Vấn đề lương thực và thực phẩ m

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học môi trường đại cương (Trang 61)

6.2.1. Nhng lương thc và thc phm ch yếu

Cho đến nay, loài người đã thuần hóa chừng 80 loại cây lương thực, thực phẩm chủ yếu và trên 20 loại động vật.

Lương thực trồng và sử dụng chủ yếu 3 loại chính, đó là: lúa, lúa mì và ngô. Diện tích gieo trồng quá nửa diện tích đất đai trồng trọt của Trái đất.

6.2.2. Sn xut lương thc và dinh dưỡng thế gii

Mặc dù sản xuất lương thực trên thế giới tính trên đầu người gia tăng và năng suất cũng tăng, nhưng nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn xảy ra phổ biến.

Để có thể sản xuất đủ số lương thực và thực phẩm cho dân số hiện nay, người ta tính rằng phải tăng thêm 40% số lương thực và thực phẩm đang sản xuất cũng như phải tăng năng suất cây trồng lên 26%.

Để tính nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho một đầu người dân, người ta thường qui về số kcal cần cho một ngày đêm (Bảng 6.3).

Bng 6.3: Mức calori cần thiết hàng ngày và sự thiếu dinh dưỡng ở các nước nghèo

Nhu cầu năng lượng cần cho mỗi người phụ thuộc vào mức độ lao động, lứa tuổi, giới tính và nơi sinh sống. Nhu cầu năng lượng cần cho một người ở Châu Âu là 2400 kcal/ngày cho nam; 1600 kcal/ngày cho nữ. Người Việt Nam có nhu cầu thấp hơn, tương ứng là 2100 kcal/ngày và 1400 kcal/ngày.

6.2.3. Vn đề an ninh lương thc thế gii

Thế giới đang đứng trước các nguy cơ lớn trong đó có nguy cơ về mất an ninh lương thực.

LHQ vừa đưa ra thông báo, hiện nay (2010) trên TG có khoảng 1 tỷ người đang thiếu đói, tập trung chủ yếu là châu Phi và châu Á – TBD. Năm 2009 số nguwoif thiếu đói đã tăng thêm 100 triệu so với năm 2008.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu đói hiện nay có thể là do thiên tai gia tăng, khủng hoảng kinh tế, bạo lực bùng phát, giá cả tăng cao…

Nạn thiếu đói đang đe dọa đến anh ninh và hòa bình thế giới. Để bảo đảm an toàn lương thực, các nước cần phải gia tăng mức đầu tư vào nông nghiệp, vốn có nguy cơ giảm sụt do khủng hoảng tài chính hiện nay.

6.3. Vn đề năng lượng

6.3.1. Lịch sử dụng năng lượng của con người

Năng lượng ban đầu con người sử dụng đó là năng lượng mặt trời dùng để sưởi ấm, phơi khô lương thực... Tiếp đó là dùng năng lượng từ gỗ củi, sau đó đến năng lượng gió, nước. Năng lượng từ than đá bắt đầu sử dụng mạnh mẽ vào thế kỷ XVIII - XIX. Năng lượng dầu mỏ bắt đầu sử dụng vào đầu thế kỷ XX và chiếm một tỉ lệ lớn cho tới ngày nay. Các dạng năng lượng "sạch" khác như mặt trời (tạo ra điện), gió, thủy triều… bắt đầu sử dụng hạn chế ở nửa cuối thế kỷ XX.

Nhu cầu sử dụng của con người tăng nhanh chóng, đặc biệt con người ngày càng phụ thuộc nhiều hơn các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá và dầu khí.

Tùy vào từng giai đoạn cũng như trình độ phát triển mà mỗi quốc gia có cơ cấu sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.

6.3.2. Các ngun năng lượng ca loài người

Các nguồn năng lượng trên Trái đất được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:

- Theo khả năng tái tạo: năng lượng tái tạo và không tái tạo - Theo khả năng gây ÔN: năng lượng sạch, năng lượng gây ÔN

- Theo khả năng trao đổi và buôn bán: năng lượng thương mại và phi thương mại. - Theo bản chất năng lượng: năng lượng bức xạ mặt trời, năng lượng hóa thạch, năng lượng thủy triều, gió, thủy điện, phóng xạ, năng lượng sinh khối.

6.3.3. Nhu cầu và mức tiêu thụ năng lượng trên thế giới

Mức tiêu thụ năng lượng thương mại trên đầu người trong một thời gian dài được xem là một tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của xã hội loài người và sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Căn cứ vào mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người tính ra gigajun (109 jun) được chia ra:

- Lớn hơn 160 gigajun - mức tiêu thụ cao: có 31 nước chiếm 60,5% - Từ 80-159 gigajun - mức tiêu thụ trung bình: có 28 nước chiếm 22,7%

- Từ 40- 79 gigajun - mức tiêu thụ trung bình thấp: 75 nước chiếm 16,7%, Việt Nam thuộc nhóm này với mức tiêu thụ 22,65 GJ/người (thứ 106).

Hình 6.1: Các nước có mức tiêu thụ năng lượng/người cao

(Nguồn: 2007 Global Energy Survey) Nhu cầu năng lượng toàn cầu chính dự kiến sẽ tăng ít nhất 50% giữa từ 2010 đến 2030, trung bình hàng năm 1,6%, hơn 70% nhu cầu từ các quốc gia đang phát triển (TQ, Ấn Độ…); trong đó Trung Quốc chiếm 30%. Ngoài ra, nhu cầu về dầu của Trung Quốc cũng tăng nhanh, từ 7,6 % trong năm 2004 lên gần 11% trong năm 2020, Ấn Độ cũng trong tình trạng đó.

6.3.4. Mt s vn đề của vic khai thác sử dụng năng lượng

- Tổn thất và lãng phí

Nguồn năng lượng không tái tạo ngày càng cạn kiệt trong khi mức độ thất thoát trong khai thác chế biến và lãng phí trong sử dụng lại rất lớn, đặc biệt là năng lượng than, dầu khí và điện. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ lạc hậu và một phần là do cách tính thuế và phí tài nguyên thấp.

- Sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng hóa thạch sắp cạn kiệt và đầy bất ổn

Có thể nói, sự tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt và than đá. Dầu mỏ là động lực phát triển của thế giới trên con đường tiến tới văn minh và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến động, bất ổn.

- Ô nhiễm MT

Sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch gây ÔN rất lớn đặc biệt là gây ÔN MT không khí. Các hậu quả dễ nhận thấy trong thế kỷ XX đó là hiện tượng hiệu ứng

nhà kính, lỗ thủng tầng ôzon… mà nguyên nhân chủ yếu là việc đốt năng lượng hóa thạch.

- Tài nguyên cạn kiệt

Cho dù các số liêu dự báo về thời gian cạn kiệt tài nguyên có khác nhau, nhưng gần như chắc chắn nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và sự khan hiếm đã diễn ra.

Sự gia tăng dân số, sử dụng lãng phí và "thừa thải" của các nước phát triển đang khiến tài nguyên cạn kiệt.

6.3.5. Các gii pháp v năng lượng ca loài người

a. Chiến lược năng lượng thế giới

Các chiến lược và giải pháp chính tập trung vào những nội dung sau [20]:

- Thiết lập các mục tiêu năng lượng toàn cầu cho một chiến lược dài

- Soạn thảo những chiến lược quốc gia về năng lượng cho thời gian 30 năm tới.

- Đa dạng hóa nguồn năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng vô tận nhưng tiếp cận bền vững hơn với nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.

- Sử dụng hạn chế và tiết kiệm nguồn năng lượng đặc biệt là năng lượng không tái tạo như dầu mỏ, than đá… sự lãng phí trong phân phối năng lượng và ÔN MT trong sản xuất năng lượng thương mại.

- Phát triển công nghệ tiên tiến có khả năng sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc biệt là năng lượng "sạch" và năng lượng vô tận.

- Hợp tác quốc tế trong vấn đề sử dụng và phát triển năng lượng, cũng như chuyển giao công nghệ - kĩ thuật "tiết kiệm" năng lượng.

- Phát động các chiến dịch truyền thông nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng.

b. Chiến lược năng lượng Việt Nam

Ngày 27/12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn chiến lược đến 2050. Có một số vấn đề trọng tâm sau:

- Đề ra mục tiêu cụ thể và tổng quát phát triển năng lượng đến 2020 và định hướng 2050.

- Định hướng phát triển cho từng ngành: than, điện, dầu khí, năng lượng mới và tái tạo.

- Các chính sách: Chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Chính sách giá năng lượng; Chính sách đầu tư cho phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân; Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chính sách bảo vệ MT.

- Các giải pháp thực hiện: Giải pháp vềđầu tư phát triển; Giải pháp về cơ chế tài chính; Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về cơ chế tổ chức.

6.4. Phát triển bền vững (Subtainable development)

Phát triển bền vững là đòi hỏi khẩn cấp và thực tế trước sự phát triển hiện nay của thế giới. Con người đang biến trái đất thành nơi không phù hợp cho cuộc sống cho chính mình, sự bất công bằng giữa các cá nhân, cộng đồng và quốc gia với nhau ngày càng lớn (United Nations Human Development Report, 1998):

+ 1,3 tỷ người không được tiếp cận với nước sạch;

+ Khoảng một nửa của nhân loại không được tiếp cận với hệ thống vệ sinh và sống dưới mức 2 đô - la một ngày;

+ Khoảng 2 tỷ người không có điện sử dụng;

+ Nửa tỉ người giàu nhất thế giới, tương đương khoảng 7% dân số thế giới, đã gây ra 50% lượng khí thải CO2. Trong khi đó, 50% người nghèo nhất chỉ tạo ra vẻn vẹn 7% (bài viết tác giả Fred Pearce (2009), "Consumption Dwarfs Population As Main Environmental Threat" đăng ở Chuyên mục e360 - Đại học Yale:

http://e360.yale.edu/content/feature.msp?id=2140).

+ Sự bất bình đẳng về tiêu thụ: 20% dân số thế giới có mức thu nhập cao nhất chiếm 86% tổng số tiêu dùng cá nhân, trong khi 20% những người nghèo nhất chỉ chiếm 1,3%.

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và TNTT Quốc tế - IUCN)

Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." (Báo cáo Brundtland, 1987)

Năm 2002, sau 10 năm kể từ Hội nghị Thượng đỉnh 1992, thế giới vẫn ít có sự thay đổi về mức đói nghèo, bất bình đẳng hay sự phát triển bền vững: "mất hàng thập niên cho sự phát triển bền vững (bắt đầu những năm 1980) kết quả là sự khoét sâu của nghèo đói (deepening poverty), bất bình đẳng và MT toàn cầu hủy diệt".

6.4.1. Yêu cu ca phát trin bn vng

Là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.

Ngày nay, PTBV người ta còn quan tâm đến vấn đề công bằng trong cùng một thế hệ, đó là công bằng trong vấn đề sử dụng tài nguyên và tác động đến MT.

6.4.2. Các mô hình phát triển bền vững

a. Theo Acobs và Sadler(1990)

Hình 6.3: Tương tác giữa HT Tự nhiên-KT-XH và PTBV (theo Jacobs và Sadler 1990)

b. Quan h gia KT, XH và MT thi gian và không gian có th minh ha trong sơ đồ hình 6.4

Hình 6.4: đồ quan hệ thời gian và không gian của các hệ KT - XH - MT

c. Mô hình ca hot động v MT và PTBV thế gii (H 6.5)

Hình 6.5: Mô hình phát triển bền vững của WCED, 1987

d. Mô hình ca Ngân hàng Thế gii hiu PTBV là s phát trin KT - XH để đạt được đồng thi các mc tiêu KT, mc tiêu XH và mc tiêu ST (H 7.6)

e. Mô hình mô phng hin trng PTBV ca phn ln các nước trên thế gii hin nay

Hình 6.7: Hiện trạng phát triển bền vững của thế giới

6.4.3. Định lượng hóa s phát trin bn vng

a. Các ch th MT ca s phát trin bn vng

Bao gồm: chỉ thị không khí, đất, nước sạch, đa dạng sinh học, rừng, biển, đại dương.

b. Các ch th KT - XH ca s phát trin bn vng

* Các chỉ thị kinh tế - xã hội

HDI = L + H + T , trong đó:

L: Tuổi thọ trung bình của người dân

H: Số năm giáo dục bình quân và trình độ văn hóa của dân cư T: Thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người.

Ngày nay, người ta còn dùng một số chỉ số khác như chỉ số HPI (chỉ số hạnh phúc hành tinh); GPI (chỉ số tiến bộđích thực)…

* Các chỉ thị kinh tế

Quan điểm truyền thống dùng GNP nhưng hiện nay sử dụng chỉ số SNP (tổng sản phẩm quốc dân bền vững) hoặc chỉ số SNI (tổng thu nhập quốc dân bền vững).

c. Các chỉ thị tích hợp về phân tích bền vững toàn cầu

Bộ chỉ thị của Uỷ ban PTBV LHQ (CDS), bao gồm: Lĩnh vực xã hội; Lĩnh vực thể chế; Lĩnh vực môi trường; Lĩnh vực thế chế.

Bng 6.1: Bộ chỉ thị PTBV của Uỷ ban Phát triển bền vững LHQ (UN CSD)

Chủđề Chủđề nhánh Chỉ tiêu

Lĩnh vực xã hội

1.Công bằng 1. Nghèo đói 1. Tỷ lệ người nghèo

2. Chỉ số Gini về bất cân đối thu nhập 3. Tỷ lệ thất nghiệp

2. Công bằng giới 4. Tỷ lệ lương trung bình của nữ so với nam 2. Y tế 3.Tình trạng dinh dưỡng 5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em

4. Tỷ lệ chết 6. Tỷ lệ chết <5tuổi

7. Kỳ vọng sống của trẻ mới sinh 5. Điều kiện vệ sinh 8. % dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp 6. Nước sạch 9. Dân sốđược dùng nước sạch

7.Tiếp cận dịch vụ YT 10. % dân sốđược tiếp cận dịch vụ y tế ban đầu 11. Tiêm chủng cho trẻ em

12. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 3. Giáo dục 8. Cấp giáo dục 13. Phổ cập tiểu học đối với trẻ em

14. Tỷ lệ người trưởng thành đạt mức giáo dục cấp II

9. Biết chữ 15. Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành 4. Nhà ở 10. Điều kiện sống 16. Diện tích nhà ở bình quân đầu người 5. An ninh 11. Tội phạm 17. Số tội phạm trong 100.000 dân số. 6. Dân số 12. Thay đổi dân số 18. Tỷ lệ tăng dân số

19. Dân số đô thị chính thức và không chính thức

Lĩnh vực môi trường

7. KK 13. Thay đổi khí hậu 20. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính 14. Phá huỷ tầng ôzôn 21. Mức độ tàn phá tầng ôzôn

15. Chất lượng KK 22. Mđô thịức độ tập trung của chất thải khí khu vực 8.Đất 16. Nông nghiệp 23. Đất canh tác và diện tích cây lâu năm

24. Sử dụng phân hoá học 25. Sử dụng thuốc trừ sâu

17.Rừng 26. Tỷ lệ che phủ rừng

27. Cường độ khai thác gỗ

18. Hoang hoá 28. Đất bị hoang hoá

19. Đô thị hoá 29. Diện tích đô thị chính thức và phi chính thức 9.Đạidương,

biển, bờ biển 20. Khu vực bờ biển 30. Mức độ tập trung của tảo trong nước biển 31.% dân số sống ở khu vực bờ biển

21. Ngư nghiệp 32. Loài hải sản chính bị bắt hàng năm

10.Nước sạch n33. Mước mứặc t so vđộ cớại tn kiổng nguệt của nguồn nướồn nc ước ngầm và 22. Chất lượng nước 34. BOD của khối nước

35. Mức tập trung của Faecal Coliform

11. ĐDSH 23. Hệ sinh thái 36. Diện tích hệ sinh thái chủ yếu được lựa chọn 37. Diện tích được bảo vệ so với tổng diện tích 24. Loài 38. Sựđa dạng của số loài được lựa chọn

Lĩnh vực kinh tế

12.CơcấuKT 25. Hiện trạng kinh tế 39. GDP bình quân đầu người 40. Tỷ lệđầu tư trong GDP

26. Thương mại 41. Cán cân thương mại hàng hoá và dịch vụ

42. Tỷ lệ nợ trong GNP

so với GNP

28. Tiêu dùng vật chất 44. Mức độ sử dụng vật chất

29.Sử dụng năng lượng n45. Tiêu thăm ụ năng lượng bình quân đầu người/ 46. Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lượng có thể tái sinh. 47. Mức độ sử dụng năng lượng 13.Mẫuhình SXtiêu dùng 30. Xả thải và quản lý xả thải 48. Xả thải rắn của công nghiệp và đô thị

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học môi trường đại cương (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)