1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các biểu hiện tâm lí trong hoạt động học tập của học sinh tuổi thiếu niên

19 549 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 35,58 KB
File đính kèm Biểu hiện tâm lí trong học tập.rar (33 KB)

Nội dung

Tính tích cực hoạt động ở nhiều lĩnh vực của học sinh THCS, sự sẵn sàng tham gia vào các vào các dạng hoạt động khác nhau, khát vọng với các hình thức mang “tính người lớn” vào việc học, đã làm cho thái độ của chúng với học tập, với nhà trường có những nét đặc thù. Song, trong thực tế, những đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em rất khó được “khai thác”một cách triệt để do sự phát triển tâm lý lứa tuổi của học sinh mang tính cá thể cao. Do vậy, rất cần sự quan tâm sát sao của các bậc phụ huynh cũng như của giáo viên trong việc hướng dẫn, tổ chức hình thành cho học sinh cách học tập đạt kết quả.

Trang 1

CÁC BI U HI N TÂM LÝ TRONG HO T Ể Ệ Ạ ĐỘ N G H C T P Ọ Ậ

C A H C SINH TU I THI U NIÊN Ủ Ọ Ở Ổ Ế

PGS.TS Võ Thị Minh Chí

Viện nghiên cứu sư phạm – ĐHSP HN

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

1.Ý nghĩa của thông tin

Viện nghiên cứu sư phạm của trường ĐHSP HN là một bộ phận nghiên cứu khoa học giáo dục, góp phần thực hiện công tác đào tạo các giáo viên tương lai – nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Để các giáo sinh có cơ hội tác nghiệp, hành nghề thì việc hiểu tâm sinh lý học sinh và các đặc điểm hoạt động của chúng theo độ tuổi là điều rất quan trọng và cần thiết

Tuổi thiếu niên, như đã biết, ứng với tuổi học sinh trung học

cơ sở (THCS), học sinh từ lớp 6- 9 (theo hệ thống giáo dục ở Việt Nam) Đây là lứa tuổi đã được chứng minh là rất thú vị song cũng gây nhiều khó khăn cho thầy cô trong nhà trường, bởi đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của lứa tuổi này

2 Những biến đổi đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thiếu niên, ảnh hưởng đến hoạt động học tập:

Nhà TLH Xô Viết A N Lêônchev cho rằng, động lực phát triển tâm lý của trẻ nói chung là sự thay đổi vị trí của chúng trong

hệ thống các quan hệ xã hội Ở một giai đoạn phát triển nhất định

“ vị trí trước đó của trẻ trong môi trường của các quan hệ xã hội bắt đầu được chúng ý thức không còn tương thích với khả năng và

Trang 2

chúng tìm mọi cách để thay đổi Từ đây xuất hiện mâu thuẫn công khai giữa cách sống của trẻ với các khả năng vốn đã quyết định cách sống của chúng Tương ứng với đó, hoạt động của trẻ cũng được cải tổ lại Chính vì thế, việc chuyển sang giai đoạn phát triển tâm lý mới được hoàn thiện” Điều dẫn trên cho thấy, có sự thay đổi trong tâm lý của học sinh tuổi thiếu niên là thực tế đương nhiên:

Khi bước vào môi trường học đường THCS, điều đầu tiên mà trẻ nhận ra là sự thay đổi điều kiện đời sống của trường học: sự xuất hiện của nhiều thầy cô giáo,chương trình, tài liệu, hình thức học tập trên lớp phức tạp hơn; kinh nghiệm thực tế ngoài nhà trường, sự giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa được mở rộng hơn Đây chính là điều kiện làm nảy sinh khát vọng phải chiếm lĩnh một

vị trí mới trong quan hệ với người lớn, có tính độc lập và hành động tự chủ cao, xây dựng quan hệ theo cách mới với bạn bè cùng lứa

Cũng như mọi giai đoạn phát triển lứa tuổi khác, tuổi thiếu niên có những thế mạnh riêng của mình Những thế mạnh đó là: luôn sẵn sàng một cách có lựa chọn với mọi khía cạnh liên quan đến việc học tập, nếu như những việc đó thể hiện được tính người lớn theo suy nghĩ của chúng; khả năng tri giác tăng, tính nhậy cảm cao với mọi khía cạnh của việc học Trẻ tuổi này rất hay bị thu hút vào các hình thức hoạt động tự quản trong giờ học, vào các tài liệu học tập phức tạp và có khả năng tự thiết kế hoạt động nhận thức vượt ra khỏi khuôn khổ của nhà trường Tuy nhiên, cái khó của trẻ ở lứa tuổi này là tâm thế, sự sẵn sàng của chúng không dễ được hiện thực hoá do chưa làm chủ được các phương pháp thực hiện và hình thức mới của hoạt động học tập

Trang 3

Khó khăn càng trở nên sâu sắc hơn khi những đặc điểm nêu trên của trẻ mang tính chất không ổn định xuất hiện trong quá trình hình thành và trưởng thành, vì yêu cầu trẻ lứa tuổi này đưa

ra bao giờ cũng vượt lên trước so với kinh nghiệm sống và khả năng thực thi một cách độc lập của chúng Nói cách khác, trẻ -thiếu niên thường có khát vọng xây dựng hình ảnh cuộc sống của mình không chỉ ứng với khả năng của bản thân, mà còn vượt quá các khả năng đó Điều này đòi hỏi phải có các các phương pháp khác nhau cả trong giáo dục( theo nghĩa hẹp), lẫn trong dạy học cho học sinh từ các lớp đầu đến cuối cấp THCS

B.CÁC BIỂU HIỆN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA TRẺ THIẾU NIÊN

Hứng thú học tập, sự quan tâm đến các vấn đề nhà trường của học sinh tuổi thiếu niên có phần bị giảm sút Điều này thực sự

gây nên sự lo lắng cho thầy cô giáo và cha mẹ học sinh THCS.Theo A K Makarôva, sự giảm sút hứng thú học tập diễn ra mạnh nhất ở học sinh các lớp đầu bậc học Nguyên nhân và các yếu tố gây ảnh hưởng đến hiện tượng này là:

+ Về mặt lý luận, theo thuật ngữ của A N Lêônchev, đây là

“ sự chối bỏ nội tâm với trường học”: trường học không còn là

“trung tâm” đời sống tinh thần đối với trẻ lứa tuổi này; những động cơ vốn trước đây đã kích thích học sinh học tập ở bậc tiểu học, chẳng hạn như thích đến trường, phấn khích khi được điểm cao , đến lúc này đã được thoả mãn; còn những động cơ mới, đáp ứng với điều kiện học tập ở trường THCS và đặc điểm lứa tuổi thiếu niên lại chưa được hình thành

Trang 4

+ Trẻ thiếu niên luôn có xu hướng với các hoạt động tích cực

để minh chứng cho tính người lớn của mình và để nhận được những tình cảm tôn trọng từ phía mọi người xung quanh Nhưng đáng tiếc, những dạng hoạt động này lại ít diễn ra trong trường học và các phương thức thực thi chúng thì trẻ lại không được học Trẻ phải tìm kiếm cơ hội khẳng định bản thân ở các dạng hoạt động diễn ra ngoài nhà trường và vì thế, các hoạt động này thu hút trẻ hơn, so với các giờ học trên lớp

Quan hệ của trẻ với việc học không diễn ra trực tiếp

mà được khúc xạ thông qua các mối quan hệ phức tạp của trẻ với người lớn (trong đó có thầy cô giáo) và với bạn bè của chúng.

Khát vọng được khẳng định tính tự lập và tính được làm người lớn của trẻ sẽ không được thoả mãn, thậm chí còn gây hậu quả âm tính nếu như giáo viên THCS sử dụng các phương pháp dạy và giao tiếp truyền thống Trẻ thíêu niên không thoả mãn với vai trò của một thính giả thụ động trên lớp, các em cũng không hứng thú với việc ghi chép những gì giáo viên đọc cho hay chép lại các bài giải mẫu ở trên bảng Trẻ lứa tuổi này thích chờ đợi vào các hoạt động làm quen với tài liệu mới, mang tính chất hoạt động của tư duy, mang tính độc lập, mà chỉ khi đó chúng có cơ hội thể hiện sự tích cực của mình

Học sinh THCS có quan điểm của mình với bài làm, hoạt động đã thực hiện và có thể phát biểu điều này trên lớp Các em rất thích khi được sự tán đồng của thầy cô về khả năng trí tuệ và rất thích các hình thức thi đua trong học tập, thích so sánh kết quả làm bài giữa học sinh với nhau Học sinh THCS không chỉ bị thu hút vào các hình thức hoạt động học tập mới, tạo ra cơ hội cho

Trang 5

chúng biểu hiện tính tích cực, mà cả việc học các tri thức mới Chúng dễ tự ái hoặc phật ý khi phải trả lời các câu hỏi quá đơn giản, các bài tập quá dễ, ngược lại, trẻ thích các kiến thức đòi hỏi phải suy nghĩ, phải khái quát

Cách dạy và phong thái giao tiếp của người lớn, của thầy cô giáo dạy môn học là “sức hút” mạnh, gây tình cảm, hứng thú, “ thích học ” với mông học của học sinh

Học sinh THCS thích thâu tóm các sự kiện thực tế bằng suy nghĩ:

Điều này đã được tác giả A K Makarôva đề cập đến trong các nghiên cứu của Bà về học sinh THCS Đây có thể sẽ là một yêu cầu đặt ra, trước hết đối với các tài liệu mà học sinh có quan hệ trực tiếp trong quá trình học tập Thực tế đã chứng minh cho thấy, càng nhiều thông tin phải ghi nhớ và gìn giữ trong trí nhớ, thì càng cần nhiều đến thao tác khái quát hoá để thâu tóm các hiện tượng

cụ thể vào suy luận Các nghiên cứu mang tính khái quát, ngắn gọn là một hình thức dễ làm tiêu tan sự mệt mỏi Còn V.A Xukhômlixnki khi nói về bản chất của việc học trên lớp của học sinh THCS thì cho rằng: “ kích thích gây hứng thú cho tất cả mọi học sinh, tất nhiên, đấy là những hình ảnh trực quan rực rỡ, nhưng với học sinh THCS, cái chính lại không phải điều đó Chúng ta phải thức tỉnh “vùng cảm xúc” bằng mối tương quan của cái cụ thể với cái trừu tượng Cảm xúc ngạc nhiên được xuất hiện bởi trong các đồ vật cụ thể ẩn chứa nguồn gốc sự thật thế giới quan Cái trở nên hứng thú với việc học ở thiếu niên không phải là những

gì đặc biệt, những gì mang tính trợ giúp, mà là chính tài liệu học tập”

Trang 6

Tài liệu học tập chủ yếu của học sinh THCS là sách giáo khoa Những gì mà V.A Xukhômlixnki đã biểu đạt cũng chính là định hướng cho việc biên soạn sách giáo khoa cho học sinh trung học nói chung, học sinh THCS nói riêng Sự diễn tả các tài liệu học tập theo hướng trên là cách tìm ra “tiếng nói chung”, sự tương thích giữa nội dung tài liệu và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS

Quan hệ của trẻ thiếu niên đối với tài liệu học tập mang tính nghiên cứu; nghĩa là, các em có khuynh hướng đưa

ra các câu hỏi về nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng, đưa chúng vào thảo luận một cách sống động theo các quan điểm khác nhau Trong giờ học trên lớp, các em yêu thích các hình thức hoạt động như: tự nghiên cứu đưa ra các kết luận và các khái quát hoá, chọn các sự kiện hoặc các đoạn văn tương thích với vấn

đề, các giờ tự học thực hành hoặc trong phòng thí nghiệm (với các dụng cụ, máy móc, mô hình)

Sự tự tiếp nhận kiến thức ở ngoài nhà trường (đọc các

tài lệu tham khảo, tìm kiếm các nguồn thông tin khác nhau) Đây

là nhu cầu lớn, “tự thân vận động” của trẻ thiếu niên, xuất phát từ đặc điểm tâm lý muốn trở thành và được xã hội công nhận được làm người lớn, trong khi các kiến thức học được trong nhà trường không cho phép các em thỏa mãn nhu cầu này

Sẽ là yếu tố thuận lợi, thúc đẩy “ sự ham học ”của học sinh, nếu các thầy cô giáo nhanh chóng định hướng cho học sinh cách lựa chọn tài liệu “có ích” để tham khảo, hình thành cách tự học, hướng vào việc học đang diễn ra trong nhà trường Khó khăn cho giáo viên khi làm công việc mang tính “đạo đức nghề nghiệp” này

là học sinh THCS, đặc biệt ở đầu cấp, luôn có xu hướng tự lập,

Trang 7

trong khi chưa biết cách tổ chức hoạt động trí tuệ của mình, chưa làm chủ được các thủ pháp làm việc với tài liệu, ghi nhớ và tập trung chú ý vào tài liệu

Các điều kiện thuận lợi và khó khăn để hình thành việc tự điều khiển hoạt động học tập (hay việc tự học ở học sinh THCS) xuất hiện:

+ Trẻ đầu bậc THCS đã biết tập trung chú ý có chủ định đến từng khía cạnh khác nhau của tài liệu, bao gồm cả những khía cạnh đã được trừu tượng hoá Biết tập trung chú ý có chủ định là một thế mạnh trong phát triển tâm lý của học sinh THCS: các em hoàn toàn có thể tập trung chú ý trong suốt cả thời gian một tiết học, biết phân phối chú ý cho các dạng hoạt động học tập khác nhau, đôi khi còn biết đẩy nhanh tốc độ bài học Một số học sinh ở lứa tuổi này đã có thói quen làm việc tập trung, mà theo đánh giá của các nhà tâm lý, điều này có nghĩa đã chuyển từ chú ý có mục đích, có chủ định thành chú ý sau chủ định Đấy là minh chứng về khả năng làm việc cao của thiếu niên

+ Việc lĩnh hội các phương thức ghi nhớ ngày càng tăng theo tuổi Các nghiên cứu của Tâm lý học cho thấy, trí nhớ của học sinh THCS phát triển theo một số hướng Ở đầu bậc học, các phương pháp ghi nhớ có chủ định được tích luỹ, tuy nhiên, khối lượng không lớn: ghi nhớ, trong nhiều trường hợp vẫn diễn ra một cách

tự nhiên, không cần phải sự dụng đến các thủ pháp nào, nghĩa là, nhớ trực tiếp Ở các lớp cao hơn trong trường THCS, các thủ pháp ghi nhớ ngày càng trở nên được ý thức, đa dạng, linh hoạt, phụ thuộc vào đặc điểm của tài liệu học.Học sinh các lớp lớn trong nhà trường THCS có xu hướng ý thức các hành động học tập của mình

Trang 8

hơn, hiểu trật tự của việc học, dẫn đến kế hoạch hoá và cuối cùng

là điều khiển được việc học của bản thân

+ Tuy nhiên, người giáo viên cũng gặp phải khó khăn khi trẻ

tự tổ chức việc học cho bản thân: trẻ không phải lúc nào cũng ý thức được các thủ pháp ghi nhớ mà chúng đã sử dụng; chú ý của chúng đôi lúc vẫn không ổn định, không chủ định, phụ thuộc vào

sự hứng thú, vào cái mới của tài liệu Khi phân tích và đánh giá công việc của mình, học sinh THCS thường sử dụng tự kiểm soát theo kết quả (hoặc theo mẫu) Ở chúng, nếu không được dậy dỗ một cách có chủ định thì hiếm khi quan sát thấy trẻ biết kiểm tra tiến trình công việc, đánh giá các bước trung gian từ góc độ kết quả phải đạt được Trẻ - thiếu niên, đặc biệt gặp khó khăn khi phải

tự kiểm tra tiến độ công việc sẽ diễn ra Chúng không phải lúc nào cũng biết lập kế hoạch chung: xác định được các giai đoạn, dự báo được các khó khăn có thể xảy ra Mặc dù học sinh tuổi thiếu niên cũng hay đề ra các kế hoạch, song những kế hoạch này lại không chỉ đạo được hành động, mà chỉ là các “cơn bột phát” của chúng

Như vậy, tính tích cực hoạt động ở nhiều lĩnh vực của học sinh THCS, sự sẵn sàng tham gia vào các vào các dạng hoạt động khác nhau, khát vọng với các hình thức mang “tính người lớn” vào việc học, đã làm cho thái độ của chúng với học tập, với nhà trường

có những nét đặc thù Song, trong thực tế, những đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em rất khó được “khai thác”một cách triệt để do

sự phát triển tâm lý lứa tuổi của học sinh mang tính cá thể cao Do vậy, rất cần sự quan tâm sát sao của các bậc phụ huynh cũng như của giáo viên trong việc hướng dẫn, tổ chức hình thành cho học sinh cách học tập đạt kết quả

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 A N Lêônchev: Hoạt động – Ý thức – Nhân cách NXB Giáo dục

H, 1989Các vấn đề phát triển tâm lý NXB MGU, 1972 ( Tiếng Nga)

2 A N Lêônchev: Các vấn đề phát triển tâm lý NXB MGU, 1972 (Tiếng Nga)

3 V.A Xukhômlixnki: Sự ra đời của một công dân NXB Đội cận vệ trẻ M,1971

4 N K Makarôva: Về việc học của trẻ thiếu niên NXB “ NX ENAX” M, 2006 (Tiếng Nga)

Trang 10

V N Ấ ĐỀ NH N XÉT, ÁNH GIÁ C A GIÁO VIÊN Ậ Đ Ủ

TRONG CÁC BÀI KI M TRA Ể

T GÓC NHÌN TH C TI N TR Ừ Ự Ễ Ở ƯỜ NG PH THÔNG Ổ

TS Phạm Thị Kim Anh

Viện NCSP-Trường ĐHSP Hà Nội

Tóm tắt nội dung

Việc nhận xét, đánh giá HS của GV trong các bài kiểm tra có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, giúp HS thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như những sai sót cần khắc phục Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng, việc nhận xét HS trong các bài kiểm tra/thi của GV đang có những dấu hiệu rất tùy tiện, thiếu mô phạm Nhiều lời nhận xét của GV mang tính hài hước, gây cười

Từ việc phân tích và đưa ra một số ví dụ điển hình của việc ghi nhận xét trong các bài kiểm tra HS, bài báo đưa ra những yêu cầu cơ bản để giúp GV có được những kỹ năng cần thiết trong khi nhận xét, đánh giá HS

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 11

Việc nhận xét, đánh giá HS trong quá trình dạy học nói chung, trong các bài kiểm tra nói riêng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, giúp HS thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như những sai sót cần khắc phục Tác động của nó vừa có ý nghĩa tích cực thúc đẩy sự tiến bộ của HS qua những lời khen ngợi nhưng lại vừa có tác động tiêu cực nếu làm cho HS sợ hãi, tự ti, xấu hổ hoặc bị tổn thương bởi những lời nhận xét, phê bình quá nặng

nề của GV Thực tiễn ở trường phổ thông từ bậc tiểu học cho đến trung học nhiều năm qua cho thấy rằng, việc nhận xét HS trong quá trình dạy học hay bằng lời phê trong các bài kiểm tra/thi của HS có rất nhiều điều đáng quan tâm bởi sự tùy tiện, thiếu mô phạm của GV Nhiều lời nhận xét của GV mang tính hài hước, gây cười mà cư dân mạng cho là “Bá đạo” Trong báo cáo này, chúng tôi xin nêu ra một số ví dụ điển hình của việc ghi nhận xét trong các bài kiểm tra HS, từ đó đưa ra những yêu cầu

cơ bản giúp GV có được những kỹ năng cần thiết trong khi nhận xét, đánh giá HS

II.NỘI DUNG

1 Thấy gì từ cách ghi nhận xét của GV qua một số ví dụ điển hình?

a).Ở bậc tiểu học

Bên cạnh những lời phê, lời nhận xét mang tính góp ý, sửa lỗi và

động viên, khích lệ HS, còn có rất nhiều lời phê của GV chỉ như một lời khuyên hoặc yêu cầu HS, VD khi cho HS làm bài tập đặt

câu với từ “Liên tiếp”, HS đó viết: “Một đoàn tàu lửa chạy qua, cứ liên tiếp liên tiếp liên tiếp liên tiếp liên tiếp liên tiếp liên tiếp liên

Ngày đăng: 12/11/2017, 23:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w