Tài nguyên biển

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học môi trường đại cương (Trang 36)

Tài nguyên biển được hiểu là tài nguyên tự nhiên ở khu vực biển, đại dương và hải đảo, bao gồm:

- Tài nguyên sinh học biển: động vật, thực vật như rong biển, tảo biển, san hô…

- Tài nguyên khoáng vật và hóa học biển: năng lượng, khoáng sản, nguyên tố sản xuất muối, dược phẩm...

- Tài nguyên năng lượng biển: thủy triều, dòng chảy, sinh khối, sóng…

- Tài nguyên vị thế biển: là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cảng biển, con đường hàng hải, cửa ngõ giao lưu giữa các nước…

3.5.1. Tài nguyên sinh vật biển thế giới

* Tiềm năng và khai thác:

Sinh khối của đại dương và biển ước tính: thực vật nổi 550 tỉ tấn, thực vật đáy 0,2 tỉ tấn, các loại động vật tự bơi (mực, cá, thú..) 0,2 tỉ tấn. Theo FAO đánh giá, lượng thủy sản có thể khai thác tối đa từ biển và đại dương là 100 triệu tấn [5].

Năm 1943 1976 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2008 Tổng 14,3 11,17 10,61 9,89 9,17 9,30 11,13 12,61 13,118.776 RTN 14.3 11,08 10,19 9,31 8,43 8,25 9,52 10,28 10,348.591 Diện tích (triệu ha) RT - 0,09 0,42 0,58 0,74 1,05 1,61 2,33 2,770.182 Độ che phủ(%) 43,2 33,7 32,0 29,9 27,7 28,2 34,1 37,0 38,7%

Sựđa dạng của các loài ở dưới cùng trong biển sâu (dưới 200m) đã được ước tính là khoảng 500.000 và 100 triệu loài (Koslow AJ, Snelgrove PVR, JA, Juniper SK,

CSIRO Marine Research, Australia 2004)

Theo đánh giá, hiện có 30% các rặng san hô - có mức độ ĐHSH còn cao hơn cả rừng nhiệt đới, đang bị hủy hoại do việc khai thác hải sản, ÔN, bệnh tật và hiện tượng "tẩy trắng san hô - Coral Bleaching", 35% diện tích rừng ngập mặn biến mất trong hai thập kỉ qua, có một số quốc gia tỉ lệ này là 80% do việc nuôi trồng thủy sản và bão.

Các nghiên cứu trên TG chỉ ra rằng con người đang khai thác TN sinh vật biển vượt quá ngưỡng phục hồi.

Sản lượng khai thác thủy sản TG ngày càng tăng nhanh và ổn định, từ 16,7 triệu tấn vào năm 1950, hơn 62 triệu tấn vào 1980 và 84,2 triệu tấn vào 2002.

nh 3.13: Quy mô đánh bắt hải sản theo các vùng biển trên TG * Quản lý và bảo tồn

- Chia sẽ thông tin về biển, hợp tác khu vực và thế giới nhằm thống nhất các chương trình hành động mang tính toàn cầu;

- Có chiến lược khai thác nguồn lợi hợp lý đảm bảo khả năng tự phục hồi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản; thông qua điều tra, đánh giá trữ lượng và đưa ra định mức khai thác cho các vùng biển;

- Có chính sách quản lý đới bờ hợp lý (quản lý tổng hợp đới bờ – ICZM), nhằm khai thác hiệu quả nguồn lợi hải sản và ngăn chặn việc gây ÔN cũng như sử dụng các phương pháp đánh bắt hải sản hủy diệt.

3.5.2. Tài nguyên sinh vật biển Việt Nam

Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và 1triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, biển nước ta được đánh giá có mức độ ĐDSH khá cao [Xem thêm 9,11]. Bao gồm hải sản, rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển...

Hiện nay, năng lực khai thác hải sản của nước ta đứng hàng 12 thế giới, sản lượng khai thác 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm (Hội nghị “Tổ chức khai thác hải sản trên các vùng biển”, 06/2007, Đà Nẵng). Tuy nhiên, sản lượng khai thác hải sản ven bờ chiếm 60%, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên SV vùng biển nông ven bờ, 70 loài bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.

3.6. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản được hiểu "là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thểđược khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thểđược khai thác lại, cũng là khoáng sản" (Luật Khoáng sản 1996).

Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ Trái đất, được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy từ chúng kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành kinh tế.

3.6.1. c loại khng sản chính [21]

a. Dầu mỏ và khí đốt:

- 62% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu tập trung ở Trung Đông, khoảng 13% ở Bắc và Nam Mỹ và về 10% ở các nước CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập).

- Nhu cầu vẫn tăng nhanh trong vài thập niên tới, sản lượng giảm dần sau khoảng 15 năm và cạn kiệt trong khoảng 42 năm nữa.

Hình 3.12: Trữ lượng dầu mỏ thế giới (cuối 2008, đơn vị tỉ thùng)

(Nguồn: Theo BP - British Petroleum)

Việt Nam: có số liệu nhiều dự báo, trữ lượng khoảng 3 - 10 tỉ tấn dầu quy đổi, tập trung chủ yếu ở các khu vực như bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Tư Chính-Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa...

b. Than đá:

- Trữ lượng than đá toàn cầu hiện nay (2007) khoảng 847,5 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các quốc gia: Nga, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ôxtrâylia,

- Than đá có khả năng đáp ứng nhu cầu cho loài người khoảng 150 năm nữa [21]. - Khai thác và sử dụng than có tác động đến MT.

Hình 3.13: Các nước có trữ lượng than đá lớn

(Nguồn: WEC (2009), Survey of Energy Resource)

Việt Nam: Trữ lượng mỏ Quảng Ninh dự báo 10 – 15 tỉ tấn than Antraxit (EIA và PB dự báo chỉ có 150 - 165 triệu tấn); mỏ sông Hồng 210 tỉ tấn (than Asbitum), các tỉnh khác trữ lượng 400 triệu tấn.

- Các nước có trữ lượng lớn nhất, Liên Xô cũ, Brazin, TQ, Úc, Mỹ, Ấn Độ, Canada, Nam Phi, Venezuela, Thụy Điển.

- Việt Nam: trữ lượng khoảng 1 tỉ tấn, trong đó mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng 540 triệu tấn, hàm lượng sắt lên tới 61%, là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, còn có mỏ Qúy Sa 100 triệu tấn.

d. Gang: Các nước có trữ lượng lớn, Nhật, Nga, TQ, Mỹ, Đức, Brazin…

Một số khoáng sản khác như thép, mangan, chì, bô xít, nhôm, thiếc, kẽm, bạc… và vật liệu xây dựng (cát, sỏi, penpat…).

3.6.2. Tác động ca khai thác m và chế biến qung đến môi trường

a. Tác động MT của hoạt động khai thác khoáng sản

Hoạt động khai thác khoáng sản rất đa dạng, các quá trình trên gây ra các tác động tới hàng loạt các yếu tố MT như: suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm và suy giảm nước mặt, nước ngầm, thay đổi cảnh quan và địa hình khu vực, mất đất rừng và suy giảm ĐDSH, tạo ra tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức khoẻ dân cưđịa phương và người lao động...

b. Tác động MT từ hoạt động vận chuyển, chế biến và sử dụng khoáng sản

Hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản bao gồm tuyển khoáng, chế biến sơ bộ khoáng sản theo phương pháp vật lý và hoá học vận chuyển đến nơi sử dụng và tiêu thụ khoáng sản.

Ảnh hưởng chính khá đa dạng như gây bụi, các loại khí do đốt gây ÔN không khí, nước thải và chất thải rắn...

3.6.3. Qun lý bn vng tài nguyên khoáng sn

• Hoàn thiện quy trình thẩm định và hậu thẩm định Đánh giá tác động MT (ĐTM) • Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý MT nhưkí quỹ môi trường, bảo hiểm cạn kiệt tài nguyên, thuế tài nguyên…

• Kiểm soát, quan trắc thường kỳ hoạt động khai thác tại cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản

• Tạo cơ chế tham gia đóng góp ý kiến vào dự án ĐTM và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản của cộng đồng địa phương

3.7. Tài nguyên năng lượng

3.7.1. Khái quát chung

Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ các nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời, năng lượng lòng đất, biển…

Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: đó là năng lượng trực tiếp thu được từ bức xạ mặt trời và năng lượng mặt trời đã chuyển hóa thành: năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, dòng chảy sông...)...

Các dng tài nguyên năng lượng không tái to (xem mc 3.6)

Các dng năng lượng tái to và vô tn [21] * Năng lượng địa nhiệt (Geothemal Energy):

Năng lượng địa nhiệt tồn tại dưới dạng hơi nước nóng và nhiệt thoát ra từ các vùng có hoạt động núi lửa, suối nước nóng, năng lượng của các khối đá macma…

Ưu điểm của chúng là khai thác và sử dụng chúng không gây ÔN MT, mất ít diện tích và không gây khí nhà kính.

* Năng lượng hạt nhân - nguyên tử (Nuclear Power):

Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng giải phóng trong quá trình phân hủy hạt nhân các nguyên tố U, Th hoặc tổng hợp nhiệt hạch từ nhiên liệu là các đồng vị H, He, Li…

Ưu điểm là không tạo ra khí nhà kính. Tuy nhiên, hiện nay con người chưa kiểm soát được sự cố và có giải pháp khả thi xử lý chất thải rắn phóng xạ. Việc có phổ biến năng lượng hạt nhân hay không đang là vấn đề còn nhiều tranh luận.

* Năng lượng bức xạ mặt trời (Solar Energy):

Ước tính, Nếu 10% năng lượng mặt trời được chuyển thành điện năng thì nó chúng gấp 04 lần lượng điện sản xuất hiện nay của toàn thế giới.

Bức xạ mặt trời được sử dụng để cung cấp nhiệt cho không khí, nước, các chất lỏng khác hoặc dùng sản xuất điện năng (pin mặt trời - PV photovoltaic).

Ưu điểm là không tạo ra các hiệu ứng tiêu cực đối với MT sống của con người, nhưng nhược điểm là cường độ yếu và không ổn định, khó chuyển hóa thành năng lượng thương mại.

Thủy điện là năng lượng sạch của con người. Tuy nhiên, thủy điện cũng gây nhiều hệ lụy cho môi trường như: phá rừng, thay đổi hệ sinh thái sông, động đất...

Tổng trữ lượng thủy điện trên thế giới vào khoảng 2.214.000 MW, riêng VN là 30.970 MW, tương đương với 1,4% tổng trữ lượng thế giới.

* Năng lượng gió (Wind Engery):

Sử dụng sức gió để làm quay các tuabin phát điện, sức gió để có thể phát điện thường phải lớn hơn 3 - 5m/s, nhỏ hơn 20 - 25m/s, quá giá trị này có thể làm hỏng thiết bị. Đây được coi là năng lượng sạch và đang phát triển nhanh trong những năm qua.

Thế giới đã phát triển năng lượng này tăng gấp đôi kể từ 1990, đến cuối 2006 công suất đạt 72.000MW điện (sản lượng hằng năm là 160.000 MW/h) và cuối 2008 là 93.750MW, dự kiến 2010 đạt 150.000MW. Trong đó, Đức sản xuất đến 20.000 MW, còn ởĐan Mạch chiếm 20% tổng điện năng.

* Các nguồn năng lượng tái tạo(renewable energy) khác: gồm, thủy triều, sóng, các dòng hải lưu, năng lượng sinh khối. Gió và thủy triều được xếp vào loại năng lượng sạch, có công suât bé và thích hợp cho những khu vực ở xa các trung tâm đô thị.

3.7.2. Năng lượng Vit Nam

Việt Nam đã và đang khai thác các dạng năng lượng thương mại: than, dầu khí và thuỷ điện… Các nguồn năng lượng "sạch" như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt… đang sử dụng hạn chế ở mức nhỏ lẻ và thử nghiệm.

Tuy nhiên, theo đánh giá từ nay đến năm 2020, VN còn ở trong tình trạng thiếu điện, dự báo đến năm 2025, Việt Nam phải nhập khẩu than phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện vào khoảng 215 triệu tấn;

Hình 3.15: Cơ cấu nguồn điện Việt Nam (2005)

3.8. Tài nguyên khí hu, cnh quan3.8.1. Tài nguyên khí hu 3.8.1. Tài nguyên khí hu

* Khái niệm:

Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng về phương diện nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc tính của mặt đệm về hoàn lưu khí quyển.

Tài nguyên khí hậu là tổng hợp các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, lượng mưa, lượng bức xạ, gió... tạo thành một đặc trưng riêng biệt ở một khu vực nào đó, mà con người có thể khai thác nó cho các mục đích khác nhau, chủ yếu là mục đích nghĩ dưỡng, hay nuôi trồng.

* Sử dụng tài nguyên khí hậu:

- Khí hậu nông nghiệp: khai thác các ĐK khí hậu phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt như xác định cơ cấu mùa vụ...

- Khí hậu xây dựng: nghiên cứu khí hậu để thiết kế các công trình xây dựng phù hợp với ĐK khí hậu.

- Khí hậu thương mại: con người đã từng khai thác lợi thế của khí hậu để kinh doanh, ví dụ lợi dụng hướng gió và sức gió để các thương thuyền hoạt động.

- Khí hậu đối với các ngành nghề khác...

3.8.2. Tài nguyên cnh quan

Cảnh quan được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là phong cảnh, là sự kết hợp giữa địa hình và các yếu tố khác như thực vật, nguồn nước, khí hậu... tạo thành hệ thống tự nhiên đặc trưng, có thể khai thác cho các mục đích khác nhau.

Tài nguyên cảnh quan thường được khai thác cho mục đích du lịch, như cảnh quan đảo ven bờ, cảnh quan địa hình karst, cảnh quan núi cao...

CHƯƠNG 4

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Trong nhiều tài liệu về MT, thuật ngữ ÔN MT thường được trích dẫn trong Luật Bảo vệ MT Việt Nam (2005):

ÔNMT là sự biến đổi của các thành phần MT không phù hợp với tiêu chuẩn MT, gây ảnh hưởng xấu đến con người và SV.

Như vậy, ÔNMT là trạng thái của MT có hại cho con người và sinh vật, các thông số MT vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Hành động gây ÔNMT là những hành động như loại bỏ chất thải, gây ồn... khiến các thông số MT vượt quá tiêu chuẩn cho phép, vi phạm pháp luật về MT.

Tiêu chuẩn MT (hay Quy chuẩn MT) bao gồm: tiêu chuẩn các MT xung quanh (nước mặt, đất…) và tiêu chuẩn thải.

4.1. Ô nhiễm nước

4.1.1. Khái nim, ngun gc và tác nhân ô nhim

a. Khái niệm

- ÔN nước là sự thay đổi thành phần và tính chất MT nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép, có hại cho con người và sinh vật.

- Nước bị ô nhiễm : là trạng thái nước có các thông số vượt quá tiêu chuẩn (quy chuẩn) cho phép hoặc có hại cho cuộc sống bình thường của sinh vật và con người.

b. Nguồn gốc

ÔN nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:

- Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, lũ lụt, gió bão, tuyết tan... ÔN này còn được gọi là ÔN không xác định nguồn gốc.

- Nguồn gốc nhân tạo: CT từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu…

c. Tác nhân của ô nhiễm nước

Theo bản chất các tác nhân gây ÔN, người ta phân thành:

- Tác nhân vô cơ: Bao gồm, KL nặng: Pb, Hg, Cr, As, Cu; Ion vô cơ hòa tan: N (NH4+, NO3-), P (P043-)…)

- Tác nhân hữu cơ: Bao gồm, chất dễ phân hủy SH: Cacbonhydrat, protein, chất béo...; khó phân hủy SH: Nhóm hợp chất Phênol, dioxin, thuốc trừ sâu DDT, …

- Tác nhân sinh học: Bao gồm, vi khuẩn gây tả, lỵ thương hàn, virut, động vật đơn bào, giun sán …

- Tác nhân vật lý: Bao gồm, nhiệt độ, độđục... - Tác nhân phóng xạ: Bao gồm, uran, thori, radi…

4.1.2.Các thông sđánh giá ô nhim nước

Có nhiều thông số để đánh giá mức độ ÔN nước, tùy theo mục đích nghiên cứu mà người lựa chọn những thông sốđánh giá khác nhau.

- Màu sắc: Nước tự nhiên không có màu hoặc xanh, khi nước bị nhiễm bẩn thường chuyển thành có màu vàng, đục, đen…

- Mùi vị: Nước sạch tự nhiên không có mùi. Nước có mùi khó chịu là nước bị ÔN, mùi là sản phẩm của sự phân hủy các hợp chất hữu cơ.

- Độđục: Nước có màu đục là do trong nước chứa các hạt rắn lơ lững.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tự nhiên thường thay đổi theo thời tiết hoặc mặt đệm bể chứa và thường bằng với nhiệt độ MT khu vực. Sự thay đổi nhiệt độ bất thường có thể do CT có nhiệt độ cao xả vào nguồn nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học môi trường đại cương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)