Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng và công tác mặt trận, các đoàn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở một đơn vị hành chính (Trang 33 - 36)

4. Phạm vi nghiên cứu của Tiểu luận

3.4.Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng và công tác mặt trận, các đoàn

công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân tại xã

Đặt trọng tâm vào việc đổi mới việc ra nghị quyết của đảng bộ, chi bộ, của cấp ủy đảng, nhất là đối với những vấn đề lớn, quan hệ tới cuộc sống và quyền lợi của đông đảo nhân dân trong xã, đòi hỏi sự phối hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở và đối với những chủ trương công tác thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền và đoàn thể.

Cần coi trọng việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc giữa bí thư cấp ủy với chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, chủ tịch Ủy ban MTTQ và những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội.

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội sát hợp với nhu cầu, lợi ích của hội viên, đoàn viên; đáp ứng yêu cầu tham gia giám sát, phản biện đối với công tác lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng và chính quyền xã.

KẾT LUẬN

Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, thay thế Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003, được ban hành trên cơ sở của Hiến pháp 2013, trong đó phân biệt và quy định rõ ràng về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền địa phương theo từng cấp, từng khu vực cụ thể. Bên cạnh đó là nỗ lực cải cách nền hành chính của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự “của dân, do dân và vì dân”. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã, thị trấn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đó cũng là yêu cầu thực tế bức thiết của cuộc sống, nhằm ngày càng hoàn thiện thiết chế dân chủ, bảo đảm cho nhân dân thực hiện được quyền lực của mình. Nâng cao năng lực hoạt động của HĐND xã, thị trấn cũng chính là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội cũng như bảo đảm thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

HĐND và UBND là hai cơ quan có vị trí và chức năng khác nhau, nhưng được tổ chức và hoạt động trên cùng một địa bàn, một cấp hành chính, có mối quan hệ chặt chẽ về mặt tổ chức và trong tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thực tế cho thấy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của một cấp chính quyền địa phương chủ yếu dựa vào việc phát huy mang tính tổng hợp hiệu lực hoạt động của cả hai cơ quan trong một thể thống nhất.

Xác định được mối quan hệ đó, HĐND và UBND xã Phong Vân đã không ngừng đổi mới quy chế tổ chức và hoạt động dựa trên nền tảng là Hiến Pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, nhằm xây dựng một chính quyền thực sự gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội, phục vụ nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp năm 2013;

2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

3. Nghị quyết số 12/NQ-HĐND kèm theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân xã Phong Vân khoá XX nhiệm kỳ 2016 – 2021

4. Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế làm việc của UBND xã khoá XX nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở một đơn vị hành chính (Trang 33 - 36)