Nhiễm không khí

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học môi trường đại cương (Trang 48 - 52)

4.2.1. Khái nim

ÔN không khí là thay đổi thành phần không khí không phù hợp với tiêu chuẩn cho phép, có hại cho con người và sinh vật.

4.2.2. Các tác nhân chính gây ô nhiễm không khí

- Tiếng ồn: Tiếng ồn là một nguồn gây ÔN phổ biến ở các đô thị. Thông thường tiếng ồn vượt quá 55 – 70 dB (khu vực thông thường) có thể gọi là nguồn gây ÔN. Tiếng ồn giao thông đóng vai trò chủ yếu, khoảng 60 – 80 % ởđô thị.

* Các hợp chất chứa lưu huỳnh: chủ yếu là SO2, SO3, H2, do các quá trình đốt nguyên liệu hóa thạch, phân hủy và đốt các hợp chất hữu cơ, núi lửa…

* Hợp chất chứa cacbon

- CO: Nguồn CO chủ yếu phát ra từ quá trình cháy không hoàn toàn nhiên liệu gốc cacbon (khoáng sản, gỗ). Tuy nhiên, người ta đã chứng minh được rằng CO phát ra từ tự nhiên lớn gấp 15 lần từ nhân tạo.

- CO2: phát thải từđộng cơ, đốt nhiên liệu, quá trình hô hấp của động vật.

* Các hợp chất chứa Nitơ:

- N2O: là chất khí không màu, được tạo thành từ tự nhiên do vi khuẩn hoạt động trong đất và phản ứng giữa N, O, O2 trong khí quyển.

- NO: được tạo thành từ tự nhiên và nhân tạo, từđốt nhiên liệu hóa thạch và sấm sét trong không khí.

- NO2: được tạo thành do phản ứng oxi hóa NO bởi ôxi, 2NO + O2 = 2NO2

- NH3 (amôniắc): thường có trong thiết bị làm lạnh, nhà máy sản xuất phân đạm, phân hủy hợp chất hữu cơ

* Hidrocacbon: do các quá trình tự nhiên và nhân sinh tạo ra, như đốt nhiên liệu hay các phản ứng phân hủy tự nhiên. Khí CH4 là một trong các loại khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính khá mạnh.

* Các loại bụi: là tập hợp các hạt vật chất vô cơ và hữu cơ có kích thước nhỏ, tồn tại trong khí quyển ở dạng bụi bay, bụi lắng, hơi, khói mù.

* Các khí khác như khí quang hóa (Ôzon, Êtylen…), khí phóng xạ, hợp chất Flo…

4.2.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

Có thể phân thành hai nguồn gây ÔN:

- Các nguồn thiên nhiên: bụi núi lửa, cháy rừng, bão cát… - Nguyên nhân nhân sinh: công nghiệp, giao thông, sinh hoạt…

Các hoạt động gây ÔN không khí chính:

* Hoạt động công nghiệp:

- Nhà máy nhiệt điện (than, dầu, khí): khí thải gồm có NOx, SO2, CO…, bụi, khói. - Sản xuất vật liệu (như xi măng, gạch ngói, vôi, sành sứ…): khí thải gồm có HF (sản xuất thủy tinh), CO, SOx…, khói, bụi.

- Nhà máy và cở sở sản xuất công nghiệp khác:

* Giao thông vận tải:

- Khí thải từđộng cơ như CO, NOx, hơi xăng dầu (HmCn, VOCs), bụi chì, benzen và bụi đường (PM 2,5, PM10)

- Phương tiện sử dụng nhiên liệu khác nhau sẽ có khí thải khác nhau. Ví dụ xe chạy xăng phát thải các khí CO, HmCn, Pb nhiều hơn xe chạy dầu diesel. Ngược lại phương tiện giao thông chạy dầu diesel lại phát thải bụi mịn PM 2,5 và khí SO2 nhiều nhất.

Hình 4.1: Tỷ lệ phát thải chất ÔN do các phương tiện cơ giới đường bộ Hà Nội

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng MT quốc gia 2007)

* Khai thác khoáng sản: gây ÔN không khí ở giai đoạn lấy quặng (nổ mìn) và vận chuyển khoáng sản, đặc biệt là khai thác than.

* Hoạt động xây dựng: bụi và khí từcác hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá, cống rãnh, vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng…

* Hoạt động dân sinh: chủ yếu là hoạt động đun nấu, đốt rơm rạ hay phế thải gia đình.

* Hoạt động nông nghiệp: CH4, NH3 phát ra từ sự phân hủy yếm khí trên các cánh đồng; phát thải CO2 do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ rừng tự nhiên sang rừng sản xuất...

Hình 4.2: Tỷ lệ phát thải chất gây ÔN do các nguồn thải chính ở Việt Nam năm 2005

4.2.4. c c động của ô nhim không khí

a. ÔN không khí gây nên những vấn đề MT toàn cầu

- Hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên toàn cầu - Sự suy giảm tầng Ôzôn

- Mưa axit

b. ÔN không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Khi MT không khí bị ÔN, sức khoẻ con người bị ảnh hưởng : tăng nhanh quá trình lão hoá, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản; gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người.

- Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với sự ÔN không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời…

c. Tác động lên các hệ sinh thái

- Không khí ÔN gây ức chế và hạn chế sự phát triển của một số sinh vật, đặc biệt là thực vật, như một số loài như thông rất mẫn cảm với SO2; cam quýt mẫn cảm với Cl2... - Ô nhiễm KK tác động gián tiếp đến động vật như làm suy giảm lượng thức ăn, sự hòa tan SO2 thông qua mưa axít gây ngạt cho sinh vật thủy sinh...

4.2.5. c giải pháp kim soát ô nhim không khí

- Các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục ; - Các giải pháp về chính sách ;

- Các giải pháp về công nghệ ; - Hợp tác quốc tế trong BVMT.

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học môi trường đại cương (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)