1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở một đơn vị hành chính

36 601 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 238 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu của Tiểu luận 2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ 4 1.1. Cơ sở lý luận về chính quyền địa phương cấp xã 4 1.1.1. Khái niệm chính quyền cấp xã 4 1.1.2. Đặc điểm 5 1.1.3. Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà nước 5 1.2. Quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã 7 1.2.1. Hội đồng nhân dân cấp xã 7 1.2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã 9 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ PHONG VÂN 12 2.1. Tổng quan về xã Phong Vân, huyện Ba Vì 12 1.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội 12 2.2. Quy định về tổ chức của chính quyền xã Phong Vân 14 2.2.1. Hội đồng nhân dân xã 14 2.2.2. Uỷ ban nhân dân xã 16 2.3. Quy định về hoạt động của chính quyền xã Phong Vân 17 2.3.1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã 17 2.3.2. Hoạt động của UBND xã 20 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ PHONG VÂN 27 3.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã 27 3.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND xã 27 3.3. Nâng cao năng lực, tiến tới tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã 28 3.4. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng và công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân tại xã 28 KẾT LUẬN 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn

TS Tạ Quang Ngọc – giảng viên khoa Nhà nước & Pháp luật đã cung cấp chotôi những kiến thức quý báu về bộ môn Pháp luật về chính quyền địa phương.Đồng thời cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Đảng uỷ - HĐND - UBND xãPhong Vân, các ban ngành chuyên môn đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp nhữngthông tin cần thiết để tôi có thể hoàn thành được bài tiểu luận này

Vì thời gian tìm hiểu không nhiều, nhận thức của bản thân còn nhiềuhạn chế nên bài tiểu luận của tôi không thể tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫnnhất định Chính vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dạy từ quýthầy cô để bài tiểu luận của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa

Xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài tiểu luận này là của riêng cá nhân tôi và được sựhướng dẫn của TS Tạ Quang Ngọc Các nội dung tìm hiểu, kết quả trong bàitiểu luận này là hoàn toàn trung thực Tất cả tư liệu, số liệu phục vụ cho việcphân tích, nhận xét, đánh giá đều được tôi tìm hiểu, tham khảo từ các nguồnkhác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm về nội dung đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu của Tiểu luận 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ 4

1.1 Cơ sở lý luận về chính quyền địa phương cấp xã 4

1.1.1 Khái niệm chính quyền cấp xã 4

1.1.2 Đặc điểm 5

1.1.3 Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà nước 5

1.2 Quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã 7

1.2.1 Hội đồng nhân dân cấp xã 7

1.2.2 Uỷ ban nhân dân cấp xã 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ PHONG VÂN 12

2.1 Tổng quan về xã Phong Vân, huyện Ba Vì 12

1.2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội 12

2.2 Quy định về tổ chức của chính quyền xã Phong Vân 14

2.2.1 Hội đồng nhân dân xã 14

2.2.2 Uỷ ban nhân dân xã 16

Trang 5

2.3 Quy định về hoạt động của chính quyền xã Phong Vân 17

2.3.1 Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã 17

2.3.2 Hoạt động của UBND xã 20

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ PHONG VÂN 27

3.1 Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã 27

3.2 Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND xã 27

3.3 Nâng cao năng lực, tiến tới tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã 28

3.4 Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng và công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân tại xã 28

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tại điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã quy định chính quyền địa phươngđược tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam Trong Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày19/6/2015 có quy định cụ thể 4 đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấpTỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thànhphố trực thuộc trung ương (cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (cấp xã)

Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là chính quyền cấp thấpnhất ở cơ sở, có lịch sử lâu đời ở nước ta Đây là cấp chính quyền gần dânnhất, có quan hệ trực tiếp đến từng người dân, là cầu nối chuyển tải mọichủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống

Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lýhành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng,kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao mọi mặt đời sốngcủa nhân dân

Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm

2015 đã có hiệu lực thi hành, tuy nhiên trên thực tế, hoạt động của chínhquyền cấp xã vẫn chưa được chuyên sâu, thiếu ổn định do chưa có quy định

cụ thể về thể chế tổ chức và hoạt động của riêng từng đơn vị hoặc đã cóquy định nhưng chưa được áp dụng triệt để vào thực tế Trong công tácquản lý của chính quyền địa phương nói chung, chính quyền xã nói riêng,chưa làm rõ được mối quan hệ giữa sự lãnh đạo,chỉ đạo của tổ chức Đảng vớithực hành quản lý của chính quyền và sự giám sát, phản biện của hội đồng

Trang 7

nhân dân và các tổ chức xã hội ở xã; nhất là giữa quản lý của chính quyền xãvới việc bảo đảm truyền thống tự quản của các thôn,làng.

Đây là những nguyên nhân căn bản dẫn tới những bất cập trong côngtác quản lý của chính quyền xã thời gian qua, đề ra yêu cầu đổi mới, hoànthiện tổ chức hoạt động của chính quyền xã trong điều kiện triển khai thựchiện Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Nhận thức được tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp xãtrong hệ thống chính trị nước ta Em xin lựa chọn đề tài: “ Tìm hiểu quy địnhpháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở mộtđơn vị hành chính” để làm bài tiểu luận của mình Trong đó sẽ đi sâu tìm hiểucác quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương cụthể là xã Phong Vân, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu vấn đề này để nhằm thấy được những quy định pháp luật về

tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, mà cụ thể ở đây là những quyđịnh về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND xã Phong Vân, huyện Ba

Vì, thành phố Hà Nội

3 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung tìm hiểu, nghiên cứu những quy định về cơ cấu tổchức và hoạt động của chính quyền địa phương theo Luật định, cũng nhưnhững quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền xãPhong Vân

4 Phạm vi nghiên cứu của Tiểu luận

Phạm vi không gian nghiên cứu: HĐND và UBND xã Phong Vân,huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Phạm vi thời gian nghiên cứu: năm 2016-2017

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: điều tra

xã hội học, phân tích, tổng hợp, so sánh và tìm hiểu các tài liệu, văn bản Quyđịnh về Chính quyền địa phương

6 Bố cục của Tiểu luận

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểuluận bao gồm 3 chương lớn:

Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động

của chính quyền địa phương cấp xã

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của

chính quyền xã Phong Vân

Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật

về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã Phong Vân

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ

1.1 Cơ sở lý luận về chính quyền địa phương cấp xã

1.1.1 Khái niệm chính quyền cấp xã

Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trựctiếp giữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc,nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân Cấp xã có vai trò rấtquan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàndân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển

kinh tế- xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. 

Chính quyền được hiểu là bộ máy điều khiển, quản lý công việc củanhà nước và hoạt động của nó mang tính chất quyền lực của Nhà nước, bằngphương thức tác động của Nhà nước Cấp xã là đơn vị cấp dưới cùng, vì thếChính quyền cấp xã chỉ bao gồm HĐND và UBND Qua đó có thể hiểu, chínhquyền cấp xã là một cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền 4 cấp của ViệtNam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhànước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, thực

hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn. 

=> Từ những phân tích trên đây, có thể nêu khái quát khái niệm chínhquyền cấp xã như sau: Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND là cấpthấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lựcnhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứvào nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiệnnhững vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,

Trang 10

quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương, theo Hiến pháp, pháp luật

và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên

1.1.2 Đặc điểm

Chính quyền cấp xã có những đặc điểm sau:

Chính quyền cấp xã có HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương và UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơquan hành chính nhà nước ở địa phương Vì thế, chính quyền cấp xã là cấptrực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể về quản lý hành chính nhà nước trên cáclĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, là cầu nối trựctiếp giữa nhà nước và nhân dân, xử lý trực tiếp, kịp thời những yêu cầu hàngngày của nhân dân

Chính quyền cấp xã khác với chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện: Tổ chức

bộ máy chính quyền cấp xã chỉ bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước làHĐND là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở địaphương và UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương, không có các cơ quan tư pháp: Viện kiểm sát nhândân và Tòa án nhân dân và không có các cơ quan tổ chức chuyên môn nhưcác phòng ban

Chính quyền phường xã có chức năng, thẩm quyền gắn liền với việcthực hiện phương châm “ dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồng thời

là cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện phương châm này một cách có hiệu quả

Chính quyền cấp xã là nơi phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư,

là nơi trực tiếp vận động và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân

1.1.3 Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà nước

Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh

Trang 11

CNH, HĐH đất nước hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định cấp xã

là gần dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọiviệc đều xong xuôi Vị trí và vai trò của chính quyền cấp xã được thể hiện ởnhững nội dung sau đây:

Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống Thực tiễncho thấy có hệ thống đường lối, chính sách pháp luật đúng đắn, khoa họcnhưng ở đó chính quyền cấp xã hoạt động yếu kém thì đường lối, chính sách,pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa phát huy được sức mạnh củamình; ở đâu chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả thì ở đó đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực thi nghiêm minh,chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càngđược nâng cao Chính quyền cấp xã là nơi thể nghiệm chính xác đường lối,chính sách pháp luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Chính quyền cấp xã là cấp quản lý các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở Hiệu quả hoạt động của chínhquyền cấp xã là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt độngtrong cả bộ máy nhà nước

Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền trực tiếp với dân, gần dân, sátdân nhất, là cấp chính quyền giải quyết và chăm lo mọi mặt đời sống nhândân, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân

Chính quyền cấp xã là cấp hướng dẫn, giám sát các hoạt động tự quảncủa nhân dân nhằm tạo điều kiện cho nhân dân phát huy mọi khả năng pháttriển kinh tế - xã hội Đây là nét đặc thù của chính quyền cấp xã, so với cáccấp chính quyền khác

Chính quyền cấp xã là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối,

Trang 12

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân hiểu và thực hiệnđường lối, chính sách, pháp luật đó và chính quyền cấp xã là cấp nắm bắt tâm tư,nguyện vọng, ý chí của nhân dân để phản ánh với cấp liên quan.

Cấp xã là nơi lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục tậpquán tiến bộ của dân tộc Việt Nam Chính quyền cấp xã có vai trò rất quantrọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kếttoàn dân, xây dựng đời sống văn hoá mới, đặc biệt là ở vùng nông thôn

1.2 Quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã

1.2.1 Hội đồng nhân dân cấp xã

a về cơ cấu tổ chức

Tại điều 32 Luật tổ chức chính quyền địa phương đã quy định chi tiết

về cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã, cụ thể như sau:

Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở

xã bầu ra Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thựchiện theo nguyên tắc sau đây:

Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống đượcbầu mười lăm đại biểu;

Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìndân được bầu hai mươi đại biểu;

Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìndân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm mộtnghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươilăm đại biểu;

Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốnnghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân

Trang 13

thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số khôngquá ba mươi lăm đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã làđại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách

Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội.Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban vàcác Ủy viên Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hộiđồng nhân dân xã quyết định Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viêncủa các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm

b Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã được quy định tại Điều

33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể là:

Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaHội đồng nhân dân xã

Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng,chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quanliêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sảncủa cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịchHội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã;bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy bannhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã

Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết;

Trang 14

phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chươngtrình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thựchiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thườngtrực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhândân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dâncùng cấp

Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ doHội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này

Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểuHội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu

Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhândân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

1.2.2 Uỷ ban nhân dân cấp xã

Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch UBND, về danh

nghĩa, do HĐND của xã, thị trấn hay phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ

phiếu kín UBND xã, phường hay thị trấn hoạt động theo hình thức chuyêntrách

Bộ máy giúp việc của UBND cấp xã gồm có 7 chức danh: Công an,quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính

Trang 15

Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bố trí số lượng biênchế phù hợp.

b về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã được quy định tại Điều

35 và Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương:

Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quyđịnh tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện cácnghị quyết của Hội đồng nhân dân xã

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phâncấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã

Trong đó, Chủ tịch UBND xã – người đứng đầu cơ quan được quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn cụ thể là:

Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên

Ủy ban nhân dân xã;

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việcthi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ vềquốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chốngtội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu,tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổchức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợiích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trênđịa bàn xã theo quy định của pháp luật;

Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiệnlàm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

Trang 16

Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dântheo quy định của pháp luật;

Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chốngcháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩncấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hộitrên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phâncấp, ủy quyền

Trang 17

Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ PHONG VÂN

2.1 Tổng quan về xã Phong Vân, huyện Ba Vì

1.2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội

Xã Phong Vân là một xã bán sơn địa nằm ở ven sông đà, hiện tại có haithôn, và 11 xóm, có tổng diện tích đất tự nhiên 480,54ha, số nhân khẩu 7441trên 1842 hộ

Về việc lãnh đạo, chỉ đạo các xóm có 11 ban chi uỷ trực tiếp 11 đồngchí bí thư chi bộ, có đủ chi hội trưởng các ngành đoàn thể, tổ chức chính trị.Cùng thời điểm này, UBND xã Phong Vân đã phối hợp với Đảng Ủy xã thựchiện Đề án 06/ĐA-TU của Ban Thường vụ Thành ủy về "kiện toàn, sắp xếp,

tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổdân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội" đến nay

đã cơ bản hoàn thành việc chia tách, sáp nhập thôn và đảng bộ cơ sở

Xã có địa lý giáp danh với 03 xã Thái hoà, Cổ Đô, Phú Đông, một phầngiáp sông Đà, sông Thao Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là290m2, đất trật người đông nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp

Trong thời gian gần đây, xã Phong Vân đã được chọn là một trongnhững xã thí điểm trên địa bàn thành phố thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chương trình muc tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 Trong đó, trọng tâm là côngtác dồn điền đổi thửa đã cơ bản hoàn thành và đến hết năm 2016, qua đánhgiá của các phòng ban của Huyện, xã Phong vân đã được công nhận là xãNông thôn mới với 17 tiêu chí đã đạt và 02 tiêu chí cơ bản đạt

Trang 18

Đảng bộ và nhân dân có truyền thống lịch sử vẻ vang trong suốt quátrình dựng nước và giữ nước đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệucao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Đặc biệt là trong nhữngnăm gần đây có nhiều sự chuyển biến, đổi mới rõ rệt về mọi mặt như xâydựng con người mẫu mực, thanh lịch, văn minh đảm bảo môi trường xanh,sạch đẹp, gia đình văn hoá, làng văn hoá, tất cả cán bộ, đảng viên, viên chứccùng nhân dân địa phương luôn đoàn kết nêu cao tinh thần trách nhiệm trongsạch giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạngcũng như phát huy vai trò trách nhiệm, năng động sáng tạo, nhiệt tình tâmhuyết trong công việc, được cấp uỷ Đảng, Chính quyền cùng nhân dân giaophó đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới hiện nay, góp phầncùng làm giầu quê hương, đất nước, giữ vững sự ổn định về chính trị, kinh tếđược phát triển.

Năm 2016, Tổng giá trị thu nhập ước đạt 240 tỷ 332 triệu 611 ngànđồng cơ cấu kinh tế là: Nông lâm thủy sản đạt 51tỷ 840 triệu 675 ngàn chiếm21.6%; Tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng ước đạt 117 tỷ

531 triệu 336 ngàn chiếm 48.9% Nhóm lao động và xã hội đạt 70 tỷ 960 triệu

600 ngàn chiếm 29.5% Tổng thu nhập bình quân ước đạt 31triệu 635 ngànđồng/người/năm

Thuận lợi

Phong vân là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, có đảng

bộ nhiều năm liên tục vững mạnh Có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp

uỷ Đảng, Chính quyền địa phương luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, trí tuệ,năng động, sáng tạo trong việc lãnh đạo chỉ đạo điều hành các ban ngànhđoàn thể, vai trò tham mưu tích cực của cán bộ, công chức, viên chức trongcông tác tổ chức và thực hiện cùng nhân dân địa phương trong xã thực hiệntốt chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các

Ngày đăng: 16/11/2017, 19:38

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w