Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Ở TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN NĂM 2010 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Hà Nội, năm 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Thị Hoa
Phản biện 1: PGS TS Lưu Văn Quảng
Phản biện 2: TS Lê Thúy Hằng
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội…….giờ…….ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Công tác DS - Kế hoạch hóa gia đình là một trong những hoạt động quan trọng trong triển khai thực hiện chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân, từng gia đình và toàn xã hội, là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong quá trình thực hiện chính sách DS - KHHGĐ, Việt Nam đã thu được một số kết quả khả quan Việt Nam đã nhanh chóng đạt được mức sinh thay thế vào năm 2006 (2,09 con/phụ nữ), mức sinh giảm từ 2,28 con năm 2002 xuống còn 2,05 con năm
2012 Về cơ cấu dân số, nhờ những thành công của chương trình DS - KHHGĐ trước đó, chúng ta đã bước vào “kỷ nguyên vàng” là thời kỳ cơ cấu
“dân số vàng” thời kỳ chỉ có duy nhất một lần trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách DS
- KHHGĐ, vẫn còn bộc lộ những điểm hạn chế nhất định về cơ cấu dân số và chất lượng dân số, cụ thể: tính đến năm 2014 quy mô dân số của Việt Nam đạt 90,7 triệu người tăng trung bình mỗi năm 940 nghìn người ( kể từ năm 2003) Giai đoạn 2009 - 2014, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân đạt 1,06%/năm là thời
kì có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất trong vòng 35 năm qua Năm 2014 tổng tỷ suất sinh là 2,09 con với trên một người phụ nữ, tiếp tục duy trì mức sinh dưới mức sinh thay thế.Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam tăng từ 68 tuổi năm 1999 lên 73,2 tuổi năm 2014 Tình hình phân bố dân cư: dân số thành thị chiếm 30,6% dân số nông thôn chiếm 69,4% ; nam có 43.347.731 người (chiếm 49,5%) nữ có 4.263.216 người (chiếm 50,5%) Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy có 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ Tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền của người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn hạn chế Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn tiếp tục gia tăng; làm thế nào để tận dụng
cơ hội cơ cấu “dân số vàng”, chăm sóc và phát huy người cao tuổi khi Việt Nam đang “già hóa dân số” rất nhanh; phân bố, quản lý dân cư; di cư và đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh; nâng cao chất lượng dân số, hôn nhân đồng tính, mang thai hộ là những vấn đề rất mới, cần được điều chỉnh
Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía Bắc của Việt Nam có diện tích tự nhiên 6283,9 km2, có trên 203 km đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Dân số toàn tỉnh là 674,530 người mật
độ dân số bình quân 106 người/km2 trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 52% Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2010 là 16,9%, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,7 con, tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng
Trang 4DS - KHHGĐ của cả nước, tỉnh Lào Cai còn phải đối mặt với nhiều vấn đề quan trọng trong thực hiện chính sách DS - KHHGĐ như làm thế nào để nâng cao chất lượng dân số, cân đối mức sinh hài hoà giữa các khu vực vùng sâu vùng xa trong tỉnh, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ và trẻ em, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Việc thực hiện chính sách DS - KHHGD ở tỉnh Lào Cai cũng đã đạt được những kết quả khả quan và tồn tại một số khó khăn nhất định Để tìm hiểu những vấn
đề về chính sách dân số - kế hoạch hoá và quá trình thực hiện chính sách Dân số - kế hoạch hoá gia đình trong thực tiễn giai đoạn từ năm 2010 đến
nay, em chọn đề tài “Thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
ở tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2010 đến nay” làm luận văn để hoàn thành
khoá học thạc sĩ của mình
2.Tình hình nghiên cứu đề tài:
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết nhằm đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện chính sách DS - KHHGĐ và những bài
học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dân số
- Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách DS - KHHGĐ các
dân tộc thiểu số và miền núi Đề tài Nghiên cứu một số vấn đề về chính sách DS - KHHGĐ với các dân tộc ít người ở vùng cao, vùng sâu tỉnh Cao Bằng do Dương Thị Minh Hiền và cộng sự thực hiện từ năm 1994
đến 1996 Năm 1998, Viện Dân tộc học thuộc Trung tâm Khoa học xã
hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện nghiên cứu về DS - KHHGĐ người Mông ở Hoà Bình.[6] Tiếp đó, năm 2001, Viện Dân tộc học tiếp tục công
bố công trình nghiên cứu về DS - KHHGĐ các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình
- Nhóm các công trình nghiên cứu đánh giá chính sách DS- KHHGĐ
và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân tộc thiểu số Nhóm các công trình này đề cập đến khá nhiều vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dân số và bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số Năm 2012, Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế
Quốc dân đã thực hiện đề tài “Đánh giá chính sách và thực hiện chính sách Chăm sóc SKSS cho đồng bào dân tộc”
- Nghiên cứu “ Đánh giá thái độ của các nhóm đối tượng với các qui định của chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình” do TS Nguyễn
Đức Mạnh và các cộng sự thực hiện vào năm 2005 đã chỉ rõ thực trạng nhận thức và thái độ của các nhóm đối tượng đối với một số quy định của chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Pháp luật đời sống
- Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh cũng có bài viết “ Pháp lệnh dân số nâng cao trách nhiệm của công dân , gia đình và xã hội” ( Tạp chí Cộng
Trang 5lợi và nghĩa vụ của công dân về DS - KHHGD Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số
Có thể thấy, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về chính sách
DS - KHHGĐ, chiến lược DS - KHHGD ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về quá trình triển khai thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ở tỉnh Lào Cai Đề tài được thực hiện
sẽ góp phần làm rõ hơn quá trình triển khai thực hiện chính sách DS - KHHGĐ từ thực tiễn ở tỉnh Lào Cai
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
3.1 Mục đích:
Mục đích của luận văn là tìm hiểu quá trình triển khai thực hiện chính sách DS - KHHGĐ từ thực tiễn tỉnh Lào Cai, đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách DS – KHHGD
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận trong nghiên cứu về chính sách dân số như khái niệm, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện chính sách dân số theo yêu cầu về đổi mới chính sách, quá trình hình
thành và phát triển của chính sách từ khi ban hành đến nay
Đánh giá thực trạng chính sách DS - KHHGĐ và thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách dân số, làm rõ những mặt được, những mặt hạn chế, những bất cập của chính sách dân số và tổ chức thực hiện chính sách thông qua kết quả thực thi tại tỉnh Lào Cai
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chính sách về DS – KHHGĐ và quá trình triển khai thực hiện trên
địa bàn tỉnh Lào Cai
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn trong việc lựa chọn chính sách DS - KHHGĐ (quy định của pháp luật về DS - KHHGĐ bao gồm các văn bản, quy định liên quan đến chính sách DS - KHHGĐ, các biện pháp thực hiện công tác dân số, quản
lý nhà nước về dân số)
Phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến nay
Việc nghiên cứu luận văn căn cứ vào thực tiễn thực hiện chính sách dân số trên địa bàn tỉnh Lào Cai
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp luận:
Nghiên cứu được thực hiện trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Trang 6theo một trình tự từ quá khứ đến hiện tại trong mối quan hệ, tương tác với các vấn đề khác trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của
tỉnh Lào Cai và chiến lược về DS - KHHGĐ của cả nước
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
1.Phương pháp đánh giá chính sách
Đánh giá hệ thống chính sách, văn bản chính sách liên quan đến DS- KHHGĐ đã được ban hành từ trước đến nay và đặc biệt là trong giai đoạn 2010 đến nay ở tỉnh Lào Cai
(1) Phân loại, phân tích văn bản theo tiêu chí về nội dung và theo cơ quan ban hành (Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Liên Bộ) (2) So sánh các văn bản với nhau, so sánh văn bản với tình hình thực tiễn dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu có sẵn
Rà soát các văn bản chính sách, mức độ phạm vi ban hành và quá trình tổ chức triển khai thực hiện ở các địa phương
2 Khảo sát thực địa: phỏng vấn các bên liên quan trong quá trình triển khai thực hiện chính sách
6 Ý nghĩa của luận văn:
6.1 Ý nghĩa khoa học:
Nội dung và kết quả nghiên cứu luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện chính sách dân số trên địa bàn tỉnh Lào Cai Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và học tập của cán bộ làm công tác dân số và sinh viên trong lĩnh
vực chính sách công và chính sách xã hội
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
- Nêu ra những đặc điểm, vai trò của chính sách dân số
- Đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, nêu những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách
- Nêu ra những quan điểm và giải pháp để thực hiện chính sách tốt hơn trong giai đoạn đổi mới đất nước
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài những phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo , nội chung luận văn được trình bày gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về chính sách DS – KHHGĐ ở Việt Nam Chương 2: Thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở tỉnh Lào Cai Chương 3: Các yếu tố tác động và giải pháp hoàn thiện chính sách DS – KHHGĐ
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM 1.1 Một số khái niệm:
1 Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính
2 Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định
3 Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác
4 Phân
bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh
tế hoặc một đơn vị hành chính
5 Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ
và tinh thần của toàn bộ dân số
6 Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần
và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người
7 Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình
8 Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dân số
9 Quản lý nhà nước về dân số - KHHGĐ: Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm
vụ Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó.[20, trang 475]
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện
nào đó của chính phủ bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt
Trang 8được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó nhằm phát triển đất nước toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường.[8] Chính sách dân số có thể được định nghĩa như là những quy định về mặt pháp lý, những chương trình quản lý, điều hành và những hoạt động khác của Chính phủ nhằm vào việc thay thế hoặc sửa đổi xu hướng phát triển dân số trong thời điểm hiện tại có quan tâm tới lợi ích và sự sống còn của quốc gia
Chính sách dân số theo quan niệm dân số học là tất cả các biện pháp
chính sách nhằm ảnh hưởng một cách hài hòa đến quy mô (chính sách dân số định lượng) hoặc cơ cấu (chính sách dân số định tính) của dân cư Dưới sự trợ giúp và hướng dẫn toàn diện về hôn nhân, về kiểm soát sinh
đẻ, tử vong, nhập cư và di cư, chính sách dân số được liên kết chặt chẽ với chính sách gia đình, sức khỏe và di cư, cũng như lãnh thổ.[1]
Theo quan niệm của khoa học về chính sách công thì Chính sách dân số
là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề dân số theo mục tiêu xác định của đảng chính trị cầm quyền
1.2 Quan điểm và quá trình ban hành chính sách DS - KHHGĐ ở Việt Nam:
Đại hội lần thứ IV, lần thứ V và lần thứ VI của Đảng đều coi công tác
DS - KHHGĐ là quốc sách trong sự nghiệp phát triển đất nước Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ
IV đã xác định: “Mọi ngành mọi cấp phải coi trọng cuộc vận động sinh
đẻ có kế hoạch là công tác có tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội, góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của nhân dân ta” Mục tiêu cuộc vận động trong giai đoạn này là đẻ ít (từ 2 đến 3 con), đẻ muộn (từ 22 tuổi trở nên) và đẻ thưa (cách nhau 3 đến 5 năm) Ngày 14/1/1993 tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 04 về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (gọi tắt là Nghị quyết TW khóa VII), đây là văn bản có tính chất quan trọng, làm tiền đề cho những quyết sách về công tác DS – KHHGĐ sau này của Đảng và Nhà Nước
Ngày 9/1/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh Dân số và có hiệu lực thi hành từ này 1/5/2003 Pháp lệnh Dân số (PLDS) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành ngày
Trang 909/01/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2003 Cho đến nay, PLDS vẫn là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta, điều chỉnh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể trong lĩnh vực dân số Với 7 Chương, 40 Điều, PLDS đã điều chỉnh các vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố và quản lý dân cư), đến quá trình dân số (quá trình sinh, tử, di cư) và quy định các biện pháp thực hiện công tác dân số Trên cơ sở PLDS đã được công bố ngày 16/9/2003 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ –CP ngày 16/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số Theo Nghị định, mục tiêu chính sách dân số là duy trì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con để ổn định quy mô dân số, đảm bảo cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số Nghị định cũng nghiêm cấm các hành vi cản trở hay cưỡng bức thực hiện KHHGĐ (điều 9) và lựa chọn giới tính thai nhi (điều 10) Có thể nói với Nghị định này chính sách DS – KHHGĐ của Việt Nam đã thật sự chấm dứt một thời kỳ
áp dụng có tính gò ép và chuyển sang khuyến khích sự tự nguyện của người dân trong thực hiện KHHGĐ
Trong quá trình thực hiện chính sách DS - KHHGĐ chúng ta đã thu được một số kết quả tốt:về mức sinh giảm từ 2,28 con năm 2002 xuống còn 2,05 con năm 2012 Việt Nam đã nhanh chóng đạt được mức sinh thay thế vào năm 2006 (2,09 con/phụ nữ), 3 năm sau khi Pháp lệnh ra đời
và từ đó đến nay liên tục đạt dưới mức sinh thay thế Về cơ cấu dân số, nhờ những thành công của chương trình DS – KHHGĐ trước đó, sau 4 năm thực hiện PLDS , chúng ta đã bước vào “kỷ nguyên vàng” là thời kỳ
cơ cấu “dân số vàng” thời kỳ chỉ có duy nhất một lần trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới.Sự thành công trong việc ban hành và thực hiện chính sách DS – KHHGĐ trong những năm qua đến từ nhiều yếu tố Mức sinh ở một số nơi vẫn còn ở mức cao và sự chênh lệch về mức sinh giữa các vùng còn khá lớn, chênh lệch có khi lên tới từ 1,1 đến 1,9 lần Việc giảm sinh diễn ra chưa đồng đều Tỷ lệ sinh con thứ ba tăng mạnh trở lại Trong một thời gian dài chúng ta đã quá trú trọng đến mục tiêu giảm sinh mà chưa thực sự quan tâm đến vẫn đề chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống Chính sách dân
số còn thể hiện sự mất cân đối Chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho
Trang 10thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Các tố chất về thể lực của con người Việt Nam như chiều cao, cân nặng và sức bền còn rất hạn chế
Bộ máy quản lý dân số ra đời muộn, chưa ổn định, trình độ của đội ngũ quản lý, triển khai chương trình còn hạn chế, điều này thể hiện cả về trình độ khoa học cơ bản, hiểu biết pháp luật cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ Thực tế đã có không ít những nơi tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và ngay cả những cán bộ chuyên trách đã hết sức lúng túng trước những vấn đề cụ thể và thực tiễn đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân
số về thể chất, trí tuệ và tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của Việt Nam lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Khoản 2 Điều 20 PLDS) Công dân
có quyền “Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số“ và có nghĩa vụ “Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình; Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân
bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số“ (trích Điều 4 PLDS) Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số, thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng hệ thống an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái (Khoản 1 Điều 22 PLDS) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện công tác bảo
vệ sức khỏe và rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ, phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội, giữ gìn giá trị văn hóa, tinh thần và bảo vệ môi trường sinh thái (Khoản 2 Điều 22 PLDS) Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng và triển khai thực hiện mô hình nâng cao chất lượng dân số với phát triển gia đình bền vững, mô hình tác động nâng cao chất lượng dân số cộng đồng; cung cấp thông tin, tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ gia đình, cá nhân thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số (Khoản 3 Điều 22 PLDS)
Trang 11Chương 2 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA
ĐÌNH Ở TỈNH LÀO CAI 2.1 Vài nét về tỉnh Lào Cai:
Dân số toàn tỉnh Lào Cai là 674.530 người (số liệu năm 2016) Mật
độ dân số bình quân 106 người/km2, trong đó: thành phố Lào Cai : 110.2018 người, mật độ 484 người/km2 Các huyện: Bát Xát: 75.757 người, mật độ 72 người/km2; Mường Khương: 58.593 người, mật độ 106 người/km2; Si Ma Cai: 35.766 người, mật độ 153 người/km2; Bắc Hà: 60.529 người, mật độ 89 người/km2; Bảo Thắng: 106.989 người, mật độ
156 người/km2; Bảo Yên: 82.817 người, mật độ 101 người/km2; Sa Pa: 59.172 người, mật độ 87 người/km2; Văn Bàn: 84.709 người, mật độ 60 người/km2 Tỉnh Lào Cai có 25 nhóm người dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh.Đơn vị hành chính của tỉnh: có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa
Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 164 xã, phường, thị trấn
Mức sinh cao của Lào Cai tập trung tại các huyện vùng cao, xã vùng sâu vùng xa Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến tại các xã vùng xâu, vùng xa Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ ở các tuyến hầu hết là mới, ch¬ưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ công tác Vì vậy, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS - KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở; ban hành các quy định về công tác DS - KHHGĐ, tạo điều kiện để các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương; mọi nguồn lực của Chương trình mục tiêu Quốc gia DS - KHHGĐ của mỗi giai đoạn được phân công và triển khai
cụ thể đến tận cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương, đơn vị tập trung làm tốt công tác quan trọng này Với sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã có nhiều hoạt động phối hợp, đưa nội dung công tác DS - KHHGĐ vào các hoạt động của từng ngành Cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường công tác DS-KHHGĐ Đồng thời, đội ngũ cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ ở
Trang 12cơ sở được tăng cường về số lượng, từng bước chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ trong tình hình mới Đội ngũ cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ từ tỉnh đến huyện, xã và thôn bản ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công tác DS - KHHGĐ của tỉnh
2.2 Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Lào Cai:
2.2.1.Quá trình ban hành các văn bản của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Lào Cai:
- Quyết định 2787/QĐ-UBND ngày 2/10/2008 của UBND tỉnh Lào Cai thành lập Trung tâm DS - KHHGĐ các huyện, thành phố Lào Cai, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ cấp xã và cộng tác viên DS - KHHGĐ thôn, bản
- Quyết định 3747/QĐ- UBND ngày 9/2/2008 thành lập Ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ tỉnh Lào Cai có nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp về dân số và kế hoạch hóa gia đình trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
47 – NQ/TW ngày 23/3/2005 của Bộ Chính trị và chỉ thị 23/2008/CT – TTg ngày 4/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh
- Nghị quyết Phê chuẩn Chính sách hỗ trợ công tác DS - KHHGĐ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2009 - 2015 theo căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003, Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002, căn cứ Quyết định số 170/2007/QĐ – TTG ngày 8/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia DS và KHHGĐ giai đoạn 2006-2010
- Công văn số 06/KH-CCDS của Sở Y tế tỉnh Lào Cai về Kế hoạch Truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về DS - KHHGĐ tỉnh Lào Cai năm 2014
2.2.2 Các mục tiêu chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Lào Cai:
Mục tiêu giảm sinh: duy trì vững chắc mức giảm sinh hằng năm ít nhất
0,6%/năm; giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên ít nhất 2%/năm Quy mô dân
số tăng trung bình khoảng 11.250 người/năm và sẽ tăng trung bình khoảng 12.500 người/năm trong năm năm tới và đến năm 2020 dân số tỉnh Lào Cai khoảng 745.000 người; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên < 1,3%
Tỷ suất sinh thô: giảm trung bình 3%/năm, số trẻ em sinh ra được
duy trì khoảng 12.000 - 13.000 trẻ/năm, mục tiêu đến năm 2020 tỷ suất
Trang 13sinh thô là 17,03%, với tỷ suất như trên nếu không có biến động lớn vè mức tử (trung bình 4,5%/năm) thì tỷ lệ dân số tự nhiên sẽ giảm tương ứng đến năm 2020 còn khoảng 12,53%
Cơ cấu và chất lượng dân số: mục tiêu bước vào thời kì cơ cấu dân
số vàng Độ tuổi phụ thuộc trẻ (0-14 tuổi) giảm 5,02% khoảng 4.600 người/năm; độ tuổi phụ thuộc già (trên 60 tuổi) tăng 0,8% khoảng 1.900 người/năm; tỷ lệ dân số phụ thuộc chung giảm 4,25% trung bình giảm khoảng 6.800 người/năm
Tỷ lệ sinh con thứ ba trở nên giảm khoảng 0,51%/năm đặc biệt giảm
tỷ lệ sinh con thứ ba ở các địa phương, vùng sâu vùng xa, các huyện miền núi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng BPTT hiện đại là 70% trong đó các BPTT lâm sàng phấn đấu đạt: triệt sản 130 người, đặt dụng cụ tử cung 3.600 người, tiêm thuốc tránh thai 2.240 người
Khống chế, giảm thiểu tỷ số giới tính khi sinh ở mức 105 – 110 bé trai/100 bé gái và duy trì con số này đến năm 2020 Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 5% vào năm 2020
2.2.3 Các giải pháp và công cụ thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình:
Theo Quyết định số 3747/QĐ –UBND ngày 2/12/2008 về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ tỉnh Lào Cai nêu những mục tiêu
nhằm thực hiện chính sách DS- KHHGĐ trên địa bàn tỉnh:
- Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh, ổn định quy mô dân số ở mức hợp
lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Từng bước nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh
- Củng cố và xây dựng gia đình trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí: ít con (mỗi gia đình chỉ sinh từ một đến hai con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để mỗi gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào hạnh phúc của xã hội
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, xây dựng mối an toàn và lành mạnh để trẻ em có cơ hội được bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp