Nhiễm môi trường đất

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học môi trường đại cương (Trang 52)

4.3.1. Khái nim

ÔN đất là sự thay đổi các thành phần MT đất vượt tiêu chuẩn cho phép hoặc có hại cho các quá trình sinh học diễn ra trong hệ sinh thái đất.

4.3.2. Các nguồn gây ô nhiễm đất chủ yếu a. Nguồn gốc tự nhiên

* Nhiễm phèn

- Hiện tượng xâm nhập và tích tụ trong dung dịch đất, lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42- cao và pH MT xuống thấp, khả năng trao đổi và tính đệm của MT đất bị phá vỡ, khả năng tự làm sạch suy giảm.

- MT đất chỉ được coi là ÔN khi toàn bộ phản ứng MT pH<5 trong đó Al3+ >130 ppm, Fe2+ >300 ppm và SO42- >0.1%.

* Nhiễm mặn:

- Đất nhiễm mặn có thể do muối hoặc mặn kiềm (chủ yếu muối từ nước biển). Trong nước biển nhiều muối NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3; vùng trũng nhiều hữu cơ có cả Na2CO3 nhưng chủ yếu là NaCl.

- MT đất được xem là nhiễm mặn khi nồng độ tổng số muối tan >0,3%, trong đó muối Cl- > 0,15% và Na+ có hàm lượng trên 10 mEq/100gr, sau 24 giờ bị ngập nước mặn và bị bốc mặn lên mặt.

b. Nguồn gốc nhân tạo

* Phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật:

- Phân vô cơ:

Bao gồm phân đạm vô cơ (N), lân (P2O5), và Kali (K2O), hiệu suất sử dụng phân bón trung bình chỉ đạt 30 - 50%. Lượng hóa chất dư thừa sẽ xâm nhập và gây ÔN MT đất.

- Phân hữu cơ:

Phân hữu cơ chưa được ủ và xử lí đúng kĩ thuật sẽ gây nguy hại cho MT đất, do trong phân chứa nhiều giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác.

Ngoài ra, bón phân hữu cơ quá nhiều trong ĐK yếm khí sẽ làm quá trình khử chiếm ưu thế; sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm đất chua, đồng thời chứa nhiều khí độc như H2S, CH4, CO2.

- Thuốc bảo vệ thực vật:

Các hóa chất phổ biến trong thuốc trừ sâu, nấm, vi khuẩn, diệt cỏ, như DDT, Aldrin, Heptachlor… khi xập nhập vào đất sẽ tích lũy rất lâu trong đất, tiêu diệt vi sinh vật có lợi trong đất, gây chai cứng đất và theo chuỗi thức ăn gây bệnh tật cho con người và động vật.

* Các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người

- Chất thải công nghiệp:

+ Nước thải: có nhiệt độ cao, KLN, dầu mỡ, chất phóng xạ... + Chất thải rắn: chứa dầu, chứa mầm bệnh, phóng xạ… + Khí thải: tác động gián tiếp đến MT đất thông qua mưa axít. - Sự cố của các nhà máy hóa chất, hạt nhân:

- Chất thải sinh hoạt:

* Do tàn tích của chiến tranh:

Chất độc màu da cam là các chất có chứa thành phần Dioxin. Dư lượng Dioxin trong MT đất ở một số vùng ở Việt Nam khá lớn, làm hàm lượng Cacbon, Nitơ, Photpho, Kali trong đất biến động nhanh, làm thay đổi đặc tính của MT.

4.3.3. c bin pháp kim soát ô nhim đất

- Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn chất lượng MT đất;

- Kiểm soát sử dụng hợp lý phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật; - Quản lý và xử lý chất thải.

CHƯƠNG 5

QUN LÝ MÔI TRƯỜNG

5.1. Những khái niệm cơ bản về quản lý MT

Quản lý MT là tổng hợp các biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng MT trong mối quan hệ hài hòa với phát triển KT - XH.

Quản lý MT bao gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về MT và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về MT.

Quản lý Nhà nước về bảo vệ MT là một nội dung cụ thể của quản lý Nhà nước. Đó là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật pháp để tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ MT.

5.2. Cơ sở khoa học của công tác quản lý MT

5.2.1. Cơ s triết hc ca qun lý môi trường

* Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa hoá trái đất.

* Tính thống nhất của hệ thống " Tự nhiên - Con người - Xã hôị " đòi hỏi việc giải quyết vấn đề MT và thực hiện công tác quản lý MT phải toàn diện và hệ thống.

* Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội loài người

5.2.2. Cơ s khoa hc - k thut - công ngh ca qun lý môi trường

- Khoa học, kĩ thuật và công nghệđược ứng dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực MT, đặc biệt là kĩ thuật thu thập dữ liệu, kĩ thuật khắc phục và xử lý ÔN và sự cố MT, công nghệ phòng ngừa các hiểm họa MT…

- Ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào lĩnh vực MT giúp khám phá những quy luật, dự báo những vấn đề nảy sinh, thu thập chính xác và nhanh chóng dữ liệu về MT… giúp công tác quản lý MT được hiệu quả và kịp thời hơn.

5.2.3. Cơ s kinh tế ca qun lý môi trường

Quản lý MT ra đời sau quản lý kinh tế và có mối liên hệ ràng buộc với các hoạt động cũng như chính sách, quyết định kinh tế, việc ứng dụng các nguyên lý kinh tế vào quản lý MT là yêu cầu tất yếu.

Cơ sở kinh tế cụ thể trong quản lý MT là việc tính toán cân đối trong các quyết sách kinh tế vĩ mô, ban hành và giám sát thực hiện các quy định như thuế MT, phí và lệ phí, ký quỹ MT, khuyến khích đầu tư bảo vệ MT ở các cơ sở sản xuất…

5.2.4. Cơ s lut pháp ca qun lý môi trường

Luật pháp là cơ sở quản lý nhà nước nói chung, được ứng dụng trong quản lý MT nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi của con người, đảm bảo thực hiện các văn bản liên quan đến bảo vệ MT được hiệu quả.

Cơ sở là các văn bản Luật quốc tế (Nghị định, Công ước, Thỏa thuận…) mà Việt Nam có tham gia và Luật, các văn bản dưới luật của quốc gia.

5.3. Các công cụ quản lý môi trường

5.3.1. Khái nim

Công cụ quản lý MT là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý MT của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất.

Theo bản chất có thể phân loại công cụ quản lý MT thành 04 loại sau:

- Công cụ luật pháp chính sách: bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách MT quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.

- Các công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí,...đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các công cụ kỹ thuật: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần MT, về sự hình thành và phân bố chất ÔN trong MT.

- Công cụ giáo dục, khuyến khích tự nguyện: bao gồm các tuyên truyền, phổ biến pháp luật; nhãn sinh thái; hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001; đánh giá vòng đời sản phẩm.

5.3.2. Các công cụ kinh tế a. Thuế và phí môi trường

Là khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước của các thể nhân và pháp nhân có hoạt động hoặc sản phẩm gây hại cho MT theo luật định. Bao gồm: Thuế MT và các loại phí khác như, phí CTR, phí NT, phí khai thác khoáng sản, phí khí thải...

Thuế thường đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng có khả năng gây hại cho MT. Theo Luật Thuế MT 2010 có 8 đối tượng chịu thuế như xăng,

dầu, than đá, HCFC... Còn phí MT thường đánh vào đơn vị chất thải cụ thể do các chủ thể gây ra.

b. Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay côta ô nhiễm

Bản chất của cô ta ÔN là công nhận về mặt pháp luật quyền được gây thiệt hại về môi trường. Trong điều kiện đảm bảo tổng nguồn thải của khu vực không thay đổi, nhưng các doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận (giảm chi phí bảo vệ môi trường) thông qua cơ chế mua bán cô ta ÔN. Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ÔN tối đa có thể cho phép thải vào MT, sau đó phân bổ cho các cơ sở sản xuất.

c. Ký quỹ MT

Là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ÔN MT. Nội dung chính là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó. Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủđộng khắc phục, không để xảy ra ÔN MT như cam kết thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho xí nghiệp.

c. Trợ cấp MT

Giúp đỡ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khắc phục ÔN MT trong điều kiện chủ thể gây ÔN quá khó khăn về kinh phí. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế tạm thời trong một số hoàn cảnh nhất định. Bao gồm các hình thức như sau:

- Trợ cấp không hoàn lại - Các khoản cho vay ưu đãi - Cho phép khấu hao nhanh - Ưu đãi thuế

5.3.4. Công cụ pháp luật a. Văn bản luật về môi trường

Văn bản luật về môi trường bao gồm Luật BVMT, các Luật khác liên quan, các Nghịđịnh, Quyết định, Thông tư...

Việt Nam đã ban hành Luật BVMT năm 1993 và được thay thế bằng Luật BVMT 2005 và nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến môi trường đã được ban hành như:

- Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991, 2004) - Luật khoáng sản (1996)

- Luật tài nguyên nước (1998) - Luật vềĐa dạng sinh học (2008) - Luật Thuế tài nguyên (2009) - Luật thuế môi trường (2010)

b. Công ước bảo vệ môi trường

Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Sau đây là một số Công ước liên quan đến MT mà Việt Nam tham gia (ngày tham gia ở trong ngoặc): 1. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988).

2. Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bịđe dọa, 1973 (20/1/1994).

3. Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991). 4. Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994).

5. Nghịđịnh thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987 (26/1/1984).

6. Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995).

7. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994). 8. Công ước về Ða dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).

5.3.4. Công cụ kĩ thuật

- Hệ thống các tiêu chuẩn và áp dụng các công nghệ kĩ thuật (phương pháp, công cụđo, phân tích MT...) để giám sát quá trình tuân thủ các chỉ tiêu kĩ thuật đã được ban hành đối với nguồn thải

- Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường: nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm soát MT, đề ra chính sách, giải pháp phát triển hài hòa giữa KT - XH và môi trường. Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm: vị trí quan trắc và phương tiện, kĩ thuật phục vụ quan trắc. Quy mô hệ thống quan trắc bao gồm: toàn cầu, quốc gia và địa phương (tỉnh, vùng, nhà máy, khu CN...)

- Đánh giá tác động MT (ĐTM): Đây cũng là công cụ luật pháp, bắt buộc một số dự án phải thực hiện và được thẩm định ĐTM mới được phép hoạt động. ĐTM cũng được xem là công cụ kĩ thuật bởi khi lập ĐTM cũng như quá trình thẩm định phải tuân thủ các quy

định, tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như những minh chứng về mặt công nghệ kĩ thuật tính không gây hại (hoặc có thể giảm thiểu trong mức độ cho phép) cho MT của dự án. - Một số công cụ kĩ thuật khác như mô hình hóa MT, phương pháp, quy trình xây dựng báo cáo MT...

5.3.5. Công cụ giáo dục, khuyến khích a. Nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái là một danh hiệu hay chứng chỉ mà nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ÔN MT trong chu trình sản phẩm. Nhãn ST có tác động thúc đẩy các hoạt định hướng tới bảo vệ MT và do một cơ quan MT quốc gia quản lý việc cấp và thu hồi.

Năm 2010, VN đã xây dựng tiêu chí cấp nhãn sinh thái cho 03 sản phẩm: bột giặt, bóng đèn huỳnh quang và túi nilon sinh học tự phân hủy.

b. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo ISO 14001

ISO 14001 là một tập hợp các yêu cầu chung làm khuôn khổđể các tổ chức có thể hình thành nên một EMS của riêng mình.

Các tổ chức, doanh nghiệp tự tiến hành xây dựng và quản lý MT của đơn vị mình theo tiêu chuẩn ISO 14001 – 2010 nhằm mục đích góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao hình ảnh, giảm rủi ro và tăng lợi nhuận. Sau khi xây dựng EMS tổ chức doanh nghiệp có thểđăng kí với các tổ chức có năng lực (được nhà nước cấp phép) đểđược công nhận đạt EMS theo ISO 14001-2010.

c. Đánh giá vòng đời sản phẩm

Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA - Life Cycle Assessment) là một công cụ mạnh, cung cấp thông tin về các tác động MT trong suốt các giai đoạn phát triển khác nhau của sản phẩm và được mô tả theo vòng đời sản phẩm.

Để thực hiện LCA cho sản phẩm, DN cần phải tốn thêm nguồn lực nhưng mục tiêu cơ bản đó là: để “chứng tỏ” tính ưu việt của một sản phẩm so với sản phẩm khác trong tác động đến MT.

d. Tuyên truyền, giáo dục

Mục đích của tuyên truyền, giáo dục là nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đây là công cụ linh hoạt và đa dạng, thực hiện dưới nhiều hình thức.

CHƯƠNG 6

CÁC VN ĐỀ NN TẢNG V MÔI TRƯỜNG

VÀ PHÁT TRIN BN VNG

6.1. Vấn đề dân số

6.1.1. Tng quan lch s

● Dân sốđầu công nguyên ước khoảng 200 - 300 triệu người: trong một thời gian dài, dân số thế giới không tăng, hoặc tăng rất chậm:

● Năm 1650 ước khoảng 500 triệu người ● Năm 1850 tăng gấp đôi là 1 tỷ

● Năm 1930 tăng gấp đôi là 2 tỷ ● Năm 1975 tăng gấp đôi là 4 tỷ

Hiện nay dân số thế giới tăng bình quân 78 triệu người/năm, tính đến tháng 10/2010 là 7,87 tỉ người, dự báo vào năm 2050 ước đạt 9 tỉ người.

6.1.2. Đặc đim dân s thế gii

● Giai đoạn sơ khai

Sự tiến hóa về văn hóa đã có một số tác động phụ tới sự gia tăng dân số. Dân số thời kỳ này có tỷ lệ sinh khoảng 40% - 50%.

● Giai đoạn Cách mạng nông nghiệp

Tuổi thọ trung bình tăng, sự gia tăng dân số không tiếp diễn liên tục.

● Giai đoạn cách mạng công nghiệp ( 1850 - 1930)

Giai đoạn này gọi là sự chuyển tiếp dân số. Tỷ lệ tăng bình quân trong thời gian này là vào khoảng 0,8%/ năm. Dân số thế giới tăng từ 1 tỷ lên 2,5 tỷ người.

● Giai đoạn hiện đại (từ 1930 - nay)

Sang thế kỷ XX, khuynh hướng trên thay đổi dần. Từ những năm 40, dân số thế giới bước vào giai đoạn mới: " giai đoạn bùng nổ dân số".

6.1.3. Phân b và di chuyn dân cư

Dân cư phân bố không đều trên Trái Đất. Mật độ dân số trung bình của TG là 48ng/km2.

Mật độ và sự phân bố dân số, đặc biệt mối liên quan của chúng đến TNTT đã đóng vai trò quan trọng trong nhiều sự kiện lịch sử của nhân loại.

● Sự di cư

Sự di cưđược coi là đặc trưng của loài người. Nguyên nhân của di chuyển dân cư thường là do thừa dân số, sức ép dân số quá lớn, thiếu tài nguyên cơ bản.

Sự di cư không gây nên sự gia tăng dân số chung của thế giới, nhưng nó ảnh hưởng đến cấu trúc dân số của các nước liên quan và đến mật độ dân sốở các khu vực.

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học môi trường đại cương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)