Tính cấp thiết của đề tài Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là một trong những hoạt độngquan trọng trong triển khai thực hiện chính sách nâng cao chất lượng cuộcsống của từng người
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Ở TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN NĂM 2010 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Đặng Thị Hoa
HÀ NỘI – 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Thực hiện chính sách
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Ký tên
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH 11
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM 11
1.1 Một số khái niệm 11
1.2 Quan điểm và quá trình ban hành chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam 14
Chương 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở TỈNH LÀO CAI 25
2.1 Vài nét về tỉnh Lào Cai 25
2.2 Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Lào Cai 27
2.3 Một số văn bản cụ thể triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình 34
2.4 Các chủ thể thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Lào Cai 43
2.5 Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai 47
Chương 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở TỈNH LÀO CAI 60
3.1 Các yếu tố tác động tới quá trình thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình 60
3.2 Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 66
3.3 Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình 67
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là một trong những hoạt độngquan trọng trong triển khai thực hiện chính sách nâng cao chất lượng cuộcsống của từng người dân, từng gia đình và toàn xã hội, là một bộ phận quantrọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiềuchủ trương, chính sách nhằm lãnh đạo và tổ chức thực hiện một cách toàn diệncông tác DS - KHHGĐ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và các
Bộ, ban ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể đểthực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước vềcông tác này
Trong quá trình thực hiện chính sách DS - KHHGĐ, Việt Nam đã thuđược một số kết quả khả quan Việt Nam đã nhanh chóng đạt được mức sinhthay thế vào năm 2006 (2,09 con/phụ nữ), mức sinh giảm từ 2,28 con năm
2002 xuống còn 2,05 con năm 2012 Về cơ cấu dân số, nhờ những thành côngcủa chương trình DS - KHHGĐ trước đó, chúng ta đã bước vào “kỷ nguyênvàng” là thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” thời kỳ chỉ có duy nhất một lần tronglịch sử phát triển nhân khẩu học của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới.Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách
DS - KHHGĐ, vẫn còn bộc lộ những điểm hạn chế nhất định về cơ cấu dân số
Trang 9mức sinh thay thế Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam tăng từ
68 tuổi năm 1999 lên 73,2 tuổi năm 2014 Tình hình phân bố dân cư: dân sốthành thị chiếm 30,6% dân số nông thôn chiếm 69,4%; nam có 43.347.731người (chiếm 49,5%) nữ có 4.263.216 người (chiếm 50,5%)
Trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng gần 1 triệu người và cũng cókhoảng 1 triệu người gia nhập lực lượng lao động, điều này tạo ra áp lực khálớn cho vấn đề tạo việc làm mới cho người lao động Cơ cấu dân số Việt Namthuộc nhóm “cơ cấu dân số trẻ”, số người thuộc nhóm dưới tuổi lao độngchiếm 31,8%, trong đó nhóm tuổi dưới 15 tuổi chiếm 24,1% [1]
Theo báo cáo của Tổng cục DS - KHHGĐ, chất lượng dân số về thể chất của người Việt Nam đã được cải thiện song vẫn còn rất thấp Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy có 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng từ 1,5% đến 3% và có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại mà chưa được phát hiện và điều trị sớm Bên cạnh đó, số lượng người bị tàn tật, khuyết tật trong cả nước rất lớn, khoảng 5,3 triệu người (chiếm 6,3% dân số)…Tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền của người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn hạn chế.Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn tiếp tục gia tăng; làm thế nào
để tận dụng cơ hội cơ cấu “dân số vàng”, chăm sóc và phát huy người cao tuổi khi Việt Nam đang “già hóa dân số” rất nhanh; phân bố, quản lý dân cư;
di cư và đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh như một quy luật tất yếu trong quátrình phát triển; nâng cao chất lượng dân số, hôn nhân đồng tính, mang thai hộ là những vấn đề rất mới, cần được điều chỉnh
Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía Bắc của ViệtNam có diện tích tự nhiên 6283,9 km2, có trên 203km đường biên giới giápvới tỉnh Vân Nam- Trung Quốc Dân số toàn tỉnh là 674,530 người mật độ
2
Trang 10dân số bình quân 106 người/km2 trong đó số người trong độ tuổi lao độngchiếm 52% Tỉnh Lào Cai có 1 thành phố 8 huyện với 164 xã, thị trấn trong
đó có 95 xã vùng sâu vùng xa thuộc diện đặc biệt khó khăn Tỉnh có 35 dântộc anh em chung sống trong đó người Kinh chiếm 34,58%, dân tộc Môngchiếm 23,78%, dân tộc Dao chiếm 14,38%, dân tộc Tày chiếm 15,33% còn lại
là các dân tộc khác Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2010 là 16,9%, số con trungbình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,7 con, tỷ lệ các cặp vợ chồng
áp dụng BPTT hiện đại là 72% Ngoài những vấn đề chung về công tác DS KHHGĐ của cả nước, tỉnh Lào Cai còn phải đối mặt với nhiều vấn đề quantrọng trong thực hiện chính sách DS - KHHGĐ như làm thế nào để nâng caochất lượng dân số, cân đối mức sinh hài hoà giữa các khu vực vùng sâu vùng
-xa trong tỉnh, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ vàtrẻ em, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
Việc thực hiện chính sách DS - KHHGD ở tỉnh Lào Cai cũng đã đạtđược những kết quả khả quan và tồn tại một số khó khăn nhất định Để tìmhiểu những vấn đề về chính sách DS - KHHGĐ và quá trình thực hiệnchính sách DS -KHHGĐ trong thực tiễn giai đoạn từ năm 2010 đến nay, em
chọn đề tài “Thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2010 đến nay” làm luận văn để hoàn thành khoá
học thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Dân số là vấn đề nền tảng trong phát triển bền vững của mỗi quốc gia,công tác DS - KHHGĐ có vai trò vô cùng quan trọng đối với tương lai đấtnước Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân số ở Việt Nam vàcông tác DS - KHHGĐ được nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm Đã cókhá nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết nhằm đánh giá, tổng kết
Trang 113
Trang 12- Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách DS - KHHGĐ các dân tộc thiểu số và miền núi Trong nhóm các công trình nghiên cứu này, nổi bật
là một số công trình nghiên cứu về chính sách DS - KHHGĐ do Uỷ ban Quốc gia DS - KHHGD, nay là Tổng cục DS - KHHGĐ thực hiện Nhiều đề tài cấp
Bộ, cấp tỉnh đã được triển khai nhằm đánh giá thực trạng quá trình triển khai thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Đề
tài Nghiên cứu một số vấn đề về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình với các dân tộc ít người ở vùng cao, vùng sâu tỉnh Cao Bằng do Dương Thị
Minh Hiền và cộng sự thực hiện từ năm 1994 đến 1996 Năm 1998, Viện Dân tộc học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện
nghiên cứu về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình người Mông ở Hoà Bình [13]
Tiếp đó, năm 2001, Viện Dân tộc học tiếp tục công bố công trình nghiên cứu
về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình… Các công
trình nghiên cứu này đã làm rõ được thực trạng của công tác DS - KHHGĐ ở vùng dân tộc thiểu số và nêu lên những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện chính sách tại vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.[25]
- Nhóm các công trình nghiên cứu đánh giá chính sách DS - KHHGĐ vàchăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân tộc thiểu số Nhóm các công trìnhnày đề cập đến khá nhiều vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dân số và bảo vệsức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số Năm 2012, Viện Dân số
và các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã thực hiện đề
tài “Đánh giá chính sách và thực hiện chính sách Chăm sóc Sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc” Nghiên cứu này đã đánh giá một cách cụ thể văn
bản Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 - 2010; Đánh giá kết quả thực hiệnmục tiêu và tất cả chỉ báo kiểm định mục tiêu của Chiến lược Từ những báocáo xác thực đó ta ước lượng được mức độ hoàn thành mục tiêu và các chỉbáo này vào năm 2010 và xác định những điểm mạnh, điểm yếu trong quá
Trang 13trình xây dựng và thực hiện chính sách chăm sóc SKSS cho đồng bào dân tộc.
Từ đó đưa ra khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược DS - SKSS, giaiđoạn 2011 - 2020 Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em đã có công
trình “Nghiên cứu về phong tục tập quán của một số dân tộc ảnh hưởng đến hành vi sinh sản” Công trình đã đi sâu làm rõ những ảnh hưởng của phong
tục tập quán tới hành vi sinh sản của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản
ở một số dân tộc, đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao chấtlượng dân số và ổn định quy mô dân số ở một số dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn
La, Lai Châu và Sóc Trăng [26]
Năm 2013, Viện Dân số và các Vấn đề Xã hội thực hiện đề tài “Đánh giá 10 năm thi hành Pháp lệnh Dân số tại thành phố Hà Nội” Thực hiện
tuyên truyền giáo dục nhằm ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Hà Nội được triển khai mạnh mẽ hơn so với mức chung của cả nước với tỷ lệ đánh giá tích cực trở nên chiếm tới 91,6% trong khi của cả nước chỉ đạt 88% Đặc biệt, tỷ lệ người được hỏi đánh giá “Rất tích cực” tại Hà Nội và
cả nước tương ứng là 39,3% và 28,9%
Công trình nghiên cứu Đánh giá mô hình tổ chức bộ máy làm công tác
DS - KHHGĐ tuyến quận/ huyện và xã/ phường do Viện Chiến lược và chính
sách y tế thực hiện năm 2014 đã rà soát, đánh giá các văn bản liên quan đến tổ chức bộ máy làm công tác DS - KHHGĐ cấp xã/ phường, quận/ huyện, đánh giá thực trạng mô hình tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý đối với cán bộ chuyên trách DS - KHHGĐ
Ngoài những nghiên cứu trên thì còn nhiều những cuộc điều tra, nghiên cứu như:
Cuộc điều tra quốc gia về thanh thiếu niên lần thứ nhất (SAVY1) và lần thứ hai (SAVY2) do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc và Ngân hàng phát triển châu Á tiến hành Điều
5
Trang 14tra cho thấy tỉ lệ nạo phá thai trong thanh niên Việt Nam tăng theo nhóm tuổi: 7% trong nhóm 18-21 tuổi và 10% trong nhóm 22-25 tuổi.
Đề tài “Tuổi Vị thành niên với vấn đề tình dục và các biện pháp tránh thai” của Chu Xuân Việt, Nguyễn Văn Thắng - Học viện Thanh thiếu niên
Việt Nam 1998 nghiên cứu tại 8 tỉnh, thành phố trên 2,159 vị thành niên cảtrong và ngoài trường cho biết có 11,4% vị thành niên đồng ý với ý kiến chorằng có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân; 18,9% số người được hỏi cho là
có thể quan hệ tình dục trước khi cưới; 17,7% trả lời có thể quan hệ tình dụcđược nếu cả hai đồng ý
Nghiên cứu “Đánh giá thái độ của các nhóm đối tượng với các qui định của chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình” do TS Nguyễn Đức Mạnh
và các cộng sự thực hiện vào năm 2005 đã chỉ rõ thực trạng nhận thức và thái
độ của các nhóm đối tượng đối với một số quy định của chính sách Dân số
-Kế hoạch hoá gia đình và Pháp luật đời sống
Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh cũng có bài viết “Pháp lệnh dân số nâng cao trách nhiệm của công dân, gia đình và xã hội” (Tạp chí Cộng sản số
27/2003) Tác giả đề cập đến một số quy định trong Pháp lệnh dân số, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số
Ngày 8/3/2010 Nghị định Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổiĐiều 10 của Pháp lệnh Dân số đã được ban hành với nội dung quy định lạinhững trường hợp không vi phạm sinh một hoặc hai con có nghĩa là một sốtrường hợp sinh con thứ ba nhưng không bị vi phạm luật
Kết quả đạt được của công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình góp phầnquan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cũng như thực hiện thắnglợi các mục tiêu phát triển niên kỷ, tăng thu nhập bình quân đầu người, cải
Trang 15thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳnggiới Là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực ĐôngNam Á, tốc độ dân số tuy đã giảm nhiều song quy mô dân số quá lớn, chấtlượng dân số thấp, tốc độ già hoá nhanh, mất cân bằng giới tính khi sinh làvấn đề nóng và tiếp tục nâng cao, nếu không được xử lý kiên quyết ngay bâygiờ sẽ để lại những hệ luỵ rất nặng nề về mặt xã hội, kinh tế thậm chí về anninh, chính trị Bên cạnh đó việc mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn tiếp tụcgia tăng, việc tận dụng cơ hội từ cơ cấu dân số vàng chưa được quan tâm tậndụng đúng mực [29].
Có thể thấy, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về chính sách DS
- KHHGĐ, chiến lược DS - KHHGD ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về quá trình triển khai thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ở tỉnh Lào Cai Đề tài được thực hiện sẽ góp phần làm rõ hơn quá trình triển khai thực hiện chính sách DS - KHHGĐ từ thực tiễn ở tỉnh Lào Cai
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích của luận văn là tìm hiểu quá trình triển khai thực hiện chính sách DS - KHHGĐ từ thực tiễn tỉnh Lào Cai, đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách DS - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên Luận văn có những nhiệm vụ sau
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận trong nghiên cứu về chínhsách dân số như khái niệm, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện chínhsách dân số theo yêu cầu về đổi mới chính sách, quá trình hình thành và pháttriển của chính sách từ khi ban hành đến nay
- Đánh giá thực trạng chính sách DS - KHHGĐ và thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách dân số, làm rõ những mặt được, những mặt hạn chế, những
7
Trang 16bất cập của chính sách dân số và tổ chức thực hiện chính sách thông qua kếtquả thực thi tại tỉnh Lào Cai.
- Rút ra bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thựchiện, giám sát thực hiện chính sách DS - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.Đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách DS - KHHGĐ từ thực tiễncủa tỉnh Lào Cai
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chính sách về DS - KHHGĐ và quá trình triển khai thực hiện trên địabàn tỉnh Lào Cai
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn từ năm 2010 đến nay giới hạn trongviệc lựa chọn chính sách DS - KHHGĐ (quy định về DS - KHHGĐ: văn bản,quy định liên quan đến chính sách DS - KHHGĐ, các biện pháp thực hiệncông tác dân số, quản lý nhà nước về dân số)
Việc nghiên cứu luận văn căn cứ vào thực tiễn thực hiện chính sách dân
số trên địa bàn tỉnh Lào Cai Các tư liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận văndựa vào các văn bản đã được ban hành và căn cứ trên thực tiễn triển khai thựchiện chính sách DS - KHHGĐ
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện trên phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và duy vật lịch sử Vấn đề nghiên cứu được xem xét theo mộttrình tự từ quá khứ đến hiện tại trong mối quan hệ, tương tác với các vấn đềkhác trong chiến lược phát triển KT - XH chung của tỉnh Lào Cai và chiếnlược về DS - KHHGĐ của cả nước
Trang 175.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá chính sách là một loại hình nghiên cứu đặc biệt cần
có sự phối hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:
Đánh giá hệ thống chính sách, văn bản chính sách liên quan đến DS KHHGĐ đã được ban hành từ trước đến nay và đặc biệt là trong giai đoạn
-2010 đến nay ở tỉnh Lào Cai
(1) Phân loại, phân tích văn bản theo tiêu chí về nội dung và theo cơ quan ban hành (Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Liên Bộ)(2) So sánh các văn bản với nhau, so sánh văn bản với tình hình thực tiễn dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu có sẵn
Rà soát các văn bản chính sách, mức độ phạm vi ban hành và quá trình
tổ chức triển khai thực hiện ở các địa phương
Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và học tập của cán bộ làm công tác dân số và sinh viên trong lĩnh vực chính sách công và chính sách xã hội
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần cung cấp các luận chứng khoa học nhằm đưa ra các giải pháp để thực hiện chính sách dân số trên địa bàn cụ thể Căn cứ kết quả đạt được, luận văn đưa ra được những vấn đề sau:
9
Trang 18- Nêu ra những đặc điểm, vai trò của chính sách dân số
- Đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, nêu những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách
- Nêu ra những quan điểm và giải pháp để thực hiện chính sách tốt hơn trong giai đoạn đổi mới đất nước
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài những phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội chung luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về chính sách DS - KHHGĐ
ở Việt Nam Chương 2: Thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ở tỉnh Lào
Trang 1910
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
1.1 Một số khái niệm
Đã có khá nhiều khái niệm được đưa ra về dân số, chính sách dân số và
kế hoạch hoá gia đình Trong luận văn này, tôi sử dụng một số khái niệm về dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được quy định rõ trong điều 3, chương 1 của Pháp lệnh dân số 2003 Cụ thể là:
1 Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính
2 Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định
3 Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác
4 Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính
5 Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số
6 Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và
xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người
7 Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình
8 Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác
Trang 2111
Trang 229 Quản lý nhà nước về DS - KHHGĐ:
- Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân
số phù hợp với sự phát triển KT - XH của đất nước
- Nhà nước có các chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc SKSS, KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện KT - XH khó khăn
- Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số
Thực hiện tốt công tác KHHGĐ sẽ làm giảm được số sinh, giảm được tửvong mẹ do sinh nhiều và phá thai ngoài kế hoạch, giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh
và trẻ em, giảm tỷ lệ vô sinh và chửa ngoài tử cung Giải phóng phụ nữ làmnhẹ gánh nặng gia đình, có điều kiện tham gia vào các công tác xã hội, chămsóc nuôi dưỡng con cái tốt hơn làm cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn,nâng cao chất lượng cuộc sống
KHHGĐ là các hoạt động hướng dẫn mọi người lựa chọn số con mongmuốn và khoảng cách giữa các lần sinh, mỗi gia đình nên có từ một đến haicon dù trai hay gái để đảm bảo hạnh phúc gia đình, nuôi con khỏe manh, dậycon ngoan, phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam Khoảng cách giữa các lầnsinh nên cách nhau từ ba đến năm năm để người phụ nữ hồi phục sức khỏesau lần thai sản vừa qua đồng thời có điều kiện nuôi dậy con cái tốt hơn
Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực
cụ thể nào đó [23, trang 475]
Trang 23Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào
đó của chính phủ bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó nhằm phát triển đất nước toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường [8]
Chính sách dân số được quan niệm theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp tuỳthuộc vào mục tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn nhất định ở mỗi quốcgia Có khá nhiều khái niệm về chính sách dân số, mỗi khái niệm có nhữngđặc thù riêng, theo cách nhìn nhận riêng hoặc tùy theo tính cấp bách đối vớiviệc điều chỉnh sự phát triển và di chuyển của dân cư Sau đây là một số kháiniệm thường gặp:
Chính sách dân số có thể được định nghĩa như là những quy định về mặtpháp lý, những chương trình quản lý, điều hành và những hoạt động khác củaChính phủ nhằm vào việc thay thế hoặc sửa đổi xu hướng phát triển dân sốtrong thời điểm hiện tại có quan tâm tới lợi ích và sự sống còn của quốc gia.Chính sách dân số bao gồm các biện pháp nhằm xoá đi khoảng cách giữa tổng số những đứa trẻ thực sự sinh ra trong xã hội và số trẻ mà xã hội có thể chấp nhận (thông qua một số biện pháp đặc biệt trong việc quyết định để đạt được những mục tiêu xã hội quan trọng)
Chính sách dân số theo quan niệm dân số học là tất cả các biện phápchính sách nhằm ảnh hưởng một cách hài hòa đến quy mô (chính sách dân sốđịnh lượng) hoặc cơ cấu (chính sách dân số định tính) của dân cư Dưới sự trợgiúp và hướng dẫn toàn diện về hôn nhân, về kiểm soát sinh đẻ, tử vong, nhập
cư và di cư, chính sách dân số được liên kết chặt chẽ với chính sách gia đình,sức khỏe và di cư, cũng như lãnh thổ [1]
Theo quan niệm của khoa học về chính sách công thì Chính sách dân số
là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề dân số theo mục tiêu xác định của đảng chính trị cầm quyền
13
Trang 241.2 Quan điểm và quá trình ban hành chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam
DS - KHHGD là một trong những chính sách lớn, quan trọng luôn đượcĐảng và Nhà nước ta quan tâm Ngay từ sau khi giải phóng miền Bắc, côngtác DS - KHHGĐ đã được chú trọng với những chính sách về KHHGĐ đượcban hành trong bối cảnh miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN, miền Nam đấutranh giải phóng và thống nhất đất nước Trong các kỳ đại hội Đảng xây dựng
và phát triển đất nước, chính sách DS - KHHGĐ luôn được nhấn mạnh
Đại hội lần thứ IV, lần thứ V và lần thứ VI của Đảng đều coi công tác
DS - KHHGĐ là quốc sách trong sự nghiệp phát triển đất nước Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ IV đã xác định: “Mọi ngành mọi cấp phải coi trọng cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch là công tác có tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội, góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của nhân dân ta” [11]
Mục tiêu cuộc vận động trong giai đoạn này là đẻ ít (từ 2 đến 3 con), đẻmuộn (từ 22 tuổi trở nên) và đẻ thưa (cách nhau 3 đến 5 năm) Mục tiêu cụthể được xác định tại Đại hội IV năm 1976 là “đẩy mạnh hơn nữa cuộc vậnđộng sinh đẻ có kế hoạch, kiên quyết giảm dần tốc độ gia tăng dân số hằngnăm, phấn đấu đến năm 1980, tỷ lệ gia tăng dân số là trên 2%” Tại Đại hội Vnăm 1982,chỉ tiêu được đưa ra là “giảm tốc độ tăng dân số bình quân của cảnước từ 2,4% hằng năm xuống còn 1,7% vào năm 1985; đến Đại hội VI năm
1986 thì “giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,2% hiện nay xuống còn 1,7% vàonăm 1990”
Ngày 14/1/1993 tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIIĐảng ban hành Nghị quyết số 04 về chính sách DS - KHHGĐ (gọi tắt là Nghịquyết TW khóa VII), đây là văn bản có tính chất quan trọng, làm tiền đề chonhững quyết sách về công tác DS - KHHGĐ sau này của Đảng và Nhà Nước
Trang 25Tiếp tục quán triệt và kiên quyết thực hiện các quan điểm cơ bản củaNghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII vềchính sách DS - KHHGĐ, phấn đấu sớm đạt mục tiêu về ổn định quy mô dân
số, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số của nước ta Ngày22/3/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 47-NQ/TW về việc tiếp tục đẩymạnh thực hiện chính sách DS - KHHGĐ
Đồng nhất quán triệt và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước, qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 04 khóa VII, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách DS - KHHGĐ đã thực sự đi vào đời sống và đạt được những kết quả quan trọng: nhận thức của toàn xã hội đã có bước chuyển
rõ rệt, quy mô gia đình có một hoặc hai con được chấp hành ngày càng rộng rãi, tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế, số con trung bình của một phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 3,5 con năm 1992 xuống còn 2,28 con năm
2002, tỷ lệ tăng dân số giảm tương ứng từ hơn 2% còn 1,32% [22]
Ngày 9/1/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh Dân số và có hiệu lực thi hành từ này 1/5/2003 Pháp lệnh Dân số được
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành ngày 09/01/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2003 Cho đến nay, PLDS vẫn là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta, điều chỉnh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể trong lĩnh vực dân số Với 7 Chương, 40 Điều, PLDS đã điều chỉnh các vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố và quản lý dân cư), đến quá trình dân số (quá trình sinh, tử, di cư) và quy định các biện pháp thực hiện công tác dân số
PLDS nêu rõ quan điểm về cơ cấu dân số “Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ họcvấn,
Trang 27ngành nghề và các đặc trưng khác, bảo vệ và tạo điều kiện để các dân tộcthiểu số phát triển” (Điều 13, PLDS) và chất lượng dân số “Nâng cao chấtlượng dân số là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự phát triển của đấtnước, Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân số về thểchất, trí tuệ, tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của ViệtNam lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước” [29].
PLDS năm 2003 đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trên thực tế hầu như không còn tình trạng cản trở hay cưỡng bức thực hiện KHHGĐ Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã thể hiện được cam kết của Nhà nước Việt Nam trong các điều ước, công ước quốc tế về quyền con người liên quan đến công tác DS - KHHGĐ và sức khỏe sinh sản mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập
Trên cơ sở PLDS đã được công bố ngày 16/9/2003 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ –CP ngày 16/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của PLDS Theo Nghị định, mục tiêu chính sách dân số là duy trì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con để ổn định quy
mô dân số, đảm bảo cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số Nghị định cũng nghiêm cấm các hành vi cản trở hay cưỡng bức thực hiện KHHGĐ và lựa chọn giới tính thai nhi Có thể nói với Nghị định này chính sách DS - KHHGĐ của Việt Nam đã thật sự chấm dứt một thời kỳ
áp dụng có tính gò ép và chuyển sang khuyến khích sự tự nguyện của người dân trong thực hiện KHHGĐ [30]
Trong quá trình thực hiện chính sách DS - KHHGĐ chúng ta đã thuđược một số kết quả tốt: về mức sinh giảm từ 2,28 con năm 2002 xuống còn2,05 con năm 2012 Việt Nam đã nhanh chóng đạt được mức sinh thay thếvào năm 2006 (2,09 con/phụ nữ), 3 năm sau khi PLDS ra đời và từ đó đến nayliên tục đạt dưới mức sinh thay thế
Trang 29Sau khi PLDS được ban hành đã có 23 Luật và Dự luật có những nộidung liên quan gần gũi, nhiều nội dung đã được “gợi mở” từ PLDS như: LuậtBảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Cư trú, LuậtPhòng, chống bạo lực gia đình, Luật Người cao tuổi, Luật Hộ tịch…
Để PLDS đi vào cuộc sống, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ,
cơ quan ngang Bộ đã ban hành hàng loạt các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành như: Nghị định 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh; Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 3/10/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em; Nghị định 90/2010/NĐ-CP ngày 18/8/2010 quy định về cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư Tại địa phương, Hội đồng Nhân dân, UBND các tỉnh, thành phố đều đã ban hành các văn bản triển khai PLDS ở địa phương Như vậy, PLDS đã thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng trong lĩnh vực dân số PLDS là một trong những văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, căn bản nhất để Nhà nước, các tổ chức và người dân tham gia trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ luật định, phù hợp với các Công ước, Điều ước và văn bản quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập PLDS cùng với các văn bản dưới luật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã tạo thành hệ thống văn bản pháp luật về dân số
Về mức sinh, nếu như năm 2002, số con trung bình/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta là 2,28 con thì năm 2012 còn 2,05 con Việt Nam đã nhanh chóng đạt được mức sinh thay thế vào năm 2006 (2,09 con/phụ nữ), 3 năm sau khi PLDS ra đời và từ đó đến nay, liên tục dưới mức sinh thay thế Tỷ lệ gia tăng dân số cũng giảm từ 1,17% (2002) xuống còn 1,06% (2012) Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đã giảm mạnh từ 21,7% (2002) xuống còn 14,2% (2012) Quy mô dân số nước ta năm 2002 là 79,54 triệu người, năm 2010 là 86,93 triệu người (thấp hơn so với mục tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam
17
Trang 302001 - 2010 do Chính phủ đặt ra là không vượt quá 89 triệu người) Đến1/4/2012, quy mô dân số nước ta là 88,78 triệu người và chắc chắn đạt đượcmục tiêu Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản của Chính phủ đặt ra đếnnăm 2015 (quy mô không vượt quá 93 triệu người), bình quân mỗi năm tăngthêm 924.000 người.
Tỷ lệ sử dụng các BPTT tăng hàng năm Các phương tiện, BPTT nóiriêng và các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ nói chung ngày càng phongphú, đa dạng, thuận tiện cho người dân từ nông thôn tới miền núi, tới tậnnhững vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc Điều đó đã mang đến, mở rộng quyềnđược tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ của người dântrên mọi miền đất nước
Mức sinh vì thế đã giảm, mức chết giảm, đặc biệt là tỷ suất chết trẻ emdưới một tuổi, dưới 5 tuổi, tỷ số tử vong bà mẹ đều giảm; đời sống người dânngày một được cải thiện, thu nhập bình quân tăng Những thành công tronglĩnh vực DS - KHHGĐ đã mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, kinh tế,
an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao vị thế người phụ nữ trong giađình và xã hội, thực hiện bình đẳng giới, thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.Chính sách, pháp luật dân số trong giai đoạn này được chuyển hướngnhằm giải quyết toàn diện các vấn đề dân số Chính sách, pháp luật, chiếnlược DS - KHHGĐ giai đoạn này thể hiện trong một số văn bản quan trọngcủa Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Tại Nghị quyết tại đại hội Đảng lần thứ IX xác định: “Chính sách dân
số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợpvới những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao chất lượng cácdịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân
bổ dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực”
Trên cơ sở năm quan điểm của Nghị quyết số 04-NQ/HNTW và quanđiểm của Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, Quyết định số
Trang 31147/2000/QĐ-TT xác định quan điểm mở rộng toàn diện mục tiêu của chínhsách, Chiến lược dân số là “Thực hiện đồng bộ từng bước và có trọng điểmviệc điều chỉnh hài hòa quan hệ giữa số lượng với chất lượng dân số, giữaphát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực, giữa phân bố và di chuyển dân
cư phù hợp với sự phát triển KT - XH là nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân
số, tập trung ưu tiên cho các vùng có mức sinh cao, vùng nghèo, vùng sâuvùng xa để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mức sống nhân dân”[14].Nghị quyết 47-NQ/TW xác định quan điểm chỉ đạo: một là tiếp tục quántriệt và kiên quyết thực hiện các quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghịlần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách DS -KHHGĐ phấn đấu sớm đạt mục tiêu ổn định quy mô dân số, đồng thời từngbước nâng cao chất dân số Việt Nam Hai là toàn Đảng toàn dân kiên trì thựchiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con để có điều kiệnnuôi dạy tốt Ba là cán bộ, Đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện chínhsách DS - KHHGĐ
Phạm vi và đối tượng thực hiện công tác DS - KHHGĐ được mở rộng toàn diện đến mọi tầng lớp dân cư và đến mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cộng đồng; chú trọng nhóm đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, nhóm vị thành niên và nam giới; tập trung ở các vùng có điều kiện KT - XH khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo Một hệ thống giải pháp đồng bộ của chính sách, chiến lược bao gồm: lãnh đạo, tổ chức và quản lý; truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi, chăm sóc SKSS, KHHGĐ
Các chính sách, pháp luật về DS - KHHGĐ đã được ban hành khá đầy
đủ từ Trung ương đến địa phương, tạo môi trường pháp lý cũng như những động lực và điều kiện để thu hút được sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội, nhằm thực hiện tốt Chiến lược Dân số 2001 - 2010 và tiếp tục thực hiện Chiếnlược Dân số và SKSS giai đoạn 2011 - 2020 Bên cạnh các chính sách khen
19
Trang 32thưởng, khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách DS
- KHHGĐ, chính sách, biện pháp đặc thù đối với người dân tộc thiểu số, vùngdân tộc ít người trong việc thực hiện mục tiêu DS - KHHGĐ, chính sách chế
độ với cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ, những quy định về xử lý kỷ luậtcán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức vi phạm chính sách DS - KHHGĐđược ban hành kịp thời
Chính sách DS - KHHGĐ bền vững phải đáp ứng yêu cầu điều chỉnh cácquan hệ xã hội trong các lĩnh vực dân số Từng văn bản quy phạm pháp luậtcần quy định về các yếu tố dân số cụ thể để bảo đảm được tính toàn diện,đồng bộ của các nội dung liên quan như: ba nguyên tắc của pháp luật dân sốnói chung và Pháp lệnh dân số nói riêng Ngoài ra, các văn bản quy phạmpháp luật cần quy định về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số.Tính toàn diện, đồng bộ của chính sách dân số đã góp phần quan trọng trongviệc nâng cao trách nhiệm của công dân, góp phần bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của công dân trong việc kiểm soát sinh sản, lựa chọn nơi cư trú,thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số
Sự thành công trong việc ban hành và thực hiện chính sách DS KHHGĐ trong những năm qua đến từ nhiều yếu tố Hầu hết các tổ chứcĐảng, chính quyền đã coi công tác dân số là bộ phận quan trọng trong chiếnlược phát triển KT - XH, bước đầu chúng ta đã tạo được những cơ sở cho việcthay đổi hành vi một cách bền vững, hạn chế được tác động tiêu cực củatâm lý xã hội Tuy nhiên do chưa nhận thức được hết tính chất khó khăn,phức tạp và lâu dài của công tác DS - KHHGĐ, ở một số nơi đã xuất hiệnnhững dấu hiệu của sự chủ quan, thỏa mãn với những thành tích bước đầutrong công tác DS - KHHGĐ Có không ít địa phương, chính quyền và cơquan chức năng đã thể hiện sự thiếu kiên quyết trong khâu tổ chức thực
Trang 33-20
Trang 34Mức sinh ở một số nơi vẫn còn ở mức cao và sự chênh lệch về mức sinh giữa các vùng còn khá lớn, chênh lệch có khi lên tới từ 1,1 đến 1,9 lần Việc giảm sinh diễn ra chưa đồng đều Tỷ lệ sinh con thứ ba tăng mạnh trở lại.
Trong một thời gian dài chúng ta đã quá chú trọng đến mục tiêu giảm sinh mà chưa thực sự quan tâm đến vẫn đề chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống Chính sách dân số còn thể hiện sự mất cân đối Chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Các tố chất về thể lực của con người Việt Nam như chiều cao, cân nặng và sức bền còn rất hạn chế
Bộ máy quản lý dân số ra đời muộn, chưa ổn định, trình độ của đội ngũ quản lý, triển khai chương trình còn hạn chế, điều này thể hiện cả về trình độ khoa học cơ bản, hiểu biết pháp luật cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ Thực tế đã có không ít những nơi tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và ngay cả những cán bộ chuyên trách đã hết sức lúng túng trước những vấn đề
cụ thể và thực tiễn đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách Điều này cho thấy phần nào khả năng cũng như năng lực dự báo, lập kế hoạch và xử lý tình huống của đội ngũ cán bộ còn yếu kém
Những thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách DS - KHHGĐ trên đây cho thấy quy trình quy hoạch và ban hành chính sách phải đi liền, gắn bó mật thiết với công tác tổ chức thực hiện và giám sát thực tiễn mới có thể đảm bảo được tính bền vững của chúng
Đối với chính sách DS - KHGGD ở vùng dân tộc thiểu số, Đảng và Nhànước đã có những chủ trương cụ thể trong phát triển chất lượng dân số ở một
số dân tộc có dân số ít và các dân tộc cư trú ở vùng sâu, vùng xa Xây dựng
các chính sách cụ thể về bảo vệ và phát triển một số dân tộc ít người sống ởvùng khó khăn, vùng sâu vùng xa đang có chiều hướng suy giảm dân số Mởrộng tuyên truyền, giáo dục và cung cấp các dịch vụ về chăm sóc SKSS,
Trang 35KHHGĐ cho mọi người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT - XH khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Thực hiện chính sách, biện pháp, giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất và tinh thầntrong việc thực hiện chăm sóc SKSS, KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộcsống cho người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cóđiều kiện KT - XH khó khăn
Nhà nước có chính sách, biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn và vùng có điều kiện KT - XH khó khăn bằng các chương trình, dự án phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo và đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc bảo vệ, chăm sóc SKSS, KHHGĐ
Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ưu tiên đầu tư chương trình, dự án,
kế hoạch về chăm sóc SKSS, KHHGĐ cho người dân thuộc một trong những dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT - XH khó khăn và đặc biệt khó khăn
Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự phát triển đất nước
Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần.Phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến của thế giới vào năm 2010
22
Trang 36Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển KT - XH Thực hiện chính sách
DS - KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ sứckhỏe và rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ,phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội, giữ gìn giá trị văn hóa, tinhthần và bảo vệ môi trường sinh thái
Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm phối hợp với các cơquan, tổ chức hữu quan xây dựng và triển khai thực hiện mô hình nâng caochất lượng dân số với phát triển gia đình bền vững, mô hình tác động nângcao chất lượng dân số cộng đồng, cung cấp thông tin, tuyên truyền, tư vấn vàgiúp đỡ gia đình, cá nhân thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân số về thể chất,trí tuệ và tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của Việt Namlên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số, thông qua các chương trình, dự án phát triển KT - XH, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng hệ thống an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ sứckhỏe và rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ,phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội, giữ gìn giá trị văn hóa, tinhthần và bảo vệ môi trường sinh thái
Cơ quan trực tiếp có nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân số có tráchnhiệm phối hợp, liên kết với các đoàn thể, ban ngành cơ quan, tổ chức hữuquan xây dựng, đề xuất và cùng nhau triển khai thực hiện mô hình nâng cao
Trang 37chất lượng dân số với mục tiêu phát triển gia đình bền vững, mô hình tác độngnâng cao chất lượng dân số cộng đồng; cung cấp thông tin, tuyên truyền, tưvấn và giúp đỡ gia đình, cá nhân thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượngdân số.
Kết luận chương 1
Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2010
và tiếp tục duy trì các mức tăng trưởng một cách ấn tượng Chính vì vậy, Việt Nam đang trên đà đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2020 Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng địa lý và các nhóm dân số Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2015 và các cuộc điều tra dân số khác cho thấy Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu dân số Trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam hiện chỉ có hai con, điều này cho thấy Việt Nam đã đạt dưới mức sinh thay thế, sớm hơn nhiều năm so với mục tiêu mà Bộ Chính trị đã đề ra trong Nghị quyết 47-NQ/TW “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số -
kế hoạch hóa gia đình” ban hành ngày 22 tháng 3 năm 2005 Việc giảm tử vong ở bà mẹ và tử vong trẻ em cũng đạt được kết quả ấn tượng Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đạt được ở cấp quốc gia, vẫn còn sự khác biệt ở cấp địa phương Quy mô và chất lượng dân số đang có nhiều khác biệt ở vùng dân tộc thiểu số và với các dân tộc có dân số ít Nhiều vấn đề đang đặt ra trong thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đòi hỏi phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp ban ngành trong những năm tới
24
Trang 38Chương 2 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Ở TỈNH LÀO CAI
2.1 Vài nét về tỉnh Lào Cai
Dân số toàn tỉnh Lào Cai là 674.530 người (số liệu năm 2016) Mật độ dân số bình quân 106 người/km2, trong đó:
Thành phố Lào Cai: 110.2018 người, mật độ 484 người/km2 Các huyện:Bát Xát: 75.757 người, mật độ 72 người/km2; Mường Khương: 58.593 người, mật độ 106 người/km2; Si Ma Cai: 35.766 người, mật độ 153 người/km2; BắcHà: 60.529 người, mật độ 89 người/km2; Bảo Thắng: 106.989 người, mật độ
156 người/km2; Bảo Yên: 82.817 người, mật độ 101 người/km2; Sa Pa: 59.172 người, mật độ 87 người/km2; Văn Bàn: 84.709 người, mật độ 60người/km2
Tỉnh Lào Cai có 25 nhóm người dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông chiếm 22,21%, Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì,
La Chí, Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh
Đơn vị hành chính của tỉnh: có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa,Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà,với 164 xã, phường, thị trấn Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực:
- Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển KT - XH thuận lợi Chủ yếu
Trang 3925
Trang 40- Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển KT - XH khó khăn, phầnlớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khókhăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.
- Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình
bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hộicòn hạn chế
Mức sinh cao của Lào Cai tập trung tại các huyện vùng cao, xã vùng sâuvùng xa Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thốngcòn phổ biến tại các xã vùng xâu, vùng xa Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làmcông tác DS - KHHGĐ ở các tuyến hầu hết là mới, chưa có nhiều kinhnghiệm trong nghiệp vụ công tác Vì vậy, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo kiện toàn
tổ chức bộ máy làm công tác DS - KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở; ban hành cácquy định về công tác DS - KHHGĐ, tạo điều kiện để các cấp, các ngành tổchức triển khai thực hiện ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương; mọi nguồn lựccủa Chương trình mục tiêu Quốc gia DS - KHHGĐ của mỗi giai đoạn đượcphân công và triển khai cụ thể đến tận cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi để các địaphương, đơn vị tập trung làm tốt công tác quan trọng này Với sự chỉ đạo củacấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã cónhiều hoạt động phối hợp, đưa nội dung công tác DS - KHHGĐ vào các hoạtđộng của từng ngành Cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố đã ban hànhcác nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường công tác DS-KHHGĐ Đồng thời, đội ngũ cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ ở cơ sở đượctăng cường về số lượng, từng bước chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nhằmđáp ứng tốt nhiệm vụ trong tình hình mới Đội ngũ cán bộ làm công tác DS -KHHGĐ từ tỉnh đến huyện, xã và thôn bản ngày càng được chuẩn hóa, nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công tác DS - KHHGĐ