Hoạt động của UBND xã

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở một đơn vị hành chính (Trang 25)

4. Phạm vi nghiên cứu của Tiểu luận

2.3.2.Hoạt động của UBND xã

Ngày 22/7/2016, Uỷ ban nhân dân xã Phong Vân đã ban hành Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế làm việc của UBND xã khoá XX nhiệm kỳ 2016 – 2021. Trong đó quy định nguyên tắc hoạt động và trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của UBND xã.

* Về nguyên tắc hoạt động:

UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò của tập thể, đề cao trách nhiệm của cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên UBND. Mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên UBND xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.

Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan Nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự giám sát của HĐND xã; phối hợp chặt chẽ giữa UBND với MTTQ và các đoàn thể nhân dân xã trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.

Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình kế hoạch công tác của UBND xã.

Cán bộ, Công chức xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của UBND xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân.

* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của UBND xã

UBND xã xây dựng trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại Khoản 1, 2 và 4 điều 33 của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Khoản 1: Ủy ban nhân dân xã ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

Khoản 2: Quyết định các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

Khoản 4: Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu chi ngân sách xã; điểu chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp

cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

UBND xã họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quy định tại khoản 1 điều này tại phiên họp UBND;

Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp UBND được, theo quyết định của Chủ tịch UBND, Văn phòng UBND xã gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên UBND để lấy ý kiến. Nếu quá nửa tổng số thành viên UBND xã nhất trí thì Văn phòng UBND xã tổng hợp, trình Chủ tịch UBND quyết định và báo cáo UBND xã tại phiên họp gần nhất.

* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch UBND xã:

Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của UBND, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 36 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; đồng thời cùng UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước Đảng uỷ, HĐND xã, UBND huyện.

Chủ tịch UBND xã triệu tập, chủ trì các phiên họp và hội nghị khác của UBND, khi vắng mặt thì uỷ quyền Phó Chủ tịch chủ trì thay; bảo đảm việc chấp hành pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND xã;

Căn cứ vào các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND xã và tình hình thực tiễn của địa phương xây dựng Chương trình công tác năm, quý, tháng của UBND xã;

Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; phân công nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra các thành viên UBND xã và các cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã, trưởng thôn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;

Quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều nội dung công việc, những vấn đề đột xuất, phức tạp trên địa bàn, những vấn đề có ý kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của Phó Chủ tịch và Uỷ viên UBND xã;

Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền UBND xã và thẩm quyền Chủ tịch UBND theo quy định của pháp luật;

Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của xã, hoạt động của UBND với Đảng uỷ, HĐND xã và UBND huyện;

Thường xuyên báo cáo, trao đổi công tác với Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch MTTQ và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân xã; Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác; nghiên cứu, tiếp thu về các đề xuất của MTTQ và các đoàn thể nhân dân đối với công tác của UBND; tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động có hiệu quả;

Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của tổ chức, cá nhân và nhân dân theo quy định của pháp luật.

* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch UBND xã:

Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch phân công; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực được phân công trên địa bàn. Phó Chủ tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao và được uỷ quyền của Chủ tịch;

Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, trước UBND và HĐND xã về lĩnh vực được giao, về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; cùng Chủ tịch và các thành viên khác của UBND chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của UBND trước Đảng uỷ, HĐND xã và UBND huyện. Đối với

những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết định;

Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách nhiệm giải quyết công việc của thành viên khác của UBND thì chủ động trao đổi, phối hợp với thành viên đó để thống nhất cách giải quyết; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch quyết định;

Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã, các thôn thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật, quy định của địa phương thuộc lĩnh vực được giao.

* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Uỷ viên UBND xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Uỷ viên UBND xã chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước Chủ tịch UBND và UBND xã; cùng Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND xã trước HĐND xã và UBND huyện; nắm tình hình, báo cáo kịp thời với Chủ tịch UBND xã về lĩnh vực công tác của mình và các công việc khác có liên quan;

Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực được phân công trên địa bàn; chủ động đề ra các biện pháp, giải pháp để hoàn thành tốt công việc đó;

Phối hợp công tác với các thành viên khác của UBND, các cán bộ, công chức có liên quan và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của UBND huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND xã giao.

* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công chức xã

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ, công chức cấp xã còn có trách nhiệm:

Giúp UBND và Chủ tịch UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở xã, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã và cơ quan chuyên môn của UBND huyện về lĩnh vực mình được phân công.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo giải quyết công việc được giao, sâu sát cơ sở, tận tuỵ phục vụ nhân dân, không gây khó khăn, phiền hà sách nhiễu nhân dân. Nếu vấn đề giải quyết vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách để xin ý kiến.

Tuân thủ quy chế làm việc của UBND xã, chấp hành sự phân công công tác của Chủ tịch UBND; giải quyết kịp thời công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, không để tồn đọng, ùn tắc; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Pháp luật và nội quy cơ quan.

Không đùn đẩy công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức khác; trong trường hợp nội dung công việc có liên quan đến cán bộ công chức khác thì phải chủ động phối hợp và kịp thời báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công tác lâu dài của UBND xã; thực hiện chế độ báo cáo đảm bảo kịp thời chính xác tình hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo phân công của Chủ tịch UBND xã.

* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ không chuyên trách xã, trưởng Thôn, phó trưởng thôn.

Cán bộ không chuyên trách xã chịu trách nhiệm trước UBND và Chủ tịch UBND xã về nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 Quy chế này.

Thông qua đó cũng khắc phục hiện tượng quan liêu, ôm đồm, bao biện của chính quyền cấp trên đối với xã, tạo ra sự thi đua giữa các xã trong khuôn khổ pháp luật, đồng thời giảm bớt hiện tượng ách tắc trong quá trình giải quyết công việc nhà nước từ cấp địa phương đến cấp cơ sở.

3.3. Nâng cao năng lực, tiến tới tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã

Cán bộ xã chủ yếu xuất thân từ nông dân, lớn lên và trưởng thành trong môi trường nông thôn, cho nên có một số về năng lực và trình độ còn hạn chế. Công tác đào tạo cán bộ xã, đặc biệt kỹ năng thực hành có tính nghề nghiệp lại chưa được chú ý đúng mức. Trong điều kiện trình độ dân trí của nhân dân đã được nâng cao, tính chất quản lý ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc quản lý nhà nước cần phải khoa học, bài bản, nên cán bộ cấp xã cần phải có trình độ, nhất là kỹ năng thực hành tổng hợp. Nếu cán bộ cấp trên cần phải chuyên sâu, thì cán bộ cấp xã lại phải có tri thức ở diện rộng, đa năng, có thể giải quyết được hoặc ít ra cũng biết được thủ tục và cách giải quyết nhiều vấn đề rất khác nhau trực tiếp nảy sinh ở cơ sở, để hướng dẫn cho người dân thực hiện.

Cần nghiên cứu đổi mới tiêu chuẩn các chức danh cán bộ xã, kể cả cơ chế điều chuyển cán bộ cấp huyện cho các cơ quan cấp xã và nghiên cứu đổi mới tại các cơ sở đào tạo cán bộ cấp cơ sở theo hướng đa chức năng hơn, coi trọng kỹ năng thực hành hơn.

3.4. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng và công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân tại xã công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân tại xã

Đặt trọng tâm vào việc đổi mới việc ra nghị quyết của đảng bộ, chi bộ, của cấp ủy đảng, nhất là đối với những vấn đề lớn, quan hệ tới cuộc sống và quyền lợi của đông đảo nhân dân trong xã, đòi hỏi sự phối hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở và đối với những chủ trương công tác thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền và đoàn thể.

Cần coi trọng việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc giữa bí thư cấp ủy với chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, chủ tịch Ủy ban MTTQ và những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội.

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội sát hợp với nhu cầu, lợi ích của hội viên, đoàn viên; đáp ứng yêu cầu tham gia giám sát, phản biện đối với công tác lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng và chính quyền xã.

KẾT LUẬN

Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, thay thế Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003, được ban hành trên cơ sở của Hiến pháp 2013, trong đó phân biệt và quy định rõ ràng về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền địa phương theo từng cấp, từng khu vực cụ thể. Bên cạnh đó là nỗ lực cải cách nền hành chính của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự “của dân, do dân và vì dân”. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã, thị trấn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đó cũng là yêu cầu thực tế bức thiết của cuộc sống, nhằm ngày càng hoàn thiện thiết chế dân chủ, bảo đảm cho nhân dân thực hiện được quyền lực của mình. Nâng cao năng lực hoạt động của HĐND xã, thị trấn cũng chính là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội cũng như bảo đảm thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

HĐND và UBND là hai cơ quan có vị trí và chức năng khác nhau, nhưng được tổ chức và hoạt động trên cùng một địa bàn, một cấp hành chính, có mối quan hệ chặt chẽ về mặt tổ chức và trong tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thực tế cho thấy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của một cấp chính quyền địa phương chủ yếu dựa vào việc phát huy mang tính tổng hợp hiệu lực hoạt động của cả hai cơ quan trong một thể thống nhất.

Xác định được mối quan hệ đó, HĐND và UBND xã Phong Vân đã không ngừng đổi mới quy chế tổ chức và hoạt động dựa trên nền tảng là Hiến Pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, nhằm xây dựng một chính quyền thực sự gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội, phục vụ nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp năm 2013;

2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

3. Nghị quyết số 12/NQ-HĐND kèm theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân xã Phong Vân khoá XX nhiệm kỳ 2016 – 2021

4. Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế làm việc của UBND xã khoá XX nhiệm kỳ 2016 – 2021. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở một đơn vị hành chính (Trang 25)