Kinh tế tri thức là cánh cửa mở ra cho các nền kinh tế đang phát triển tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết tận dụng các cơ hội. Phát triển kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa là một đòi hỏi tất yếu đối với nước ta để đi nhanh tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. Trong quá trình phát triển kinh tế tri thức, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, các nguồn lực của đất nước đã phát triển hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta còn chậm, sự gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ở nước ta chưa cao, chủ yếu vẫn còn dựa vào khai thác tài nguyên và lao động có trình độ thấp là chính. Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, mạng internet trong kinh doanh, xử lý thông tin trong doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở một số thành phố lớn. Hiệu quả của giáo dục và đào tạo vẫn còn thấp so với yêu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, còn tình trạng vừa thiếu, vừa thừa nhân lực. Chưa hoàn thiện chính sách để thu hút trí thức nước ngoài về phục vụ đất nước. Yếu kém về thể chế kinh tế chậm khắc phục; một số chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Từ thực trạng phát triển ở nước ta và bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở một số nước công nghiệp phát triển trên thế giới, đòi hỏi chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay như: phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam; có chính sách đãi ngộ, trọng dụng, tôn vinh thích hợp với đội ngũ trí thức; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin; hoàn thiện các thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật và phát triển khoa học công nghệ; đổi mới quản lý đối với khoa học công nghệ, tạo động lực phát triển kinh tế tri thức và sử dụng có hiệu quả những thành tựu của kinh tế tri thức đã đạt được.
Trang 1NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014
Trang 2NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS Nguyễn Thanh
2 TS Hà Thiên Sơn
Phản biện độc lập 1 PGS.TS Trần Nguyên Việt
Phản biện độc lập 2 PGS.TS Nguyễn Quang Điển
Phản biện 1 PGS.TS Trương Văn Chung Phản biện 1.PGS.TS Đinh Văn Thạch Phản biện 1 PGS.TS Lương Mi nh Cừ
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, tâmhuyết được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa hoc của PGS.TS.Nguyễn Thanh và TS Hà Thiên Sơn Kết quả nghiên cứu là hoàntoàn trung thực và chưa được công bố ở bất cứ công trình nàokhác.
Tác giả luận án
NCS Nguyễn Thị Ngọc Hương
Trang 4AEC: Cộng đồng kinh tế Asean
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do Asean
APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình DươngASEAM: Diễn đàn hợp tác Á - Âu
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BTA: Hiệp định thương mại song phương (Việt Nam - Hoa Kỳ)CNHT: Công nghiệp hỗ trợ
CNTT: Công nghệ thông tin
CNTT - TT: Công nghệ thông tin – truyền thông
CRM: Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
EPO: Cơ quan sáng chế Châu Âu
ERP: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
EU: Liên minh Châu Âu
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA : Hiệp định khu vực thương mại tự do
GMS: Tiểu vùng sông MêKông mở rộng
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
HDI: Chỉ số phát triển con người
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
IPO : phát hành cỗ phiếu ra công chúng lần đầu
ITC : Công nghệ thông tin và truyền thông
IT: Công nghệ thông tin
KEI: Chỉ số kinh tế tri thức
KI: Chỉ số tri thức
MERCOSUR: Thị trường chung Nam Mỹ
NAFTA: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
Trang 5R&D : Nghiên cứu và phát triển
SPT: Trung tâm Dịch vụ viễn thông Sài gòn
SCM: phần mềm quản lý dây chuyền cung ứng
TMĐT: Thương mại Điện tử
TNCs: Các công ty xuyên quốc gia
UNCTAD: Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và phát triểnUNDP: Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc
VNPT: Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
WB: Ngân hàng thế giới
WIPO: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
Trang 62.1 Bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới về chỉ số kinh tế tri thức của
Tỷ lệ người trên 15 tuổi biết đọc, biết viết
Tỷ lệ học sinh Tiểu học, THCS, THPT trên tổng dân số trong độ tuổi2.6 Tổng số trường, HSSV hệ Đại học - Cao đẳng - TCCN từ năm học2002- 2003 đến năm học 2010-2013
2.7 Trình độ Giảng viên, Giáo viên trường Đại học – Cao đẳng – Trungcấp chuyên nghiệp từ năm học 200 2- 2003 đến năm học 2010-2013
2.8 Chi ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo từ năm 2001 đến 201 2
2.9 Tỷ lệ học sinh nhập học đúng độ tuổi theo một số đặc trưng kinh tế
-xã hội năm 2009
2.10 Số trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo CNTT - TT
2.11 Số lao động ngành Công nghiệp CNTT
Mức lương bình quân 1 lao động ngành CN -CNTT
Doanh thu công nghiệp – công nghệ thông tin
2.12 Xuất nhập khẩu CNTT - Truyền thông
2.13 Đơn đăng ký và Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ cấp từ năm
2002 - 2012
2.14 Bằng độc quyền sáng chế được cấp cho doanh nghiệp VN và Doanhnghiệp nước ngoài đã đăng ký từ 200 2-2012
Trang 72.16 Số thuê bao điện thoại từ năm 2007 đến 2012
2.17 Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng website trong các lĩnh vực hoạt độngnăm 2010
2.18.Tỷ lệ ứng dụng phần mềm CNTT và TMĐT của doanh nghiệp năm
2010 - 2012
2.19 Doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử để nhận đặt hàng năm
2010 - 2012
2.20 Cơ cấu chi phí CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp
2.21 Doanh số quảng cáo trên Internet tại Việt Nam từ 2006 -2011
2.22 Bảng tăng trưởng kinh tế khối Asean từ năm 2000 – 2010
Việt Nam ra khỏi nước thu nhập thấp
2.23 Thu hút đầu tư của Việt Nam 2000 - 2013
2.24 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2000 – 2013
2.25 Quy mô, thu nhập nền kinh tế Việt Nam từ 2000 – 2013
GDP thu nhập đầu người
Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế
Trang 81.2 Quan niệm cơ bản về toàn cầu hóa , hội nhập quốc tế và tác động của
nó đối với quá trình phát triển kinh tế tri thức
1.2.1 Quan niệm cơ bản về toàn cầu hóa ………… ………501.2.2 Quan niệm cơ bản về hội nhập quốc tế ……… 591.2.3 Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với quá trình pháttriển kinh tế tri thức………61
Kết luận chương 1……… ….71
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT
NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
2.1 Thực trạng phát triển Kinh tế tri thức ở Việt Nam
2.1.1.Thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở
Việt Nam trong những năm qua………752.1.2 Hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam …… … 95
2.2 Bài học kinh nghiệm quốc tế
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở một số nước công nghiệp pháttriển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc)………….……… 1062.2.2 Bài học vận dụng cho Việt Nam ……… … 127
Kết luận chương 2……… 134
Trang 9TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
3.1 Phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
3.1.1 Phương hướng chung ……… 137
3.1.2 Nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam ……… ……… ……….144
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 3.2.1 Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ……… 149
3.2.2 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tần g, công nghệ thông tin………….155
3.2.3 Hoàn thiện các thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật……… 166
3.2.4 Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới quản lý đối với khoa học và công nghệ quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tê tri thức và sử dụng có hiệu quả thành tựu của kinh tế tri thức ………175
Kết luận chương 3……… ……… 179
KẾT LUẬN ……… 181
PHỤ LỤC ……… 182 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 101 Tính cấp thiết của luận án
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến sự pháttriển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiệnđại, sự bùng nổ các công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, công nghệsinh học đã có tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, đến nền kinh tếthế giới, tạo sự phát triển nhảy vọt đối với lực lượng sản xuất , làm thay đổimọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội , đưa loài người chuyển
từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức hiện đại trên phạm vitoàn cầu
Nền kinh tế thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới, trong đó trithức, thông tin trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển sảnxuất, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đúngnhư dự báo của Các Mác trước đây Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá:
“Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế thế giới, cán cân giữahai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức Tri thức thực
sự đã trở th ành yếu tố quan trọng nhất quyết định hơn cả yếu tố đất đai, hơn
cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động Các nền kinh tế phát triểnnhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức ” [129]
Như vậy, trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuấtquan trọng hàng đầu, t ri thức đã trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao sovới các sản phẩm vật chất khác vì nó tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỷtrọng lớn hơn trong tổng thu nhập sản phẩm (GDP); tất cả các ngành kinh tếđều phải dựa vào tri thức, vào những thành tựu mới nhất của khoa học côngnghệ để phát triển Tri thức khoa học và công nghệ là yêu cầu hàng đ ầu của
người lao động [103, tr.17] Sáng tạo và đổi mới là động lực chủ yếu của sự
Trang 11phát triển kinh tế - xã hội Con người – chủ thể của quá trình sản xuất, họvừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh được ứngdụng ngay vào sản xuất Tài nguyên là có hạn nhưng năng lực sáng tạo củacon người là vô hạn; một khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào năng lực sáng tạocủa con người, thì khả năng của nền kinh tế là hết sức to lớn.
Từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, các nước phát triển và đang phát triểntrên thế giới đều quan tâm nghiên cứu sự ra đời của một nên kinh tế mới –kinh tế dựa vào tri thức Các nước phát triển đã có nền công nghiệp hiện đạivới công nghệ thông tin, công nghệ cao và lực lượng lao động trí tuệ cao,nên việc hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức diễn ra một cách tựnhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế c ao như
Mỹ, Canada, các nước khối EU, Nhật Bản Các nước đang phát triển có tiềmnăng kinh tế thấp hơn, nhưng họ vẫn được quyền hưởng thụ những thành tựukhoa học cao, tri thức khoa học của nhân loại Họ quan tâm, nghiên cứu quátrình phát triển kinh tế tri thức của các nước đi trước để có những chính sáchphù hợp nhằm tạo những điều kiện tiền đề để hình thành và thúc đẩy pháttriển nhanh kinh tế tri thức để đuổi kịp các nước đi trước Việt Nam chúng tacũng không ngoại lệ
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hộ i ở nước ta là vấn đề trung tâm củatoàn bộ công tác lý luận của Đảng ta kể từ khi đổi mới đến nay Luận cươngchính trị của đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) đã xác định,chúng ta sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản c hủnghĩa Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của đảng Cộng sản ViệtNam, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, cụm từ “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” đã đượcthay bởi cụm từ “bỏ qua chế độ tư bản” [ 5, tr.13] Quá độ lên chủ nghĩa xãhội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cái thiếu nhất của nước ta là cơ sở vật
Trang 12chất - kỹ thuật hiện đại Vì vậy, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ trung tâmtrong suốt thời kỳ quá độ là phát triển lực lượng sản xuất, là công nghi ệphóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa được coi là động lực chính đểgiúp các nước thoát nghèo và nguy cơ tụt hậu, đây là con đường tất yếu củamọi quốc gia, giúp họ phát triển Từ xuất phát điểm Việt Nam là một nướcnghèo, trên 75% lực lượng lao đ ộng nông nghiệp, với mức thu nhập bìnhquân tính theo đầu người vào loại thấp của thế giới; nếu muốn thoát khỏihiểm họa tụt hậu xa so với thế giới, tất yếu chúng ta phải tiến hành côngnghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa Hiện đại hóa là quá trình sử dụn gnhững thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại và những kinh nghiệm lịch
sử để đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XIII và lần thứ IX, Đảng ta đã đề ra đường lối côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Như thế, sự nghiệp công nghiệphóa được tiến hành cùng một lúc với hiện đại hóa.Trong quá trình đổi mới,công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong ba thập niên qua cho thấy xuhướng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng tíchcực và mang lại hiệu quả cao, làm thay đổi diện mạo nền kinh tế ngày càngsâu rộng Nhưng công nghiệp hóa trong bối cảnh quốc tế hiện nay chúng takhông thể rập khuôn mô hình các nướ c đi trước mà phải có sự vận dụng mộtcách khéo léo Chúng ta phải vận dụng mọi thời cơ do toàn cầu hóa manglại, đó là những kinh nghiệm và thành tựu khoa học công nghệ hiện đại kếthợp với năng lực nội sinh để nhanh chóng thực hiện chiến lược rút ngắn quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Và kinh tế tri thức – giai đoạnphát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội cũng chính là khả năng để rútngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều đó được nêu rõtrong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta tại Đại
Trang 13hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức” [33, tr 91].
Nếu như tại báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng Cộng sản Việt Nam dự báo: "Thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt Kinh tế tri thức
có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất
[33, tr.64 ], thì trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ Xlại tiếp tục khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh quốc tế
mới phải gắn với phát triển kinh tế tri thức:“Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại [35, tr.637].
Như vậy, kinh tế tri thức chính là vận hội để ta đẩy nhanh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Nước ta không thể chần chừ, bỏ lỡ cơ hội lớn đó,
mà phải đi nhanh vào kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nướckhác Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ:chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế côngnghiệp sang kinh tế tri thức
Trang 14Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra trongquá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hết sức sâu rộng nhưng cũng đầyphức tạp Mỗi quốc gia, dân tộc muốn tồn tại và phát triển không thể đứngngoài tiến trình và xu thế tất yếu đó, chúng ta cũng không thể khép mìnhtrong các nếp cũ lạc hậu, lỗi thời Quá trình toàn cầu hóa một mặt tạo điềukiện cho các nước có điểm xuất phát thấp tranh thủ nắm bắt những thành quảkhoa học, công nghệ của các quốc gia tiên tiến, đẩy mạnh nhịp độ phát triển,cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người trong xã hội, tích lũykinh nghiệm về cách tổ chức và quản lý xã hội theo những tiêu chí tiên tiếncủa thời đại, từng bước hội nhập vào tiến trình vận động chung của thế giới;Mặt khác, tính chất hai mặt và đầy mâu thuẫn của toàn cầu hóa cũng buộccác quốc gia, các dân tộc đang phát triển phải tìm cho mình một hướng đi vàcách thức phù hợp với các đặc trưng về văn hóa, truyền thống lịch sử vàđịnh hướng chính trị của dân tộc đó để “hòa nhập mà không hòa tan”, vừatiếp thu tốt những tinh hoa tri thức, văn hóa nhân loại, vừa bảo tồn và pháthuy bản sắc dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa lànhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ Trong bối cảnh quốc tế mới, toàncầu hóa gia tăng nhanh chóng, khoa học công nghệ phát triển như “vũ bão”,kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển, nếu nước ta không tận dụngđược thời cơ, phát huy sức mạnh của dân tộc để rút n gắn quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa thì nước ta sẽ bị tụt hậu rất xa và sẽ không tránhkhỏi sự đe đọa của làn sóng toàn cầu hóa Vì vậy, trong tiến trình h ội nhậpkinh tế thế giới thì phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hóa là đòi hỏi tất yếu đối với nước ta để đi nhanh tớimục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đây là
cơ hội lớn để chúng ta rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, nếu có
Trang 15đủ năng lực nội sinh và biết cách hội nhập với nền kinh tế thế giới; Tại Đạihội toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra lộ trình rõ nét
hơn: “phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn nới phát triển nguồn nhân lực”; “Phát huy và
sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020” [36, tr.79-80].
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đạihóa, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ là duy trì đượctốc độ tăng trưởng cao, ổn định; xây dựng được thể chế kinh tế thị trường,tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, từng bước hìnhthành kết cấu hạ tầng then chốt cho kinh tế tri thức Tuy nhiên, vẫn còn một
số mặt hạn chế như , nền kinh tế nước ta đang còn dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động, năng suất thấp, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể Chỉ số phát triển kinh tế tri thức (KEI) theo đánh giá của Ngân hàng thế
giới, năm 2012 xếp thứ 104 trong 146 nước có tham gia đánh giá, thuộcnhóm trung bình thấp của thế giới; Chất lượng giáo dục, tuy có những tiến
bộ đáng kể so với năm trước nhưng vẫn chỉ được xếp ở nhóm trung bìnhthấp; Năng lực cạnh tranh năm 2011 chúng ta bị giảm 6 bậc; số lượng ấnphẩm khoa học của Việt Nam từ năm 2001 đến 2010 là 8.220, trong khi đóMalaysia là 21.203, Thái Lan là 28.148, gấp ba lần Việt Nam và, Singapore
là 56.101, gấp sáu lần Việt Nam
Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục có những giải pháp phát triển kinh tế tri thứctrong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đưa ViệtNam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
Trang 162020, bắt kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới Kinh
tế tri thức vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc xây dựng xã hộimới Tuy nhiên, chúng ta không thể rập khuôn theo con đường các nướcphát triển TBCN đã đi, mà chúng ta phải có mô hình, bước đi riêng, phù hợphoàn cảnh, đặc điểm; luôn luôn kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế với pháttriển con người, phát triển văn hoá, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ,khắc phục các mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá Thực hiện lờidạy của Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa xã hội với khoa học, chắc chắc sẽ đưaloài người đến hạnh phúc vô tận”[74, tr.131], chúng ta phải biết kết hợp sứcmạnh của thời đại và sức mạnh của dân tộc, phát huy ý chí và tiềm năng trítuệ Việt Nam, nắm bắt khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế tri thức đểnhanh chóng thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ,văn minh
Chính vì những lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài Phát triển kinh tế tri thức
ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay để
làm đề tài luận án tiến sĩ triết học cho mình
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức đã thu hút sự quan tâmcủa nhiều nhà lãnh đạo và các nhà khoa học trong nước và trên thế giới.Đồng thời, đã đặt nó trong chiến lược phát triển chung của đất nước Có thểkhái quát tình hình nghiên cứu đề tài này theo hai nhóm chủ đề lớn:
Nhóm chủ đề thứ nhất, các công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức,
cụ thể như trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, trước Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ IX, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường cùng với Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức Hội thảo cấp quốc
gia về Nền kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam Hội
thảo có sự tham dự của 153 đại biểu và 20 Bộ, ngành , với 25 đề tài nghiên
Trang 17cứu của các nhà khoa học về kinh tế tri thức được đăng trong 2 tập Kỷ yếu
Hội thảo khoa học kinh tế tri thức; các đề tài trình bày trong hội thảo đã
được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ khái niệm, bản chất,
xu hướng phát triển của kinh tế tri thức, những tác động về kinh tế, xã hội,những thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra đối v ới Việt Nam trước xuthế phát triển của kinh tế tri thức, trên cơ sở đó đề xuất những vấn đề chiếnlược phát triển đất nước trong giai đoạn tới
Để cung cấp thêm tài liệu tham khảo về kinh tế tri thức, Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu về Trung
Quốc đã dịch, xuất bản cuốn sách Kinh tế tri thức – xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI, do GS.TS Ngô Quý Tùng biên soạn Nội dung đề cập đến nguồn
gốc, nội hàm và đặc điểm của kinh tế tri thức, xu thế mới – tri thức hóa kinh
tế thế giới, công nghệ kỹ thuật cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinhhọc, công nghệ năng lượng mới và mối quan hệ kinh tế tri thức với vấn đềphát triển bền vững; mối quan hệ tri thức với các ngành khoa học, kỹ thuật,giáo dục, tài nguyên, môi trường
Trong một số các công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức đã in
thành sách, nổi bật có cuốn Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế
xã hội (2004), Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội vàKinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam (2004), Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia – Hà Nội của GS Đặng Hữu; đây là công trình nghiên cứu khoahọc công phu và có giá trị, với những luận chứng súc tích, cuốn sách đã giớithiệu khái niệm, đặc trưng, lịch sử hình thành và phát triển của nền kinh tếtri thức Đồng thời tác giả cũng đưa ra những định hướng và các giải phápphát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa
Trang 18Cuốn Kinh tế tri thức ở Việt Nam, quan điểm và giải pháp phát triển
(2004), nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội của TS Vũ Trọng Lâm
đã hệ thống hóa bước đầu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế trithức, phân tích những kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tri thức ởmột số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối vớiViệt Nam về phát triển kinh tế tri thức
Năm 2004, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Phát triển kinh tế tri thức, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, tác giả đã làm rõ sự cần thiết và khả
năng phát triển kinh tế tri thức để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở nước ta, tác giả cũng đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực,phát triển khoa học, công nghệ, huy động nguồn lực tài chính và mở rộngquan hệ hợp tác quốc tế
Một công trình nghiên cứu của tập thể tác giả do GS.TSKH Vũ Đình
Cự và PGS.TS Trần Xuân Sâm, đồng chủ biên, được Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản năm 2006 có tên là: Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức đã góp phần làm rõ hơn những quan điểm về kinh tế tri thức, giúp cho
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có được cái nhìn khái quát về sự tiến bộcủa lực lượng sản xuất hiện nay cũng như ảnh hưởng của nó đến sự pháttriển của kinh tế tri thức
Trong cuốn “Kinh tế tri thức – Những khái niệm và vấn đề cơ bản ’’
được Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội xuất bản năm 2002, tác giả ĐặngMộng Lân – một chuyên gia trong lĩnh vực thông tin, dự báo khoa học vàcông nghệ, đã tập trung nhấn mạnh vai trò của kiến thức ngầm trong sự pháttriển kinh tế tri thức Tác giả phân tích sự xuất hiện kinh tế tri thức trong nềnkinh tế các nước công nghiệp phát triển nói riêng và nền kinh tế thế giới nóichung
Trang 19Cuốn Thời đại Kinh tế tri thức của tác giả Tần Ngôn Trước, được nhà
xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2002, đã cung cấp một số nội dung vềkinh tế tri thức, kinh tế tri thức không chỉ làm cho sản xuất vật chất trong xãhội gia tăng nhanh chóng mà còn làm cho đời sống tinh thần xã hội được mởrộng và phát triển không ngừng; Thông tin và tri thức là yế u tố đầu vào của
hệ thống sản xuất và quản lý, chìa khóa của phồn thịnh và an ninh quốc gia
Cùng với đó, công trình nghiên cứu khoa học của tập thể tác giả do
TS Lưu Ngọc Trinh chủ biên được Nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm
2002: Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới hiện nay, đã phân tích những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức, mô tả chi
tiết thực tế và thực trạng của các nền kinh tế tri thức của các quốc gia pháttriển như Mỹ, Nhật Bản, Trung quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Hàn quốc;
Hệ thống hóa những bước đi hay chính sách chủ yếu để tiếp cận và xây dựngnền kinh tế tri thức của các quốc gia đó
TS Trần Văn Tùng cũng đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm và quá
trình hình thành, ý nghĩa của tri thức trong cuốn Nền Kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam Với sáu chương, 216 trang, tác giả trình bày
chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thông tin của các nước côngnghiệp, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trên cơ sở đó vạch ra hướngphát triển giáo dục ở Việt Nam trong điều kiện và hoàn cảnh mới
Tập thể tác giả GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền, PGS.TS Đào Duy
Huân, TS Lương Minh Cừ với công trình nghiên cứu Hướng đến nền kinh
tế tri thức ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê (2003), đã mô tả về nền kinh
tế tri thức một cách có hệ thống, quá trình hình thành, phát triển, thực trạng
xã hội Việt Nam trên con đường tiến tới nền kinh tế tri thức và các giải phápphát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Trang 20Ngoài ra, còn nhiều các công trình nghiên cứu của các tác gi ả khác vềnhững vấn đề liên quan đến kinh tế tri thức, phát triển kinh tế tri thức như
công trình nghiên cứu của Vương Liêm: Kinh tế tri thức với công cuộc phát triển ở Việt Nam (2002), nhà xuất bản Thanh niên; TS Nguyễn Thị Luyến (chủ biên) Nhà nước với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2005); Trần Cao Sơn, Môi trường xã hội nền kinh tế tri thức – những nguyên lý căn bản , Nhà xuất bản
Khoa học – xã hội (2004) Trong các công trình này, các tác giả cũng đã làm
rõ các quan niệm về kinh tế tri thức, đặc trưng của kinh tế tri thức, các mụctiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế tri thức trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Gần đây nhất, có luận án Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của
Nguyễn Sơn Hoa thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị
Nhìn chung, các đề tài về Kinh tế tri thức được nghiên cứu dướinhiều góc độ khác nhau, trong đó có một số đề tài khoa học cấp nhà nước,
có đề tài nghiên cứu ở bậc Nghiên cứu sinh, Cao học, và có nhiều chuyên đề,bài viết của các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực này Ngoài ra còn
có các số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á(ADB) đánh giá về các chỉ số phát triển của Việt Nam dưới góc độ so sánhvới một số nước trong khu vực, những nghiên cứu đó rất có giá trị để chúngtôi, người đi sau kế thừa và phát triển
Nhóm chủ đề thứ hai, là các công trình nghiên cứu khoa học về toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế:
Trước hết phải kể đến, cuốn Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế (2004) của Bộ Thương mại gồm 6 chuyên đề, 272 trang do các Giáo
sư, Tiến sỹ, các chuyên gia có nhiều năm công tác về lĩnh vực hội nhập quốc
tế biên soạn, biên tập và được Bộ Thương mại nghiệ m thu Các chuyên đề
Trang 21hệ thống hóa, làm rõ về khái niệm, bản chất, đặc trưng, xu hướng phát triểncủa toàn cầu hóa, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Cuốn Những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay , của tác giả Đỗ
Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai được Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội xuất bảnnăm 2004 là cuốn sách tham khảo đặc biệt của các nhà khoa học đầu ngành.Tác giả giới thiệu cơ sở lý luận chung về những vấn đề toàn cầu: lịch sử, nộidung, phân loại, phương pháp nghiên cứu Các tác giả đề cập đến hàng loạtvấn đề cấp bách, có liên quan đến sự tồn vong của toàn thể nhân loại trongthế kỷ XXI, sự kết hợp ở tầm quốc gia và quốc tế
Cuốn Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020 , của
Học viện Ngoại giao do Phạm Bình Minh chủ biên, được nhà xuất bảnChính trị quốc gia – Sự thật Hà Nội xuất bản năm 2011 Nội dung sách tậptrung trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại: lợi ích quốc gia, dân tộctrong hoạt động đối ngoại Việt Nam; trường phái ngoạ i giao của Việt Nam,
về độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế và định hướng chiến lược đốingoại của Việt Nam đến năm 2020
Ngoài ra, tác giả cũng đã tham kh ảo một số tài liệu về toàn cầu hóa
như Vận hành toàn cầu hóa (Making globalization work) của Joseph E.Stglitz, nhà xuất bản Trẻ, TPHCM xuất bản năm (2008); Nhận diện nền kinh tế mới toàn cầu hóa (2002), nhà xuất bản trẻ Tp.HCM, của Trần Quốc
Hùng và Đỗ Tuyết Khanh Nội dung các cuốn sách trình bày quá trình hìnhthành và phát triển của nền kinh tế mới toàn cầu hóa, những đặc trưng nổibật, những cơ hội và thách thức của nó cùng với chiến lược đề ra cho cácnước đang phát triển
Tóm lại, tất cả các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiềukhía cạnh và góc độ khác nhau về kinh tế tri thức, về toàn cầu hoá và hội
Trang 22nhập quốc tế Song, cho tới nay vẫn chưa có công trình khoa học hay luận ántiến sĩ nào trình bày một cách có hệ thống về xây dựng và phát triển kinh tếtri thức trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam dướigóc độ Triết học – kinh tế Tuy nhiên, chúng tôi vẫn xem các công trìnhnghiên cứu đó là nguồn tư liệu quý báu giúp chúng tôi có thể kế thừa và pháttriển trong quá trình thực hiện đề tài luận án này.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là tập trung làm rõ quan niệm, đặc trưng của nềnkinh tế tri thức, phân tích những kinh nghiệm quốc tế, đối chiếu với thựctrạng phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc
tế ở Việt Nam thời gian qua; trên cơ sở đó bước đầu đưa ra một số giải pháp
cơ bản mang tính định hướng nhằm phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnhtoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để thực hiện được mục đích trên , luận án tập trung giải quyết nhữngnhiệm vụ chủ yếu:
Một là, hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận chung về kinh tế tri thức,
về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay;
Hai là, khảo sát và phân tích thực trạng kinh tế tri thức ở Việt Nam
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thời gian qua;
Ba là, nghiên cứu bước chuyển sang nền kinh tế tri thức của một số
nước phát triển, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam
Bốn là, phân tích, làm rõ định hướng và đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Trang 234 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ trên, luận án được thực h iện trên
cơ sở về thế giới quan, phương pháp luận của CNDVBC & CNDVLS; Quanđiểm của đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đồng thời, tácgiả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác, như: phươngpháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khái quát hóa,
so sánh đối chiếu
5 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Từ góc độ triết học, luận án tập trung nghiên cứu những quan niệm, đặctrưng của nền kinh tế tri thức, phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trongbối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay và luận án chỉ tiếp cậnchủ yếu về hội nhập kinh tế quốc tế; Luận án cũng nghiên cứu về cácphương thức đánh giá, các tiêu chí, các chỉ số về phát triển kinh tế tri thứccủa các tổ chức kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục thế giới và đánh giá của
WB về mức độ phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam Đồng thời tác giảcũng nghiên cứu về bước chuyển sang nên kinh tế tri thức của các nước pháttriển như Hoa Kỳ, các nước EU, Nhật Bản và Hàn Quốc
6 Cái mới của luận án
Thứ nhất, có thể xem đây là một công trình n ghiên cứu làm rõ hệ
thống lý luận về kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Thứ hai, luận án đã đúc rút kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức trên
thế giới làm bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam nhằm rút ngắnkhoảng cách với các nước trong khu vực, rút ngắn quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Namtrong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
Thứ ba, luận án đưa ra được một số định hướng và giải pháp cơ bản
nhằm phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập
Trang 24quốc tế ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là giải pháp đào tạo nguồn nhân lực,xây dựng hệ thống học tập suốt đời và đổi mới thể chế chính sách nhằm thuhút đầu tư và phát triển công nghệ.
7 Ý nghĩa của luận án
Luận án này có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu các vấn đề vềkinh tế tri thức ở Việt Nam; làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong họctập, nghiên cứu ở các trường Đại học Có thể làm tài liệu nghiên cứu, hoạchđịnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho những ai cần quan tâm
8 Kết cấu luận án
Hướng theo mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận, danhmục tài liệu tham khảo, luận án được chia làm ba chương với sáu tiết
Trang 25Chương 1.
NHỮNG QUAN NIỆM VỀ KINH TẾ TRI THỨC,
TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1 Quan niệm, đặc trưng, điều kiện hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức
1.1.1 Quan niệm về kinh tế tri thức
Do sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ th uật, công nghệ hiện đại,đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm cho nền kinh tế thế giới có nhữngbước chuyển sâu sắc, từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.Đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa quan trọng, chuyển xã hội loàingười từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ, sang một nền kinh tếchủ yếu dựa vào tri thức Tri thức có vai trò quan trọng thay thế cho sức laođộng cơ bắp, thay thế cho tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế tri thức Vào thế kỷ thứXIX, C Mác đã nhấn mạnh rằng sản xuất ngày càng phụ thuộc nhiều hơnvào khoa học công nghệ Những nghiên cứu về kinh tế tri thức đã có mộtlịch sử dài trên 50 năm, đầu tiên là công trình của Fritz Machlup “Theproduction and distribution of knowledge in the United Stade‘‘ (sản xuất vàphân phối tri thức ở Mỹ) xuất bản năm 1962, công trình này đưa ra kháiniệm về “công nghiệp tri thức’’, ông đã nhận ra sự thay đổi quan trọng trongnền kinh tế nước Mỹ là các hoạt động sản xuất, phân phối và sử dụng trithức trong một số lĩnh vực rộng lớn đang phát triển nhanh rất nhiều so với sựtăng trưởng chung của nền kinh tế và sau đó, một số nhà nghiên cứu kháccũng chứng minh hiện tượng tương tự xảy ra ở một số nước khác như Anh,Đức, Pháp
Trang 26Theo K.Brêdinxki, nguyên cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, trong tác
phẩm Giữa hai thời đại – nhiệm vụ của Mỹ trong thời đại kỹ thuật điện tử
đã từng nói: “Chúng ta đang đứng trước một thời đại kỹ thuật điện tử’’.Năm 1973, nhà xã hội học Mỹ Daniel Bell gọi thời đại này là “xã hội hậu
công nghiệp’’ Năm 1980, nhà xã hội Mỹ A.Toffler, trong cuốn“làn sóng văn minh thứ ba’’, đã tuyên truyền mạnh mẽ kinh tế hậu công nghiệp, miêu
tả nó thành “xã hội siêu công nghiệp’’ Năm 1982, nhà kinh tế và tương lai
học của Mỹ J Nausbitt, trong cuốn Đại xu thế đã đưa ra khái niệm mới
“kinh tế thông tin’’, lấy nền sản xuất chủ yếu dựa vào loại hình kinh tế mới
để đặt tên cho loại hình kinh tế này Năm 1986, trong cuốn “xã hội kỹ thuậtcao’’, các nhà kinh tế Anh đã nêu ra khái niệm “kinh tế kỹ thuật cao’’ Năm
1990, Tổ chức nghiên cứu của Liên hiệp quốc đưa ra khái niệm kinh tế trithức để xác định tính chất của loại hình kinh tế mới này Năm 1992, trongtạp chí Khoa học xã hội quốc tế, số 132 của Tổ chức giáo dục, khoa học vàvăn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), đã đưa ra khái ni ệm về nền kinh tếphối hợp giữa khoa học tự nhiên, kỹ thuật và khoa học xã hội - nền kinh tếtri thức [107, tr 13-14]
Khoảng những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu khoa học,nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và các văn bản chiến lược phát triển của cácquốc gia đã dùng một số các tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển mớicủa nền kinh tế như kinh tế thông tin, kinh tế học hỏi, kinh tế dựa vào trithức, kinh tế mới
Kinh tế thông tin (Information economy) nhấn mạnh đến yếu tố quantrọng hàng đầu trong phát triển kinh tế-xã hội không phải là tài nguyên vậtthể (đất đai, khoáng sản ) mà là thông tin-tri thức [103, tr 12]
Kinh tế số (digital ecnomy), kinh tế mạng (network economy) nói lênvai trò quyết định của công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế, tạo ra và
Trang 27truyền tải thông tin trong sản xuất và phân phối hàng hóa vật chất, các dịch
vụ thông thường
Kinh tế học hỏi (learning economy) nhấn mạnh đến vai trò giáo dục,động lực của phát triển kinh tế là sự học tập nâng cao trình độ, học tập suốtđời của cá nhân trong cộng đồng xã hội
Kinh tế mới (new economy) nhấn mạnh sự phân biệt với các nền kinh
tế đã và đang tồn tại trong lịch sử loài người
Kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge based economy), kinh tế tri thức(Knowledge economy) nói lên vai trò quyết định của tri thức và công nghệđối với phát triển kinh tế, là lực lượng sản xuất trực tiếp
Trong các tên gọi trên, kinh tế tri thức là tên thường dùng nhất Tổchức OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) vào năm 1996 đưa ra
định nghĩa: “kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin” Theo Bộ Công nghiệp và Thương mại Anh năm 1998 đã nêu: “ nền kinh tế dẫn dắt bởi tri thức là nền kinh tế trong đó sản sinh ra và khai thác tri thức giữ vai trò nổi bậc nhất trong việc tạo ra của cải” [55, tr 97].
Theo định nghĩa nêu trên của OECD , về phát triển kinh tế tri thức cónghĩa là phát triển các ngành kinh tế dựa nhiều vào tri thức, vào các ngànhkinh tế công nghệ cao, dẫn đến một số nước đã tập trung vào phát triển côngnghệ cao mà chưa quan tâm đến việc phát triển và ứng dụng tri thức vào tất
cả các lĩnh vực kinh tế Vì vậy, vào năm 2000, OECD và APEC (Tổ chứcDiễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đã phải điều chỉnh lại:
“Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất cho sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế ” [55, tr 98] Định nghĩa này
nhấn mạnh việc sử dụng tri thức trên tất cả các lĩnh vực
Trang 28Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh giá: “Đối với các nền kinh tếtiên phong trong nền kinh tế thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và cácnguồn lực đang nghiêng về tri thức Tri thức thực sự đã trở thành yếu tốquan trọng nhất, quyết định mức sống hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tưliệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động Các nền kinh tế phát triển nhất về côngnghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức ”[129].
Trong các văn bản của OECD, APEC, WB sử dụng thuật ngữ kinh tếtri thức và kinh tế mới có nội hàm gần giống nhau Theo báo cáo của Tổng
thống Mỹ năm 2001 định nghĩa: “nền kinh tế mới là nền kinh tế có hiệu suất vượt bậc - gồm năng suất tăng nhanh, thu nhập tăng, thất nghiệp thấp và lạm phát vừa phải - là kết quả của sự kết hợp và tương tác giữa những thành tựu về công nghệ, tập quán kinh doanh và chính sách kinh tế ” Định nghĩa
này khái quát ba yếu tố tiền đề cho nền kinh tế mới dựa vào tri thức của Mỹ,
đó là những tiến bộ trong công nghệ thông tin làm tăng tiềm năng của nềnkinh tế, các doanh nghiệp đổi mới tổ chức quản lý và điều chỉnh chiến lượckinh doanh, cải cách chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho sự ra đời,phổ biến công nghệ mới Đó chính là nhữ ng nét nổi bật của kinh tế Mỹ từnăm 1990 trở về sau [55, tr 97 - 99]
Theo đó, kinh tế mới là nền kinh tế trong đó sự tăng trưởng kinh tếbền vững, không có lạm phát, đầu tư cao cho công nghệ thông tin và truyềnthông và cơ cấu lại nền kinh tế
Với cách hiểu đó thì nền kinh tế mới và nền kinh tế dựa vào tri thứcrất gần gũi nhau, những vẫn có một cái gì đó khác nhau Khi nói về nền kinh
tế mới thì chủ yếu là nhấn mạnh nhiều hơn về vai trò của công nghệ thôngtin, truyền thông (ITC) và vai trò của cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năngsuất tổng thể; còn nền kinh tế tri thức thì nhấn mạnh tầm quan trọng ngàycàng tăng của tri thức trong mọi hoạt động của nền kinh tế
Trang 29Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh năm 1998 cho rằng mộtnền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức là một nền kinh tế mà việc sản sinh vàkhai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải [62, tr 27].Theo khái niệm này tri thức giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phátminh, sáng chế và ứng dụng tri thức trong quá trìn h sản xuất tạo ra cơ sở vậtchất.
Theo Giáo sư Đặng Hữu, kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống [110, tr 21].
Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng haingành này chiếm tỷ lệ thấp; cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn cònnông nghiệp nhưng rất nhỏ bé; trong nền kinh tế tri thức chiếm đa số là cácngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học vàcông nghệ
Trong các quan niệm trên, tác giả đồng ý với quan niệm của Giáo sưĐặng Hữu vì những lý do sau:
Thứ nhất, Tri thức được tạo ra do chính con người, thông qua con
người và các nguồn lực khác để tham gia trự c tiếp vào quá trình tạo ra củacải vật chất và tinh thần Tri thức, tri thức khoa học giữ vai trò quan trọngtrong nền kinh tế tri thức, lấy trí lực làm nguồn tài nguyên chủ yếu, tri thứctạo ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao Cách đây gần hai thế kỷ, C.Mác đã viết: “Thiên nhiên không chế tạo ra máy móc tất cả những cái đóđều là sản phẩm lao động của con người đều là sức mạnh đã vật hóa của trithức ’’[22, tr 368 - 369] Khoa học, công nghệ, máy móc, thiết bị do conngười sáng tạo trở thành lực lượng sản xuất thứ nhất, thay thế cho lao động
cơ bắp, tài nguyên thiên nhiên dần đang cạn kiệt
Trang 30Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, khoa học kỹ
thuật phát triển mạnh, vì vậy, những thông tin, những phát minh mới của thếgiới phải luôn được cập nhật, học hỏi và ứng dụng; trong nền kinh tế trithức, không chỉ tạo ra tri thức mà chúng ta phải biết thu nhận, truyền bá và
sử dụng tri thức Nền kinh tế tri thức rất coi trọng việc phổ cập, sử dụng trithức và thông tin ngang tầm với sự tạo ra nó
Thứ ba, phải ứng dụng tri thức, tri thức khoa học trong các lĩnh vực
của nền kinh tế; ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ cao trong cácquy trình sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế tri thức
Như vậy, có thể nói kinh tế tri thức là nền kinh tế, trong đó khoa họccông nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàngđầu việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển Trongnền kinh tế tri thức thì mọi lĩnh vực kinh tế đều trở thành ngành kinh tế d ựavào tri thức chứ không hẳn là công nghệ thông tin, các ngành công nghệ cao;Các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, phát triển các ý tưởng mới, sáng tạomới, Chính phủ có những chính sách kinh tế vĩ mô mới phù hợp, độ tự docủa thương mại; toàn xã hội chú trọng đến tầm quan trọng của học tập suốtđời và vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông
Trên quan điểm duy vật lịch sử, chúng ta có thể coi kinh tế tri thức làtrình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội loài người [ 55, tr 76].Kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất mà trong đótừng sản phẩm cũng như tổng sản phẩm quốc dân, lao động cơ bắp giảm đi
và thay thế dần bằng lao động trí óc Những ngành kinh tế mũi nhọn, côngnghệ cao đều dựa vào tri thức khoa học công nghệ hiện đại, kể cả nhữngngành kinh tế truyền thống cũng được ứng dụng tri thức khoa học công nghệ
cao Đại hội IX của Đảng ta đã nhận định: “ kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất “ [33, tr.64] Như
Trang 31vậy, kinh tế tri thức không phải là một hình thái kinh tế xã hội nào, mà chỉnói về phương diện lực lượng sản xuất , nói về sự phát triển kinh tế dựa nhiềuhơn vào tri thức và thông tin Xu thế phát triển đó mang tính tất yếu, kháchquan mà các nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa xã hội khoahọc đã tiên đoán Nói tới phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay không có nghĩa là xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu và cáchthức hoạt động như kinh tế tri thức đã hình thành v à phát triển trong các nềnkinh tế phát triển nhất, mà chính là vận dụng kinh nghiệm của các nướctrong việc tạo ra tri thức và sử dụng tri thức để phát triển nhanh kinh tế, pháttriển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội với năng suất chất lượng cao,của cải tạo ra dồi dào, lao động cần thiết ít đi, hàm lượng cơ bắp trong laođộng giảm thiểu, chủ yếu là làm chức năng sáng tạo nhằm rút ngắn quá trìnhcông nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Việt Nam đã có “kinh tế tri thức”nhưng chưa có một “nền kinh tế tri thức” đầy đủ với những đặc trưng trìnhbày trong phần dưới đây Vì vậy, chúng ta phải xây dựng và phát triển nó.
1.1.2 Đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức
Thứ nhất, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức
Đây là đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế tri thức, của cải tạo ra dựavào tri thức nhiều hơn dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động cơbắp Tri thức tham gia vào quá trình quản lý, điều khiển sản xuất, đồng thờitrực tiếp là một thành tố trong các sản phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất.Tri thức khoa học, công nghệ và kỹ năng của con người trở thành lực lượngsản xuất quan trọng hàng đầu [28, tr 192]
Tri thức khoa học là kết quả của quá trình nhận thức hiện thực, đãđược kiểm nghiệm bởi hoạt động thực tiễn có tính lịch sử xã hội, phù hợ pvới logic, phản ánh hiện thực một cách tương ứng trong đầu óc con ngườidưới dạng các quan niệm, khái niệm, phán đoán, lý luận [66, tr.20] Về mặt
Trang 32cấu trúc, theo lát cắt chiều dọc (chiều sâu), tri thức khoa học bao gồm trithức kinh nghiệm và tri thức lý luận, trong đó tri thức kinh nghiệm là trình
độ thấp còn tri thức lý luận là trình độ cao của tri thức khoa học [66.tr.22]
Tri thức kinh nghiệm chủ yếu thu nhận được thông qua quan sát và thínghiệm, nó nảy sinh trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến đấu tranh
xã hội hoặc thí nghiệm khoa học Có hai loại tri thức kinh nghiệm: (1) trithức kinh nghiệm thông thường thu được từ những quan sát hàng ngày trongcuộc sống và trong lao động sản xuất; và (2) tri thức kinh nghiệm khoa họcthu nhận được t ừ những thí nghiệm khoa học Trong sự phát triển của xã hội,hai loại tri thức kinh nghiệm này ngày càng thâm nhập lẫn nhau Tri thứckinh nghiệm giúp con người có những hình dung thực tế về sự vật, hiệntượng và cách ứng xử trước các sự vật, hiện tượng tr ong các quan hệ xã hội,tuy nhiên nó chưa đi sâu vào bản chất các sự vật, hiện tượng, chưa đi sâuvào khám phá những mối liên hệ thực sự phức tạp bên trong sự vật Tri thức
lý luận chính là sự khái quát từ tri thức kinh nghiệm, là một trình độ cao hơnhẳn về chất so với tri thức kinh nghiệm Tri thức lý luận dù hợp hình thành
từ tri thức kinh nghiệm nhưng không hình thành một cách tự phát và khôngphải tri thức lý luận nào cũng hình thành từ kinh nghiệm Nhờ tính độc lậptương đối mà có lúc lý luận có thể đi trước các dữ liệu kinh nghiệm Tri thức
lý luận là sự biểu hiện chân lý chính xác hơn, hệ thống hơn, có tính bản chấtsâu sắc hơn và vì thế, phạm vi ứng dụng của nó rộng nhiều hơn so với trithức kinh nghiệm [44, tr 363] Tri thức lý luận chính là sản phẩm của tưduy bậc cao, là kết quả của quá trình nghiên cứu, học tập nghiêm túc, bền bỉ,
có hệ thống của con người Giữa các cấp độ, trình độ của tri thức khoa học
có sự tiếp nối, kế thừa lẫn nhau Tri thức kinh nghiệm chính là cơ sở dữ liệu
để khái quát, hình thành nên tri thức lý luận Tri thức lý luận nâng tri thứckinh nghiệm lên trình độ cao hơn về chất, từ cái cụ thể đơn nhất thành cái có
Trang 33tính khái quát và phổ biến Đó chính là cơ sở để mỗi quốc gia, mỗi cá nhân,tiếp nhận và nâng cấp trình độ tri th ức kinh nghiệm lên tri thức lý luận vàkhả năng du nhập tri thức khoa học áp dụng vào đời sống thực tiễn, biến trithức đó thành sự giàu có và văn minh [66, tr.34 -36].
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sảnxuất, trước hết là công cụ sản xuất, trong quá trình sản xuất Là chủ thể trongquá trình sản xuất, con người với sức lao động, kinh nghiệm, thói quen, trithức khoa học và công nghệ của mình sử dụng công cụ lao động tác độngvào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất Trong quá trình đó, conngười cải tạo ra các công cụ hiện có, sáng tạo ra những công cụ mới nhằmđạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn Trước đây, trongquá trình hoàn thiện và sáng tạo, con người chủ yếu dựa vào kinh nghiệmtích lũy được thì ngày nay chủ yếu dựa vào những tri thức khoa học mới Trithức khoa học và công nghệ của con người đã phát triển và trở thành nhữngnguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi trong đời sống xã hội Công trìnhnghiên cứu của các học giả như J Schumpeter, R Solow… đã chỉ ra rằng trithức một thành phần của hệ thống kinh tế, là hình thức cơ bản nhất của vốn;
sự tăng trưởng kinh tế thực chất là do sự tích lũy tri thức mang lại, tăngtrưởng kinh tế không dựa vào tri thức sẽ không bền vững và tri thức ở đâyđược hiểu là khoa học và công nghệ [66, tr.73] Chính cuộc cách mạng côngnghiệp mà những ngành sản xuất mới ra đời , đóng vai trò mũi nhọn trong cơcấu kinh tế, tạo ra phương pháp sản xuất mới, vật liệu, năng lượng mới vớinhững ưu điểm vượt trội so với cô ng cụ, nguyên liệu, phương pháp truyềnthống trước đây Cụ thể như trong ngành kiến trúc, xây dựng, việc sử dụngcông nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý để thay thế cho việc khảo sátthủ công, sử dụng công nghệ mô phỏng, tự động hóa trong thiết kế, thi côngtạo ra giá trị gia tăng cao, giảm tiêu hao vật liệu, giảm hàm lượng lao động
Trang 34cơ bắp; các ngành sản xuất dịch vụ sử dụng thương mại điện tử để mở rộngthị trường; các ngành công nghiệp công nghệ cao nhất là công nghiệp phầnmềm thì giá trị tạo ra c hủ yếu là do tri thức, chi phí vật chất không đáng kể.Tri thức khoa học, công nghệ không là lý thuyết đứng ngoài quá trình sảnxuất mà chuyển thành một bộ phận hữu cơ, không tách rời của cả hệ thốngkinh tế - xã hội, đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP, thúc đẩy đổi mới nềnkinh tế.
Trong tương lai gần, khả năng khai thác tri thức trở thành chủ yếuthay cho khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên đã bị cạn kiệt Tri thứckhoa học là yếu tố sản xuất đầu tiên mà người sản xuất không phải lo lắng
về sự cạn kiệt của nó; nó không bị mất giá trị sau mỗi lần sử dụng mà ngượclại, giá trị của nó còn tăng lên nhiều lần Tri thức khoa học trở thành lựclượng sản xuất hàng đầu, tất cả các ngành kinh tế đều phải dựa vào tri thứckhoa học, vào những thành tựu mới nhất c ủa khoa học công nghệ để pháttriển
Hiện nay, ở Hoa Kỳ, tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất điện tử - tinhọc cho tăng trưởng kinh tế lên đến 45% trong 3 năm qua, còn mức đónggóp của ngành xây dựng và xe hơi vốn là trụ cột của kinh tế Hoa Kỳ chỉ còn14% và 4% Thời kì tăng trưởng cao kéo dài gần 10 năm qua ở Hoa Kỳchính là dựa vào sự mở rộng các ngành kinh tế tri thức Việc làm trong sảnxuất và phân phối hàng hóa giảm đi rất nhiều và thay thế bằng việc làmtrong văn phòng Từ năm 1980 đến 2000, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đãlàm mất đi 44 triệu việc làm, nhưng đồng thời tạo ra 73 triệu việc làm mới,tức là tăng 29 triệu việc làm [55, tr 102] Ở các nước OECD, sản lượng vàviệc làm đã được mở rộng rõ rệt ở những ngành công nghệ cao, nhữngngành kinh tế tri thức Hiện khoảng 50% GDP của các nước OECD là đãdựa trên tri thức Lợi nhuận của các hãng Intel, Microsoft đã đạt mức 24%
Trang 35doanh thu kéo dài trong nhiều năm, trong khi lợi nhuận của các hãng thuộccác ngành công nghiệp truyền thống chỉ đạt mức trên 10% năm, thậm chícòn thấp hơn [110, tr 55].
Thực tế trên đây cho thấy các ngành công nghiệp nền tảng, côngnghiệp nặng then chốt vốn được xem là trụ cột của các quốc gia với sắt thép,dầu lửa, ôtô…đang giảm dần và nhường chỗ cho các ngành kinh tế tri thức.Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, tri thức khoa học, trí tuệ conngười và kỹ năng lao động trở thành lợi thế phát triển lớn nhất, quyết địnhnhất Khoa học – công nghệ được nhất trí thừa nhận là lực lượng sản xuấtthứ nhất theo nghĩa là yếu tố quan trọng và quyết định tiến trình phát triểnkinh tế
Trong nền kinh tế tri thức, khoảng cách giữa người trí thức và ngườicông nhân ngày càng được thu hẹp C Mác đã từng chỉ ra là khi hàm lượng
cơ bắp trong sản phẩm do con người làm ra giảm đến mứ c cực nhỏ thì lúc đó
sẽ xuất hiện giai cấp công nhân khoa học Lực lượng công nhân lao động
chân tay giảm đi tương ứng với sự gia tăng mạnh mẽ của lực lượng côngnhân khoa học, công nhân trí thức Trong nhiều ngành hiện nay không cònphân biệt giữa người c ông nhân và nhà khoa học; Những người làm việctrong các phòng thí nghiệm, trong các xưởng phần mềm để tạo ra sản phẩmmới là các nhà khoa học nhưng cũng chính họ lại là người trực tiếp tham giavào quá trình sản xuất ra sản phẩm như một người công nhân th ực thụ.Trong các nước OECD hiện nay, 60 đến 70% lực lượng lao động là côngnhân trí thức Trong nền kinh tế tri thức, vai trò của người công nhân trí thức
là rất quan trọng, họ là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải cho xã hội, tiêu biểucho lực lượng sản xu ất mới Chính vì vậy, lực lượng công nhân trí thức hầunhư không phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp Thậm chí, những ngành cóhàm lượng tri thức cao như máy tính, viễn thông, thông tin…còn đang trong
Trang 36tình trạng khan hiếm lao động và có nhu cầu cao về nhập khẩu lao động từnước ngoài.
Do vai trò to lớn của tri thức, nên trong nền kinh tế tri thức, quyền sởhữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất, hơn cả vốn, tài nguyên thiênnhiên, đất đai Kinh tế tri thức là giai đoạn cao nhất trong lịch sử phát tr iểncủa loài người Ai chiếm hữu được tri thức thì người đó thắng cuộc trongcạnh tranh
Như vậy, nền kinh tế tri thức được đặc trưng trước hết bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức như công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ
cao, các ngành dịch vụ dựa vào xử lý thông tin, tài chính ngân hàng, giáodục đào tạo , nghiên cứu và phát triển công nghệ
Thứ hai, kinh tế tri thức có tốc độ hoạt động nhanh, đổi mới nhanh và sáng tạo trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển
Trong nền kinh tế tri thức, cái quyết định ra năng lực cạnh tranh chính
là sự sáng tạo ra cái mới có chất lượng cao hơn, thời gian đi tới người tiêudùng nhanh hơn Sự phát triển kinh tế là do sự thay đổi khôn g ngừng vềcông nghệ, đổi mới sản phẩm Sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuấtchủ đạo, như C.Mác đã dự báo: “Phát minh trở thành một nghề đặc biệt”[55, tr 105]
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế tri thức là sự sáng tạo kinh tế, sángtạo kinh tế bao gồm năm nội dung: (1) đưa ra một loại sản phẩm mới hoặcnêu ra chất lượng mới cho một loại sản phẩm; (2) áp dụng một phương phápsản xuất mới; (3) mở ra một thị trường mới; (4) tạo ra được một loại nguyênliệu hoặc một loại bán thành phẩm mới; (5) hình th ành một tổ chức xínghiệp mới [107, tr 50] Ngày nay, quỹ thời gian giữa các chu kỳ đổi mớibao gồm: sáng kiến – áp dụng cụ thể - phổ biến ra xã hội đã rút ngắn lại
Trang 37Sáng tạo kinh tế trở thành yếu tố đảm bảo sự tồn tại và khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp, một ngành kinh tế, một quốc gia Trong kinh tế trithức, vốn quý nhất là tri thức Với nền tảng tri thức to lớn và phong phú, conngười có thể sáng tạo, sáng chế những phát minh những sản phẩm, quy trình,công nghệ mới, do đó tiềm lực kinh tế tăng lên gấp bội và quyền sở hữu trítuệ trở nên quan trọng nhất, hơn cả vốn tài chính, tài nguyên, đất đai Do trithức tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp, của quốcgia nên sáng tạo được coi là động lực của sự phát triển và đầu tư vào nghiê ncứu phát minh ngày được một xem trọng.
Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ đổi mới với tốc độ nhanh và dẫnđến vòng đời của một công nghệ rút ngắn lại và chúng nhanh chóng trở nênlạc hậu Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường, sự đ ổimới công nghệ, sự năng động nhạy bén với sự thay đổi chính là yếu tố cơbản tạo nên năng lực cạnh tranh của mỗi chủ thể, đảm bảo nền tảng cho sựtồn tại và phát triển bền vững của mỗi chủ thể “Sáng tạo là linh hồn của sựđổi mới” [55, tr.104], điều này có nghĩa là khoa học thực sự trở thành lựclượng sản xuất hàng đầu, tri thức thức khoa học là yếu tố quan trọng tạo nênlợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia [103, tr 15] Đổimới thay thế giữa những thế hệ tri thức diễn ra thường xuyên nhanh chóng.Đặc điểm của sự ra đời tri thức mới hiện nay là liên kết, tích hợp giữa cácdòng tri thức khác nhau Điển hình như trong khoa học viễn thông có xuhướng hội tụ các lĩnh vực trước đây hoạt động độc lập như truyền dẫn vôtuyến tín hiệu thoại, truyền dẫn hữu tuyến tín hiệu truyền hình, truyền hìnhcáp, phát video qua vệ tinh, internet
Sáng tạo và đổi mới thường xuyên các công nghệ, sự hình thành vàphát triển các khu công nghệ cao ở các quốc gia như thung lũng Silicon,
Trang 38vườn ươm công nghệ với n hững điều kiện thuận lợi nhất để nghiên cứukhoa học, thực nghiệm và triển khai công nghệ và sản xuất ra các sản phẩm.
Thứ ba, công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ, rộng rãi và hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của xã hội và nền kinh tế
Kinh tế tri thức là một nền kinh tế mà công nghệ thông tin được pháttriển và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, dẫn đếnviệc thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước và kết nối toàncầu Kinh tế mạng trở thành đặc trưng của thị trường mới, thương mại điện
tử phát triển mạnh xóa bỏ thủ tục thương mại truyền thống Tốc độ luânchuyển của hàng hóa và tiền tệ sẽ tăng lên rất cao; Mỗi cá nhân, mỗi hộ giađình, mỗi doanh nghiệp và tổ chức ở các quốc gia có nhu cầu thông tin cóthể truy cập một cách dễ dàng, khai thác, sử dụng thông tin trong các hoạtđộng của mình một cách tự nhiên, một nhu cầu tất yếu không thể thiếu trongcuộc sống như lựa chọn sản phẩm, thăm dò các dịch vụ công cộng, các nhucầu về văn hóa và giáo dục Thương mại điện tử gia tăng nhanh chóng,đóng vai trò quan trọng, trực tiếp trong quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng:sản xuất theo đơn đặt hàng, liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa sản xuất vàcung ứng nguyên vật liệu, với thị trường tiêu thụ chặt chẽ và gắn bó hơn.Thông qua thương mại điện tử mà các hoạt động kinh doanh, mua bán, traođổi hàng hóa giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng nhanh chóng, thuận tiện
và tiết kiệm thời gian hơn bao giờ hết Thông qua công nghệ thông tin, mạngđiện tử mà các cơ quan, các doanh nghiệp có thể tiến hành các cuộc họp hộinghị trực tuyến, chỉ đạo từ xa giảm thiểu tối đa cho chi phí Internet đã làmthay đổi cách suy nghĩ, học tập, làm việc, sản xuất kinh doanh, tổ chức quản
lý, giao tiếp Công ty máy tính Dell là một ví dụ điển hình Thông qua hệthống thương mại điện tử, khách hàng lựa chọn mẫu mã, chi tiết kỹ thuật;
Trang 39Chính cách thức sản xuất này tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng và tốithiểu hóa lượng sản phẩm tồn kho và dư thừa do không hợp thị hiếu kháchhàng Công ty máy tính Dell đã rất thành công khi dùng Internet để thựchiện hệ thống sản xuất này, cách sản xuất và bán hàng thông qua thương mạiđiện tử đã chiếm 50% kim ngạch của công ty, giảm giá thành, lợi nhuậncông ty tăng và khách hàng được thỏa mãn nhiều hơn Đây là một lợi thếcạnh tranh quan trọng của Dell.
APEC đã tổng kết: Internet làm cho giá thành trong ngành sản xuất ô
tô giảm 12 đến 15%, trong ngành xây dựng giảm 7 đến 8%, cung ứng linhkiện, giao dịch khắp các nơi trên thế giới giảm đáng kể
Nhiều quốc gia trên thế giới, các nước phát triển và cả những nướcđang phát triển đã xem phát triển công nghệ thông tin là kinh tế mũi nhọnthúc đẩy sự phát triển Công nghệ thông tin trực tiếp và nhanh chóng làmthay đổi cơ cấu sản xuất, tạo ra hàng hóa mới, thúc đẩy tiến bộ khoa học vàcông nghệ, tăng trưởng kinh tế, phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu,giải trí và còn là công cụ hữu hiệu của tổ chức, phân tích, đưa ra các quyếtđịnh điều hành sản xuất và thương mại Công nghệ thông tin còn là mộtcông cụ hữu hiệu làm giảm chi phí tài chính, chi phí thời gian trong việc tìmkiếm thông tin mới, cần thiết, đồng thời kích thích và tạo điều kiện cho cácphát minh mới về khoa học và công nghệ Chính những yếu tố trên sẽ thúcđẩy năng suất, chất lượng và hiệu quả [103, tr 25]
Singapore là một trong những nước đầu tiên hướng tới nền kinh tế trithức, Singapore thành lập Hội đồng tin học quốc gia vào năm 1981 để thựchiện kế hoạch tin học hóa quốc gia Nguồn nhân lực trong IT tăng cao,Singapore trở thành nước đầu tiên trên thế giới cung cấp trên toàn quốc dịch
vụ thương mại trực tuyến vào năm 1992 và ngày nay, IT xâm nhập vào mọilĩnh vực của xã hội, máy tính và internet truyền bá rộng rãi, sử dụng công
Trang 40nghệ thông tin trong chương trình giảng dạy Cơ sở hạ tầng và một số ngànhcông nghiệp phát triển của Singapore cao hàng đầu Châu Á và Singaporecũng đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 biến thành một thành phố hàngđầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu vàChâu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh
Thứ tư, xã hội học tập – phương thức phát triển cơ bản của nền kinh
tế tri thức
Vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc nâng cao năng lực của conngười ngày càn g được quan tâm Con người là trung tâm của sự phát triển vàđầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển Trong nền kinh tế trithức, khoa học công nghệ và sự sáng tạo của con người trở thành yếu tốquyết định quá trình phát triển Con người tr ong nền kinh tế tri thức là conngười sáng tạo, không là một bộ phận của hệ thống máy móc trên dâychuyền sản xuất của doanh nghiệp Sức khỏe của người lao động trong nềnkinh tế tri thức phải bao gồm cả sức sáng tạo và chỉ số IQ trở thành mộttrong những tiêu thức quan trọng hàng đầu Vì vậy, học tập trở thành nghĩa
vụ của mỗi người Mỗi người đều phải tự học tập, hấp thu tri thức mới, cóthể biến tri thức chung của nhân loại thành cái của mình Muốn sử dụng trithức như tiêu thụ hàng hóa, mỗi người phải c huyển hóa tri thức thành kỹnăng Mỗi người có được bao nhiêu tri thức là do việc học tập và năng lựcchuyển hóa tri thức của cá nhân Để không ngừng trau dồi kỹ năng, pháttriển trí sáng tạo, mọi người có nghĩa vụ và tự giác học tập, học thườngxuyên, học ở trường, học trên mạng và cả xã hội học tập, học tập suốt đời
Sau Cách mạng tháng tám thành công, V.I Lênin đã sớm nhận thứcđược rằng nếu chỉ bằng nhiệt tình cách mạng mà thiếu tri thức khoa học thìcông nhân sẽ không làm được gì cả ngoài sự phá hoại Để xây dựng thànhcông chế độ mới, Người kiên quyết yêu cầu giai cấp vô sản và Đảng Cộng