Trong các ngôn ngữ đơn lập, đơn vị ngữ pháp cơ bản có hình thức là một âm tiết, thường có nghĩa và có thể được dùng như một từ.. Những đặc trưng của tiếng Việt, với tư cách là một ngôn n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ) TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH (Dành cho sinh viên dự bị đại học)
Tác giả: Đặng Lê Thủy Tiên
Năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TIẾNG VIỆT 5
Bài 1: Khái quát về lịch sử tiếng Việt 5
1 Khái quát về lịch sử tiếng Việt 5
2 Đặc điểm loại hình tiếng Việt 8
3 Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt 13
4 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 12
Bài 2: Từ ngữ Tiếng Việt 17
1 Nghĩa của từ 17
2 Luyện tập về nghĩa của từ trong sử dụng 16
3 Luyện tập về thành ngữ, điển cố 17
4 Luyện tập về các biện pháp tu từ vựng 20
5 Luyện tập về cách sử dụng một số quan hệ từ 22
6 Luyện tập về từ Hán Việt 23
7 Luyện tập về hiện tượng tách từ 25
Bài 3: Ngữ pháp tiếng Việt 26
1 Nghĩa của câu 26
2 Luyện tập về nghĩa của câu 27
3 Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu 28
4 Luyện tập về tách câu 31
5 Luyện tập về các biện pháp tu từ cú pháp 33
6 Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa 36
Bài 4: Văn bản 38
Trang 32 Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết 38
3 Luyện tập về liên kết trong văn bản 39
4 Phong cách ngôn ngữ hành chính 41
5 Phong cách ngôn ngữ khoa học 42
6 Phong cách ngôn ngữ chính luận 44
7 Phong cách ngôn ngữ báo chí 45
8 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 46
9 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 48
10 Luyện tập về cách sửa chữa văn bản 50
Bài 5: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 52
1 Khái quát chung về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 52
2 Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 52
3 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân 54
4 Luyện tập về nhân vật giao tiếp 57
5 Ngữ cảnh 58
CHƯƠNG 2: LÀM VĂN 60
Bài 1: Văn bản tự sự 60
1 Khái quát về văn bản tự sự 60
2 Tóm tắt văn bản tự sự 62
3 Luyện tập 62
Bài 2: Văn nghị luận 65
1 Khái quát về văn nghị luận 65
2 Một số kĩ năng làm văn nghị luận 67
3 Nghị luận xã hội 69
Trang 44 Nghị luận văn học 71
5 Luyện tập về Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học 71
Bài 3: Một số văn bản thông thường khác 73
1 Trình bày một vấn đề 73
2 Đơn từ 74
3 Biên bản 75
4 Báo cáo 76
5 Tường trình 78
Trang 5CHƯƠNG 1: TIẾNG VIỆT
Bài 1: Khái quát về lịch sử tiếng Việt
1 Khái quát về lịch sử tiếng Việt
0 Khái quát về tiếng Việt
Việt nam là một quốc gia nhiều dân tộc Theo số liệu thống kê, nước ta có 54 dân tộc, trong đó có dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh)
Mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng, được dùng để giao tiếp trong nội bộ từng dân tộc Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam
Có một tình hình khác là hiện nay, ở nước ta, khi thành viên của dân tộc này tiếp xúc với thành viên của dân tộc khác thì tiếng Việt được dùng làm công cụ giao tiếp chung Điều đó có nghĩa là tiếng Việt đang giữ vai trò một ngôn ngữ có tính chất phổ thông
Hơn nữa, từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, tiếng Việt còn đảm nhiệm một vai trò mới Đó là vai trò của một ngôn ngữ văn hóa phát triển toàn diện được dùng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội Việt Nam Mọi văn kiện của quốc gia đều công bố bằng tiếng Việt Nhà trường các cấp, từ phổ thông đến đại học, đều dạy và học tiếng Việt văn học nghệ thuật bằng tiếng Việt tiếp tục phát triển Có thể nói từ thực tế lịch sử, tiếng Việt đang giữ vị thế một ngôn ngữ quốc gia
1 Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt
a Về nguồn gốc của tiếng Việt
Tiếng Việt cũng như dân tộc Việt, có nguồn gốc rất cổ xưa
Trước đây, có quan điểm cho rằng dân tộc Việt là một tộc người từ Trung Hoa vượt sông Dương Tử di cư đến, rồi định cư trên đất Việt Nam và tiếng nói của tộc người
đó là một nhánh của tiếng Hán Theo quan điểm đó thì tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán Tuy nhiên trải qua nhiều nghiên cứu, người ta đã chỉ ra rằng tiếng Việt cùng với
Trang 6dân tộc Việt có nguồn gốc bản địa rất đậm nét, xuất hiện và trưởng thành từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền văn minh nông nghiệp đạt tới một trình độ phát triển khá cao
b Về quan hệ họ hàng của tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc họ Nam Á Đó là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên một vùng rộng lớn ở Đông Nam châu Á; vùng này vốn là một trung tâm văn hóa trên thế giới, thời
cổ
Trong họ Nam Á, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều dấu tích về mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường và mối quan hệ họ hàng tương đối xa hơn giữa tiếng Việt với nhóm tiếng Môn – Khmer ở vùng núi phía Bắc, ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên Những dấu tích ấy thể hiện rõ nhất ở lớp từ cơ bản, tức là những từ thông dụng đã có từ lâu đời
Tiếng Việt cũng còn có mối quan hệ tiếp xúc lâu đời với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á, nhất là các ngôn ngữ thuộc nhóm Tày – Thái
Như vậy, có thể cho rằng nhiều ngôn ngữ của các dân tộc ở Việt Nam đều sinh ra
từ một cội nguồn chung xa xưa, trong những điều kiện lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội gần gũi nhau Từ cội nguồn ấy, tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng đầy sức sống, trong
sự gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ
2 Quá trình phát triển của tiếng Việt
a Tiếng Việt thời kì cổ đại:
Ở thời điểm này, kho từ vựng tiếng Việt khá phong phú, với những từ cơ bản gốc Nam Á và một số thuộc gốc Thái hay gốc Mã Lai – Nam Đảo Về ngữ pháp, trật tự kết hợp theo cách từ được hạn định đặt trước, từ hạn định đặt sau đã tạo ra cho tiếng Việt một bản sắc riêng Về mặt ngữ âm, tiếng Việt thời đó chưa có thanh điệu Trong hệ thống âm đầu, ngoài những phụ âm đơn, còn có những phụ âm kép như tl, kl, pl, kr
Trang 7Ở thời kì tiếp theo, có sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Hán Sự tiếp xúc này diễn ra ngót một nghìn năm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, trong khuôn khổ một chính sách đồng hóa quyết liệt và tàn bạo Nhưng trong thời kì ấy, với sức sống tiềm tàng, sự chăm lo giữ gìn của nhân dân, tiếng Việt chẳng những không bị mai một mà trái lại vẫn tồn tại và phát triển không ngừng Về mặt ngữ âm, tiếng Việt thời nay đã có nhieuf biến đổi trong hệ thống âm đầu và âm cuối, hệ thống thanh điệu xuất hiện Sự phát triển mới này khẳng định bản sắc riêng của tiếng Việt, một bản sắc bền vững sẽ được duy trì trong suốt các giai đoạn sau
b Tiếng Việt thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Trong thời kì nước ta bị phong kiến Trung Hoa thống trị, chữ Hán cùng với tiếng Hán giữ địa vị độc tôn, tiếng Việt chưa có chữ viết Khi ý thức độc lập, tự chủ và tự cường của dân tộc lên cao, khi yêu cầu phát triển về văn hóa và kinh tế của đất nước trở nên bức thiết, cha ông ta sáng chế ra một lối chữ để ghi tiếng Việt, đó là chữ Nôm
Chữ nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán Chữ Nôm có thể hình thành vào khoảng thế kỉ VIII – IX và bước đầu được sử dụng vào khoảng từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, khi nhà nước đã bước sang kỉ nguyên độc lập, với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê,
Lí, Trần lừng lẫy chiến công và rạng ngời văn hóa
Từ thế kỉ XIII đến thế kí XV đã có thơ văn “quốc âm”, “quốc ngữ” viết bằng chữ Nôm Đáng chú ý là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thành công lớn đầu tiên trong nền văn chương viết bằng tiếng Việt, đánh dấu sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn hóa dân tộc
Từ thế kỉ XV trở về sau, nhất là ở thế kỉ XVIII và XIX, trào lưu văn chương Nôm phát triển mạnh, tiếng Việt càng có những bước tiến rõ rệt Một số tác phẩm tiêu biểu như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm
c Tiếng Việt thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
Trang 8Đây là thời kì hiện đại của tiếng Việt, với một lợi khí mới về chữ viết là chữ quốc ngữ
Chữ quốc ngữ được đặt ra từ thế kỉ XVII, theo cách dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt; và suốt mấy trăm năm tiếp theo nó chỉ được dùng trong phạm vi rất hạn chế
Từ cuối thế kỉ XIX, nhất là từ đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi
Ở thời kì này, sự phát triển của tiếng Việt diễn ra mạnh và nhanh, hòa nhịp cùng quá trình biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam Trong thời kì trước, tiếng Việt văn hóa được dùng chủ yếu trong thơ phú Từ đầu thế kỉ XX về sau, tiếng việc được dùng trong mọi thể loại văn chương, mọi địa hạt, văn hóa, khoa học Với chữ quốc ngữ, sách báo bằng tiếng Việt được xuất bản khá nhiều Các phong cách chức năng ngôn ngữ của tiếng Việt hình thành đầy đủ Thơ Mới lại càng mạnh dạn hơn, xích tới gần văn xuôi Về từ ngữ, ngoài việc tiếp nhận thêm những từ tiếng Hán, thông qua sự tiếp xúc với tiếng Pháp, nhiều từ gốc Âu cũng được đưa vào Những từ ngữ mới ấy đã góp phần làm cho tiếng Việt đáp ứng kịp nhu cầu diễn đạt những tri thức mới về chính trị, khoa học, kĩ thuật
d Tiếng Việt thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Từ
đó, tiếng Việt càng có vị trí đầy vinh dự và quan trọng Chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng và hoàn thiện Tiếng Việt được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật; được dùng để giảng dạy ở nhà trường trong tất cả cấp học, bậc học Với vai trò là một ngôn ngữ văn hóa phát triển toàn diện, tiếng Việt phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống nhất cho Tổ quốc
2 Đặc điểm loại hình tiếng Việt
2.1 Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập
Trang 9Theo một cách phân loại được thừa nhận rộng rãi, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập Trong loại hình này còn có tiếng Hán và một số ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á, châu Úc, châu Phi
Trong các ngôn ngữ đơn lập, đơn vị ngữ pháp cơ bản có hình thức là một âm tiết, thường có nghĩa và có thể được dùng như một từ trong câu, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ, còn từ không biến đổi hình thái Vì từ trong các ngôn ngữ đơn lập không biến đổi hình thái nên các ngôn ngữ đơn lập còn được gọi là ngôn ngữ không có hình thái, hay ngôn ngữ không biến hình
Tiếng Việt được coi là một trong những ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình đơn lập Những đặc trưng của tiếng Việt, với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập, được thể hiện rõ nét ở đơn vị ngữ pháp cơ bản và các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của nó
2.2 Đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt
Đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt được gọi là tiếng Bắt đầu từ tiếng, có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo nên tất cả các đơn vị có nghĩa như từ, cụm từ, câu Tiếng trong tiếng Việt có những đặc điểm riêng về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp
a Đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt
Xét về phương diện ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết Đối với người Việt, xác định một câu có bao nhiêu tiếng và ranh giới của mỗi tiếng ở đâu là việc dễ dàng Chẳng hạn, nghe một câu thơ lục bát, người Việt ai cũng có thể nhận ra dòng trên có sáu tiếng, dòng dưới có tám tiếng:
Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du) Trong cách phát âm tiếng Việt, không có hiện tượng nối âm từ âm tiết nọ sang âm tiết kia (như thường thấy trong tiếng Anh, tiếng Pháp)
Trang 10Về cấu tạo của âm tiết tiếng Việt, có hai đặc điểm quan trọng cần lưu ý:
- Thứ nhất, âm tiết nào cũng mang thanh điệu Thanh điệu có ảnh hưởng to lớn đến nhạc điệu của câu Việc phối hợp các thanh bằng hoặc trắc có thể mang lại hiệu quả đặc biệt
- Thứ hai, ngoài thanh điệu, âm tiết còn có hai phần chính khác: phần âm đầu và
phần vần (ví dụ: âm tiết toan có cấu tạo là t/oan) Phần vần có hạt nhân là một nguyên âm
giữa vần, được gọi là âm chính Cùng với thanh điệu, âm chính bao giờ cũng phải có mặt trong âm tiết
b Đặc điểm ngữ nghĩa của tiếng
Trong tiếng Việt, tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng trở thành đơn vị có nghĩa
Các tiếng như cha, mẹ, nhà, cửa, núi, sông đều có nghĩa, được dùng để gọi tên
sự vật, hành động, trạng thái, tính chất
Những tiếng như thủy, hỏa, thảo tuy không thể dùng riêng để gọi tên sự vật, hiện tượng nhưng nghĩa của chúng cũng có thể được nhận biết qua sự đối chiếu các tổ hợp chứa đựng chúng Ví dụ:
- Đối chiếu thủy quân, thủy thủ, thủy triều, thủy lợi có thể biết thủy là nước
- Đối chiếu hỏa xa, hỏa tiễn, hỏa lực, cứu hỏa có thể biết hỏa là lửa
- Còn những tiếng như áp (ấm áp), lẽo (lạnh lẽo) thì quả là khó giải thích Tuy nhiên, nếu so sánh ấm với ấm áp, lạnh với lạnh lẽo và lạnh lùng thì có thể thấy được tác dụng tạo nghĩa của áp, lẽo, lùng Qua đó có thể hiểu được nghĩa của chúng
Khi nói rằng nhìn chung tiếng trong tiếng Việt đều có nghĩa, chúng ta đã tạm tách riêng một số tiếng được coi là không có nghĩa Đó là những tiếng như bồ, hóng (trong bồ hóng); đười, ươi (trong đười ươi) đặc biệt, một số lớn là những tiếng trong từ mượn gốc
Âu như ki, lô (trong ki lô), ra, đi, ô (trong ra – đi – ô) Tuy nhiên, về những tiếng loại
Trang 11này, cần ghi nhận khả năng được dùng như những tiếng có nghĩa hoặc khả năng có thể dùng lâm thời như những tiếng có nghĩa
c Đặc điểm ngữ pháp của tiếng
Xét về mặt ngữ pháp, tiếng có những đặc điểm quan trọng sau đây:
- Trong rất nhiều trường hợp, mỗi tiếng là một từ đơn có thể đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp nào đó trong câu Ví dụ, các tiếng trong hai câu thơ sau đây:
Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
(Nguyễn Du)
- Trong những trường hợp còn lại, mỗi tiếng là một thành tố cấu tạo nên các từ ghép (binh lính, nỗi niềm, sĩ quan, phong cảnh ), từ láy (xập xè, gai góc, xôn xao, lẩm cẩm ) hoặc từ ngẫu kết (bồ hóng, đười ươi, mặc cả )
- Ngay cả trong trường hợp tiếng chỉ là một thành tố cấu tạo từ phức, nó vẫn có khả năng hoạt động như một từ Chẳng hạn, các tiếng trong từ láy vội vàng có thể được tách
ra, dùng lâm thời như hai từ độc lập:
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải chân
(Ca dao)
2.3 Các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt
a Trật tự từ Trong tiếng Việt, trật tự xếp đặt các từ có một vai trò cực kì quan trọng: sự thay đổi trật tự các từ thường dẫn đến sự thay đổi về nội dung
- Vai trò của trật tự từ trong câu:
Trật tự sắp đặt các từ được coi là phương tiện ngữ pháp chủ yếu để biểu thị quan
hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu
Ví dụ: Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Trang 12Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng
(Ca dao) Phần in đạm đồng nhất về thành phần từ vựng (cùng có ba từ: mình, ta, nhớ) nhưng khác biệt hoàn toàn về nghĩa, do các từ có chức năng ngữ pháp khác nhau Trong câu thứ nhất, từ “mình” đóng vai trò chủ ngữ, biểu thị chủ thể của hành động; trong câu thứ hai, từ mình đóng vai trò bổ ngữ, biểu thị đối tượng của hành động (nhớ ai? nhớ mình)
- Vai trò của trật tự từ trong cụm từ:
Có thể thấy vai trò của trật tự từ được thể hiện rất rõ trong cụm danh từ, cụm động
từ và cụm tính từ
Chẳng hạn trong cụm danh từ, sự thay đổi vị trí các từ có thể dẫn đến sự thay đổi
về ý nghĩa Ví dụ: giếng nước # nước giếng, phòng năm # năm phòng
Cũng như vậy, trong cụm động từ và cụm tính từ, sự thay đổi trật tự các từ sẽ dẫn đến những thay đổi về nghĩa rất đa dạng
b Hư từ
Trong tiếng Việt, hư từ có vai trò quan trọng trong việc tổ chức câu Vai trò này được thể hiện ở hai phương diện: biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu và biểu thị một số ý nghĩa ngữ pháp trong câu
- Hư từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu Nhờ hư từ, quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu được thể hiện rõ
Hư từ đánh dấu quan hệ chính phụ
Hư từ đánh dấu quan hệ đẳng lập
Hư từ còn được dùng để đánh dấu quan hệ chủ vị, đặc biệt trong những trường hợp có sự so sánh, tương phản hay tương đồng
Trang 13 Hư từ giúp nhận diện các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật,
chẳng hạn các tình thái từ: à, ơi, nhỉ, nhé, đấy, thôi
Hư từ biểu thị những ý nghĩa về số lượng đứng trước danh từ trong câu Đây là
chức năng của các từ như những, các, mọi
3 Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt
3.1 Yêu cầu về mặt ngữ âm và chữ viết
Khi nói, phải phát âm theo ngữ âm tiếng Việt Trong thực tế hiện nay, mỗi người thường phát âm tiếng Việt theo một tiếng địa phương nhất định Tuy nhiên, cần có ý thức điều chỉnh thói quen phát âm thuần túy địa phương (thường gọi là thổ ngữ), hướng tới cách phát âm đễ được nhiều người Việt Nam chấp nhận (thể hiện ở chữ quốc ngữ)
Với văn bản viết, cần đặc biệt lưu ý tới việc viết đúng chính tả Đây là một yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với mọi người Việc viết sai chính tả thường có thể gây hiểu lầm , làm cho văn bản thiếu chính xác
Về mặt ngữ âm, cùng với tính chính xác, văn bản cũng cần phải có tính nghệ thuật Tính chất này thể hiện ở chỗ một văn bản khi nói hay đọc lên, có được một âm thanh uyển chuyển, hài hòa
3.2 Yêu cầu về mặt từ ngữ
Yêu cầu đặt ra trước tiên là phải dùng từ ngữ đúng với nghĩa của nó Nhìn chung, mỗi từ ngữ đều có nghĩa riêng, cần phân biệt Tiếng Việt có hàng chục vạn từ, phân biệt cho được của một lượng từ lớn như vậy đòi hỏi một sự rèn luyện công phu
Cùng với tính chính xác, cần hết sức coi trọng tính nghệ thuật trong việc sử dụng
từ ngữ Muốn vậy người nói, người viết phải biết trau dồi vốn hiểu biết về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và phải biết cách vận dụng chúng phù hợp với nội dung văn bản cần diễn đạt
3.3 Yêu cầu về mặt ngữ pháp
Trang 14Ngữ pháp bao gồm toàn bộ các quy tắc dùng từ cấu tạo nên cụm từ và câu Những quy tắc ấy có tính chặt chẽ, cần phải được tuân thủ trong khi tạo lập văn bản Nói và viết không đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt sẽ làm cho văn bản thiếu chính xác, có thể gây hiểu lầm
Trong khi nói và viết, một mặt phải hết sức tôn trọng tính chặt chẽ, bó buộc của các quy tắc ngữ pháp, mặt khác cũng cần biết vận dụng linh hoạt các quy tắc đó Phối hợp một cách nhuần nhị hai mặt ấy sẽ tạo ra sự đa dạng về cấu trúc cú pháp của văn bản, tránh được sự đơn điệu, đều đều một cách tẻ nhạt
3.4 Yêu cầu về mặt phong cách chức năng ngôn ngữ
Văn bản nào cũng được tạo ra theo một phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định Vì vậy, khi sử dụng tiếng Việt để tạo lập văn bản, cần nhận rõ những đặc điểm phân biệt phong cách chức năng ngôn ngữ này với phong cách chức năng ngôn ngữ khác để lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ thích hợp với từng văn bản cụ thể Chẳng hạn phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc điểm phân biệt với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Văn bản theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật lại được tổ chức bằng những phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt tới hiệu quả cao về thẩm mĩ, trong khi vẫn dành vị trí thích đáng cho những hiệu quả về nhận thức, tình cảm và hành động
4 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
4.1 Sự trong sáng của tiếng Việt
Sự trong sáng của tiếng Việt Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, tiếng Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng, nhưng vẫn luôn đặt ra yêu cầu giữ gìn trong sáng mỗi khi sử dụng tiếng Việt Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu lộ qua một số phương diện cơ bản như sau:
- Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt Ví dụ: - Nói: Chúng tôi chúc mừng các bạn (đúng ngữ pháp) - Không nói: Chúng tôi tự hào các bạn (không đúng ngữ pháp) (Xem thêm các câu a, b, c trong SGK) Chuẩn mực không phù nhận
Trang 15những sự chuyển đổi linh hoạt, những sự sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với phương thức chung, quy tắc chung Ví dụ: Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con (Nguyễn Duy, Tre Việt Nam) Lưng, áo, con được sáng tạo theo nguyên tắc chuyển nghãi của từ theo phương pháp ẩn
dụ, nên câu thơ trên vẫn đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt, hơn nữa, lại có hình ảnh và gợi cảm Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập) Từ tắm đã được sử dung với một nghĩa mới theo phương thức chuyển hóa của từ về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp: câu văn không những trong sáng mà còn có giá trị biểu cảm cao
- Không cho phép pha tạp, lai căng một cách tùy tiện những yếu tố của một ngôn ngữ khác Để cho tiếng Việt trong sáng, giàu có và phát triển một mặt cần tiếp thu những tinh hoa trong các ngôn ngữ khác, đồng thời tránh lạm dụng, pha tạp khi không cần thiết
Ví dụ: Việt sử dụng hỗn tạp các loại ngôn ngữ hiện nay đã vi phạm cơ bản nguyên tắc trên Trong lời nói hoặc viết hằng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp từ tiếng Anh trong những câu tiếng Việt Đây là một biểu hiện của sự pha tạp, lai căng trong sử dụng tiếng Việt
- Sự trong sáng của tiếng Việt cũng biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sử của lời nói Nói năng lịch sự, có văn hóa chính là sự biểu lộ sự trong sáng của ngôn ngữ Ngược lại, nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn
có của nó Ví dụ: Đoạn hội thoại giữa nhân vật lão Hạc và ông giáo trong truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao: lời nói của họ đều thể hiện một ứng xử văn hóa, lịch sử
4.2 Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam Đó chính là trách nhiệm đối với tiếng mẹ đẻ của mình Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người khi nói hoặc viết cần thực hiện được những yêu cầu sau:
- Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt Mỗi người cần thấy rằng:
“Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm nó phổ biến và ngày càng rộng khắp” (Hồ Chí Minh)
Trang 16- Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, sao cho lời nói thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả cao nhất
- Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết,
về từ ngữ, ngữ pháp và về các đặc điểm phong cách Muốn vậy, mỗi cá nhân cần luôn trau dồi lời ăn tiếng nói của mình theo tinh thần của câu châm ngôn “học ăn, học nói, học gói, học mở” để nói đúng, viết đúng và nói hay, viết hay, đạt được mức độ “lời hay, ý đẹp” và có tính lịch sự, văn hóa
- Cần tránh những câu nói thô tục, kệch cỡm, tránh những yếu tố pha tạp, lai căng, tuy rằng vẫn cần tiếp nhận những từ ngữ hoặc cách diễn đạt có giá trị tích cực của ngôn ngữ khác
4.3 Luyện tập
Bài tập 1: Tìm và ghi lại những hiện tượng lạm dụng tiếng Anh trong một quyển sách
hay một tờ báo mà anh (chị) đọc hàng ngày
Bài tập 2: Chỉ ra những từ dùng sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng
- Xã em có mười người được bầu là Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Chiều qua lớp em họp để phong mức kỉ luật cho các bạn vừa dính líu vào vụ ẩu đả trước cổng trường
- Vừa qua, một thuyền đánh cá đã vớt lên được từ đáy biển nhiều kỉ vật thời chiến tranh
Bài tập 3: Chỉ rõ lỗi và nêu cách sửa lỗi trong những câu sau đây
- Trong cuốn sách kì thú đó, cuốn sách mười năm nay bao giờ tôi cũng mang theo bên mình
- Chính anh, mà không phải tôi, đã nói như thế
Trang 17Bài 2: Từ ngữ Tiếng Việt
- Mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc mỗi ngày một nhiều, còn hai mẹ con mụ thì ăn trắng
mặc trơn, không hề nhúng tay vào một việc gì
- Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre
- Con bống của con, người ta ăn thịt mất rồi
(Tấm Cám)
a Từ “ăn” ở những câu nào trong các câu trên được dùng với nghĩa gốc, ở câu nào
được dùng với nghĩa chuyển?
b Hãy tìm ví dụ để chứng tỏ các từ “đầu, tay, cánh, chân” là những từ nhiều nghĩa Bài tập 2: Hãy đọc các câu sau (chú ý các từ ngữ in đậm) và trả lời câu hỏi”:
- Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi Sau đó ít năm, người cha cũng chết
- Bác Dương thôi đã thôi rồi
- Làm sao bác vội về ngay
- Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi đã mải lên tiên
- Bác chẳng ở dẫn van chẳng ở
a Hãy nêu lên sự khác nhau về nghĩa giữa mỗi từ ngữ in đậm với từ “chết” và cho biết tác dụng của những từ ngữ ấy trong bài thơ của Nguyễn Khuyến
b Tìm những từ ngữ đồng nghĩa với từ “chết” Đặt câu với mỗi từ ngữ vừa tìm được
Bài tập 3: Chỉ ra những từ trái nghĩa được dùng trong những câu tục ngữ sau đây:
Trang 18- Trẻ cậy cha, già cậy con
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần
Việc dùng những từ ngữ như vậy có tác dụng gì đối với giá trị diễn đạt của câu? Hãy tìm thêm năm câu tục ngữ, ca dao có dùng từ trái nghĩa
Bài tập 4: Phân tích tác dụng của hiện tượng đồng âm ở các phần trích sau đây:
- Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ, nói rằng:
“Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”
Kể từ ngày ai lấy đó, đó ơi
Răng (sao) đó không phân qua nói lại đôi lời cho đây hay?
(Lí cái đó – Dân ca miền Nam Trung Bộ)
2 Luyện tập về nghĩa của từ trong cách sử dụng
Trang 19- Lá cờ, buồm,…
- Lá cót, chiếu, thuyền,…
Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá
Bài tập 2: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, tay, chân, miệng ) có thể
chuyển nghĩa để chỉ cả con người Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người
Bài tập 3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm
của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển
Mẫu: ngọt Nói ngọt lọt đến xương
Bài tập 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ:
Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
3 Luyện tập về thành ngữ, điển cố
Bài tập 1: Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu
tạo và đặc điểm ý nghĩa
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Nắng nắng mười mưa dám quản công
(Trần Tế Xương – Thương vợ)
Trang 20Bài tập 2: Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm (về tính hình tượng, tính
biểu cảm, tính hàm sức) trong các câu thơ sau:
- Người nách thươc kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
- Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông
Bài tập 3: Đặt câu với mỗi điển cố sau:
Bài tập 4: Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương
đương về nghĩa Nhận xét sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt:
- Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới Cậu ấy vừa mới chân ướt chân
ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ
- Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến
đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường
4 Luyện tập về các biện pháp tu từ vựng
Bài tập 1: Tục ngữ Việt Nam có câu:
Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Trang 21- Trong câu tục ngữ trên, “giọt máu đào” chỉ cái gì, “ao nước lã” chỉ cái gì?
- Từ câu tục ngữ trên, anh/chị hãy cho biết thế nào là ẩn dụ tư từ
- Phân tích tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao sau:
Bây giờ mận mới hỏi đào:
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Bài tập 2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ “nói giảm, nói tránh” qua các câu thơ
sau trong bài “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyễn:
- Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
- Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời
Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi đã mải lên tiên
- Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương
Bài tập 3: Hãy phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau:
- Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn
- Cái nết đánh chết cái đẹp
(Tục ngữ)
Bài tập 4: Từ đặt ra hoặc tìm trong ca dao, tục ngữ và các bài thơ, bài văn mà anh / chị
đã học:
- Hai câu có dùng biện pháp tu từ ẩn dụ
- Hai câu có dùng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh
- Hai câu có dùng biện pháp tu từ nói quá
Trang 225 Luyện tập về cách sử dụng một số quan hệ từ
Bài tập 1: Đọc những câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
- Bị mèo đuổi, con chuột cuống cuồng chui hang (1)
- Hắn quên cả chuyện nhắc với tôi đi đến thăm ông cụ (2)
- Voi giơ chân giẫm mạnh con rắn (3)
- Sau bao nhiêu năm đánh với giặc ngoại xâm, dân tộc ta hiểu sâu sắc thế nào là độc lập, tự do (4)
- Phải nâng niu những ý kiến bạn bè đóng góp với mình, dù chê hay khen mình đi chăng nữa (5)
- Anh hay chế nhạo với những gì anh cho là lố bịch (6)
- Thế là hắn đầu hàng với nghịch cảnh, bao nhiêu ý chí mất sạch (7)
- Con muốn ăn đĩa hay ăn thìa? (8)
- Cảm ơn em đã nghĩ tới tôi (9)
a Xác định những câu bạn cho là đúng
b Hãy chữa những câu bạn cho là sai
Bài tập 2: Đọc những câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới
- Nó không để tôi nói thêm với nó một lời, chạy theo tôi ngay và luôn luôn bắt tôi
đưa xem đồng hào đôi mới (Nguyên Hồng – Mợ Du) (1)
- Dân làng thấy chuyện kì lạ, xuống đứng dưới bến để nhìn kĩ (Sơn Nam – Bắt sấu
Trang 23Đặt câu có danh từ (hay cụm danh từ, đại từ) đi liền sau các động từ chạy, đứng,
ngồi, nhảy (mẫu: Anh ấy chạy tiền để mua con bò) Từ đó, nêu nhận xét về sự khác biệt
nghĩa giữa trường hợp có quan hệ từ (như ở bốn câu đã dẫn) và trường hợp không có quan hệ từ sau động từ
Bài tập 3: So sánh những câu sau:
- Nó đi chùa - Nó đi đến chùa
- Nó nhớ tôi - Nó nhớ tới tôi
- Nó đánh tôi - Nó đánh vào tôi
- Nó cười ngựa - Nó cưỡi trên ngựa
a Nghĩa của câu có quan hệ từ có khác với câu tương ứng không có quan hệ từ hay không?
b Nếu có, thì sự khác biệt đó là gì?
6 Luyện tập về từ Hán Việt
Bài tập 1: Đọc câu thơ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Trời nghe hạ giới ai ngâm nga Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!
(Tản Đà – Hầu Trời)
a Chỉ ra nghĩa của tiếng “hạ”, tiếng “giới” và của từ “hạ giới” được dùng trong câu thơ trên
b Cho biết nghĩa của từ cảnh giới trong mỗi câu sau:
- Vẫn là một người sống xuất thần trong một cảnh giới khác với vạn vật không còn
nguyên hình tướng
(Bửu Ý – Đam mê)
- Hổ đã khôn ngoan chọn hướng ngược gió để tiến lại gần, nhưng vẫn không thoát
khỏi đôi mắt tinh tường của con khỉ đang làm nhiệm vụ cảnh giới
Trang 24c Chỉ ra nghĩa của các tiếng “giới” trong những từ Hán Việt sau đây: biên giới, địa giới, giới hạn, giới nghiêm, giới thiệu, giới tính, giới từ, khí giới, nam giới, phân giới, quân giới, thế giới
d Tìm những từ Hán Việt khác có tiếng “hạ” với nghĩa như trong từ “hạ giới”
e Nghĩa của từ “hạ giới” có gì khác với từ “trần giới” (Non Đoài đã tới quê trần giới – Trông lên chư tiên không còn ai – Tản Đà) không? Tìm từ trái nghĩa với từ “hạ giới”,
“trần giới”
Bài tập 2: Đọc câu thơ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
(Xuân Diệu – Vội vàng)
a Chỉ ra nghĩa của tiếng “nhân”, tiếng “gian” và của từ “nhân gian” được dùng trong câu thơ trên
b Tra từ điển rồi chỉ ra nghĩa của các tiếng “nhân” trong những từ sau đây: danh nhân, nguyên nhân, nhân ái, nhân cách, nhân danh, nhân dân, nhân đạo, nhân hậu, nhân loại, nhân khẩu, nhân quả, nhân sâm, nhân sinh, nhân tài, nhân tạo, nhân thọ, nhân tố
c Tra từ điển rồi chỉ ra nghĩa của tiếng “gian” trong những từ sau đây: dân gian, dương gian, gian hiểm, gian hùng, gian lao, gian nan, gian nguy, gian tà, gian tặc, gian truân, thế gian, trung gian
Bài tập 3: Đọc câu thơ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới:
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
(Nguyễn Bính – Tương tư)
a Chỉ ra nghĩa của tiếng “tương”, tiếng “tư” và của từ “tương tư” được dùng trong câu thơ trên
b Tìm những từ Hán Việt khác có tiếng “tương” với nghĩa như trong từ “tương tư”
Trang 25c Phân biệt nghĩa của các từ “tương tư, tương tri” (Từ rằng: Tâm phúc tương tri – Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”, Nguyễn Du – Truyện Kiều), tương tàn (“Xin quy thuận Tạ thành – Miễn tương tàn cốt nhục” – Sơn Hậu)
d Tra từ điển rồi chỉ ra nghĩa của các tiếng “tư” trong những từ Hán Việt sau đây: đầu tư, tư bản, tư biện, tư cách, tư chất, tư doanh, tư duy, tư hữu, tư lệnh, tư liệu, tư nhân,
tư pháp, tư sản, tư tưởng
Bài tập 4: Đọc câu thơ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình
(Hồ Chí Minh – Lai Tân)
a Chỉ ra nghĩa của tiếng “thái”, tiếng “bình” và của từ “thái bình” được dùng trong câu thơ trên
b Tra từ điển rồi chỉ ra nghĩa của các tiếng “thái” trong những từ sau đây: thái ấp, thái cổ, thái cực, thái dương, thái độ, thái giám, thái hậu, thái sư, thái tử
c Tra từ điển rồi chỉ ra nghĩa của các tiếng “bình” trong những từ sau đây: bình dân, bình diện, bình định, bình đồ, bình luận, bình nguyên, bình phong, bình phục, bình quân, bình tĩnh, phê bình, trung bình
7 Luyện tập về hiện tƣợng tách từ
Bài tập 1: Đọc câu thơ sau (chú ý những chỗ in đậm) và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
a Hãy cho biết các từ dày dạn, chán chường trong câu thơ trên được tách ra theo cách nào
b Trình bày ý kiến của anh/ chị về hiệu quả diễn đạt của hiện tượng tách từ qua câu thơ trên
c Tìm những câu thơ, câu văn khác có hiện tượng tách từ tương tự
Trang 26Bài tập 2: Cho các từ: dãi dầu, ngẩn ngơ, lẻ loi, giữ gìn, con cháu, cha con, hồn phách,
ăn mặc, nắng mưa Hãy tìm cách tách từ để tạo thành các cụm từ có nghĩa và đặt câu với mỗi cụm từ đó
Bài tập 3: Tìm những thành ngữ gồm bốn tiếng có cấu tạo tương tự như hiện tượng tách
từ nói trên Đặt câu với mỗi thành ngữ ấy
Bài tập 4: Đọc câu sau (chú ý chỗ in đậm) và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây
(Ca dao)
a Trong câu trên, từ “vội vàng” đã được tách ra bằng cách nào
b Cho biết ý kiến của anh/chị về hiệu quả diễn đạt của hiện tượng tách trong câu trên
c Tìm những câu thơ, câu văn khác có hiện tượng tách từ tương tự
Bài tập 5: Có những từ láy và từ ghép được dùng với hai tiếng tách rời theo cách AB
A với / với chả B
Ví dụ: - Chơi bời chơi với bời, chơi với chả bời
- Học hành học với hành, học với chả hành
Cho biết ý kiến của anh / chị về hiệu quả diễn đạt của hiện tượng tách từ nói trên
Bài 3: Ngữ pháp tiếng Việt
1 Nghĩa của câu
1.1 Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
Có thể chia nghĩa của câu ra làm hai loại: thành phần phản ánh sự tình, gọi là nghĩa sự việc, và thành phần phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói dối với sự việc, hay đối với người đối thoại, gọi là nghĩa tình thái
Trang 27Ví dụ: Trong bản dịch truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc có câu:
(1a) Phải trả những nghìn rưỡi phơ – răng [ ]
Nếu viết lại thành:
(1b) Chỉ phải trả nghìn rưỡi phơ – răng [ ]
(1c) Phải trả những nghìn rưỡi phơ – răng [ ] đấy
Thì cả ba câu đều cùng biểu hiện một sự việc duy nhất Tuy nhiên, xét về thái độ hay sự đánh giá của người nói, thì ba câu trên rất khác nhau: giá nghìn rưỡi phơ – răng đối với người nói câu (1a) là cao; trong khi đối với người nói ở câu (1b) là thấp, còn ở câu (1c) thì không chỉ cho giá đó là cao, mà còn có ý muốn người đối thoại đặc biệt lưu tâm đến điều ấy
1.2 Một số loại nghĩa tình thái quan trọng
a Nghĩa tình thái hướng về sự việc
Đây là loại nghĩa tình thái thể hiện thái độ và sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu Trong loại nghĩa tình thái hướng về sự việc, đáng chú ý là những phân biệt sau:
- Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra
Ví dụ: (1) Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp
(2) Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu
(Nam Cao – Chí Phèo)
Ta thấy ở câu (1), sự việc “dọa nạt”, “giật cướp” đã xảy ra rồi Còn trong câu (2),
sự việc “đập đầu” mới chỉ là một dự định
- Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc
Trang 28Ví dụ: (1) [ ] chắc chắn mợ Du đã chết và những cảm tưởng về mợ chỉ càng
thấm thía, tê tái trong tâm hồn tôi [ ]
(Nguyên Hồng – Mợ Du) (2) Những đàn chim sáo, chim chìa vôi, chèo bẻo, chích chòe, chào mào, tu
hú, vít vịt hình như đã tản mát ra bốn phương trời mất tăm vào cố đinh
Các từ “chắc chắn”, “hình như” đều chỉ khả năng xảy ra của sự việc, tuy có thể xếp các từ ngữ này theo một thang độ từ khả năng cao xuống khả năng thấp: chắc chắn
hình như
- Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí
Ví dụ: [Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài], tôi không thể
xa cửu trùng đài một bước
(Nguyễn Huy Tưởng – Vũ Như Tô)
Ta thấy không thể chỉ một nghĩa vụ, nói rộng ra, là một sự việc được nhận thức như là một đạo lí
Việc phân biệt nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc với nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí không phải bao giờ cũng dễ dàng vì có trường hợp tiếng Việt dùng một cách biểu thị để chỉ cả hai thứ nghĩa tình thái
b Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại
Đây là loại nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người đối thoại Trong tiếng Việt, nghĩa tình thái hướng về người đối thoại Trong tiếng Việt, nghĩa tình thái hướng về người đối thoại thường được biểu đạt nhờ các từ ngữ tình thái cuối câu Chẳng hạn, nếu viết lại câu sau đây của Bá Kiến nói với người làng đang xúm lại xem Chí Phèo rạch mặt ăn vạ:
(1) Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ
Trang 29(2) Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi nhỉ
Cả hai câu trên Bá Kiến đều thúc giục dân làng đi về, cái khác biệt là ở câu (1), Bá Kiến cho là họ đang có ý chần chừ chưa chịu đi về, còn ở câu (2), y muốn tranh thủ sự đồng tình của họ với một sắc thái có phần thân mật
2 Luyện tập nghĩa của câu
a Những từ ngữ in đậm trong câu sau đây biểu thị nghĩa tình thái nào trong các loại nghĩa tình thái đã học?
- Bằng chấp nê gánh vác Tề triều / Niềm mẫu tử ắt là bị hại (chớ chẳng chơi) (1)
(Sơn Hậu)
- Ơ – gien móc túi và thấy không còn đồng nào, chàng buộc phải vay Cri – xto –
phơ hai mươi xu (2)
(Ban – dắc – Lão Gô – ri – ô)
- Dễ họ không phải đi gọi đâu (3)
- Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém
sáng hơn (4)
(Thạch Lam – Hai đứa trẻ)
- Thôi đi, đừng nói đến ông Lung, ngứa cả ruột! (5)
(Nguyễn Kiên – Anh Keng)
- Một duyên hai nợ âu đành phận (6)
(Trần Tế Xương – Thương vợ)
b Cho một sự việc gồm các yếu tố: (1) chủ thể là “ông Ba”, (2) trạng thái “vui” Hãy viết những câu khác nhau để diễn đạt:
- Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra
- Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra
- Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc
- Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như một đạo lí
Trang 303 Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu Bài tập 1: Đọc các câu sau (chú ý những chỗ in đậm) và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
- Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cảnh khô lạc mấy dòng
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
(Huy Cận – Tràng giang)
c Giữa đoàn quân nhạc, bỗng rộn lên bốn mươi cây sáo trúc
(Thép Mới – Cây tre)
a Hãy chỉ ra hiện tượng thay đổi trật tự các phần trong cấu tạo của cụm danh từ và các thành phần trong cấu tạo của cụm chủ - vị ở những câu trên
b Trình bày ý kiến của anh/ chị về hiệu quả diễn đạt của hiện tượng thay đổi trật tự các phần trong cấu tạo của cụm từ và các thành phần trong cấu tạo của câu, qua các câu được trích dẫn trên đây
Bài tập 2: Đọc các câu thơ sau (chú ý những chỗ in đậm) và thực hiện nhiệm vụ như vừa
nêu ở bài tập 1
Của ông bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
(Xuân Diệu – Vội vàng)
Trang 31Bài tập 3: Đọc hai câu thơ sau đây và thực hiện nhiệm vụ như nêu ở bài tập 1:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm xoạc chân mây, đá mấy hòn
(Hồ Xuân Hương – Tự tình, bài II)
Bài tập 4: Tìm những câu thơ, câu văn khác có hiện tượng thay đổi trật tự các thành phần
trong cấu tạo của cụm từ và các thành phần trong cấu tạo của câu
4 Luyện tập về tách câu
Bài tập 1: Đọc những câu sau và thực hiện nhiệm vụ ở bên dưới:
- Ông già không nói Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu (1)
- Cô hàng xóm vừa du học ở Ô – xtrây – li – a về Cho một đĩa ổi chín (2)
- Bà đẹp lắm Đẹp lạ lùng (3)
- Tôi cắn trái ổi mùa đầu Và mời cha một trái (4)
- Chẳng sợ hãi gì trước con mèo nanh ác, con chim khuyên bé tẹo Sà xuống Xù
b Theo anh/ chị, trong những trường hợp nào thì có thể dùng dấu chấm để tách câu?
c Ở những trường hợp đúng ngữ pháp, nếu không tách câu (và thêm dấu phẩy, nếu cần), thì hiệu quả diễn đạt sẽ thay đổi như thế nào?
Bài tập 2: So sánh các cặp (a), (b) với nhau và thực hiện nhiệm vụ bên dưới:
Trang 32- Tối về, tôi không sao ngủ được, cứ nghĩ mãi đến chuyện đã xảy ra Cả chuyện sắp xảy ra (1a)
- Tối về, tôi không sao ngủ được, cứ nghĩ mãi Đến chuyện đã xảy ra Cả chuyện sắp xảy ra (1b)
- Đó là một cuốn sách hay Và gợi nhiều suy nghĩ (2a)
- Đó là một cuốn sách Hay và gợi nhiều suy nghĩ (2b)
- Rồi đột ngột, một cái đầu ló lên Từ dưới gầm bàn (3a)
- Rồi đột ngột, từ dưới gầm bàn Một cái đầu ló lên (3b)
- Anh cứ giữ cuốn sách ấy đi Nếu cần (4a)
- Nếu cần Anh cứ giữ cuốn sách ấy đi (4b)
a Xác định trường hợp nào việc tách câu là chấp nhận được
b Từ đó, theo anh/ chị điều kiện của việc dùng dấu chấm câu để tách câu là gì? Bài tập 3: Những câu sau đây trích từ tác phẩm của một số nhà văn, nhưng có điều chỉnh
về dấu câu Thử tách mỗi câu đó thành hai hoặc ba câu đúng ngữ pháp:
- Thậm chí, chẳng đợi phải có các tổ chức thơ văn như thế, khi bằng hữu gặp nhau, các cụ vẫn bình văn bên kỉ trà, cùng rượu, dưới trăng, cốt là có bạn hiền và thơ hay
- Bà Hà ghét vợ chồng anh xe ra mặt, nhất là chị vợ
- Đó là một nghề đi nhiều, thấy rộng, gần gũi với thiên nhiên
- Bóng họ ngả vào nhau, ở cuối đường
- Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ, chức năng và vinh dự của thơ
Bài tập 4: Phần được tách (in đậm) trong những đoạn văn sau đây có tác dụng gì trong
đoạn trích?
- Dung là cô gái rượu bà béo chủ nhà Chẳng đẹp gì nhưng cũng mũm mĩm và trắng
trẻo Mà lại diện Cô diện nhất vùng này
(Nam Cao)
Trang 33- Tôi phải bày ra nhiều trò khác để thấy mình có ích Như đọc sách Tôi nghĩ trong
kháng chiến mình không có nhiều thì giờ, lại thiếu sách thì nay cố mà đọc
(Nguyễn Văn Bổng)
5 Luyện tập về các biện pháp tu từ cú pháp
Một số biện pháp tu từ
a So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương
đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành
b Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của
con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người
làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người
Ví dụ: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu
c Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện
tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm
cho sự diễn đạt
Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
d Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác
dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Ví dụ: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài)
e Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói
và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
Ví dụ: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm
f Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm
hài hước
Trang 34Ví dụ: Mênh mông muôn mẫu màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
g Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật,
hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
h Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển
chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch
sự
Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Bài tập 1: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau:
Trang 35Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
8
Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
9
Trang 36Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
10
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
6 Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
Bài tập 1: Đọc những câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
- Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ
- Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập
mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó
(Nguyễn Đình Chiểu – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
- Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời
(Nguyễn Khuyến – Khóc Dương Khuê)
a Phân nhóm các từ ngữ in đậm trong hai câu trên của Nguyễn Đình Chiểu theo trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó Việc sử dụng một loạt từ theo các trường từ vựng khác nhau như vậy có tác dụng gì về mặt diễn đạt?
b Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc dùng những từ có chung trường từ vựng
trong bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến qua câu thơ trên
Bài tập 2: Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
1 [ ] nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có
2 [ ] bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ
Trang 373 Thà thác mà đặng, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia, sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm
đủ đền công đó
4 Đau đớn đấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều [ ]
(Nguyễn Đình Chiểu – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
5 Thương ông Hàn Dũ chẳng may
Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa
(Nguyễn Đình Chiểu – Truyện Lục Vân Tiên)
6 Kính yêu từ trước đến sau
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cầm tay hỏi hết xa gần
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can
(Nguyễn Khuyến – Khóc Dương Khuê)
7 Nghe vua chỉ phán phân minh
Nàng liền quỳ xuống tâu trình sâu nông
(Phạm Tải – Ngọc Hoa)
8 Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
a Xác định những cặp từ có quan hệ trái nghĩa
b Việc sử dụng những cặp từ có quan hệ trái nghĩa như vậy có tác dụng gì về mặt diễn đạt?
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn Xác định những từ cùng trường từ vựng trong đoạn
văn ấy
Trang 38Bài 4: Văn bản
1 Khái quát chung về văn bản
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, nói phải thành lời, viết phải viết thành bài Lời nói
và bài viết đó là văn bản Như vậy, văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm kết hợp với nhau tạo thành, như bài thơ, bài báo, đơn xin việc, giấy mời họp, Văn bản có thể ngắn dài khác nhau Có những văn bản rất ngắn, chỉ gồm một câu, như các câu tục ngữ, câu khẩu hiệu, Lại có văn bản rất dài như các bộ tiểu thuyết nhiều tập
Muốn tạo ra văn bản, người nói, người viết phải xác định rõ:
- Mục đích của văn bản (trả lời câu hỏi nói, viết để làm gì?)
- Đối tượng tiếp nhận văn bản (trả lời câu hỏi nói với ai, viết cho ai?)
- Nội dung thông tin (sự kiện, tình cảm, thái độ) mà người viết cần biểu đạt (trả lời câu hỏi nói, viết về cái gì?)
- Thể thức cấu tạo và quy tắc ngôn ngữ được vận dụng trong văn bản (trả lời câu hỏi nói, viết như thế nào?)
Về đặc điểm của văn bản:
- Văn bản có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích
- Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức
- Văn bản có tác giả
2 Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết
2.1 Đặc điểm của văn bản nói
- Văn bản nói dùng trong giao tiếp với sự có mặt của người nói và người nghe, là hình thức giao tiếp cơ bản nhất, sống động nhất, tự nhiên nhất của con người
- Văn bản nói sử dụng âm thanh, ngữ điệu làm phương tiện biểu hiện Nó thường dùng kèm theo các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉ nên khả năng tác động, gợi cảm thường mạnh mẽ hơn và trực tiếp hơn so với văn bản viết
Trang 39- Văn bản nói thường được người tiếp nhận nghe chỉ một lần Do vậy, để người nghe có thể kịp tiếp nhận nội dung giao tiếp qua chuỗi âm thanh của lời nói, người nói thường sử dụng các yếu tố dư thừa, lặp nhằm nhấn mạnh nội dung giúp người nghe dễ nhớ Mặt khác, trong giao tiếp nói, cả người nói lẫn người nghe đều có mặt, nên hình thức tỉnh lược thường xuyên được sử dụng Điều này làm cho văn bản nói nhiều khi tự nó không trọn vẹn và ít chau chuốt
2.2 Đặc điểm của văn bản viết
- Văn bản viết được thực hiện bằng chữ viết (chép tay hoặc in, khắc), do đó có khả năng lưu giữ lâu dài, hướng tới một phạm vi người đọc hết sức rộng lớn
- Do vắng mặt người tiếp nhận trực tiếp, lại không sử dụng mặt âm thanh của ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ mà chỉ dùng kí hiệu chữ viết nên văn bản viết phải sử dụng một hệ thống các dấu câu, các kí hiệu quy ước để biểu đạt và làm cho văn bản tự đầy đủ về ý nghĩa
- Do tồn tại bằng chữ viết, dùng để đọc, văn bản viết có những từ ngữ đặc thù, không có trong văn bản nói
- Do yêu cầu diễn đạt sáng rõ, logic, mạch lạc, văn bản viết thường có các kiểu câu dài, nhiều thành phần được nối kết chặt chẽ với nhau
3 Luyện tập về liên kết trong văn bản
Bài tập 1: Hãy kể tên các phép liên kết hình thức đã học ở Trung học cơ sở Lấy ví dụ về
từng phép liên kết
Bài tập 2: Chỉ ra sự thiếu liên kết nội dung trong đoạn văn sau:
Cắm bơi một mình trong đêm Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm Khung xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió
mùa đông bắc nước ta Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng Bài tập 3: So sánh hai đoạn văn sau và rút ra nhận xét về tính lô gích của lập luận trong
hai cách sắp xếp