Đó là sự xói mòn bản sắc dân tộc, chệch hướng phát triển của quốc gia, …Tất cả những điều này gây tác động trở lại đối với sự phát triển văn hóa nói riêng, các lĩnh vực khác của đời sống
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS BÙI QUẢNG BẠ
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc:
giờ 00 , ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện khoa học xã hội
Trang 3Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng nhiều nhân tố khác, đã tác động tới sự phát triển văn hóa của mỗi quốc gia, cộng đồng xã hội Một mặt, các quá trình này tạo ra những nhân tố tích cực, làm gia tăng sự phát triển ổn định và bền vững về văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc Mặt khác, chúng cũng làm nảy sinh những vấn đề văn hóa trong các cộng đồng quốc gia, dân tộc đó Đó là sự xói mòn bản sắc dân tộc, chệch hướng phát triển của quốc gia, …Tất cả những điều này gây tác động trở lại đối với sự phát triển văn hóa nói riêng, các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung, như kinh tế, chính trị, … Nhiều nước trên thế giới, do ảnh hưởng xấu của lĩnh vực văn hóa mà có sự phát triển không bền vững, làm cho tính cố kết cộng đồng giảm sút và trong chừng mực nào đó, làm nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột trong cộng đồng
Vấn đề an ninh văn hóa, với tư cách một lĩnh vực của an ninh quốc gia, nhằm bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững của văn hóa quốc gia trước tác động bên trong và bên ngoài, đã nhận được
Trang 4nhiều quan tâm chú ý Việt Nam đã có những thành công đáng kể trong việc bảo đảm an ninh văn hóa Đó là tính định hướng xã hội chủ nghĩa được bảo đảm trong các lĩnh vực đời sống xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy; văn học, nghệ thuật bước đầu có sự phát triển, … Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chưa đạt yêu cầu Nhiều biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội Nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật chất lượng thấp…Tất cả những điều này gây nguy cơ “chệch hướng”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong quá trình phát triển, ảnh hưởng tới an ninh văn hóa nói riêng, an ninh quốc gia nói chung ở Việt Nam hiện nay
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề an ninh văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm bảo đảm an ninh văn hóa ở Việt Nam hiện nay là cần thiết
2 Tìn ìn n n cứu đề t
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, các quốc gia có cơ hội tiếp thu văn hóa nhân loại, đồng thời cũng phải giải quyết những vấn đề mới hết sức phức tạp khó khăn, trong đó có vấn đề bảo đảm an ninh văn hóa Đây là vấn đề dược các học giả quan tâm nghiên cứu và có các công trình tiêu biểu sau đây Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu bảo đảm an ninh văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa dưới góc độ triết học
3 Mục đíc v n ệm vụ n n cứu
Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về an ninh văn hóa, đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
Trang 5Nhiệm vụ: Từ mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh văn hóa và bảo đảm an ninh văn hóa
- Đánh giá thực trạng bảo đảm an ninh văn hóa thời gian qua
Từ đó làm rõ những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế tồn tại đó
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, các mối đe dọa đến an ninh văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
4 Đố tượn v p ạm v n n cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về
an ninh văn hóa và bảo đảm an ninh văn hóa
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về an ninh văn hóa và bảo đảm an ninh văn hóa
Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay
Về không gian: Vấn đề an ninh văn hóa và bảo đảm an ninh văn hóa ở Việt Nam
5 P ươn p áp luận v p ươn p áp n n cứu
Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và bảo đảm
an ninh văn hóa
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chung của khoa học xã hội, như: phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê,
so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn, …
Trang 66 Ý n ĩa lý luận v t ực t ễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận:
- Luận văn hệ thống, khái quát, phân tích, làm rõ các vấn đề
chung về an ninh văn hóa và bảo đảm an ninh văn hóa; góp phần bổ sung, phát triển lý luận về vấn đề này
- Đánh giá thực trạng bảo đảm an ninh văn hóa ở Việt Nam hiện nay, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu văn hóa và an ninh văn hóa; giảng dạy các chuyên đề lý luận chính trị trong và ngoài lực lượng công an nhân dân
7 K t cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương
Trang 7C ươn 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ AN NINH VĂN HÓA VÀ
BẢO ĐẢM AN NINH VĂN HÓA 1.1 N ữn vấn đề lý luận c un về bảo đảm an n n văn óa
1.1.1 An ninh văn hóa
1.1.1.1 Các quan niệm về văn hóa
Có rất nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa đưa ra những khái niệm khác nhau về văn hóa như: E.B Taylor, C Mác và Ph Ăng ghen, PGS, VS Trần Ngọc Thêm, Hồ Chí Minh, UNESCO Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng Mỗi định nghĩa đề cập những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa
Khái quát các quan niệm trên về văn hóa nêu trên có thể
hiểu: Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo và tích lũy trong hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội, phản ảnh trình độ phát triển của lịch sử xã hội và phát triển của con người Đảng ta xác định
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội Theo đó, trong đề tài luận văn này, văn hóa trong khái niệm “an ninh văn hóa” được hiểu theo nghĩa là nền văn hóa cộng đồng - quốc gia, dân tộc
1.1.1.2 Khái niệm an ninh
Theo định nghĩa của Từ điển Oxford, thì “an ninh” (security)
nghĩa là trạng thái không bị nguy hiểm hay đe dọa Nghĩa là an ninh
là trạng thái mà ở đó cần đến sự an toàn như là một điều kiện thiết yếu để không bị lệ thuộc vào sự lo sợ và hiểm nguy
Khái niệm an ninh đã có nhiều biến đổi theo thời gian, nhưng
có một điều hầu như không thay đổi, đó chính là việc bảo đảm an ninh
Trang 8vẫn là một mục tiêu tối thượng của mỗi quốc gia cũng như mọi cá nhân con người Theo đó, có thể hiểu an ninh là sự ổn định và phát triển của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia An ninh
và phát triển là hai vấn đề chiến lược
1.1.1.3 Khái niệm an ninh văn hóa
Ở Việt Nam, khái niệm an ninh văn hóa vẫn là một khái niệm còn mới mẻ Thường có hai cách tiếp cận: tiếp cận từ góc độ văn hóa
và tiếp cận từ góc độ an ninh
Từ cách tiếp cận an ninh văn hóa đặt trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay, khái niệm an ninh văn hóa được hiểu là sự ổn định và phát triển của nền văn hóa dân tộc theo hướng khoa học, dân chủ, tiến bộ, nhân văn, bảo đảm quyền sáng tạo và hưởng thụ của người dân, chống lại các phản văn hóa, phản giá trị
1.1.2 Bảo đảm an ninh văn hóa
1.1.2.1 Khái niệm bảo đảm an ninh văn hóa
Bảo đảm an ninh văn hoá, tư tưởng là hoạt động phòng ngừa,
phát hiện, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động phá hoại văn hóa, tư tưởng của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, loại trừ các yếu tố xâm hại hoặc đe dọa xâm hại an ninh văn hóa, tư tưởng; bảo đảm an ninh, an toàn cho các dịch vụ văn hóa; bảo vệ cơ sở vật chất - kỹ thuật và đội ngũ cán bộ hoạt động trên lĩnh vực văn hóa góp phần bảo
vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
1.1.2.2 Nội dung bảo đảm an ninh văn hóa
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ đường lối, quan
Trang 9điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
- Giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng của dân tộc; xác lập bản lĩnh văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
- Bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động và dịch vụ văn hóa, tạo điều kiện cho sự sáng tạo, phổ biến, truyền bá văn hóa theo định hướng tư tưởng của Đảng, luật pháp của nhà nước và truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc
- Đấu tranh chống âm mưu, hoạt động phá hoại về tư tưởng - văn hóa của các thế lực thù địch; phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tình trạng vi phạm, sai phạm gây mất trật tự an ninh trong các hoạt động và dịch vụ văn hóa
- Các nội dung của việc bảo đảm an ninh văn hóa nêu trên
cần được xem xét thực hiện như một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau và có quan hệ chặt chẽ với an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh con người
1.1.2.3 Biện pháp bảo đảm an ninh văn hóa
Vận dụng tổng hợp các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật Trọng tâm là
- Biện pháp vận động quần chúng
- Biện pháp pháp luật
- Biện pháp nghiệp vụ
- Biện pháp khoa học - kỹ thuật
1.2 Va trò của bảo đảm an n n văn óa
- Bảo đảm an ninh văn hóa góp phần bảo đảm các quyền văn hóa của con người, của công dân
Trang 10- Bảo đảm an ninh văn hóa góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh làm nền tảng và động lực cho an ninh quốc gia và
sự phát triển bền vững của quốc gia - dân tộc
- Bảo đảm an ninh văn hóa góp phần kiểm soát quá trình giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa
- Bảo đảm an ninh văn hóa góp phần đấu tranh chống lại các phản văn hóa, phản giá trị, phản nhân văn
1.3 Cở sở c ín trị v p áp lý của bảo đảm an n n văn óa
1.3.1 Cơ sở chính trị của bảo đảm an ninh văn hóa
An ninh văn hóa với tư cách là một thuật ngữ khoa học, vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam Những nội dung bảo đảm an ninh văn hóa đó được thể hiện rõ trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
về văn hóa, cụ thể các văn kiện quan trọng về văn hóa như: Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943; Nghị quyết Đại hội VI; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII thông qua năm 1991 xác định những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Đại hội X (2006) của Đảng; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI năm 2014; Đại hội XII (2016)
3.1.2 Cơ sở pháp lý của bảo đảm an ninh văn hóa
Văn bản pháp lý quan trọng nhất để thực hiện công tác bảo đảm an ninh văn hóa là Hiến pháp quy định mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa Tiếp đến là Luật an ninh quốc gia cũng quy định rõ những hành vi đe dọa đến an ninh văn hóa cũng chính là đe dọa đến an ninh quốc gia
Trang 11Ngoài ra trên một số lĩnh vực cụ thể của văn hóa được quy định trong Luật di sản văn hóa, Luật sở hữu trí tuệ, Luật xuất bản, Luật báo chí; các nghị định của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật
T ểu k t c ươn 1
An ninh văn hóa được coi là một lĩnh vực an ninh phi truyền thống, đang rất được quan tâm bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa Về bản chất, an ninh văn hóa là bảo đảm an toàn cho phát triển văn hóa, trong đó có các giá trị văn hóa, các quyền tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa của con người Do đó, an ninh văn hóa cũng bao gồm cả những biện pháp cảnh báo, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm phạm các giá trị văn hóa và các quyền văn hóa, nhằm bảo đảm lợi ích của cộng đồng, quốc gia và dân tộc
An ninh văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc Nó là một bộ phận không tách rời của an ninh quốc gia, an ninh cộng đồng Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay,
an ninh văn hóa có thể được coi là “sức mạnh mềm” trong quan hệ đối ngoại Dựa vào chiến lược phát triển văn hóa, các quốc gia, dân tộc có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên các phương diện chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng
C ươn 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM AN NINH VĂN HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 N ữn t n tựu bảo đảm an n n văn óa V ệt Nam
ện na
Trước hết, lực lượng an ninh đã chủ động tham mưu với
Ðảng, Nhà nước để thực hiện tốt việc bảo vệ an ninh văn hóa
Hai là, lực lượng an ninh đã phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với
các cơ quan, đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ
Trang 12Thông tin và Truyền thông thực hiện tốt việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa thông tin
Ba là, đã tổ chức tốt công tác nắm tình hình, chủ động triển
khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh vô hiệu hóa nhiều âm mưu, hoạt động xâm hại an ninh văn hóa của các thế lực thù địch; các hoạt động sai phạm, vi phạm pháp luật trong hoạt động
và dịch vụ văn hóa, đảm bảo cho các hoạt động dịch vụ văn hóa diễn
ra bình thường
Bốn là, đã đổi mới tư duy nghiệp vụ, phương pháp công tác
bảo đảm an ninh văn hóa phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện tốt cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên lĩnh vực văn hóa
Với những thành tựu nêu trên công tác bảo đảm an ninh văn hóa đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực cụ thể sau đây:
2.1.1 Trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển sáng tạo ngày càng khẳng định giá trị bền vững làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần
xã hội phát triển đúng hướng
Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước
Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh diễn ra rộng khắp trong cả nước
2.1.2 Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật
Những sáng tác văn học, nghệ thuật thời kỳ mới nhìn một
Trang 13nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân
Công tác lý luận văn học, nghệ thuật có bước đổi mới, lý giải khoa học hơn quan hệ giữa văn học, nghệ thuật với chính trị, giữa hiện thực và nghệ thuật
Các phương tiện, phương thức sản xuất, trình diễn, sử dụng, truyền bá sản phẩm văn học, nghệ thuật phát triển khá mạnh đã đưa được nhiều tác phẩm đến với công chúng, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân
Đội ngũ văn nghệ sĩ được hình thành, phát triển, là lực lượng nòng cốt trực tiếp tạo nên nền văn học, nghệ thuật cách mạng của dân tộc trong thời kỳ mới
Tư duy lý luận và quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật tiếp tục đổi mới, bổ sung, phát triển, góp phần cổ vũ, khích lệ, tạo niềm tin cho văn nghệ sĩ
Các cơ quan quản lý nhà nước đã cố găng nâng cao năng lực
và hiệu quả quản lý, chú trọng thể chế hoá, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động văn học, nghệ thuật; bước đầu xã hội hoá có kết quả một số hoạt động trong nhiều lĩnh vực
2.1.3 Trên lĩnh vực truyền thông đại chúng
Các cơ quan báo chí đã tuân thủ sự lãnh đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; là diễn đàn tin cậy của nhân dân; góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Báo chí đã phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành tựu công cuộc đổi mới; kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp, hướng đi thiết thực; đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham