng làm cho giá trị đồng nội tệ tăng giá, giá hàng hóa trong nước theo đó cũng tăng theo từ đó làm giảm lượng hàng xuất khẩu Trong khi tương ứng, hàng hóa của đất nước khác sẽ rẻ tương đối so với nước đó, dẫn tới việc tăng lượng hàng hóa

Ngày đăng: 19/06/2018, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w