1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thanh Huyền

183 403 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 832,96 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………...……..4 Chương 1 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THANH HUYỀN 6 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH THANH HUYỀN. 7 1.2.Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty: 8 1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: 8 1.2.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty: 9 1.3.Quy trình kinh doanh của công ty: 9 1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 10 1.5.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: 12 1.5.1.Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý công ty: 13 1.5.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: 13 1.6. Tình hình tổ chức kinh doanh và tổ chức lao động của Công ty. 14 1.6.1. Tình hình tổ chức kinh doanh của Công ty: 14 1.6.2. Tình hình tổ chức lao động của Công ty. 15 Chương 2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THANH HUYỀN NĂM 2016. 20 2.1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH THANH HUYỀN năm 2016. 21 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Thanh Huyền. 25 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Thanh Huyền. 25 2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Huyền. 30 2.2.3 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 36 2.2.4. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 43 2.2.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thanh Huyền. 47 2.2.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của vốn. 56 2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thanh Huyền. 62 2.3.1. Phân tích tình hình tiêu thu theo mặt hàng: 63 2.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng. 65 2.3.3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian: 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72 Chương 3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THANH HUYỀN 73 3.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 74 3.2. Mục đích, nội dung, phương pháp nghiên cứu chuyên đề 74 3.2.1. Mục đích nghiên cứu 74 3.2.2. Đối tượng nghiên cứu 75 3.2.3. Nội dung nghiên cứu 75 3.2.4. Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề 75 3.3. Cơ sở lý luận về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. 75 3.3.1. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò quá trình tiêu thụ sản xuất kinh doanh 75 3.3.2. Các chuẩn mực kế toán và chế độ chính sách về công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. 81 3.3.3. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm 81 3.3.4. Phương pháp hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 83 3.3.5. Hệ thống chứng từ và sổ sách 89 3.4. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Huyền. 91 3.4.1. Tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Thanh Huyền. 91 3.4.2. Tình hình hực tế công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Huyền. 95 3.4.3. Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thanh Huyền 98 3.4.4. Đánh giá khái quát thực trạng hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thanh Huyền. 167 3.5. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thanh Huyền. 169 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 173 KẾT LUẬN CHUNG 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175  

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ……… …… 4

Chương 1 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THANH HUYỀN 6

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH THANH HUYỀN .7

1.2.Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty: 8

1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: 8

1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty: 9

1.3.Quy trình kinh doanh của công ty: 9

1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 10

1.5.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: 12

1.5.1.Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý công ty: 13

1.5.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: 13

1.6 Tình hình tổ chức kinh doanh và tổ chức lao động của Công ty 14

1.6.1 Tình hình tổ chức kinh doanh của Công ty: 14

1.6.2 Tình hình tổ chức lao động của Công ty 15

Chương 2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THANH HUYỀN NĂM 2016 20

2.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH THANH HUYỀN năm 2016 21

2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Thanh Huyền 25

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Thanh Huyền 25

2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Huyền 30

2.2.3 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán 36

2.2.4 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 43

2.2.5 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thanh Huyền 47

2.2.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của vốn 56

2.3 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thanh Huyền .62

2.3.1 Phân tích tình hình tiêu thu theo mặt hàng: 63

2.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng 65

2.3.3 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian: 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 1

Trang 2

Chương 3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH

KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THANH HUYỀN 73

3.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 74

3.2 Mục đích, nội dung, phương pháp nghiên cứu chuyên đề 74

3.2.1 Mục đích nghiên cứu 74

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 75

3.2.3 Nội dung nghiên cứu 75

3.2.4 Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề 75

3.3 Cơ sở lý luận về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh .75

3.3.1 Khái niệm, ý nghĩa, vai trò quá trình tiêu thụ sản xuất kinh doanh 75

3.3.2 Các chuẩn mực kế toán và chế độ chính sách về công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 81

3.3.3 Yêu cầu quản lý nghiệp vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm 81

3.3.4 Phương pháp hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 83

3.3.5 Hệ thống chứng từ và sổ sách 89

3.4 Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Huyền 91

3.4.1 Tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Thanh Huyền 91

3.4.2 Tình hình hực tế công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Huyền 95

3.4.3 Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thanh Huyền 98

3.4.4 Đánh giá khái quát thực trạng hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thanh Huyền 167

3.5 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thanh Huyền 169

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 173

KẾT LUẬN CHUNG 174

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 2

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình nhập hàng hóa 11

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình tiêu thụ hàng hóa 11

BẢNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH THANH HUYỀN 12

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 14

BẢNG TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THANH HUYỀN 18

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY NĂM 2016 23

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NĂM 2016 28

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY 33

BẢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH Thanh Huyền NĂM 2016 37

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2016 43

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN CỦA CÔNG TY NĂM 2016 47

BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY NĂM 2016 51

BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN 56

BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN DÀI HẠN 57

BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 60

BẢNG THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU 62

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐỐI VỚI MỘT SỐ KHÁCH HÀNG CHỦ YẾU 65

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 3

Trang 4

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO THỜI

GIAN 67

Hình 3-1: Sơ đồ hạch toán bán hàng trực tiếp 83

Hình 3-2: Sơ đồ hạch toán bán hàng đại lý kí gửi 83

Hình 3-3: Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp 84

Hình 3-4: Sơ đồ hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kì 85

Hình 3-5: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý 86

Hình 3-6: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 87

Hình 3.7 :Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 89

Hình 3.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 92

Sơ đồ quy trình làm việc với MISA 95

Hình 3.9: Trình tự luân chuyển chứng từ 96

Hình 3.10: Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hóa tại công ty TNHH Thanh Huyền 97

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 4

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối

đa hóa lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Để đạt được điều đó đòi hỏicác nhà quản lý phải có những biện pháp thiết thực trong lĩnh vực kinh doanh củamình Một trong những chiến lực mũi nhọn của các doanh nghiệp là tập trung vàokhâu tiêu thụ Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển hàng hóa trongdoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo nguồn thu bù đắp các chi phí bỏ ra, từ đó tạo

ra lợi nhuận phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh Vấn đề đặt ra là làm sao

tổ chức tốt khâu tiêu thụ, rút ngắn được quá trình luân chuyển hàng hóa, nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Trong đó biện pháp quan trọng nhất, hiệu quảnhất phải kể đến là thực hiện tốt công tác kế toán tiêu thụ và xác định kế quả kinhdoanh Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh giữ vai trò hết sức quantrọng Góp phần phục vụ đắc lực hoạt động bán hàng của mỗi doanh nghiệp, giúpdanh nghiệp tăng nhanh khả năng thu hồi vốn, kịp thời tổ chức quá trình kinh doanhtiếp theo, cung cấp thông tin nhanh chóng để từ đó doanh nghiệp phân tích đánh giálựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả Có thể nói là hoạt động tiêu thụ làthước đo sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất trongđiều kiện kinh tế thị trường hiện nay

Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ cung cấp các nguồn thông tin, số liệu về tình hìnhtiêu thụ sản phẩm giúp các nhà quản lý của doanh nghiệp nắm được tình hình tiêuthụ trên cơ sở đó đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và phù hợp nhằmmang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất trong doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ hàng hóa trong việcnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất, kết hợpgiữa lý luận về quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa, trong thời gian thực

tập tại công ty TNHH Thanh Huyền em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thanh Huyền”

Nội dung chính của chuyên đề bao gồm 3 chương

Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh của công tyTNHH Thanh Huyền

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính và tiêu thụ sản phẩm của công tyTNHH Thanh Huyền

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 5

Trang 6

Chương 3: Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanhtại công ty TNHH Thanh Huyền.

Luận văn được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được

sự giúp đỡ của thầy giáo TS.Nguyễn Tiến Hưng, các thầy cô trong khoa kinh tế quản trị kinh doanh và các cán bộ CNV tại đơn vị thực tập Vì thời gian thực tập

-ngắn và bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Emrất mong nhân được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo để chuyên đề của em đượchoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2016 Sinh viên thực tập

Trịnh Hà Thanh

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 6

Trang 7

Chương 1

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

THANH HUYỀN

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 7

Trang 8

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH THANH HUYỀN.

Giới thiệu về Công ty TNHH THANH HUYỀN:

Tên công ty: Công ty TNHH THANH HUYỀN

Tên giao dịch: THANH HUYÊN Company Limited

Tên viết tắt: THANH HUYÊN CO., LTD

Văn phòng chính: Số nhà 25A, ngõ 84, đường Lĩnh Nam, phường Mai Động,quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Cơ sở sản xuất: Số 91, đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận HoàngMai, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 04 633 7201 

Fax:

Website:http://www.thanhhuyen.vn

Vốn điều lệ: 6.000.000.000 ( Sáu tỷ đồng )

Công ty TNHH Thanh Huyền được thành lập theo đăng ký kinh doanh số

0102016083 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 11/04/2008 Đây

là loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập dưới sự quản lýcủa Nhà nước, do một thành viên thành lập Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân,

tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn

do công ty quản lý Đồng thời, có tên gọi riêng, có con dấu riêng, có tài khoản ngânhàng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam

Những ngày đầu mới thành lập, do thị trường đang có nhiều biến động, Công

ty TNHH Thanh Huyền đã gặp nhiều khó khăn khi tạo dựng chỗ đứng trên thịtrường Nhưng với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban giám đốc, Công ty đã từng bướcvượt qua khó khăn, thử thách để tạo lập thị trường cũng như thúc đẩy doanh số bánhàng, đưa sản phẩm chất lượng cao đến với tay người tiêu dùng Hiện nay, Công ty

đã trở thành là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh trqng phục, quần áo

Tự hào với nhiều năm hình thành và phát triển, thành công lớn nhất củaThanh Huyền là khẳng định được vị thế một doanh nghiệp uy tín, tạo niềm tin vớiđối tác, khách hàng trong và ngoài nước về năng lực sản xuất cũng như chất lượngsản phẩm, đồng thời xây dựng được đội ngũ nhân sự vững mạnh, giàu kinh nghiệm,sáng tạo,  đoàn kết phát huy sức mạnh tập thể luôn hướng tới mục tiêu phát triển. 

Năm 2000, chỉ với 3 nhân lực chuyên thiết kế, may đo quần áo và thời trangcông sở đã hình thành Nhà may Thanh Huyền tại số nhà 25A, ngõ 84, đường Lĩnh

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 8

Trang 9

Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà nội Ngày  đầu thành lập với nhiềunhững khó khăn: Thị trường nhỏ hẹp; trang thiết bị lạc hậu… 

Năm 2005 để đáp ứng nhu cầu của thị  trường,  nhà  may Thanh Huyền pháttriển  thành công ty TNHH Thanh Huyền và năm 2009 cho ra đời thương hiệuSpring leaf nổi tiếng trên khắp các tỉnh thành phía bắc với hệ thống phân phối đại lýrộng khắp và năm 2015 đưa thêm ra thị trường thương hiệu Navi wave chuyên phục

vụ giới trẻ Hiện nay các sản phẩm của công ty có mặt hầu hết các siêu thị, trungtâm thương mại trong cả nước như LOTTE MART, M2, BIG C Thăng Long,…

Công ty đã đạt được những thành tích như  Cúp vàng thương hiệu nổi tiếngđược vinh danh trong Chương trình “Tự hào thương hiệu Việt Nam” do Hiệp hộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức, Huy chương vàng và chứng nhận danhhiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. 

Ngoài những sản phẩm tự thiết kế sản xuất công ty còn nhận sản xuất theomẫu, gia công,… giúp cho khách hàng nhiều lựa chọn, đáp ứng các nhu cấu vềphong cách thời trang phù hợp nhất

Tháng  07/2013 nhà máy mới chính thức được đưa vào hoạt động ,với diệntích nhà xưởng 2.630 m2.

 Định hướng năm 2016 và năm 2017 Công ty tiếp tục xây dựng giai đoạn 2với tòa nhà văn phòng diện tích 750 m2 cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu

ở các nước trong khu vực Châu Á, EU và thị trường Mỹ, Nhật Bản

Với mục tiêu chiến lược rõ ràng, lòng yêu nghề, sự khát khao khẳng địnhmình đã thôi thúc chúng tôi luôn cố gắng, không ngừng sáng tạo, đổi mới, trau dồikinh nghiệm để chiếm lĩnh lòng tin của đối tác, chinh phục cả những khách hàngkhó tính nhất Thanh Huyền đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trênthị trường không những ở sản phẩm thiết kế may đo mà còn phát triển mặt hàngmay sẵn và luôn nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm của khách hàng, đối tác.Đó làđộng lực to lớn để Thanh Huyền không ngừng phấn đầu hơn nữa!          

1.2.Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty:

1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:

Xây dựng kế hoạch, nắm bắt khả năng kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của thịtrường để đưa ra các biện pháp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao nhất, đáp ứngđầy đủ nhu cầu của khách hàng nhằm thu được lợi nhuận tối đa

Chấp hành và thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước

về hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 9

Trang 10

Tìm kiếm thị trường, mở rộng ngành nghề kinh doanh, chuyên sản xuất, kinhdoanh các loại mẫu mã quần áo Hợp tác liên doanh với một số đối tác nước ngoài,trở thành một đơn vị kinh tế vững mạnh, phát triển ổn định với nhiều ngành nghềkinh doanh của công ty, tạo ra hiệu quả kinh tế cao, bảo toàn và phát triển vốn, đónggóp tích cực vào sự phát triển kinh tế cho công ty và cho toàn xã hội.

1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

Theo đăng ký kinh doanh số 0102016083 do Sở kế hoạch và đầu tư thànhphố Hà Nội cấp ngày 11/04/2008, Công ty được phép kinh doanh các lĩnh vực sau:

-Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú

-Sản xuất sợi

-Sản xuất vải dệt thoi

-Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

-Sản xuất hàng may sẵn

-Sản xuất thảm, chăn đệm

-Sản xuất các loại dây bện và lưới

-Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

-Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác, phụ tùng thay thế

-Kho bãi và lưu trữ hàng hóa không bao gồm kinh doanh bất động sản

-Xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

-Đại lý mua, đại lý bán, đại lý gửi hàng hóa

-Sản xuất và mua bán quần áo may sẵn

Hiện nay, Công ty đã và đang kinh doanh tập trung vào mặt hàng sản xuất vàmua bán quần áo may sẵn

1.3.Quy trình kinh doanh của công ty:

Khi nhập kho, thủ kho sẽ tiến hành đối chiếu số lượng thực tế với bảng tổnghợp khối lượng thành phẩm hoàn thành Sau đó lập chứng từ và chuyển chứng từcho phòng kế toán, phòng kế toán tiến hành hạch toán và lưu trữ Quy trình nhậphàng của Công ty được minh họa qua sơ đồ sau:

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 10

Trang 11

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình nhập hàng hóa.

b.Quy trình tiêu thụ hàng hóa:

Phòng kinh doanh của Công ty phụ trách việc tìm kiếm khách hàng và kếthợp với Ban lãnh đạo quyết định ký kết hợp đồng trong đó quy định đầy đủ cáckhoản mục, yêu cầu cần thiết cho việc bán, vận chuyển, giao nhận hàng với cáckhách hàng như số lượng, chất lượng, giá bán, địa điểm giao hàng, thời hạn và cáchthức thanh toán…

Đồng thời kết hợp với kho Công ty thực hiện việc xuất hàng, phát hành hóađơn cho các đối tượng khách hàng và thực hiện thống kê, đối chiếu lượng hàng hóaxuất trong ngày với kho Công ty Sau đó lập chứng từ, luân chuyển chứng từ xuấthàng hóa và theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng ở phòng kế toán Quytrình tiêu thụ hàng hóa của Công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình tiêu thụ hàng hóa 1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Công ty đã có quá trình đầu tư, mua sắm trang thiết bị khá đầy đủ, đáp ứng được hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty Mặc dù máy móc thiết bị của công ty đưa vào khá lâu nhưng công ty đã cố gắng để cải tạo nâng cấp các dây truyền sản xuất để phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ phận sản xuất

Kho công ty

Lập chứng

từ nhập kho

Luân chuyển chứng từ

Ghi sổ kế toán

Xét duyệt đơn mua hàng

Kho công ty

Lập chứng

từ bán hàng

Luân chuyển chứng từ

KH thanh toán và ghi sổ

kế toán

11

Trang 12

BẢNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ CHỦ YẾU CỦA CÔNG

TY TNHH THANH HUYỀN

Bảng 1-1

STT Tên thiết bị Số lượng Đơn vị tính Quốc gia Năm đưa

vào sử dụng

Thời gian

sử dụng

21 Xe tải thùng Trường

Là Công ty hoạt động sản xuất và lĩnh vực kinh doanh hàng hóa nên cơ sởvật chất kỹ thuật của Công ty khá lớn, bao gồm máy móc thiết bị và phương tiệnvận tải để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, vận chuyển hàng hóa được dễdàng, thuận lợi Ngoài ra còn có một số thiết bị quản lý như máy điều hòa, máy tính,máy in, máy fax….phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty Một số máySV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 12

Trang 13

móc thiết bị của công ty so với thời điểm hiện tại thì không được coi là áp dụngcông nghệ hiện đại tiên tiến nhất Tuy nhiên, những thiết bị máy móc này vẫn hoạtđộng khá tốt, nhưng xét về lâu dài nó sẽ không thể cạnh tranh được với những máymóc thiết bị mới cho năng suất cao hơn gấp nhiều lần Vì vậy, để đảm bảo sức cạnhtranh trên thị trường Công ty nên đổi mới những thiết bị đã quá cũ bằng những côngtrình khoa học kỹ thuật mới để tạo năng suất lao động cao hơn Điều đó sẽ giảm bớtchi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể giảm giá thành sản xuất tạo khảnăng cạnh tranh, khẳng định sự phát triển của mình với các đối thủ cạnh tranh vàtạo sự tin tưởng của khách hàng với những sản phẩm của mình.

1.5.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

Công ty có mô hình cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng Theokiểu tổ chức này có nhiều cấp quản lý giúp việc cho các thủ trưởng cấp trung và cấpcao Thủ trưởng trực tuyến là người có quyền cao nhất – quyền quyết định trongquá trình điều hành, chịu trách nhiệm trước hết và chủ yếu về kết quả điều hành ởcấp mình phụ trách Cấp quản lý càng cao thì càng phải tập trung giải quyết nhiềuhơn các vấn đề hoạch định chiến lược, tổ chức cán bộ

Đây là cấu trúc đơn giản nên ưu điểm của nó là gọn nhẹ, nhanh và linh hoạt,chi phí quản lý thấp và có thể mang lại hiệu quả cao, việc kiểm tra kiểm soát vàđiều chỉnh các bộ phận, các hoạt động trong công ty được dễ dàng Từ đó, công ty

có thể thích ứng với sự biến động của môi trường và đòi hỏi của công tác quản lýkinh doanh Đồng thời các nhân viên có cơ hội phát huy đầy đủ năng lực và hoànthành tốt công việc của mình Với mô hình tổ chức như vậy, giám đốc công ty cóthể dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động của công ty, nắm bắt được một cách nhanhnhất các thông tin về tình hình bên trong và bên ngoài, từ đó sẽ có những quyết địnhkịp thời và hợp lý giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra một cách cóhiệu quả Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thanh Huyền dược tổ chứcnhư hình 1.3:

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 13

Trang 14

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 1.5.1.Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý công ty:

-Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công

ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa

vụ của mình Quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty đảm bảo có

hiệu quả theo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện

các điều lệ, quy chế, nội quy của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi

hoạt động của Công ty

-Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt

động của công ty theo sự phân công của Giám đốc; chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu

quả các hoạt động

1.5.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:

-Phòng giám đốc: Bao gồm giám đốc và phó giám, giám đốc là người đại

diện cho tư cách pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng Giámđốc được ủy quyền cho phó giám đốc điều hành công việc theo chức năng khi vắngmặt và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật

-Phòng kinh doanh: là trung tâm quan trọng, quyết định đến sự tăng trưởng

và phát triển của Công ty Phòng kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc choGiám đốc về công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; côngtác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng Tham mưu xây dựng chínhsách bán hàng, bao gồm chính sách về giá, khuyến mãi, chiết khấu và các chươngtrình quảng bá, tiếp cận đến khách hàng để trình Giám đốc phê duyệt Lập mục tiêu,

kế hoạch bán hàng trình Giám đốc phê duyệt định kỳ và thực hiện tổ chức triển khaibán các sản phẩm và dịch vụ thuộc chức năng nhằm đạt được mục tiêu đã được phêduyệt Tuân thủ các quy định của Công ty trong công tác đề xuất các chính sách chokhách hàng khi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thuộc chức năng nhiệm vụ Tìmkiếm và phát triển khách hàng mới thuộc nhóm khách hàng mục tiêu

-Phòng kế toán: Quản lý, theo dõi, ghi chép các phát sinh trong sản xuất

kinh doanh của công ty Xây dựng kế hoạch, cung ứng vật tư, công cụ dụng cụ đápứng cho sản xuất, tham mưu cho ban lãnh đạo công ty về lĩnh vực tài chính Tổnghợp và lập các báo cáo theo yêu cầu

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 14

Trang 15

-Phòng nghiệp vụ: Là phòng chuyên sản xuất sản phẩm theo kế hoạch sản

xuất đảm bảo đúng số lượng và chất lượng đề ra, sử dụng và bảo quản mày móc, có

kế hoạch sản xuất hợp lý, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sảnxuất, thực hiện nghiêm túc các nội quy do doanh nghiệp đề ra, phối hợp với cácphòng ban nhằm đảm bảo công việc được hoàn thành kịp thời và hiệu quả

1.6 Tình hình tổ chức kinh doanh và tổ chức lao động của Công ty

1.6.1 Tình hình tổ chức kinh doanh của Công ty:

Là một doanh nghiệp chuyên phân sản xuất, buôn bán các sản phẩm quần áomay mặc

Trong những năm qua, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra được những chiếnlược, chính sách kinh doanh tương đối phù hợp với đòi hỏi của thị trường cũng như

là thị hiếu của khách hàng Vì vậy, uy tín của Công ty ngày càng khẳng định và pháttriển

Phòng kinh doanh của Công ty gồm những cán bộ có trình độ chuyên môncao nên đã kịp thời đề ra được những biện pháp phù hợp cho chiến lược phát triểnmạng lưới tiêu thụ của Công ty Nắm bắt được nhu cầu thị trường với nội lực củamình Công ty quyết định tập trung vào kinh doanh sản xuất đồ trẻ em, người lớntrong độ tuổi 18-40 tuổi

Hàng hóa của Công ty đa dạng về mẫu mã, chất lượng, phù hợp với mọi nhucầu của khách hàng Sứ mệnh của Công ty là giúp cho khách hàng “ngày càng đẹphơn” bằng những sản phẩm kết tinh từ tri thức, sự trung thực và ân cần

Phương thức bán hàng chủ yếu của Công ty là bán hàng qua kho và bán hàngtheo hình thức vận chuyển thẳng

Bán hàng qua kho là hình thức hàng hóa phải được xuất từ kho bảo quản củaCông ty, bán hàng qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức là bán hàng theohình thức giao hàng trực tiếp hoặc là bán hàng theo hình thức chuyển hàng có nghĩa

là dùng phương tiện vận tải của công ty hoặc thuê ngoài để chuyển hàng cho ngườimua

Bán hàng theo hình thức vận chuyển thẳng nghĩa là Công ty sau khi sản xuấthoàn thành, không đưa về nhập kho mà chuyển thẳng cho người mua hàng Theohình thức này thì khi lập kế hoạch sản xuất thì Công ty đã xác định được kháchhàng mua

Mỗi hình thức bán được thực hiện phù hợp với từng hợp đồng mua bán, phùhợp với điều kiện, khả năng của Công ty Nhưng dù theo hình thức nào đi chăng

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 15

Trang 16

nữa thì cũng đều có sự quản lý chặt chẽ của Ban giám đốc và các phòng ban nghiệp

vụ liên quan, từng nghiệp vụ kinh tế phải được hạch toán rõ ràng, hợp lý

Công ty TNHH Thanh Huyền luôn đặt tiêu chí tiết kiệm và phù hợp với xu

thế thời trang cho người sử dụng lên hàng đầu với tôn chỉ kinh doanh là “Chất

lượng thực, giá trị thực” Đây không chỉ là cam kết của Ban lãnh đạo và toàn thể

cán bộ công nhân viên Thanh Huyền đối với khách hàng mà tôn chỉ trên còn đượcxem là “kim chỉ nam” dẫn đường cho sự phát triển bền vững của Thanh Huyền

Trong những năm qua, Công ty luôn có mức tăng trưởng năm sau cao hơnnăm trước, hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà nước Vì xác định đúng về nội dung sảnxuất, kinh doanh nên bằng những chiến lược thị trường, chiến lược bán hàng, Công

ty đã và đang mở rộng thị trường theo chiều sâu, đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặttrong việc tổ chức thị trường và hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty đã vàđang cố gắng tăng cường phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật áp dụng công nghệ quản

lý tiên tiến, cải tiến phương thức bán hàng, có chính sách khuyến khích sức mua củakhách hàng để đảm bảo tốt hoạt động bán hàng của Công ty

1.6.2 Tình hình tổ chức lao động của Công ty.

Công ty TNHH Thanh Huyền là một đơn vị chuyên sản xuất quần áo, trangphục và là doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ nên số lượng lao động ít Công ty

đã có những quy định về việc quản lý và sử dụng lao động gọn nhẹ, hợp lý và cóhiệu quả Công ty đã từng bước sắp xếp, bố trí lao động cho từng bộ phận, từng lĩnhvực phụ trách cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty sao chođạt hiệu quả

-Chế độ làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày từ thứ 2 đến thứ 7 đốivới nhân viên văn phòng Còn các bộ phận khác như bộ phận bán hàng, bảo vệ, kho,công nhân sản xuất, phân xưởng… thì thực hiện làm việc theo ca, chia làm 2 ca,7h/ca, từ 8h đến 3h và từ 3h đến 10h Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất, kinhdoanh thì nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty có những quyđịnh đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của Nhà Nước và có chế

độ đãi ngộ thỏa đáng

Nghỉ phép, nghỉ Tết, nghỉ lễ: Nhân viên được nghĩ lễ và Tết theo quy địnhcủa Bộ luật lao động Những nhân viên có thời gian làm việc tại Công ty từ 12tháng trở lên, được nghỉ phép 12 ngày mỗi năm, nếu làm việc dưới 12 tháng thì sốngày nghỉ phép được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc

Nhân viên được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo, có nhiềuđiều kiện tốt để phát triển tài năng và năng lực của mình

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 16

Trang 17

-Chính sách tuyển dụng đào tạo: Công ty có hệ thống quy chế về tuyển dụng

rõ ràng, tuyển dụng qua các nguồn lao động từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trungcấp và lao động phổ thông trên địa bàn

Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vàtâm huyết vào làm việc đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh Tùy từng vịtrí mà Công ty đề ra tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các chức danh phải đápứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chuyên môn cơ bản, cán bộ quản lý phải cótrình độ chuyên ngành, nhiệt tình, yêu thích công việc, ham học hỏi… Đối với vị tríquan trọng yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe về kinh nghiệm công tác, khả năngphân tích và trình độ ngoại ngữ, tin học

-Chính sách lương, thưởng: Công ty xây dựng chính sách lương phù hợp vớingành nghề hoạt động và đảm bảo cho người lao động hưởng đầy đủ các chế độtheo quy định của Nhà nước Hệ số lương được xác định dựa trên trình độ, cấp bậc

và tay nghề của người lao động, đảm bảo phù hợp với năng lực và công việc củatừng người Chính sách thưởng nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên trongCông ty làm việc hiệu quả, đóng góp cho Công ty Công ty có chính sách thưởnghàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể Việc xét thưởng căn cứ trên thànhtích của từng cá nhân, tập thể trong việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao, cósáng tạo cải tiến trong công việc Ngoài ra Công ty còn có chế độ thưởng lương vàocuối năm, tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm mà sốlượng thưởng sẽ tăng giảm tương ứng

-Bảo hiểm, phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểmthất nghiệp được Công ty thực hiện đúng theo quy định của Luật lao động Công ty

có tổ chức công đoàn độc lập, quan tâm chăm sóc và bảo vệ quyền lợi chính đángcho người lao động Hằng năm, Công ty kết hợp với công đoàn tổ chức khám sứckhỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên và tổ chức cho cán bộ công nhân viên đitham quan nghỉ mát

BẢNG TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THANH HUYỀN

Bảng 1-2

Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Số người (%)

I Phân theo giới

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 17

Trang 18

IV Phân theo trình

Qua bảng 1-2 chúng ta có thể thấy tại thời điểm ngày 31/12/2016 tổng số lao

động trong Công ty là 38 người, tăng 5 người so với cùng thời điểm năm 2015

Theo giới tính, số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam trong cả 2 năm Tỷ lệ laođộng nữ chiếm trên 50% tổng số lao động của toàn Công ty Điều này có thể giảithích do đặc thù sản xuất, kinh doanh của Công ty cần nhiều lao động nữ hoạt độngtrong lĩnh vực chuyên sản xuất may mặc

Theo độ tuổi, lao động trong Công ty được phân thành 3 nhóm tuổi Đa sốlao động trong Công ty ở độ tuổi từ 26 đến 40, năm 2015 chiếm 72.73%, năm 2016chiếm 68.42% Đặc biệt, lao động ở độ tuổi 18 đến 25 năm 2016 tăng lên đáng kể,tăng 4 người tương ứng tăng 80% Như vậy, Công ty có đội ngũ lao động tương đốitrẻ, thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng lao động để nâng cao tay nghề, trình độ,đặc biệt là phục vụ cho chiến lược phát triển trung hạn và dài hạn mà Công ty đangtiến hành Đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt huyết tinh thần làm việc hăng say là yếu tố đầuvào cần thiết để Công ty mở rộng quy mô kinh doanh nâng cao đời sống của cán bộcông nhân viên

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 18

Trang 19

Theo tính chất lao động thì do Công ty bao gồm cả sản xuất và hoạt độngkinh doanh, buôn bán; tuy nhiên tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất nên cơcấu lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ nhiều hơn lao động gián tiếp Năm 2015 lao độngtrực tiếp là 23 người chiếm 69.69%, năm 2016 là 26 người chiếm 68.42%, lao độnggián tiếp năm 2015 là 10 người chiếm 30.31% đến năm 2016 tăng lên 3 ngườichiếm 31.58% trong tổng số công nhân Điều này phù hợp với điều kiện sản xuất,kinh doanh của Công ty, công ty chủ yếu là sản xuất sau đó bán thành phẩm chokhách hàng, chỉ trực tiết bán sản phẩm đến người tiêu dùng khi có các hội trợ giớithiệu sản phẩm,

Theo trình độ lao động, phần lớn đội ngũ lao động của Công ty trong 2 năm

là ở trình độ trung cấp, lao động phổ thông, tuy nhiên trình độ lao động của nhânviên trong Công ty ngày chuyên môn hóa cao, biểu hiện qua năm 2016 Công tytuyển thêm số lao động có trình độ học vấn chủ yếu là cao đẳng và trung cấp Tuyvậy thì tỷ lệ lao động phổ thông chiếm phần nhiều, năm 2016 tăng 2 người Nhưvậy, số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao, đây là dấu hiệu đáng mừng chothấy Công ty đã quan tâm đến việc tuyển chọn lao động đầu vào và việc đào tạo cholao động

Qua bảng 1-2 ta có thể thấy rằng về quy mô và chất lượng lao động của Công

ty đã được tăng lên và dần cải thiện qua các năm, đáp ứng nhu cầu phát triển củaCông ty Tuy vậy để tạo ra lợi nhuận cao với chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo choquá trình hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra hiệu quả tốt thì Công ty vẫn cầnnâng cao cơ cấu lao động một cách hợp lý hơn để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối

ưu nhất cho Công ty

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 19

Trang 20

-Nhân viên phòng kinh doanh có nhiều kinh nghiệm, luôn có những chínhsách và chiến lược phát triển trong việc bán hàng, mở rộng thị trường.

-Bộ máy quản lý của Công ty khá gọn nhẹ, phù hợp theo yêu cầu quản lý,phân công công việc theo đúng chức năng và nhiệm vụ của từng người

-Đội ngũ công nhân viên: Đội ngũ công nhân viên chủ yếu là các lao độngtrẻ nên có sự năng nổ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có niềm đam mêtrong công việc và luôn biết cách sáng tạo, phát huy tìm tòi những ý tưởng mới mẻ,tiến bộ

-Đời sống cán bộ công nhân không ngừng được cải thiện, người lao động đềuthấy gắn bó và có trách nhiệm trong công việc góp phần xây dựng Công ty ngàycàng vững mạnh

* Khó khăn:

-Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty cũng gặp không ít những khó

khăn do sự thay đổi của nền kinh tế dẫn đến thị trường cũng có nhiều biến động, sựcạnh tranh gay gắt giữa các Công ty kinh doanh cùng mặt hàng làm giảm hiệu quảkinh doanh của Công ty Nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu mua sắm của người dân giảm

-Do sản phẩm của Công ty chủ yếu là hàng thời trang nên việc thay đổi xuhướng, kiểu dáng, phong cách khá nhanh, làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận củaCông ty

Tóm lại, Công ty cần phát huy những thuận lợi và khắc phục những

khó khăn để phát triển một cách bền vững Để có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động

và những thành quả đạt được, em xin được tiến hành phân tích tình hình tài chính vàtình hình kinh doanh Công ty năm 2016 trong chương 2 của luận văn

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 20

Trang 22

2.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH THANH HUYỀN năm 2016.

Trong nền kinh tế thị trường với quá nhiều sự cạnh tranh, để đứng vững đượcđòi hỏi Công ty phải hoạt động hiệu quả tạo được khả năng cạnh tranh Do đó,Công ty phải tự đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình có hiệuquả hay không, tìm ra những điểm mạnh để khắc phục được những điểm yếu kém.Phân tích tài chính giúp Công ty đánh giá một cách toàn diện bao quát về vốn, tỉsuất sinh lời, doanh thu hàng năm, nợ tồn đọng… Các chỉ số phân tích giúp choCông ty điều hành, quản lý và xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh Các nhàquản lý thường yêu cầu những chỉ số phân tích chính xác và chi tiết mang tính thời

sự, cập nhật để họ đưa ra những biện pháp chiến lược, sách lược trong kế hoạchkinh doanh của mình; khắc phục những khuyết điểm tồn đọng và xúc tiến nhữnggiải pháp kinh doanh mới một cách chính xác, kịp thời cho các nhà đầu tư có ý địnhhoặc tương lai sẽ đầu tư vào Công ty

Do vâỵ việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là công việchết sức quan trọng đối với Công ty và giúp cho Công ty đánh giá được một cáchchính xác thực trạng sản xuất kinh doanh đang ở trình độ nào, chỉ ra những ưunhược điểm làm cơ sở cho việc hoạch định chất lượng đạt hiệu quả cao nhất về kinh

tế và xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh

Để tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2016, em tiến hànhđánh giá một số chỉ tiêu kinh tế trong bảng 2-1

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 22

Trang 23

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY NĂM 2016

Tương đối

6 Tiền lương bình quân đồng/tháng 4,625,390 5,500,000 5,694,835 1,069,444 23.12 194,835 3.54

7 NSLĐ bq theo giá trị đ/người/năm 279,746,264 357,142,857 406,105,146 126,358,882 45.17 48,962,288 13.71

8 Lợi nhuận trước thuế đồng 20,117,905 40,235,810 57,163,001 37,045,096 184.14 16,927,191 42.07

Trang 24

Qua các số liệu trong bảng ta thấy: Trong năm 2016 công ty đã hoàn thành các chỉtiêu đề ra trong năm kế hoạch và vượt so với thực hiện năm 2015, một số ít chỉ tiêu chưađạt kế hoạch, cụ thể là:

-Tổng doanh thu: Trong năm 2016 Công ty đạt tổng doanh thu15,431,995,534đồng tăng 6,200,368,834đồng, tương ứng tăng 67.16% so với năm

2015 và tăng 2,931,995,534đồng tương ứng tăng 23.46% so với kế hoạch để ra năm

2016 Tổng doanh thu tăng là do năm 2016 sản lượng tiêu thụ thành phẩm của công

ty tăng, giá cả trên thị trường tương đối ổn định, nên doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ của công ty tăng cao hơn năm 2015 Chứng tỏ Công ty đã lập kế hoạchtương đối chính xác trong năm 2016 và cũng đánh giá những cố gắng vượt bậc củaCông ty trong năm

-Giá vốn: Năm 2016 giá vốn của Công ty là 13,470,900,252đồng tăng5,424,866,557đồng, tương ứng tăng 67.42% so với năm 2015 và tăng 28.79% sovới kế hoạch đề ra Giá vốn hàng bán tăng do trong năm công ty đã tiêu thụ đượcnhiều hàng hóa hơn, chất lượng giá trị hàng hóa, thành phẩm được nâng cao cùngvới sự biến động tăng của giá cả đầu vào nên giá vốn hàng bán của Công ty cũngtăng lên Đồng thời, ta nhận thấy tốc độ tăng của giá vốn (67.42%) tăng nhanh hơntốc độ tăng doanh thu (67.16%), do đó Công ty cần chú trọng và quản lý chi phímua hàng hóa, chi phí vận chuyển, bốc dỡ nhằm giảm tối đa chi phí làm tăng lợinhuận của Công ty

-Tổng tài sản bình quân của Công ty không ngừng được duy trì và tăngcường, năm 2016 là 26,527,200,433đồng tăng so với năm 2015 là5,267,086,318đồng tương ứng tăng 24.77% Điều đó cho thấy quy mô của Công tynăm 2016 mở rộng hơn so với năm 2015 Sự tăng lên của tổng tài sản bình quân sovới năm 2015 chủ yếu là do tài sản ngắn hạn bình quân tăng, cụ thể tài sản ngắn hạnbình quân năm 2016 là 18,525,382,687 đồng tăng 3,875,504,877 đồng tương ứngtăng 26.45% so với năm 2015 Tài sản dài hạn bình quân tăng nhưng thấp hơn tàisản ngắn hạn là 1,391,581,442đồng tương ứng tăng 21.05%,

-Tổng lao động: Năm 2016 tổng số lao động trong Công ty là 38 người tăng

5 người tương ứng tăng 15.15% so với năm 2015 và tăng 3 người tương ứng tăng8.57% so với kế hoạch đề ra Số lượng lao động tăng do công ty mở rộng quy môkinh doanh, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ và Công ty có chế độ ưu đãi tốt nênthu hút được thêm lao động

-Tổng quỹ lương của Công ty năm 2016 là 2,596,844,609đồng tăng765,190,080đồng tương ứng tăng 41.78% so với năm 2015 và tăng 286,844,609đồng tương ứng tăng 12.42% so với kế hoạch đề ra Do có sự bổ sung thêm về nhânSV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 24

Trang 25

lực để đáp ứng nhu cầu hoạt động của Công ty, bên cạnh đó do doanh thu tiêu thụtăng nên Công ty có các chế độ đãi ngộ, thưởng thêm cho nhân viên nên kéo theo

đó là tổng quỹ lương cũng tăng theo Qua đó cũng phản ánh được phần nào sự quantâm và chú trọng của Công ty đến thu nhập của người lao động trong thời điểm khókhăn hiện nay

-Tiền lương bình quân năm 2016 của cán bộ công nhân viên Công ty là5,694,835đồng/người-tháng tương ứng tăng 1,069,444đồng/người/tháng tương ứngtăng 23.12% so với năm 2015 và tăng 194,835đồng/người/tháng tương ứng tăng3.54% so với kế hoạch đề ra Qua đó ta thấy thu nhập bình quân của người lao độngnăm 2016 tăng lên đáng kể so với năm 2015 và tăng vượt so với kế hoạch đề ra đãlàm cho đời sống của người lao động phần nào được cải thiện Tiền lương bìnhquân năm 2016 tăng là do trong năm Công ty đã tăng thêm nhiều quyền lợi, chế độđãi ngộ cho nhân viên đã hoàn thành tuy nhiên mức chênh lệch không cao điều nàychứng tỏ công ty đã có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất hợp lý

-Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên theo giá trị năm

2016 là 406,105,146đồng/người/năm, tăng 126,358,882đồng/người/năm tương ứngtăng 45.17% so với năm 2015 và tăng 48,962,288 đồng/người/năm tương ứng tăng13.71% so với kế hoạch Năng suất tăng là do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độtăng của số lượng lao động Tốc độ tăng năng suất lao động(45.17%) cao hơn tốc

độ tăng tổng quỹ lương(41.78%) cho thấy việc trả lương của doanh nghiệp đạt hiệuquả kinh tế, do năng suất lao động là nhận được từ lao động còn tiền lương là cáidoanh nghiệp phải bỏ ra, cái nhận về càng lớn hơn cái bỏ ra thì càng tốt, càng hiệuquả

-Lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2016 tăng 57,163,001đồng tươngứng tăng 184.14% so với năm 2015 và tăng 16,927,191đồng tương ứng tăng42.07% so với kế hoạch đặt ra Lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng 29.929.910 đồngtương ứng tăng 184.14% so với năm 2015 và tăng 13,541,753 đồng tương ứng tăng42.07% so với kế hoạch Cả lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Công ty năm 2016tăng là do doanh thu bán hàng tăng cao so với năm 2015, đặc biệt trong năm 2016Công ty Công ty đã cắt giảm được nhiều khoản chi phí không hợp lý

-Các khoản nộp ngân sách nhà nước của công ty năm 2016 là 11,432,600đồng tăng 6,650,828 đồng tương ứng 139.09% so với năm 2015 Nguyên nhân là do

sự tăng lên của thuế thu nhập doanh nghiệp do lợi nhận trước thuế tăng so với năm2015

Nhìn chung là trong năm 2016, dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công tyTNHH Thanh Huyền và sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đãSV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 25

Trang 26

đạt được một số kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đã đặt

ra Tuy nhiên, một số chỉ tiêu chỉ hoàn thành đúng hoặc vượt mức kế hoạch đặt rakhông nhiều Do vậy, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, đòi hỏi Công tycần phải nghiên cứu, phân tích thị trường một cách chính xác, tỉ mỉ hơn để từ đó cóthể đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn hơn, hợp lý và chính xác hơn gópphần làm tăng lợi nhuận cho Công ty Đồng thời không ngừng đổi mới phương thứcquản lý, điều hành, xây dựng những giải pháp cụ thể để khác phục những tồn tại vàyếu kém nhằm hoàn thành kế hoạch các năm tiếp theo

2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Thanh Huyền.

Hoạt động tài chính được gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty đồng thời cũng có tính độc lập nhất định Hoạt động sản xuất kinh doanhtốt là tiền đề cho một tình hình tài chính tốt và ngược lại hoạt động tài chính tốtcũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Phân tích tình hình tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở các báo cáo tài chính

Với ý nghĩa này, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là vấn

đề cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nó cho biết tình trạng vàhướng phát triển của sản xuất kinh doanh

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Thanh Huyền.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ bướcđầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý biết được thực trạngtài chính cũng như đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm vững đượctình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan Nhiệm vụcủa phân tích chung tình hình tài chính là đánh giá sự biến động của tài sản, nguồnvốn, tính hợp lý của các biến động đó về số tuyệt đối và số tương đối, liên hệ vớicác chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh để có các kết luận tổng quát đồng thờiphát hiện các vấn đề cần nghiên cứu

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Thanh Huyền

em phân tích qua các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán năm 2016, được thể hiệnqua bảng 2-2

Ta thấy tổng tài sản cuối năm tăng 2,715,434,618 đồng tương ứng tăng10.92% so với đầu năm Khi xét đến sự biến động của tài sản ta thấy có sự thay đổi

rõ rệt, tài sản ngắn hạn cuối năm tăng 412,489,095 đồng tương ứng tăng 2.29% sovới đầu năm Tài sản ngắn hạn cuối năm tăng là do tiền và các khoản tương đươngtiền tăng 370,487,480 đồng tương ứng 70.42% so với đầu năm, các khoản phải thungắn hạn tăng 3,061,957,148 đồng tương ứng 117.67%, tuy hàng tồn kho và tài sảnSV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 26

Trang 27

ngắn hạn khác có giảm nhưng tỷ lệ giảm không bằng tỷ lệ tăng của hai chỉ tiêu trêndẫn đến tài sản ngắn hạn vấn tăng Cuối năm tài sản dài hạn cũng tăng cao tăng2,302,945,523 đồng tương ứng 33.62% so với đầu năm Việc tài sản dài hạn cuốinăm tăng là do công ty đã đầu tư thêm phương tiện vận tải truyền dẫn, mở rộng quy

mô sản xuất nhằm nâng cao năng xuất Công ty đã đầu tư thêm 2,372,828,364 đồngvào việc tăng tài sản cố định Sự biến động của tài sản dài hạn lớn hơn sự biến độngcủa tài sản ngắn hạn đã làm cho tổng tài sản cuối năm lớn hơn đầu năm là 10.92%.Trong kết cấu tài sản thì thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn

mà tài sản ngắn hạn lại có tính thanh khoản cao nên sẽ đáp ứng được khả năngthanh toán của doanh nghiệp Cuối năm sự biến động giảm của hàng tồn kho và tàisản ngắn hạn khác đã làm giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn xuống từ 72.45% xuống66.81%, đông thời sự biến đông của tài sản cố định đã làm cho tỷ trọng của tài sảndài hạn tăng từ 27.55% lên 33.19% Như vậy, tổng tài sản cuối năm tăng so với đầunăm là do công ty tập trung vào mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị phục vụ chosản xuất kinh doanh

Về nguồn vốn: Khi xét đến sự biến động về nguồn vốn, ta xét sự biến độngcủa phần nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu để biết nhân tố nào ảnh hưởng đến sựtăng lên của tổng nguồn vốn Cuối năm tổng nợ phải trả tăng lên 2,476,608,387đồng tương ứng 13.05% so với đầu năm Điều này đã làm tăng tỷ trọng của nợ phảitrả trong nguồn vốn từ 74.93% lên 77.35% Nợ phải trả tăng là do tác động tăng nợngắn hạn và nợ dài hạn Nó cho ta thấy công ty đang đi vay mượn và chiếm dụngvốn từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng nguồn vốchủ sở hữu cuối năm giảm so với đầu năm giảm 66,180,963 đồng tương ứng 1.04%,mức giảm tuy không cao nhưng cũng cho thấy công ty đang thụ động hơn do việcgiảm này đã làm giảm tỷ trọng trong nguồn vốn của vốn chủ sở hữu Tỷ trọng nợphải trả chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vố chủ sở hữu cho thấy lượng vốn phục vụcho sản xuất kinh doanh chủ yếu là do đi vay, đi chiếm dụng tuy đây là hiện tượngphổ biến trong nền kinh tế nhưng đều đó cũng không tốt trong việc giúp công ty chủđộng nguồn vốn sản xuất kinh doanh

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 27

Trang 28

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NĂM 2016

Bảng 2-2

Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng (%) (±) Giá trị (%)

I Tiền và các khoản tương đương tiền 526,138,879 2.12 896,626,359 3.25 370,487,480 70.42

III Các khoản phải thu ngắn hạn 2,602,122,308 10.47 5,664,079,456 20.54 3,061,957,148 117.67

Trang 29

2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Huyền.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của donh nghiệp thì việc đảmbảo nguồn vốn để duy trì hoạt động là điều quan trọng nhất Doanh nghiệp có thểhuy động mọi nguồn vốn để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn tự

có, vốn vay Tuy nhiên phải đảm bảo tính hiệu quả và tính an toàn tài chính trongkinh doanh

Để biết được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu từ nguồnvốn nào, có hiệu quả và đảm bảo an toàn tài chính hay không Ta phải phân tích hailoại nguồn vốn sau:

Nguồn tài trợ thường xuyên, được sử dụng thường xuyên, ổn định, lâu dài.Thuộc nguồn này bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, nợ dài hạn, trung hạn

Nguồn tài trợ tạm thời, được sử dụng tạm thời, trong thời gian ngắn, baogồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay nợ quá hạn, các khoảnchiếm dụng bất hợp pháp

Nguồn tài trợ thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu (2-1) Nguồn tài trợ tạm thời = Nợ ngắn hạn (2-2)Cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:

TS ngắn hạn + TS dài hạn = Nguồn tài trợ TX + Nguồn tài trợ TT

Hoặc TS ngắn hạn – Nguồn tài trợ TT = Nguồn tài trợ TX – TS dài hạn

Khi đó: Vốn hoạt động thuần = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Hay: Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ TX – TS dài hạn

Vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp là lượng vốn đảm bảo cho quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời với việc sẵn sàng thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn Vốn hoạt động thuần phản ánh số tài sản của doanhnghiệp được tài trợ từ các nguồn dài hạn, không đòi hỏi phải thanh toán trong thờihạn ngắn

Từ bảng 2-3 ta thấy cả đầu năm và cuối nyăm 2016 vốn hoạt động thuần nhỏhơn 0 chứng tỏ Công ty không có đủ nguồn tài trợ thường xuyên để đáp ứng cho tàisản dài hạn Công ty đã sử dụng một phần nguồn tài trợ tạm thời để đầu tư cho tàisản dài hạn Đây chỉ là một giải pháp tạm thời, nếu điều này xảy ra liên tục thì sựtồn tại của doanh nghiệp sẽ bị đe dọa, Công ty có thể bị đẩy tới giải pháp là bán haythanh lý TSCĐ Vốn hoạt động thuần cuối năm giảm 2,361,261,119đồng so với đầunăm, do đó Công ty cần cố gắng có những điều chỉnh để tạo ra trạng thái cân bằngmới mang tính an toàn và bền vững hơn trong những năm tiếp theo

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 29

Trang 30

Nguồn tài trợ tạm thời ở thời điểm cuối năm 2016 tăng so với đầu năm là2,468,743,020đồng tương ứng tăng 13.01% nguyên nhân là do sự tăng lên của nợngắn hạn Nguồn tài trợ tạm thời tăng giúp công ty đáp ứng những yêu cầu về vốn

để đảm bảo cho những phát sinh có tính tạm thời trong hoạt động sản xuất kinhdoanh ngoài ra còn đầu tư thêm cho việc mua sắm tài sản dài hạn

Nguồn tài trợ thường xuyên giảm 66,180,963đồng tương ứng giảm 1.04%,

đó là do sự giảm xuống của vốn chủ sở hữu Việc giảm nguồn tài trợ thường xuyên

đã làm cho công ty không đủ vốn sử dụng cho việc mua sắm, hình thành tài sản cốđịnh mà một phần phải lấy từ nguồn vốn tài trợ tạm thời

Ngoài ra, để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp, ta còn dùng các chỉ tiêu sau:

1 Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn tài trợ thường xuyên đ/đ (2-3)

Tổng nguồn vốn

Hệ số tài trợ thường xuyên cho biết so với tổng nguồn tài trợ của doanhnghiệp thì nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần Hệ số này càng lớn, tính ổnđịnh và cân bằng tài chính ngày càng cao và ngược lại Hệ số tài trợ thường xuyên ởthời điểm cuối năm là 0.23đồng/đồng nhỏ hơn 0.02 đồng/đồng so với thời điểmđầu năm, cho thấy tính ổn định và cân bằng tài chính của Công ty năm nay kém hơnnăm trước Hệ số tài trợ thường xuyên giảm do ở thời điểm cuối năm nguồn vốnchủ sở hữu giảm mà tổng nguồn vốn tăng hơn so với thời điểm đầu năm Hệ số tàitrợ thường xuyên còn rất thấp là do vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỉ trọng nhỏ

so với tổng nguồn vốn, không đủ cho nhu cầu kinh doanh nên Công ty vẫn phải đivay

2 Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời đ/đ (2-4)

Tổng nguồn vốn

Hệ số tài trợ tạm thời cho biết so với tổng nguồn tài trợ của doanh nghiệp,nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần Hệ số tài trợ tạm thời ở cuối năm là0.77đồng/đồng tăng 0.02 đồng/đồng so với thời điểm đầu năm Hệ số tài trợ tạmthời tăng do nợ ngắn hạn tăng và ở thời điểm cuối năm nguồn tài trợ tạm thời tăngmạnh hơn so với tổng nguồn vốn Như vậy, hệ số tài trợ thường xuyên ở thời điểmđiểm cuối năm giảm 9.62% trong khi đó hệ số tài trợ tạm thời ở thời điểm cuối năm

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 30

Trang 31

tăng 3.22% cho thấy tình hình tài chính ở thời điểm cuối năm vẫn chưa có chuyểnbiến tích cực hơn thời điểm đầu năm.

3 Hệ số NTTTX so với TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên đ/đ (2-5)

Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thườngxuyên Hệ số này càng lớn, tính ổn định và bền vững về tài chính của Công ty càngcao và ngược lại Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn ở cuốinăm là 0.69đồng/đồng nhỏ hơn so với thời điểm đầu năm là 0.24 đồng/đồng tươngứng giảm 25.94% Hệ số này nhỏ hơn 1 đồng nghĩa với việc nguồn tài trợ thườngxuyên không đáp ứng đủ cho nhu cầu về tài sản dài hạn, tính ổn định và bền vữngcủa tài chính thấp

4 Hệ số NTTTT so với TSNH = Nguồn tài trợ tạm thời Tài sản ngắn hạn đ/đ (2-6)

Hệ số này cho biết mức độ tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nợ ngắn hạn làcao hay thấp Trị số của chỉ tiêu này càng lớn tính ổn định và bền vững về tài chínhcàng giảm và ngược lại Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn ởcuối năm là 1.15đồng/đồng tăng lên 0.13đồng/đồng tương ứng tăng 12.35% so vớiđầu năm Chỉ số này lớn hơn 1 chứng tỏ tính ổn định và bền vững của tài chính củaCông ty thấp

5 Hệ số Vốn CSH so với NTTTX = Vốn chủ sở hữu đ/đ (2-7)

Nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số này cho biết mức độ vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên

là cao hay thấp Trị số này càng lớn càng cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn vốn vayngoài càng ít và ngược lại Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên

ở cuối năm và đầu năm đều bằng 1 đồng /đồng cho thấy nguồn tài trợ thường xuyêncủa Công ty hoàn toàn là do vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất nợ cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh mà Công ty đang sử dụng

có bao nhiêu đồng vốn đi vay Tỷ suất nợ của Công ty tại thời điểm cuối năm là77.36% cho biết tại thời điểm cuối năm, trong 1 đồng vốn kinh doanh cóSV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 31

Trang 32

0.7736đồng vốn đi vay Công ty sử dụng nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là từ cácnguồn chiếm dụng Tỷ suất nợ cuối năm tăng so với đầu năm cho thấy mức độ phụthuộc của Công ty vào chủ nợ ngày càng tăng, khả năng rủi ro tài chính ngày càngtăng lên.

7 Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu *100 ; % (2-9)

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ phản ánh trong 1 đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệpđang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ ở đầu năm là25.06% và cuối năm là 22.65% giảm 2.41% so với ở thời điểm đầu năm Hệ số tựtài trợ giảm do vốn chủ sở hữu giảm, cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chínhgiảm xuông Đồng thời tỷ suất này ở thời điểm đầu năm và cuối năm đều thấp chothấy khả năng tự đảm bảo tài chính của Công ty kém, Công ty cần tăng vốn chủ sởhữu để tăng mức độ tự chủ về mặt tài chính

Như vậy, qua việc phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty năm 2016 ta thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn cuốinăm vẫn chưa có nhiều cải thiện hơn so với đầu năm tuy nhiên vẫn còn vài điểmtích cực Công ty gặp khó khăn trong việc tự đảm bảo nguồn tài chính, phải huyđộng vốn đi vay Yêu cầu đặt ra với Công ty là tăng nguồn tài trợ thường xuyên,giảm các khoản vay ngắn hạn và có biện pháp sử dụng, quản lý nguồn vốn vay hợp

lý để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 32

Trang 33

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY

Bảng 2-3

ST

T Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm 2016

Cuối năm 2016

1 Nguồn vốn tài trợ tạm thời (NTTTT) Đồng 18,980,607,821 21,449,350,841 2,468,743,020 13.01

2 Nguồn vốn tài trợ thường xuyên

Trang 34

8 Tỷ suất tự tài trợ % 25.06 22.65 -2.41 -9.62

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 34

Trang 35

2.2.3 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.

Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế tài chính chủ yếu để đánhgiá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính trongthời kì hoạt động, đã giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khảnăng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong hệ thống báocáo tài chính, bảng cân đối kế toán là một tư liệu cốt yếu trong hệ thống thông tin vềcác doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quáttình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ởmột thời điểm nhất định Quy mô về tài sản và nguồn vốn tăng lên là tiền đề đểCông ty tăng quy mô các hoạt động sản xuất kinh doanh Việc phân tích bảng cânđối kế toán sẽ giúp cho nhà phân tích đánh giá chung tình hình tài sản và nguồn vốncủa doanh nghiệp cũng như dự báo được những rủi ro và tiềm năng tài chính trongtương lai

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Thanh Huyền năm 2016, đánhgiá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanhnghiệp như sau

a) Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản:

Tính đến thời điểm cuối năm 2016 tổng tài sản của Công ty là27,732,414,145đồng, tăng 2,410,427,424đồng so với đầu năm tương ứng tăng9.52% Trong đó tình hình biến động cụ thể như sau:

-Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn cuối năm là 18,579,123,637đồng chiếm66.99% trong tổng tài sản, ở thời điểm đầu năm là 18,471,641,736đồng chiếm72.95% trong tổng tài sản, tăng 107,481,901đồng tương ứng với 0.58%

+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 526,138,879đồng tương ứng tăng70.42% và tỷ trọng của khoản mục này tăng so với đầu năm Tiền và các khoảntương đương tiền tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty cũng tăng theo

+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 3,061,957,148đồng tương ứng tăng 117.67%,chủ yếu do các khoản phải thu khách hàng tăng 3,144,479,148đồng, tương ứng tăng124.80%, do giá trị tăng nên tỷ trọng của khoản mục này cũng tăng Trong thịtrường hiện nay việc bán chịu là một việc không thể thiếu tuy nhiên nếu để cáckhoản phải thu quá lớn thì doanh nghiệp dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanhtoán Điều này là một dấu hiệu không tốt đến tình hình công nợ của Công ty, lượngvốn của Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng, Công ty nên có biện pháp khácphục tình trạng này

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 35

Trang 36

+ Hàng tồn kho giảm, đầu năm là 14,762,513,878đồng, giảm 2,898,124,068đồngcòn 11,864,389,810đồng ở thời điểm cuối năm Tỷ trọng của khoản mục này ở thờiđiểm cuối năm là 42.78% trong tổng tài sản, giảm so với đầu năm Điều đó cho thấythành phẩm, hàng hóa trong kho đã ít ứa đọng, tình hình tiêu thụ của Công ty vềcuối năng tăng so với đầu năm Việc giảm xuống của hàng tồn kho đã giúp công tygiảm một phần chi phí, giảm ứ đọng vốn, công ty cần phát huy, tuy nhiên sự giảmxuống phải phù hợp vì hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu thô phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh, sản phẩm dở dang, thành phẩm, nếu giảm quá nhiều sẽdấn đến gián đoạn trong sản xuất và gián đoạn trong tiêu thụ.

+ Tài sản ngắn hạn khác cuối năm là 154,028,012đồng, giảm 426,838,659đồng,tương ứng giảm 73.48% Tỷ trọng của khoản mục này ở thời điểm cuối năm giảm

so với thời điểm đầu năm

-Tài sản dài hạn: tài sản dài hạn trong năm của Công ty tăng 2,302,945,523đồng,tương đương với tăng 33.62% so với đầu năm Tỷ trọng của khoản mục này ở thờiđiểm cuối năm tăng so với thời điểm đầu năm Tài sản dài hạn tăng là do:

+ Tài sản cố định ở thời điểm cuối năm là 9,101,341,884đồng chiếm 32.82% trongtổng tài sản, tương ứng tăng 2,372,828,364đồng so với đầu năm tăng 35.27% Dotrong năm Công ty đầu tư mua mới tài sản cố định, nâng cấp tu sửa máy móc thiết

bị Đây là nguyên nhân chính cho sự tăng lên của tài sản dài hạn

+ Tài sản dài hạn khác ở thời điểm cuối năm phát sinh giảm 69,882,841đồng, chiếm0,19% trong tổng tài sản ở cuối năm

b) Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn hình thành từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Tổng nguồnvốn cuối năm của Công ty là 27,732,414,145đồng, , tăng 2,410,427,424đồng so vớiđầu năm tương ứng tăng 9.52% Tình hình biến động cụ thể như sau:

- Nợ phải trả của Công ty ở thời điểm cuối năm là 21,451,430,050đồng, chiếm tỷ

trọng là 77.35% trong tổng nguồn vốn Nợ phải trả tăng so với đầu năm là2,476,608,387đồng tương ứng tăng 13.05%, tỷ trọng của khoản mục này cũng tăng

so với đầu năm Năm 2016 Công ty đã vay thêm các khoản nợ phải trả Nguyênnhân do nợ ngắn hạn tăng:

+ Các khoản nợ ngắn hạn cuối năm tăng 2,468,743,020đồng tương ứng tăng13.01% so với đầu năm Nguyên nhân chính làm tăng các khoản nợ ngắn hạn đó là

do trong năm Công ty đã vay thêm các khoản nợ ngắn hạn khác là2,468,743,020đồng Các khoản nợ ngắn hạn chiếm 67.29% tổng nguồn vốn nênviệc Công ty đã vay thêm các khoản nợ ngắn hạn đã làm tăng mạnh nợ phải trả củaCông ty

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 36

Trang 37

+ Vay ngắn hạn ở thời điểm cuối năm là 12,370,000,000đồng, tương ứng tăng50.87% so với đầu năm Tỷ trọng của khoản mục này tăng so với đầu năm.

+ Các khoản phải trả người bán cuối năm là giảm 3,950,586,990đồng tương ứnggiảm 59.91% Tỷ trọng của khoản mục này ở cuối năm giảm so với đầu năm

+ Người mua trả tiền trước tăng 100,936,000đồng tương ứng tăng 841.13%, tỷtrọng tăng so với đầu năm, điếu này cho thấy công ty đang chủ trương chiếm dụngvốn nhiều hơn

+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng đã tăng 6,650,828đồng so với đầunăm

-Nợ dài hạn của công ty tăng là do sự tăng lên của các khoán phải trả phải nộp dàihạn khác, cuối năm tăng 7,865,367, tương ứng 135.93% so với đầu năm

-Vốn chủ sở hữu cuối năm là 6,280,984,095đồng giảm 66,180,963đồng tương ứnggiảm 1.04% Tỷ trọng của khoản mục này cuối năm là 22.65%, đầu năm là 25,07 %

Qua phân tích các khoản mục trong bảng cân đối kế toán thấy rằng cả tài sản

và nguồn vốn của công ty ở cuối năm tăng so với đầu năm, phản ánh quy mô kinhdoanh của Công ty trong năm có xu hướng mở rộng Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trongtổng nguồn vốn nhỏ hơn nợ phải trả nên khả năng chủ động vốn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty thấp Công ty cần có các biện pháp điều hành và sửdụng nguồn vốn vay một cách hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán và tình hìnhtài chính của Công ty

Để có thể có được nhận xét chính xác hơn nữa về tình hình tài chính củaCông ty TNHH Thanh Huyền ta đi tiến hành phân tích mối quan hệ và tình hìnhbiến động của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty năm 2016

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 37

Trang 38

BẢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC TRONG BẢNG

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH Thanh Huyền NĂM 2016.

SỐ ĐẦU NĂM (01/01/2016)

So sánh cuối năm/đầu

năm

Giá trị (đồng)

K/c (%) Giá trị (đồng)

K/c (%) Tuyệt đối

Tương đối

2 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài

SV: Trịnh Hà Thanh MSV: 1324010253 38

Trang 39

-8 -19.63

1 1 Hàng tồn kho 141 III.02 11,864,389,8

10 42.78

14,762,513,87

8 58.30

2,898,124,06

Trang 40

2 2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212

-2,825,126,75

8

10.19

III III Các khoản đầu tư tài chính dài

hạn

230 III.05

2 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài

chính dài hạn (*)

239

Ngày đăng: 04/09/2017, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[7]. “ Chế độ kế toán Doanh nghiêp” ( quyển 1& 2) – NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán Doanh nghiêp
Nhà XB: NXB Tài chính
[2]. Th.S Nguyễn Văn Bưởi: Hoạch toán kế toán trong doanh nghiệp,Trường Đại học Mỏ -Địa Chất, Hà Nội 2004 Khác
[3]. Th.S: Đặng Huy Thái: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Trường Đại học Mỏ -Địa Chất, Hà Nội 2015 Khác
[4]. PGS.TS Phạm Văn Toán, Phạm Thị Hồng Hạnh: Kế toán quản trị, Trường Đại học Mỏ -Địa Chất, Hà Nội 2004 Khác
[5]. TS. Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương: Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh 2005 Khác
[6]. TS. Nguyễn Văn Công: Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 2007 Khác
[8].Quyết định số 48/2006 – BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác
[9]. Các văn bản, chứng từ sổ sách của Công ty TNHH Thanh Huyền Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w