MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 6. Giả thuyết nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Đóng góp mới của đề tài 5 9. Cấu trúc của đề tài 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản 6 1.1.1. Khái niệm chính quyền địa phương 6 1.1.2. Khái niệm chính quyền xã 7 1.2. Đặc điểm của chính quyền xã 8 1.2.1. Chính quyền xã là cấp chính quyền thấp nhất 8 1.2.2. Chính quyền xã là cấp chính quyền gần sát với dân nhất 8 1.2.3. Trong thực thi nhiệm vụ chính quyền xã gắn liền với hoạt động tự quản và dân chủ cơ sở 8 1.3. Khái niệm về HĐND xã 9 1.4. Một số vấn đề cơ bản về HĐND xã 9 1.4.1. Vị trí, tính chất của HĐND xã 9 1.4.2. Chức năng của HĐND xã 13 1.4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã 14 1.4.4. Cơ cấu tổ chức của HĐND xã 15 1.4.5. Các hình thức hoạt động của HĐND xã 16 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động của HĐND xã 20 1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của HĐND xã 20 1.5.1.1. Yếu tố khách quan 20 1.5.1.2. Yếu tố chủ quan 21 1.5.2. Các điều kiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của HĐND xã 22 TIỂU KẾT 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ QUẢNG PHÚ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA 27 2.1. Khái quát chung về xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 2.1.1.1. Vị trí địa lý 27 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình 27 2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 27 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 28 2.1.2.1. Điều kiện kinh tế: 28 2.1.2.2. Điều kiện xã hội 29 2.1.3. Điều kiện văn hóa lịch sử: 30 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 31 2.2.1. Vị trí, chức năng của HĐND xã Quảng phú 31 2.2.1.1. Vị trí của HĐND xã Quảng phú 31 2.2.1.2. Chức năng của HĐND xã Quảng Phú 32 2.2.2. Cơ cấu tổ chức HĐND xã Quảng Phú 32 2.2.2.1. Cơ cấu HĐND xã Quảng Phú 33 2.2.2.2. Tổ chức HĐND xã Quảng Phú 34 2.2.3. Cơ cấu nhân sự 35 2.2.3. Hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 37 2.2.3.1. Tổ chức các Kỳ họp HĐND xã (thường kỳ, chuyên đề, bất thường): 37 2.2.3.2. Hoạt động giám sát của HĐND xã Quảng Phú 39 2.2.3.3. Hoạt động tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND xã Quảng Phú 47 2.2.3.4. Hoạt động tiếp công dân của thường trực HĐND xã và Đại biểu Hội đồng nhân xã Quảng Phú 49 2.2.4. Các Điều kiện bảo đảm hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 49 2.4. Mối quan hệ giữa HĐND với các cơ quan tại xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 51 2.4.1. Mối quan hệ với UBND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa 51 2.4.3. Quan hệ với các tổ chức chính trị xã hội tại xã. 53 2.5. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng phú nhiệm kì (20162021) từ năm 2016 đến nay. 55 2.5.1. Ưu điểm 55 2.5.2. Hạn chế 56 2.5.3. Nguyên nhân 58 2.5.3.1. Về chủ quan: 58 2.5.3.2. Về khách quan: 58 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 60 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ QUẢNG PHÚ THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA 61 3.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 61 3.1.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp nói chung và hoạt động của HĐND xã nói riêng. 61 3.1.2. Cần Phát huy quyền giám sát của nhân dân đối với đại biểu dân cử. 62 3.1.3. Cần thực sự coi trọng tiêu chuẩn đại biểu HĐND xã. 62 3.1.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân xã phải được tiến hành có kế hoạch thường xuyên và liên tục. 63 3.2. Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 64 3.2.1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với Hội đồng nhân dân xã 64 3.2.2. Đại biểu HĐND xã đã giảm về lượng,nhưng phải tăng về chất 65 3.2.3. Tăng thời gian cho các cuộc họp HĐND xã. 66 3.2.4. Xác định rõ mục đích, nội dung Kỳ họp HĐND và giảm bớt thời gian trình bày các báo cáo. 66 3.2.5. Đổi mới và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, tiếp dân của đại biểu HĐND. 67 3.2.6. Cần phát huy hơn nữa vai trò của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã. 67 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 69 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC
Trang 1Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
XÃ QUẢNG PHÚ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA THEO LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Trang 2Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
XÃ QUẢNG PHÚ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA THEO LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này này cho phép emcùng nhóm nghiên cứu bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy Trương Quốc Việt,thầy đã chỉ dẫn tận tình, giúp đỡ em và nhóm nghiên cứu có được định hướng mộtcách rõ ràng về con đường làm khoa học, làm nghiên cứu
Tuy đã cố gắng hoàn thành nghiên cứu trong phạm vi khả năng củamình nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, rất mongnhận được sự cảm thông và chỉ bảo tận tình của các thầy cô và bạn đọc
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Giả thuyết nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Đóng góp mới của đề tài 5
9 Cấu trúc của đề tài 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương 6
1.1.2 Khái niệm chính quyền xã 7
1.2 Đặc điểm của chính quyền xã 8
1.2.1 Chính quyền xã là cấp chính quyền thấp nhất 8
1.2.2 Chính quyền xã là cấp chính quyền gần sát với dân nhất 8
1.2.3 Trong thực thi nhiệm vụ chính quyền xã gắn liền với hoạt động tự quản và dân chủ cơ sở 8
1.3 Khái niệm về HĐND xã 9
1.4 Một số vấn đề cơ bản về HĐND xã 9
1.4.1 Vị trí, tính chất của HĐND xã 9
1.4.2 Chức năng của HĐND xã 13
1.4.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã 14
1.4.4 Cơ cấu tổ chức của HĐND xã 15
Trang 61.4.5 Các hình thức hoạt động của HĐND xã 16
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động của HĐND xã 20
1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của HĐND xã 20
1.5.1.1 Yếu tố khách quan 20
1.5.1.2 Yếu tố chủ quan 21
1.5.2 Các điều kiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của HĐND xã 22
TIỂU KẾT 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ QUẢNG PHÚ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA 27
2.1 Khái quát chung về xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 27
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 27
2.1.1.1 Vị trí địa lý 27
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình 27
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 27
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 28
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế: 28
2.1.2.2 Điều kiện xã hội 29
2.1.3 Điều kiện văn hóa lịch sử: 30
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 31
2.2.1 Vị trí, chức năng của HĐND xã Quảng phú 31
2.2.1.1 Vị trí của HĐND xã Quảng phú 31
2.2.1.2 Chức năng của HĐND xã Quảng Phú 32
2.2.2 Cơ cấu tổ chức HĐND xã Quảng Phú 32
2.2.2.1 Cơ cấu HĐND xã Quảng Phú 33
2.2.2.2 Tổ chức HĐND xã Quảng Phú 34
Trang 72.2.3 Cơ cấu nhân sự 35
2.2.3 Hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 37
2.2.3.1 Tổ chức các Kỳ họp HĐND xã (thường kỳ, chuyên đề, bất thường): 37
2.2.3.2 Hoạt động giám sát của HĐND xã Quảng Phú 39
2.2.3.3 Hoạt động tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND xã Quảng Phú 47
2.2.3.4 Hoạt động tiếp công dân của thường trực HĐND xã và Đại biểu Hội đồng nhân xã Quảng Phú 49
2.2.4 Các Điều kiện bảo đảm hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 49
2.4 Mối quan hệ giữa HĐND với các cơ quan tại xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 51
2.4.1 Mối quan hệ với UBND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa 51
2.4.3 Quan hệ với các tổ chức chính trị xã hội tại xã 53
2.5 Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng phú nhiệm kì (2016-2021) từ năm 2016 đến nay 55
2.5.1 Ưu điểm 55
2.5.2 Hạn chế 56
2.5.3 Nguyên nhân 58
2.5.3.1 Về chủ quan: 58
2.5.3.2 Về khách quan: 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 60
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ QUẢNG PHÚ THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA 61
3.1 Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 61
Trang 83.1.1 Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nângcao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp nói chung và hoạt động của HĐND xã nói riêng 613.1.2 Cần Phát huy quyền giám sát của nhân dân đối với đại biểu dân cử.623.1.3 Cần thực sự coi trọng tiêu chuẩn đại biểu HĐND xã 623.1.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân xã phải được tiến hành có kế hoạch thường xuyên và liên tục 633.2 Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 643.2.1 Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với Hội đồng nhân dân xã 643.2.2 Đại biểu HĐND xã đã giảm về lượng,nhưng phải tăng về chất 653.2.3 Tăng thời gian cho các cuộc họp HĐND xã 663.2.4 Xác định rõ mục đích, nội dung Kỳ họp HĐND và giảm bớt thời gian trình bày các báo cáo 663.2.5 Đổi mới và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, tiếp dân của đại biểu HĐND 673.2.6 Cần phát huy hơn nữa vai trò của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã 67
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 69 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta với tưcách là chủ thể quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiềuhình thức khác nhau, hình thức cơ bản nhất là thông qua bầu cử theo nguyêntắc, phổ thông, bình đẳng trực tiếp và bỏ phiếu kín để lập ra các cơ quan đạidiện của mình
Tại Điều 6 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực
tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
Hiện nay hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương kể cảHĐND có vai trò rất lớn trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương chínhsách của Đảng, pháp luật của nhà nước.Đây cũng là hình thức quan trọngtrong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Để đạt đượcmục đích to lớn này, đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quannhà nước ở địa phương phải trong sạch, vững mạnh, quản lý có hiệu lực hiệuquả theo tinh thần của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương2015
Trong giai đoạn đất nước ta hiện nay đang ngày càng đổi mới theohướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, yêu cầu của Đại biểu, trách nhiệm củaHĐND được đặt ở mức cao Đại biểu của Hội đồng nhân là người thay mặtnhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và của mỗi địaphương trong việc tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướngCông nghiệp hóa, Hiện đại hóa vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh”
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì HĐND xã là một
Trang 10cấp chính quyền tại địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhândân tại địa phương, đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn
xã Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làmchủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã Nhìnchung từ khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được ban hành và
có hiệu lực thì chưa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu Tổ chức
và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh ThanhHóa Nhằm đánh giá khái quát thực trạng và tìm ra những giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã nên Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin
chọn đề tài:“Tổ chức và Hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thực tế đã có một số công trình khoa học đề cập tới thực trạng vàgiải pháp có liên quan đến HĐND xã như:
“Phương thức và kỹ năng hoạt động của Đại biểu HĐND trong chương
trình tập huấn Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 1999-2004” do PGS.TS Bùi
Thế Vĩnh chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2000;
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt
Nam” do PGS.TS Lê Minh Thông, PGS.TS Nguyễn Như Phát đồng chủ biên,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2002;
“Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do PGS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, NXB Tư pháp Hà Nội;
“Hệ thống Chính trị cơ sở thực trạng và một số giải pháp đổi mới” do
TS Chu Văn Thành chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2004;
“Bài viết về vấn đề bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của đại
Trang 11biểu HĐND” của TS Vũ Đức Đán đăng trên tạp chí quản lý nhà nước số 2
Năm 2005;
Luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu lực hoạt động của Đại biểu HĐND
cấp tỉnh trong Điều kiện đổi mới ở Việt Nam” tác giả Vũ Mạnh Thông;
Luận án tiến sỹ “Chất vấn của đại biểu HĐND cấp tỉnh theo yêu cầu
của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” bảo vệ thành công năm
2011;
Luận văn thạc sỹ “hoạt động của HĐND phường Từ Thực tiễn quận
Hoàn Kiếm-thành phố Hà Nội” bảo vệ thành công năm 2016;
Những công trình khoa học nêu trên có liên đến tổ chức và hoạt độngcủa HĐND, cho thấy đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính quyền địaphương đề cập đến dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau nhưng chưa đề
cập tới cấp chính quyền địa phương nông thôn ở cấp “xã” và về Tổ chức và
hoạt động của HĐND xã theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015,
đây là lý do chủ yếu để tác giả xác định chủ đề đề tài của mình là: “Tổ chức
và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú , thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015”.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Chỉ ra được cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND Quảng Phú
Đưa ra các biện pháp, giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củaHĐND xã Quảng Phú
Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong các học phần về chínhquyền địa phương
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài sẽ tập trung nghiên cứu nhữngvấn đề sau
Nghiên cứu cơ sở khoa học về tổ chức hoạt động của HĐND cấp xã
Trang 12Tìm hiểu khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND
xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Đưa ra một số giải pháp, biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng của HDND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố ThanhHóa, tỉnh Thanh Hóa
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, các chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, và các hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố ThanhHóa, tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016-2021, theo Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương 2015
+ Về không gian:
Xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
+ Thời gian: 2016 đến nay
6 Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phốThanh Hóa theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 còn nhiềubất cập, hạn chế cần phải nâng cao chất lượng đại biểu HĐND và cách thứchoạt động để HĐND xã Quảng Phú thực hiện tốt nhất chức năng nhiệm vụquyền hạn theo luật định
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin kết hợpphương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế…Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở cả ba chương để làm sáng
Trang 13tỏ các vấn đề lý luận, cũng như đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt độngcủa HĐND và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củaHĐND Phương pháp thống kê, so sánh, khảo sát thực tế được sử dụng chủyếu ở chương 2, nhằm đánh giá đúng đắn về tổ chức và hoạt động của HĐND
xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
8 Đóng góp mới của đề tài
8.1 Trong Học tập
- Giúp sinh viên bổ trợ thêm những kiến thức khoa học về HĐND cấp xã
- Đề tài giúp cho sinh viên học chuyên ngành quản lý nhà nước traudồi sự hiểu biết của mình về tổ chức hoạt động của HĐND
9 Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của HĐND xãChương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng phú,thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Quan điểm, kiến nghị giải pháp đổi mới tổ chức và hoạtđộng của HĐND xã Quảng phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Trang 14CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương
Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm phát sinh từ khái niệm
hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương Khái niệm này được sử dụngkhá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước Là một khái niệmđược sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sốngthực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào địnhnghĩa khái niệm chính quyền địa phương;
Hiện nay có một số quan niệm về “Chính quyền địa phương” như sau:Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơquan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương
Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương (Uỷ ban nhân dân)
Trong dự thảo lần thứ 7 luật tổ chức chính quyền địa phương có đề cậpđến khái niệm chính quyền địa phương như sau: “Chính quyền địa phương là
hệ thống các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước nhằm quản lý mọi mặt củađời sống xã hội và làm nghĩa vụ chung với cả nước trên một đơn vị hànhchính Do nhân dân bầu ra hoặc do cơ quan nhà nước thành lập
Hiến pháp 2013 cũng có đề cập đến chính quyền địa phương qua cácnội dung như:
Tại Điều 6
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, hoặc
Trang 15dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhànước khác.
Và theo khoản 1 và 2 Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015thì:
“Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức
ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyđịnh tại Điều 2 của Luật này”
“Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ởtỉnh, huyện, xã”
Từ đây ta có thể thấy có rất nhiều quan niệm về chính quyền địaphương hiện nay, nhưng theo quan điểm của nhóm nghiên cứu chúng tôi khitiếp cận về chính quyền địa phương theo đề tài nghiên cứu thì chính quyền địaphương có thể được hiểu là các cơ quan HĐND và UBND được tổ chức ở địaphương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương và giải quyếtcác công việc của địa phương
1.1.2 Khái niệm chính quyền xã
Là một bộ phận cấu thành hệ thống chính quyền địa phương, chínhquyền xã chỉ được tổ chức ở nông thôn
Khác với xã, chính quyền xã là một bộ phận cấu thành hệ thống chínhquyền địa phương, chính quyền xã bao gồm: HĐND và UBND là cấp thấpnhất nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lực
Trang 16nhà nước ở địa phương, căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân địa phương,quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương,theo Hiến pháp, pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên
Tóm lại để đảm bảo quyền lực nhà nước được triển khai trên địa bàn xãcũng như quản lý nhà nước ở xã, cần thiết phải có một thiết chế của nhà nướcthiết chế này là chính quyền địa phương ở xã, có thể thầy chính quyền xã làmột mô hình nhà nước được thu nhỏ ở xã
1.2 Đặc điểm của chính quyền xã
1.2.1 Chính quyền xã là cấp chính quyền thấp nhất
Trong hệ thống hành chính nước ta chính quyền xã- phường- thị trấn(gọi chung là cấp xã) là chính quyền cấp thấp nhất trong hệ thống chínhquyền 4 cấp hoàn chỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, xã
1.2.2 Chính quyền xã là cấp chính quyền gần sát với dân nhất
Là cầu nối trực tiếp giữa chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngàytiếp xúc, nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân Cấp xã cóvai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiệnđường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đôànkết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năngphát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư
1.2.3 Trong thực thi nhiệm vụ chính quyền xã gắn liền với hoạt động tự quản và dân chủ cơ sở
Đặc điểm này được thể hiện ở hai mặt của chính quyền cấp xã: mộtmặt,phải hoạt động theo những chế định pháp lý trong một thể thống nhấtchính quyền nhà nước từ Trung ương xuống cơ sở; mặt khác,chính quyền cấp
xã phải có những chế định tự chủ - tự quản để phát huy cao nhất tính năngđộng, sáng tạo, trách nhiệm thực thi công vụ, trách nhiệm giải trình phù hợp
Trang 17với Điều kiện cụ thể của địa phương; phát huy cao nhất tính tự chủ - tự quảncủa cộng đồng dân cư; kết hợp có hiệu quả pháp luật của Nhà nước với cácthể chế tự quản của cộng đồng dân cư; kết hợp vai trò của nhà nước cấp xãvới vai trò của xã hội (cộng đồng dân cư) trong phát triển kinh tế và các lĩnhvực xã hội khác Cấp xã là cấp thực thi - tổ chức thực hiện, nên càng cần thiết
có “không gian pháp lý” tự chủ - tự quản để thực hiện quản lý nhà nước sángtạo, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với những Điều kiện cụ thể của địaphương, nhất là những lĩnh vực xã hội mang đậm tính cộng đồng
1.3 Khái niệm về HĐND xã
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở xã, đại diện cho ýchí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong địa bàn xã, do nhândân xã bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân xã và cơ quan nhà nước cấptrên
1.4 Một số vấn đề cơ bản về HĐND xã
1.4.1 Vị trí, tính chất của HĐND xã
Vị trí của HĐND xã qua các bản Hiến pháp:
Theo các bản Hiến pháp từ năm 1945 đến nay vị trí của HĐND đượcquy định như sau:
HĐND các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương
HĐND các cấp do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệmtrước nhân dân địa phương
Trang 18Hiến pháp năm 1980:
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địaphương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyềncấp trên
HĐND quyết định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng địaphương về mọi mặt, bảo đảm phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sốngcủa nhân dân địa phương và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho
Trong hoạt động của mình, HĐND dựa vào sự cộng tác chặt chẽ củaMặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia rộng rãi của công dân
Hiến pháp 1992:
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ýchí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phươngbầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấptrên
Hiến pháp 2013:
Theo khoản 1 Điều 113 Hiến pháp 2013 “HĐND là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủcủa nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhândân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” và cũng được quy định tạikhoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
+ Cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhândân địa phương
+ Là một trong hai cấp của chính quyền địa phương ở xã
Được quy định tại khoản 2 Điều 111 Hiến pháp 2013 “Cấp chính
quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn,đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định” và khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 “Cấp
Trang 19chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội xhủ nghĩa Việt Nam….”
Do vị trí pháp lí như trên, quyền lực của HĐND xã được giới hạn trongphạm vi đơn vị hành chính xã, tuy là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương, HĐND xã không có quyền lập pháp,nhưng có quyền quyết định cácvấn đề của xã, và còn là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, và quyềnlàm chủ của nhân dân trong xã, có quyền chủ động trong việc giải quyết cácvấn đề trong phạm vi xã, không đối lập với lợi ích chung của Quốc gia vàchính sách pháp luật của nhà nước Vị trí này dẫn đến việc ta có thể hình dungHội đồng nhân xã như chiếc cầu nối giữa nhân dân và nhà nước, tạo Điềukiện cho nhân dân làm chủ, mối quan hệ hai chiều được thúc đẩy khi dunghòa giữa yếu tố quyền lực nhà nước và yếu tố ý chí của nhân dân
Tính chất của HĐND xã
Như đã trình bày ở trên vị trí của HĐND tạo nên những tính chất đặcthù riêng của nó, việc Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh haitính chất của HĐND mang nhiều ý nghĩa quan trọng, hai tính chất ấy là tínhchất đại diện và tính chất quyền lực
Như vậy HĐND xã có những tính chất sau:
Tính chất đại diện:
Tính đại diện của HĐND xã được thể ở chỗ, HĐND xã là cơ quan do
cử tri trong xã bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏphiếu kín HĐND xã là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói của các tầng lớpnhân dân trong xã, được cấu thành từ các đại biểu ưu tú của mọi tầng lớpnhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những công nhân, nông dân, trí thức… HĐND xã đại diện cho trí tuệ, tinh thần và sức mạnh tập thể nhân dân xã
Vì thế HĐND xã là tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõtâm tư nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững những đặc điểm của
Trang 20địa phương, do đó mà nắm và quyết định mọi quyết định sát hợp với nguyệnvọng của nhân dân Những quyết định này được thể chế hóa thành nhữngNghị quyết, các Nghị quyết của HĐND xã phải xuất phát từ lợi ích của nhândân trong xã, đồng thời phù hợp với lợi ích của toàn dân, văn bản của các cơquan nhà nước cấp trên và trung ương HĐND xã chịu sự giám sát của nhândân xã, các đại biểu không còn được nhân dân tín nhiệm sẽ bị bãi nhiệm theoluật định.
Tính chất quyền lực:
HĐND xã là một trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặtnhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân.Các cơ quan nhà nước khác đều do quốc hội và HĐND thành lập
Tuy nhiên, nếu Quốc hội thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhànước trên phạm vi cả nước thì HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương HĐND xã được nhân dân trong xã giao quyền thay mặt mình thựchiện quyền lực nhà nước, HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theoquy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất củaTrung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương
Tuy là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng tổ chức HĐND xã vẫn phảiđảm bảo sự thống nhất quyền lực, nên mặt khác tính quyền lực còn thể hiện ởmột số điểm: tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trênđịa bàn xã, bảo đảm những quy định và quyết định của các cơ quan nhà nướccấp trên ở trung ương và địa phương được thực hiện, HĐND xã phải chịutrách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp trên và kết quả thực hiện cácnhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
Tính quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND xã biểu hiện ở một
số mặt cơ bản: quyết định tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huyquyền làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và
Trang 21phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã;Tham gia thành lập UBND xã Bầu, miễm nhiệm, bãi nhiệm: Chủ tịch, PhóChủ tịch, Uỷ viên thường trực HĐND xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, và cácthành viên khác của UBND xã Tham gia giám sát việc tuân thủ Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã, giám sáthoạt động của thường trực HĐND, UBND cùng cấp, ban của HĐND cùngcấp; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp.
Căn cứ pháp lý: Điều 113 Hiến pháp 2013, và Điều 31 và Điều 33 Luật
Tổ chức chính quyền địa phương 2015, trong các Điều luật, pháp lệnh kháccủa từng lĩnh vực cụ thể
HĐND quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương như quyếtđịnh những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng kinh tếcủa địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế xã hội, cũng cốquốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước
Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, HĐND xã quyết định những vấn
đề quan trọng của xã, Điều này được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ quyền hạntrong các lĩnh vực cụ thể trong Điều 33 luật tổ chức chính quyền địa phươngnhư sau:
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạncủa HĐND xã
Trang 22- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh,phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chốngquan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tàisản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tàisản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND,Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủtịch UBND, Phó Chủ tịch UBNDvà các Ủy viên UBND xã
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toánthu, chi ngân sách xã; Điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cầnthiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tưchương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền
Chức năng giám sát:
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thựchiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND,UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm phápluật của UBND cùng cấp
1.4.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã
Tại điều 33 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định
về nhiệm vụ quyền hạn của HĐND xã như sau:
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaHội đồng nhân dân xã
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh,phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chốngquan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tàisản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tàisản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã
Trang 23- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủtịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dânxã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết;phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chươngtrình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việcthực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động củaThường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hộiđồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy bannhân dân cùng cấp
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ doHội đồng nhân dân xã bầu
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểuHội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy bannhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
1.4.4 Cơ cấu tổ chức của HĐND xã
Theo Điều 32 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì cơ cấu tổchức của HĐND xã được quy định như sau:
- HĐND xã gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở xã bầu ra
- Việc xác định tổng số đại biểu HĐND xã được thực hiện theonguyên tắc sau đây:
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuốngđược bầu mười lăm đại biểu;
Trang 24+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hainghìn dân được bầu hai mươi đại biểu;
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìndân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm mộtnghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươilăm đại biểu;
+ Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốnnghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dânthì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số khôngquá ba mươi lăm đại biểu
- Thường trực HĐND xã gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịchHĐND.Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách
- HĐND xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội Ban củaHĐND xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên Sốlượng Ủy viên của các Ban của HĐND xã do HĐND xã quyết định Trưởngban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt độngkiêm nhiệm
Trang 25giơ tay, bỏ phiếu kín hoặc bằng cách khác theo đề nghị của Chủ tọa phiênhọp.
HĐND cấp xã họp thường lệ mỗi năm hai kỳ Ngoài Kỳ họp thường lệ,HĐND tổ chức các Kỳ họp chuyên đề hoặc Kỳ họp bất thường theo đề nghịcủa Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp (cấp xã) hoặc khi có ít nhấtmột phần ba tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu Thường trực HĐNDquyết định triệu tập Kỳ họp thường lệ của HĐND chậm nhất là 20 ngày, Kỳhọp chuyên đề hoặc bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳhọp
HĐND họp công khai Khi cần thiết, HĐND quyết định họp kín theo đềnghị của Chủ tọa cuộc họp hoặc của Chủ tịch UBND cùng cấp
Ngày họp, nơi họp và chương trình của Kỳ họp HĐND phải đượcthông báo cho nhân dân biết, chậm nhất là năm ngày, trước ngày khai mạc kỳhọp
Kỳ họp HĐND được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đạibiểu HĐND tham gia
Thứ hai hoạt động giám sát HĐND xã
Tại Điều 87 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 hoạt độnggiám sát của HĐND xã được thể hiện như sau:
- HĐND thực hiện quyền giám sát của mình tại Kỳ họp HĐND và trên
cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các
Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND
- HĐND quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trựcHĐND trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của HĐND, Tổ đại biểuHĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ýkiến, kiến nghị của cử tri địa phương
- HĐND thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
Trang 26+ Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, HĐND cùng cấp; + Xem xét báo cáo của HĐND cùng cấp về tình hình thi hành Hiếnpháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghịquyết của HĐND cùng cấp;
+ Xem xét văn bản của HĐND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiếnpháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghịquyết của HĐND cùng cấp;
+ Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên HĐND cùng cấp;
Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cầnthiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát
Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành vănbản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND;
Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịchUBND cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quannhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND;
Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chấtvấn khi xét thấy cần thiết;
Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởngban, Phó Trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và
Ủy viên Ủy ban nhân dân
Thứ ba hoạt động tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND xã
Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ramình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trungthực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần
Trang 27báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND nơi mình là đại biểu,trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Sau mỗi Kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với
cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết củaHĐND, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó
Hoạt động tiếp công dân của thường trực HĐND xã và Đại biểu HĐND xã
Thứ tư hoạt động tiếp công dân của thường trực HĐND
Thường trực HĐND có trách nhiệm tổ chức để đại biểu HĐND cấpmình tiếp công dân; xây dựng các quy định, thủ tục về tiếp công dân bảo đảmđúng pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương; sắp xếp lịch tiếpcông dân của đại biểu HĐND; bố trí công chức có đủ trình độ, năng lực và amhiểu về pháp luật để làm nhiệm vụ tiếp công dân; tổ chức để đại biểu HĐNDtiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử
Chủ tịch HĐND phải có lịch tiếp công dân Tùy theo yêu cầu của côngviệc, Chủ tịch HĐND bố trí số lần tiếp công dân trong tháng Chủ tịch HĐND
có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch HĐND hoặc Ủy viên của Thường trựcHĐND tiếp công dân, nhưng ít nhất mỗi quý Chủ tịch HĐND phải bố trí thờigian 01 ngày để trực tiếp tiếp công dân
Hoạt động tiếp công dân của đại biểu HĐND xã, tiếp nhận và xử lýkhiếu nại, tố cáo kiến nghị của công dân
Đại biểu HĐND có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của phápluật
Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểuHĐND có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyềngiải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc,theo dõi và giám sát việc giải quyết Người có thẩm quyền giải quyết phảithông báo cho đại biểu HĐND về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
Trang 28nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định.
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghịkhông đúng pháp luật, đại biểu HĐND có quyền gặp người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đạibiểu HĐND yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trựctiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động của HĐND xã
1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của HĐND xã
HĐND xã thuộc cấp chính quyền cơ sở, được thành lập ở đơn vị hànhchính lãnh thổ nhỏ nhất, có những đặc điểm mang tính chất đặc thù riêng Do
đó tổ chức và hoạt động của HĐND xã chịu ảnh hưởng hay tác động bởi cácyếu tố khách quan như: yếu tố dân cư, kinh tế, văn hóa, địa lí và các yếu tốchủ quan đến các mối quan hệ trong quá trình hoạt động của HĐND xã
1.5.1.1 Yếu tố khách quan
Yếu tố dân cư:
Xã là địa bàn cư trú của dân cư nông thôn, có đặc thù “văn hóa làng”các quan hệ láng giềng mật thiết, ổn định, đặc biệt quan hệ dòng họ huyếtthống giữ yếu tố đặc trưng nổi bật
Đại biểu HĐND nhân dân xã đa số là những người trực tiếp sinh sốngtại xã đó.Vì vậy, tổ chức bộ máy của HĐND xã chịu ảnh hưởng trực tiếp từnhững phong tục, tập quán của nhân dân trong xã HĐND xã không thể hoạtđộng tách rời hay đi ngược lại các hía trị truyền thống văn hóa, đạo đức củangười dân, của cộng đồng dân cư trong xã
Yếu tố địa kinh tế:
Yếu tố địa kinh tế là xét về mặt Điều kiện tự nhiên để phát triển kinh
tế, mỗi đơn vị hành chính đều gắn với một địa giớ hành chính và Điều kiện tự
Trang 29nhiên nhất định: ruộng đất, rừng núi, sông suối, ao hồ, tài nguyên, khoángsản… những yếu tố này là cơ sở là nguồn lực tự nhiên cho phát triển sản xuất,kinh doanh dịch vụ… mỗi đơn vị hành chính.
Yếu tố địa kinh tế đối với khu vực nông thôn là sự phát triển kinh tếchủ yếu tập trung vào hoạt động nông nghiệp, thủ công nghiệp… do đó các xãthường mang tính chất “gắn kết cộng đồng” nhiều hơn, và tính gắn kết củacộng đồng dân cư nông thôn bền chặt hơn so với đô thị; Yếu tố địa kinh tế cóvai trò quan trọng nhất định trong việc hình thành cơ cấu tổ chức và hoạtđộng của HĐND xã
Yếu tố văn hóa:
Yếu tố văn hóa có nghĩa là mỗi đơn vị hành chính đều là một khoảngkhông gian văn hóa xã hội, được hình thành bởi các Điều kiện tự nhiên và xãhội của từng địa phương yếu tố này ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động củaHĐND do mỗi cộng đồng dân cư có những đặc trưng văn hóa riêng biệt; Ởkhu vực nông thôn các yếu tố văn hóa truyền thống quan hệ cộng đồng dân cưmật thiết vẫn được duy trì và phát triển hơn so với khu vực đô thị, do cơ cấu
tổ chức của HĐND cũng bị chi phối nhất định trong cách thức điểu hành vàhoạt động
1.5.1.2 Yếu tố chủ quan
Sự lãnh đạo của Đảng:
Là một thực thể quan trọng trong hệ thống chính trị, HĐND không thểđứng ngoài chế độ chính trị của đất nước, nên sự lãnh đạo của Đảng đối vớiHĐND xã là tất yếu khách quan và cũng là tất yếu lịch sử
Sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND xã thông qua nghị quyết của banchấp hành đảng bộ xã, theo đó HĐND cụ thể hóa để thực hiện Trước mỗi kỳhọp, thường trực HĐND thay mặt HĐND báo cáo với ban chấp hành đảng bộ
xã thời gian, địa điểm, thành phần và nội dung chương trình của kỳ họp Các
Trang 30văn bản do HĐND xã ban hành đều gửi đến đảng ủy xã để báo cáo Hàng nămChủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND xã có trách nhiệm kiểm điểm kết quả côngtác và quá trình rèn luyện phấn đấu của mình với ban chấp hành đảng bộ xã.
Với thể chế chính trị của Việt Nam, yếu tố này có có tính quyết địnhđến cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND xã, nơi nào cấp đảng ủy xã quantâm, trú trọng, tăng cường lãnh đạo toàn diện, thường xuyên chặt chẽ đối vớicông tác của HĐND, thì ở đó chất lượng hoạt động được đảm bảo và ngượclại
Năng lực của đại biểu HĐND xã:
Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc chủ yếu vào chấtlượng, hiệu quả hoạt động của thường trực HĐND, các ban của HĐND và củamỗi đại biểu HĐND, trong đó, vai trò của cá nhân là hết sức quan trọng, là cốtlõi
Năng lực của đại biểu HĐND thường được đánh giá thông qua trình độchuyên môn, trình độ lý luận chính trị, khả năng phân tích chính sách, thuthập và xử lý thông tin, khả năng thuyết phục và tạo sự đồng thuận của xã hộitheo phương thức hoạt động của cơ quan dân cử, kỹ năng, kinh nghiệm tronghoạt động HĐND
Khi người đại biểu có năng lục tốt, thì họ sẽ hiểu chính xác, nắm rõ vấn
đề và tự tin bảo vệ quan điểm chính đáng của mình, từ đó HĐND mới cóđược quyết định đúng đắn, khả năng thực thi cao
1.5.2 Các điều kiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của HĐND xã
Về chính trị:
Chính trị được hiểu là một lĩnh vực đời sống xã hội; thực hiện mốiquan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia trong việc giành, giữ, sửdụng hoặc chi phối quyền lực nhà nước
Trang 31Hiến pháp năm 2013, Điều 2, khoản 2 quy định “Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”; Điều 4 quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác -
Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”; Điều 8 quy định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.” Đây là những yếu tố cơ bản để
quyết sách của HĐND “ đúng ý đảng, hợp lòng dân”.
Về kinh tế:
Theo quy định của Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 quyđịnh về chế độ chính sách và các Điều kiện đảm bảo hoạt động của đại biểuHĐND
- Về tiền lương:
Đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách là cán bộ, công chức của cơquan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức được trảlương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật;
Đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở cơquan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu được bảođảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 103của Luật tổ chức chính quyền địa phương;
Đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách mà không phải làngười hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng
Trang 32tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế
độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND:
Đại biểu HĐND cấp xã: 0,10 mức lương cơ sở/ngày;
Đại biểu HĐND cấp huyện: 0,12 mức lương cơ sở/ngày;Đại biểu HĐND cấp tỉnh: 0,14 mức lương cơ sở/ngày;
Ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND là ngày tham gia cáchoạt động của HĐND theo kế hoạch, chương trình hoạt động của HĐND
- Về hoạt động phí:
Đại biểu HĐND (bao gồm cả đại biểu hoạt động chuyên trách và hoạtđộng không chuyên trách) được hưởng hoạt động phí hàng tháng như sau:
Đại biểu HĐND cấp xã: Hệ số 0,3 mức lương cơ sở;
Đại biểu HĐND cấp huyện: Hệ số 0,4 mức lương cơ sở;
Đại biểu HĐND cấp tỉnh: Hệ số 0,5 mức lương cơ sở;
Đại biểu HĐND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xét khen thưởngtheo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng
Và theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì:
Đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc,được trả lương, phụ cấp và hưởng các chế độ để hỗ trợ cho hoạt động của đạibiểu HĐND;
Trang 33Đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất mộtphần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củađại biểu HĐND; Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu HĐND hoạt độngkhông chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vàothời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làmviệc và được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổchức, đơn vị đó đài thọ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểulàm việc có trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo Điều kiện cần thiết cho đạibiểu HĐND làm nhiệm vụ.
UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo Điều kiện thuận lợi chohoạt động của đại biểu HĐND
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặttrận tạo Điều kiện để đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyệnvọng và kiến nghị của Nhân dân với HĐND
Đại biểu HĐND được cấp hoạt động phí hằng tháng và được hỗ trợ cácĐiều kiện cần thiết khác cho hoạt động đại biểu;
Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chế độ,chính sách và các Điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu HĐND
Về mặt Pháp lý:
Thực hiện đường lối cải cách hành chính của Đảng với cải cách thể chế
là một trong những nội dung quan trọng, ngày 28 tháng 11 năm 2013, tại Kỳhọp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp sửa đổi, bổ sung,nhằm phù hợp với thực tiễn hiện nay; trong đó, những quy định liên quan đến
tổ chức và hoạt động của HĐND được sắp xếp tại chương IX, với tên gọi mới
là “chính quyền đia phương” Theo đó tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa
XIII ngày 19 tháng 6 năm 2015, đã thông qua luật tổ chức chính quyền địa
Trang 34phương, có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2016 và ngày 25tháng 6 năm 2015 đã thông qua luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểuHĐND 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015.
Ngoài ra HĐND cấp xã còn phải tực hiện theo: luật hoạt động giám sátcủa Quốc hội và HĐND năm 2015; Và một số văn bản quy phạm pháp luậtcủa cơ quan nhà nước cấp trên, và Nghị quyết của HĐND địa phương mìnhban hành
TIỂU KẾT
"HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”
HĐND xã là một trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặtnhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân;Các cơ quan nhà nước khác đều do quốc hội và HĐND thành lập
Nếu Quốc hội thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước trênphạm vi cả nước thì HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.HĐND xã được nhân dân trong xã giao quyền thay mặt mình thực hiện quyềnlực nhà nước, HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy địnhcủa Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của trung ương,đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương
Trang 35CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ QUẢNG
PHÚ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA
2.1 Khái quát chung về xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Quảng Phú có vị trí địa lý phía Bắc giáp Huyện Hoằng Hóa; phíaĐông giáp xã Quảng Tâm; phía Nam giáp xã Quảng Đông; phía Tây giápPhường Quảng Hưng
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình bị chia cắt bởi 2 sông 3 bờ, có Quốc Lộ 47, Đại lộ Nam sông Mã
và đê sông Mã đi qua
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của xã Quảng Phú là 657,4
ha Xét về mặt nông hóa thổ nhưỡng thì Quảng phú có các loại đất chính sau:
+ Đất phù xa châu thổ do 2 con sông bù đắp hằng năm là sông Mã vàsông Thống nhất, loại đất này phù hợp với việc trồng lúa nước của xã
+ Đất màu (đất cát pha) phía ngoài đê sông Mã thích hợp cho việctrồng các loại cây hoa màu như (lạc, ngô, khoai, sắn)
Diện tích đất đai của xã quảng phú được thể hiện dưới bảng sau:
Trang 36Bảng Diện tích đất đai xã Quảng Phú năm 2016 Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Ban địa chính xã Quảng Phú 2016)
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế:
- Năm 2016 tổng sản phẩm xã hội ước đạt 264 tỷ đồng đạt 108% tăng0,8 so với kế hoạch
- Thu nhập bình quân đầu người 2.580.000đ/người/tháng =30.960.000đ/năm, tăng 2.760.000đ/năm
Bảng: Cơ cấu các ngành kinh tế xã Quảng Phú năm 2016
Ngành Tổng giá trị (tỷ đồng) Tỷ Lệ (%)
(Nguồn: Đánh giá thực hiên nhiệm vụ UBNN xã Quảng Phú 2016)
Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy cơ cấu kinh tế của xã Quảng Phúgồm có 3 ngành nghề chính là nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ-thương mại với tổng giá trị sản xuất của năm 2016 là 264 tỷ đồng
Ở đây ngành công nghiêp-xây dựng có tổng giá trị sản xuất lớn nhất vì
xã Phú nằm cách trung tâm thành phố 7km và cách khu công nghiệp lễ môn1,5km nên giải quyết việc làm cho phần lớn lao động của xã, và tạo Điều kiệnthuận lợi cho lực lượng lao động của xã chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất
Trang 37nông nghiệp sang công nghiệp để nâng cao thu nhập trong cuộc sống nhất làđối với lứa tổi thanh niên.
Trong năm 2016 xã Quảng phú đã có sự chuyển biến mới về mặt kinh
tế, cơ cấu ngành nông nghiệp và công nghiêp-xây dựng đang có chiều hướnggiảm, ngành dịch vụ và thương mại có chiều hướng tăng nhanh
2.1.2.2 Điều kiện xã hội
- Nguồn nhân lực của xã Quảng phú được thể hiện qua bảng sau:
(Nguồn: Ban thống kê xã UBNN xã Quảng Phú năm 2016)
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy số người trong đọ tuổi lao động của xãquảng phú là 4300 người chiếm 50,8% Nhìn chung xã quảng phú có nguồnlao động dồi dào, trẻ khỏe, nhưng đa phần vẫn làm việc trong sản xuất nôngnghiệp và lao động phổ thông làm công nhân trong các nhà máy xí nghiệp do
số lao động được qua đào tạo còn thấp
Chính sách xã hội:
Trong năm 2016 xã Quảng phú đã thực hiện các chính sách xã hội như:thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách trên địa bàn toàn xã Cấp gạocho các đối tượng đặc biệt khó khăn.Tỷ lệ tham gia bảo hiểm Y tế 1.800 hộ,
tỷ lệ hộ nghèo là 4% giảm 2% so với cùng kỳ
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm,công tác truyền thông dân số được đẩy mạnh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trongnăm là 1,5% giảm 0,6%; Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em,
tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đạt 100%
2.1.3 Điều kiện văn hóa lịch sử:
Vùng đất thuộc xã Quảng Phú ngày nay, vào đầu thế kỉ 19 thuộc tổng
Trang 38Lưu Vệ và tổng Giặc Thượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấnThanh Hóa, đến trước năm 1945 thuộc tổng Lưu Thanh và tổng CungThượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa[1].
Sau năm 1945, thuộc các xã Tống Duy Tân và Trần Hưng Đạo, huyệnQuảng Xương Năm 1948, hai xã này sáp nhập thành xã Quảng Hưng Năm
1954, một phần lãnh thổ xã Quảng Hưng được tách ra để lập xã Quảng Phú,tên gọi Quảng Phú xuất hiện từ đây
Xã Quảng Phú gồm 4 làng:
Xuân Độ: trước là phường Đồng Đăng, đến đầu thế kỉ 19 là xã Xuân
Độ thuộc tổng Lưu Vệ; cuối thế kỉ 19 thuộc tổng Lưu Thanh Làng này gồmcác xóm: Xuân Viên, Đô, Thịnh, Bãi và Soi
Văn Lâm Thượng: đầu thế kỉ 19 là xã Văn Lâm Thượng thuộc tổngLưu Vệ; cuối thế kỉ 19 thuộc tổng Lưu Thanh Làng này gồm các xóm: Văn
và Thượng
Văn Lâm Trung: đầu thế kỉ 19 là xã Văn Lâm Trung thuộc tổng LưuVệ; cuối thế kỉ 19 thuộc tổng Lưu Thanh Làng này gồm các xóm: Trong,Ngoài, Trên và Trại
Ngọc Suy: đầu thế kỉ 19 là thôn Kim Suy thuộc xã Giặc Hạ, tổng GiặcThượng; sau năm 1945 thì sáp nhập vào xã Tống Duy Tân
Tháng 2 năm 2012, xã Quảng Phú được chuyển từ huyện QuảngXương về thành phố Thanh Hoá, với tổng số thôn hiện có là 9 thôn
Đến nay trên địa bàn xã Quảng phú tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 75-80%.Công tác tuyên truyền được thực hiện có hiệu quả, các hoạt động văn hóatrong dịp tết nguyên đán, các hoạt động văn hóa văn nghệ, băng giôn khẩuhiệu để chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đạibiểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 Tổ chức tốt các ngày lễ 30/4, 1/5;ngày quốc khánh mùng 2/9; và ngày thành lập các đoàn thể; Hằng năm tổ
Trang 39chức thành công trại hè cho các em thiếu nhi, các giải bóng chuyền mừngđảng mừng xuân vui tươi và có ích, thu hút được đông đảo người dân trên địabàn toàn xã tham gia và ủng hộ.
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
2.2.1 Vị trí, chức năng của HĐND xã Quảng phú
2.2.1.1 Vị trí của HĐND xã Quảng phú
- HĐND xã Quảng phú là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân xã Quảngphú, do nhân dân Quảng phú bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân Quảngphú và cơ quan nhà nước cấp trên
- HĐND xã Là một trong hai cấp của chính quyền địa phương ở xãQuảng phú
Cấp chính quyền địa phương xã Quảng Phú gồm: HĐND xã QuảngPhú và UBNDxã Quảng Phú Như vậy HĐND xã Quảng phú là một trong haicấp chính quyền địa phương của xã, do cử tri xã Quảng phú bầu ra với nhiệm
kỳ là 5 năm (2016-2021)
Là một trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phươngtỉnh Thanh Hóa, (HĐND tỉnh, HĐND huyện, HĐND xã)
Trang 402.2.1.2 Chức năng của HĐND xã Quảng Phú
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND,Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủtịch UBND, Phó Chủ tịch UBNDvà các Ủy viên UBND xã
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toánthu, chi ngân sách xã; Điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cầnthiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tưchương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền
Chức năng giám sát:
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thựchiện nghị quyết của HĐND xã Quảng Phú; giám sát hoạt động của Thườngtrực HĐND, UBND xã, Ban của HĐND; giám sát văn bản quy phạm phápluật của UBND xã Quảng phú
2.2.2 Cơ cấu tổ chức HĐND xã Quảng Phú
Theo “khoản d” Điều 32 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015,
cơ cấu tổ chức HĐND xã Quảng Phú được ấn định là 27 đại biểu/ 8456 ngườidân
Nhưng Sau các lần hiệp thương