1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT (dành cho sinh viện cao đẳng tiểu học)

106 448 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Trong các ngôn ngữ đơn lập, đơn vị ngữ pháp cơ bản có hình thức là một âm tiết, thường có nghĩa và có thể được dùng như một từ.. Những đặc trưng của tiếng Việt, với tư cách là một ngôn n

Trang 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) TIẾNG VIỆT (Dành cho sinh viện cao đẳng tiểu học)

Tác giả: Đặng Lê Thủy Tiên

Năm 2017

Trang 2

2

MỤC LỤC

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾNG VIỆT VÀ NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI 4

1 Đại cương về Tiếng Việt 5

1.1 Nguồn gốc của Tiếng Việt 5

1.2 Đặc điểm loại hình tiếng Việt 9

2 Ngữ âm tiếng Việt hiện 11

2.1 Khái quát về ngữ âm học 11

2.2 Âm tiết tiếng Việt 13

2.3.Âm vị tiếng Việt 18

3 Vấn đề chính âm, chính tả tiếng Việt 21

Chương 2: TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT 23

1 Khái quát về từ vựng và từ vựng học 23

1.1 Khái niệm về từ vựng 23

1.2 Khái niệm về từ vựng học 24

2 Từ tiếng Việt 25

2.1 Từ tiếng Việt 25

2.2 Cấu tạo của từ tiếng Việt 27

2.3.Nghĩa của từ và các hiện tượng trong trường nghĩa 30

Chương 3: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT 53

1 Từ loại tiếng Việt 53

1.1 Khái niệm và tiêu chuẩn phân loại 53

1.2 Hệ thống từ loại tiếng Việt 55

2 Cụm từ tiếng Việt 61

2.1 Khái niệm 61

2.2 Phân loại cụm từ 62

3 Câu tiếng Việt 68

3.1 Khái niệm 68

Trang 3

3

3.2 Phân loại câu 69

4 Đoạn văn 78

4.1 Khái niệm 78

4.2 Cấu trúc của đoạn văn 78

5 Văn bản 81

5.1 Khái niệm 81

5.2 Kết cấu của văn bản 81

CHƯƠNG 2 : PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT 84

1 Các phong cách ngôn ngữ chức năng 84

1.1 Phong cách hành chính 84

1.2 Phong cách khoa học 84

1.3 Phong cách báo chí 85

1.4 Phong cách chính luận 86

1.5 Phong cách sinh hoạt 86

1.6 Phong cách văn chương 87

2 Những phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt 88

2.1 Tu từ vựng 89

2.2 Tu từ ngữ nghĩa 91

2.3.Tu từvựng 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 4

4

LỜI NÓI ĐẦU

Tiếng Việt là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy của giảng viên và sinh viên cao ngành đẳng Tiểu học Tài liệu cung cấp những kiến thức

cơ bản về tiếng Việt như từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và phong cách học tiếng Việt Giáo trình được biên soạn dựa trên để cương chi tiết học phần Tiếng Việt đã được Hội đồng khoa học và Đào tạo nhà trường thông qua

Tài liệu không chỉ phục vụ cho việc học tập, giảng dạy học phẩn Tiếng Việt mà còn

là một tài liệu tham khảo trong quá trình kiến tập, thực tập và giảng dạy sau này của sinh viên

Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do biên soạn lần đầu, giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn

Trang 5

5

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾNG VIỆT VÀ NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

1 Đại cương về Tiếng Việt

1.1 Nguồn gốc của Tiếng Việt

1.1.1 Những quan điểm khác nhau về tiếng Việt

- Khái niệm Tiếng Việt chỉ có thể dùng để trỏ tiếng Việt từ khi nó bắt đầu tách ra khỏi nhóm Việt-Mường chung cách đây khoảng một nghìn năm, nghĩa là từ khi bắt đầu có cách phát âm Hán-Việt và tiếng Việt đã có đủ 6 thanh điệu Không nên dùng khái niệm tiếng Việt đối với những giai đoạn phát triển trước đó

- Theo quan niệm truyền thống, khái niệm tiếng Việt dùng để chỉ các nhóm ngôn ngữ nguồn gốc của nó Ví dụ: khi tìm hiểu nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc… người ta phải tính đến thời đại các vua Hùng cách đây khoảng 4000 năm Thứ tiếng Việt nguyên thủy đó chắc chắn không phải là thứ tiếng Việt ngày nay

1.1.2 Quá trình hình thành tiếng Việt

- Tiếng Việt của người Việt vốn có chung nguồn gốc với các thứ tiếng khác ở Đông Nam Á Nó thuộc họ Nam Á Họ Nam Á là một họ ngôn ngữ khá lớn, bao gồm những ngôn ngữ được phân bố trên một khu vực rộng lớn, bao gồm phần đông bắc Ấn Độ, một phần Miến Điện, vùng Nam Trung Quốc, một phần Malaixia, phần lớn Cămpuchia và phần lớn Việt Nam

- Theo các nhà khoa học, cách đây khoảng 6000 năm, khu vực rộng lớn này vẫn còn nói chung một thứ ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ Nam Á hay Nam Phương Cùng với thời gian, các ngôn ngữ họ Nam Á dần dần tách ra thành những nhóm riêng biệt Đầu tiên là nhóm Munđa ở đông bắc Ấn Độ và nhóm Mèo-Dao ở phía nam Trung Quốc ngày nay

- Các ngôn ngữ Nam Á có chung những đặc điểm:

+ Có hệ thống ngữ pháp cơ bản giống nhau, ví dụ: khung ngữ pháp của tiếng Việt, Khmer, Lào, Thái… không khác nhau mấy;

Trang 6

6

+ Có cách cấu tạo từ giống nhau;

+ Có hình thức lặp, láy giống nhau;

+ Cách luân phiên giống nhau

- Vào những thiên niên kỉ tiếp theo, các tiếng Nam Á chung dần dần tách ra thành các nhóm riêng biệt: Nhóm Munđa ở đông bắc Ấn Độ và nhóm Mèo-Dao ở phía Nam Trung Quốc ngày nay tách ra trước tiên, sau đó có các đợt di dân của những bộ tộc nói tiếng Tạng Miến xuống địa bàn Mianma ngày nay thúc đẩy sự tách riêng một số ngôn ngữ như tiếng Khasi chẳng hạn

- Vào khoảng trên 4000 năm trước, tiếng Nam Á chung do sự tiếp xúc với tiếng Tạng và các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ châu Đại Dương (tiếng Papua), đã tách ra thành ba dòng chính:

Hán-+ Dòng Đồng-Thái, gồm các ngôn ngữ phân bố ở phần phía nam sông Trường Giang; + Dòng Mã Lai-Nam Đảo, gồm các ngôn ngữ phân bố ở phần cực nam Đông Nam Á tiền sử;

+ Dòng Môn-Khơme, bao gồm các ngôn ngữ phân bố ở vùng cao nguyên trung phần Đông Nam Á tiền sử (cao nguyên Cồ rạt ở Thái Lan, cao nguyên Bôlôven ở Lào và cao nguyên khu Bốn cũ (Thanh Hóa, Nghệ An) của Việt Nam) Tiếng Việt được tách ra từ dòng ngôn ngữ này Do đó, tổ tiên xa xưa của tiếng Việt là tiếng Môn-Khơme, bao gồm hàng trăm ngôn ngữ phân bố thành 3 vùng lớn: Bắc Mon-Khmer, Nam Mon-Khmer và Đông Mon-Khmer

- Từ tiếng Đông Mon-Khmer tách ra một ngôn ngữ gọi là proto Việt-Katu Sau một thời gian, ngôn ngữ này lại tách ra làm hai là Katu và proto Việt Chứt Tổ tiên trực tiếp của người nói tiếng Việt ngày nay là các bộ tộc người nói tiếng proto Việt Chứt này Các cư dân nói tiếng proto Việt Chứt lúc đầu (hơn 4000 năm trước) sống ở vùng trung du và sơn cước (vùng Thượng Lào và bắc khu Bốn cũ), về sau di chuyển xuống vùng đồng bằng Bắc

Bộ ngày nay Do sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày-Thái, tiếng proto Việt Chứt thay đổi để

Trang 7

7

trở thành tiếng Tiền Việt Chứt với cơ tầng Mon-Khmer và có sự mô phỏng cơ chế vận hành Tày-Thái Quá trình này diễn ra ở thời đại mà sử Việt Nam vẫn gọi là thời đại các vua Hùng Dần dần về sau, tiếng Tiền Việt Chứt đi sâu vào quá trình đơn tiết hóa, thanh điệu hóa và rụng dần các phụ tố để trở thành tiếng Việt Mường chung (khoảng 2700- 2800 năm trước)

- Do quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán dưới thời Bắc thuộc, vào khoảng từ thế

kỉ VIII đến thế kỉ XII, tiếng Việt Mường chung ở phía Bắc tách ra làm hai: Bộ phận nằm sâu ở vùng rừng núi các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ít bị ảnh hưởng của tiếng Hán hơn nên bảo lưu yếu tố cũ và trở thành tiếng Mường, còn bộ phận ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì do ảnh hưởng của tiếng Hán mà dần dần tách thành tiếng Kinh (tiếng Việt) Quá trình tách đôi hai ngôn ngữ này bắt đầu khoảng hơn 1000 năm trước Kể từ lúc

đó, tiếng Việt mới thực sự trở thành một ngôn ngữ độc lập

1.1.3 Quá trình phát triển của tiếng Việt

a Tiếng Việt thời kì cổ đại:

Ở thời điểm này, kho từ vựng tiếng Việt khá phong phú, với những từ cơ bản gốc Nam Á và một số thuộc gốc Thái hay gốc Mã Lai – Nam Đảo Về ngữ pháp, trật tự kết hợp theo cách từ được hạn định đặt trước, từ hạn định đặt sau đã tạo ra cho tiếng Việt một bản sắc riêng Về mặt ngữ âm, tiếng Việt thời đó chưa có thanh điệu Trong hệ thống âm đầu, ngoài những phụ âm đơn, còn có những phụ âm kép như tl, kl, pl, kr

Ở thời kì tiếp theo, có sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Hán Sự tiếp xúc này diễn ra ngót một nghìn năm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, trong khuôn khổ một chính sách đồng hóa quyết liệt và tàn bạo Nhưng trong thời kì ấy, với sức sống tiềm tàng, sự chăm lo giữ gìn của nhân dân, tiếng Việt chẳng những không bị mai một mà trái lại vẫn tồn tại và phát triển không ngừng Về mặt ngữ âm, tiếng Việt thời nay đã có nhiều biến đổi trong hệ thống âm đầu và âm cuối, hệ thống thanh điệu xuất hiện Sự phát triển mới này khẳng định bản sắc riêng của tiếng Việt, một bản sắc bền vững sẽ được duy trì trong suốt các giai đoạn sau

Trang 8

8

b Tiếng Việt thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Trong thời kì nước ta bị phong kiến Trung Hoa thống trị, chữ Hán cùng với tiếng Hán giữ địa vị độc tôn, tiếng Việt chưa có chữ viết Khi ý thức độc lập, tự chủ và tự cường của dân tộc lên cao, khi yêu cầu phát triển về văn hóa và kinh tế của đất nước trở nên bức thiết, cha ông ta sáng chế ra một lối chữ để ghi tiếng Việt, đó là chữ Nôm

Chữ nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán Chữ Nôm có thể hình thành vào khoảng thế kỉ VIII – IX và bước đầu được sử dụng vào khoảng từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, khi nhà nước đã bước sang kỉ nguyên độc lập, với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần lừng lẫy chiến công và rạng ngời văn hóa

Từ thế kỉ XIII đến thế kí XV đã có thơ văn “quốc âm”, “quốc ngữ” viết bằng chữ Nôm Đáng chú ý là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thành công lớn đầu tiên trong nền văn chương viết bằng tiếng Việt, đánh dấu sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn hóa dân tộc

Từ thế kỉ XV trở về sau, nhất là ở thế kỉ XVIII và XIX, trào lưu văn chương Nôm phát triển mạnh, tiếng Việt càng có những bước tiến rõ rệt Một số tác phẩm tiêu biểu như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm

c Tiếng Việt thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

Đây là thời kì hiện đại của tiếng Việt, với một lợi khí mới về chữ viết là chữ quốc ngữ

Chữ quốc ngữ được đặt ra từ thế kỉ XVII, theo cách dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt; và suốt mấy trăm năm tiếp theo nó chỉ được dùng trong phạm vi rất hạn chế Từ cuối thế kỉ XIX, nhất là từ đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi

Ở thời kì này, sự phát triển của tiếng Việt diễn ra mạnh và nhanh, hòa nhịp cùng quá trình biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam Trong thời kì trước, tiếng Việt văn hóa được dùng chủ yếu trong thơ phú Từ đầu thế kỉ XX về sau, tiếng việc được dùng trong mọi thể loại văn chương, mọi địa hạt, văn hóa, khoa học Với chữ quốc ngữ, sách báo bằng tiếng

Trang 9

9

Việt được xuất bản khá nhiều Các phong cách chức năng ngôn ngữ của tiếng Việt hình thành đầy đủ Thơ Mới lại càng mạnh dạn hơn, xích tới gần văn xuôi Về từ ngữ, ngoài việc tiếp nhận thêm những từ tiếng Hán, thông qua sự tiếp xúc với tiếng Pháp, nhiều từ gốc Âu cũng được đưa vào Những từ ngữ mới ấy đã góp phần làm cho tiếng Việt đáp ứng kịp nhu cầu diễn đạt những tri thức mới về chính trị, khoa học, kĩ thuật

d Tiếng Việt thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay

Cách mạng tháng Tám thành công Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Từ đó, tiếng Việt càng có vị trí đầy vinh dự và quan trọng Chức năng xã hội của tiếng Việt được

mở rộng và hoàn thiện Tiếng Việt được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật; được dùng để giảng dạy ở nhà trường trong tất cả cấp học, bậc học Với vai trò là một ngôn ngữ văn hóa phát triển toàn diện, tiếng Việt phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống nhất cho Tổ quốc

1.2 Đặc điểm loại hình tiếng Việt

Theo một cách phân loại được thừa nhận rộng rãi, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn

ngữ đơn lập Trong loại hình này còn có tiếng Hán và một số ngôn ngữ ở khu vực Đông

Nam Á, châu Úc, châu Phi

Trong các ngôn ngữ đơn lập, đơn vị ngữ pháp cơ bản có hình thức là một âm tiết, thường có nghĩa và có thể được dùng như một từ trong câu, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ, còn từ không biến đổi hình thái Vì từ trong các ngôn ngữ đơn lập không biến đổi hình thái nên các ngôn ngữ đơn lập còn được gọi là ngôn ngữ không

có hình thái, hay ngôn ngữ không biến hình

Tiếng Việt được coi là một trong những ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình đơn lập Những đặc trưng của tiếng Việt, với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập, được thể hiện rõ nét

ở các đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của nó

- Đặc điểm ngữ âm: Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiếng" Về mặt ngữ âm, m i tiếng là một âm tiết Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có tính cân

Trang 10

10

đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa Nhiều

từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú

ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu của câu văn

- Đặc điểm từ vựng: M i tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa Tiếng là đơn vị cơ

sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng , chủ yếu nhờ phương thức ghép và phương thức láy

Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nước, máy bay, nhà lầu xe hơi, nhà tan cửa nát Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thư điện tử (e-mail), thư thoại (voice mail), phiên bản (version), xa lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên, v.v

Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: chôm chỉa, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng lá lúng liếng, v.v

Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng) Sự linh hoạt trong sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng, vừa đa dạng trong hoạt động Cùng một sự vật, hiện tượng, một hoạt động hay một đặc trưng, có thể có nhiều từ ngữ khác nhau biểu thị Tiềm năng của vốn từ ngữ tiếng Việt được phát huy cao độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, thì tiềm năng đó còn được phát huy mạnh mẽ hơn

- Đặc điểm ngữ pháp: Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái Đặc điểm này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác Khi từ kết hợp từ thành các kết cấu như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ

Trang 11

11

Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các quan

hệ cú pháp Trong tiếng Việt khi nói "Anh ta lại đến" là khác với "Lại đến anh ta" Khi các

từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trước giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ Nhờ trật tự kết hợp của từ mà "củ cải" khác với "cải củ", "tình cảm" khác với "cảm tình" Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt

Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt Nhờ hư từ

mà tổ hợp "anh của em" khác với ttổ hợp "anh và em", "anh vì em" Hư từ cùng với trật tự

từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng có nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm Ví dụ, so sánh các câu sau đây:

- ng ấy không hút thuốc

- Thuốc, ông ấy không hút

- Thuốc, ông ấy cũng không hút

Ngoài trật tự từ và hư từ, tiếng Việt còn sử dụng phương thức ngữ điệu Ngữ điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ đó nhằm đưa

ra nội dung muốn thông báo Trên văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu Chúng ta thử so sánh 2 câu sau để thấy sự khác nhau trong nội dung thông báo:

- Đêm hôm qua, cầu gãy

- Đêm hôm, qua cầu gãy

Qua một số đặc điểm nổi bật vừa nêu trên đây, chúng ta có thể hình dung được phần nào bản sắc và tiềm năng của tiếng Việt

2 Ngữ âm tiếng Việt hiện

2.1 Khái quát về ngữ âm học

Việc nghiên cứu ngôn ngữ âm thanh của con người thuộc cấp độ âm vị học Đối tượng

âm thanh tiếng nói con người có thể được 2 ngành khác nhau nghiên cứu là ngữ âm học và

Trang 12

- Hữu hạn & đếm được

2 Phương pháp Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội

- Cái tồn tại là cái có lí

4 Phạm vi Cơ chế tạo sản âm thanh mang tính

Ngữ âm học là ngành nghiên cứu về cơ chế tạo sản các âm thanh của tiếng nói con người, cho nên, ngoài việc mô tả một cách chính xác cơ chế đó hoạt động như thế nào thì cần phải đặc tả một cách chính xác các sự biểu hiện khác nhau của tiếng nói ấy, tức là các kết quả của cơ chế tạo sản âm thanh tiếng nói con người Chính vì thế, các dạng thể âm thanh là vô hạn Và đơn vị của ngữ âm học là các âm tố, tức là các âm thanh tự nhiên của tiếng nói con người

Ngược lại, bởi vì con người sống theo xã hội, theo cộng đòng nên muốn giao tiếp được với nhau thì người ta phải có mã do cộng đồng quy định sử dụng Dẫu người ta có thể khác nhau về các đặc điểm tâm lí, sinh lí, trình độ học vấn, địa phương cư trú nhưng muốn

Trang 13

13

để giao tiếp được, truyền được thông điệp, yêu cầu của mình tới người khác thì mã âm thanh sử dụng phải có tính xã hội hoá Chính vì vậy, sự khác nhau về dạng thể giữa các âm thanh của có những hình thức, những biến thể của những đơn vị âm thanh mang chức năng trong xã hội loài người Những đơn vị âm thanh mang chức năng đó được ngôn ngữ học là các âm vị Theo nguyên tắc tối thiểu về đặc điểm cấu trúc, tối đa về khả năng sử dụng, các đơn vị âm thanh của ngôn ngữ buộc phải là hữu hạn và đếm được

Sự phân biệt giữa ngữ âm học và âm vị học về mặt đơn vị có nguồn gốc từ một lưỡng phân nổi tiếng của F de Saussure (1913) về sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói Theo ông, người ta không bao giờ lặp lại được lời nói của chính mình, cho nên, lời nói là vô hạn, lời nói biến đổi theo hoàn cảnh, theo thời gian và theo không gian Ngược lại là thiết chế của xã hội, là một trong những đặc điểm để xác định tộc người của quốc gia nên tính ổn định của nó rất cao, cao như hoặc cao hơn các thiết chế xã hội khác) Ổn định về ngôn ngữ

để nối tiếp được các thế hệ với nhau trong cả một truyền thống lịch sử; đồng thời, ổn định

về ngôn ngữ còn có tác dụng liên kết những nhóm người ở những vùng đất khác nhau thành một quốc gia Trong tính ổn định như vậy, ngôn ngữ được tao nên bằng các giá trị hữu hạn,

có tính hệ thống Sự phản ánh mối quan hệ giữa lời nói và ngôn ngữ trong âm vị học trở thành sự đối lập giữa ngữ âm học và âm vị học

2.2 Âm tiết tiếng Việt

2.2.1 Khái niệm âm tiết

Khi nói ra thành lời, người ta không nói ra từng âm tố kế tiếp nhau, hết âm này đến

âm kia (chẳng hạn như: a, b, c, e, t, u, k ) mà phải phát ra những tổ hợp âm được tổ chức một cách có quy tắc, sao cho những tổ hợp ấy đúng là một đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất Nói cách khác, các âm của ngôn ngữ phải được tổ chức thành các âm tiết, và đến lượt mình, các âm tiết được tổ chức với nhau trong từ M i từ có thể bao gồm một hoặc hơn một

âm tiết và m i âm tiết có thể bao gồm một hoặc hơn một âm tố

 Vậy chu i lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác

nhau Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết (syllable)

Trang 14

14

2.2.2 Cấu tạo âm tiết

M i âm tiết tiếng Việt là một khối hoàn chỉnh trong phát âm Trên thực tế không ai phát âm tách nhỏ cái khối đó ra được trừ những người nói lắp Trong ngữ cảm của người Việt, âm tiết tuy được phát âm liền một hơi, nhưng không phải là một khối bất biến mà có cấu tạo lắp ghép Khối lắp ghép ấy có thể tháo rời từng bộ phận của âm tiết này để hoán vị với bộ phận tương ứng của ở âm tiết khác Ví dụ:

tiền đâu - đầu

tiên đảo trật tự âm tiết và hoán vị thanh điệu "`"

hiện đại - hại

điện hoán vị phần sau "iên" cho "ai"

1, tr em bắt đầu "đánh vần", tức là phân tích, tổng hợp các yếu tố tạo nên vần, rồi ghép với

âm đầu để nhận ra âm tiết Ví dụ:

U + Â + N = UÂN, X + UÂN = XUÂN

Các âm đầu vần, giữa vần và cuối vần (U, Â, N) được gọi là Âm đệm, Âm chính và

Âm cuối Có thể hình dung về cấu tạo âm tiết tiếng Việt trong một mô hình như sau:

Trang 15

15

Âm đầu

Tại vị trí thứ nhất trong âm tiết, âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết Những âm tiết

mà chính tả không ghi âm đầu như an, ấm, êm được mở đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột, gây nên một tiếng bật Động tác mở đầu ấy có giá trị như một phụ âm và người ta gọi là âm tắc thanh hầu (kí hiệu: ) Như vậy, âm tiết trong tiếng Việt luôn luôn có mặt âm đầu (phụ âm đầu) Với những âm tiết mang âm tắc thanh hầu như vừa nêu trên thì trên chữ viết không được ghi lại, và như vậy vị trí xuất hiện của nó trong âm tiết là zero, trên chữ viết nó thể hiện bằng sự vắng mặt của chữ viết Sau đây là Bảng hệ thống âm đầu (phụ âm đầu) trong tiếng Việt:

Trong bảng hệ thống trên, có ghi âm vị p , một âm vị không xuất hiện ở vị trí đầu

âm tiết trong các từ thuần Việt Nhưng do sự tiếp xúc ngôn ngữ, do nhu cầu học tập cũng như giao lưu văn hoá, khoa học-kĩ thuật cần phải ghi lại các thuật ngữ, tên dịa đanh, nhân danh nên bảng trên có đưa p vào trong hệ thống phụ âm đầu của tiếng Việt Các âm vị phụ

âm đầu được thể hiện trên chữ viết như thế nào xin xem Bảng âm vị phụ âm

Âm đệm

Âm đệm là yếu tố đứng ở vị trí thứ hai, sau âm đầu Nó tạo nên sự đối lập tròn môi (voan) và không tròn môi (van) Trong tiếng Việt, âm đệm được miêu tả gồm âm vị bán nguyên âm u (xem Bảng âm vị nguyên âm) và âm vị "zero" (âm vị trống) Âm đệm "zero"

Trang 16

16

có thể tồn tại cùng tất cả các âm đầu, không có ngoại lệ Âm đệm u không được phân bố trong trường hợp sau:

- Nếu âm tiết có phụ âm đầu là âm môi

- Nếu âm tiết có nguyên âm là âm tròn môi

Ngoài ra, âm đệm u còn không được phân bố với "g" (trừ goá) và "ư", "ươ" Đó là quy luật chung của tiếng Việt: các âm có cấu âm như nhau hoặc gần nhau không được phân

bố cùng nhau Trên chữ viết, âm đệm "zero" thể hiện bằng sự vắng mặt của chữ viết, âm đệm u thể hiện bằng chữ "u" và "o"

Âm chính

Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, là hạt nhân, là đỉnh của âm tiết, nó mang âm sắc chủ yếu của âm tiết Âm chính trong tiếng Việt do nguyên âm đảm nhiệm Nguyên âm của tiếng Việt chỉ có chức năng làm âm chính và nó không bao giờ vắng mặt trong âm tiết Vì mang âm sắc chủ yếu của âm tiết nên âm chính là âm mang thanh điệu

Có nhiều ý kiến khác nhau về số lượng âm chính trong tiếng Việt Nhưng nhìn chung ý kiến cho rằng tiếng Việt có 16 nguyên âm chính (gồm 3 nguyên âm đôi, 13 nguyên

âm đơn, trong đó có 9 nguyên âm đơn dài và 4 nguyên âm đơn ngắn) là có cơ sở Sau đây

là hệ thống nguyên âm chính (xem thêm Bảng âm vị nguyên âm):

Âm cuối

Âm cuối có vị trí cuối cùng của âm tiết, nó có chức năng kết thúc một âm tiết Do vậy khi có mặt của âm cuối thì âm tiết không có khả năng kết hợp thêm với âm (âm vị) nào

Trang 17

17

khác ở phần sau của nó Ví dụ: trong "cúi", thì "i" là âm cuối kết thúc âm tiết nên sau nó không thêm gì cho âm tiết lại Trái lại, trong "quý", do "y" không phải là âm cuối vì có thể thêm vào sau nó một âm cuối như "t" trong "quýt", "nh" trong "quýnh", v.v Những âm tiết còn có khả năng thêm vào âm cuối như "quý" ở trên, trong thực tế vẫn được kết thúc như một âm tiết hoàn chỉnh Bởi vì ở vị trí cuối (vị trí kết thúc âm tiết) lúc ấy có mặt một âm cuối, được gọi là âm cuối zero đối lập với tất cả các âm cuối khác

Âm cuối là bán nguyên âm u (ngắn) có âm sắc trầm chỉ được phân bố sau các nguyên âm bổng và trung hoà, trừ nguyên âm "ơ" ngắn, ví dụ trong níu, áo, bêu diếu, cầu cứu Bán nguyên âm cuối i (ngắn) có âm sắc bổng chỉ được phân bố sau các nguyên âm trầm và trung hoà, ví dụ trong tôi, chơi, túi, gửi, lấy

Âm cuối zero là một âm vị trống nên không được biểu thị bằng chữ viết Nó đối lập với 6 âm cuối ở bảng trên, giống như âm đệm zero đối lập với âm đệm u , âm tắc thanh hầu đối lập với các phụ âm khác trong hệ thống các phụ âm đầu

Sau đây là hệ thống các âm cuối trong tiếng Việt (xem thêm Bảng âm vị phụ âm):

Thanh điệu

Thanh điệu là một yếu tố thể hiện độ cao và sự chuyển biến của độ cao trong m i âm tiết M i âm tiết tiếng Việt nhất thiết phải được thể hiện với một thanh điệu Thanh điệu có chức năng phân biệt vỏ âm thanh, phân biệt nghĩa của từ

Trang 18

18

Có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí của thanh điệu trong âm tiết Nhưng ý kiến cho rằng thanh điệu nằm trong cả quá trình phát âm của âm tiết (nằm trên toàn bộ âm tiết) là đáng tin cậy nhất về vị trí của thanh điệu

2.3 Âm vị tiếng Việt

2.3.1 Khái niệm âm vị

Theo lí luận đại cương về âm vị học, một đơn vị âm thanh được coi là âm vị khi nó

có khả năng trở thành thành tố của hình vị Chẳng hạn trong tiếng Anh, âm [s] của từ books (những quyển sách) là hình vị danh từ số nhiều Như vậy, âm vị là đơn vị của bình diện biểu đạt; và nếu thành tố nào của bình diện này không có khả năng kết hợp với thành

tố của bình diện nội dung để tạo thành hình vị thì thành tố đó không phải là âm vị Do đó, trong tiếng Việt, nếu vận dụng một cách cứng nhắc quan điểm trên, phải thừa nhận rằng tương đồng với âm vị là âm tiết, vì âm tiết và chỉ có âm tiết mới có đủ “tư cách” làm đơn vị tối thiểu cho thành phần của hình vị Dưới âm tiết, âm đầu (phụ âm đầu) hay vần không thực hiện được chức năng này

Tuy nhiên, nếu coi trọng một phương diện khác của âm vị - phương diện là đơn vị

âm thanh nhỏ nhất không thể chia cắt, thì có thể thừa nhận trong tiếng Việt các yếu tố tham gia cấu tạo âm tiết – các âm thanh – là âm vị (âm – âm vị, thanh – âm vị) Quan niệm như vậy sẽ là hợp lí và thuận tiện cho việc giảng dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đ , hay

là một ngoại ngữ

 Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có giá trị khu biệt về nghĩa

Ví dụ: {dan} và {tan} là hai từ tiếng Việt

[d] ≠ [t] = Sdan ≠ Stan

d và t là hai âm vị của tiếng Việt

Trang 19

19

2.3.2 Hệ thống âm vị tiếng Việt

a Các loại âm vị: âm vị đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính

Trong ngữ âm học, các đơn vị đoạn tính, hay có tên gọi khác: đơn vị âm đoạn, là những đơn vị ngữ âm có thể phân đoạn trong chu i lời nói (theo tuyến tính) Các đơn vị âm đoạn cụ thể là âm tố, âm tiết, âm tự, âm cú Ngược lại, có những đơn vị ngữ âm không phân đoạn được một cách độc lập; nó là những yếu tố đi kèm với những đơn vị âm đoạn Những đơn vị ngữ âm này được gọi là đơn vị siêu đoạn tính, hay tên khác: đơn vị siêu âm đoạn Các đơn vị siêu âm đoạn cụ thể là thanh điệu (gắn liền với âm tiết), trọng âm (gắn liền với từ), ngữ điệu (gắn liền với câu) Nói chung các ngôn ngữ có thanh điệu thì không có trọng

âm từ (chỉ có trọng âm câu); trong khi đó, các nôn ngữ có trọng âm từ thì không có thanh điệu Ví dụ trong tiếng Việt từ “khí hậu” gồm có hai âm tiết, âm tiết thứ nhất mang thanh sắc, âm tiết thứ hai mang thanh nặng; trong tiếng Anh, từ “climate” (khí hậu) gồm hai âm tiết, trọng âm ở âm tiết thứ nhất

b Các hệ thống âm vị của tiếng Việt

Trang 20

20

Hệ thống âm đệm

Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết

Hệ thống âm chính

Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính:

/i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/

Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt

Hệ thống âm cuối

Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó

có 6 phụ âm m, n, ŋ, p, t, k và hai bán nguyên âm -w, -j/

Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt

Trang 21

21

Hệ thống thanh điệu

Tiếng Việt có 6 thanh điệu

3 Vấn đề chính âm, chính tả tiếng Việt

3.1 Vấn đề chính âm với tiếng Việt

M i ngôn ngữ khi đạt đến một trình độ phát triển nào đó được cộng đồng sử dụng áp đặt cho những chuẩn nhất định về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng Tuy nhiên sự áp đặt đó không thể dễ dàng và cũng không thể

Chính âm là chuẩn mực phát âm 1 ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở TH Yêu cầu cơ bản của chính âm là xây dựng một cách phát âm chuẩn thống nhất trong phạm vi toàn dân để ngôn ngữ có thể thực hiện thuận lợi chức năng làm công cụ giao tiếp của mình

Thực trạng dạy đọc đúng chính âm ở TH và biện pháp khắc phục:

Hiện nay, cách phát âm chuẩn mực thống nhất trong toàn quốc vẫn còn chưa được quy định Ở các trường phổ thông vẫn có khuynh hướng dạy phát âm theo sự khu biệt âm vị học tối đa của chữ viết khắc phục những âm đã mất trong phát âm của địa phươngvà cố gắng tránh hiện tượng đống âm sinh ra do cách phát âm kém khu biệt.Vì vậy để luyện phất

âm đúng cho học sinh trước hết và thực chất phải giả quyết vấn đề phương ngữ Mục tiêu

mà chúng ta đặt ra là luyện cho học sinh vươn đến một tiếng nói của dân tộc Việt thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh.Muốn như vậy chúng ta phải luyện cho học sinh phát âm đúng, hay trong phạm vi giao tiếp hẹp hơn phương ngữ của mình.Vì vậy với mọi giáo viên tiểu học cần phải xem xét cách phát âm hợp chuẩn Chữ viết là căn cứ đầu tiên để xem xét

Trang 22

22

cách phát âm hợp chuẩn của học sinh, giáo viên cần xác định rõ các trường hợp phát âm lệch chuẩn chữ viết của học sinh vùng phương ngữ mình đang dạy học Trong nhà trường tiểu học chúng ta nên chỉ luyện cho các trường hợp được xem là mắc l i phát âm, vì phát

âm đúng chuẩn chữ viết sẽ được nhiều cái lợi :Trước hết nó giúp học sinh viết đúng chính

tả ,sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ , nội dung cần đọc đúng âm vị ở với mọi vùng khác Giáo viên chỉ gợi ý và biết lựa chọn từ ngữ cần thiết để luyện phát âm cho học sinh lớp mình dạy học Trước hết với mọi giáo viên phải tự chữa l i cho mình (nếu có) rồi xây dựng kế hoạch chữa l i phát âm cho học sinh trong giờ tập đọc

và cả các giờ học khác

Tóm lại: luyện chính âm nhằm nâng cao văn hóa cho học sinh và khi thực hiện cần lưu ý không đ cho học sinh phát âm mất tự nhiên đồng thời cũng chấp nhận nhiều chuẩn mực ở những trường hợp phát âm không xem là mắc l i, từ đó không gò ép học sinh phát

âm theo chữ viết một cách không tự nhiên

3.2 Vấn đề chính tả với tiếng Việt

Chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa

Chuẩn chính tả có những đặc điểm chính sau đây

- Đặc điểm đầu tiên của chuẩn chính tả là tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối của nó

Đặc điểm này đòi hỏi người viết bao giờ cũng phải viết đúng chính tả Chữ viết có thể chưa hợp lí nhưng khi đã được thừa nhận là chuẩn chính tả thì người cầm bút không được tự ý viết khác đi Ai cũng biết rằng viết "ghế", "ghen" không hợp lí và tiết kiệm bằng "gế",

"gen" nhưng chỉ có cách viết thứ nhất mới được coi là đúng chính tả Vì vậy nói đến chuẩn chính tả là nói đến tính chất pháp lệnh Trong chính tả không có sự phân biệt hợp lí – không hợp lí, hay – dở mà chỉ có sự phân biệt đúng – sai, không l i – l i Đối với chính tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất, thống nhất trong mọi văn bản, mọi người, mọi địa phương

- Do chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối cho nên nó ít bị thay đổi như các chuẩn mực khác của ngôn ngữ (như chuẩn ngữ âm, chuẩn từ vựng, chuẩn ngữ

pháp) Nói cách khác, chuẩn chính tả có tính chất ổn định, tính chất cố hữu khá rõ Sự tồn

Trang 23

23

tại nhất nhất hàng thế kỉ của nó đã tạo nên ấn tượng về một cái gì "bất di bất dịch", một tâm

lí rất bảo thủ Chính vì thế mặc dù biết rằng cách viết "iên ngỉ" hợp lí hơn nhưng đối với chúng ta nó rất "gai mắt", khó chịu vì trái với cách viết từ bao đời nay Mặt khác, do tính chất "trường tồn" này mà chính tả thường lạc hậu so với sự phát triển của ngữ âm Sự mâu thuẫn giữa ngữ âm "hiện đại" và chính tả "cổ hủ" là một trong những nguyên nhân chính làm cho chính tả trở nên rắc rối

- Ngữ âm phát triển, chính tả không thể giữ mãi tính chất cố hữu của mình mà dần dần

cũng có một sự biến động nhất định Do đó, bên cạnh chuẩn mực chính tả hiện có lại có thể

xuất hiện một cách viết mới tồn tại song song với nó, ví dụ: "phẩm zá", "anh zũng" bên cạnh "phẩm giá", "anh dũng", "trau dồi" bên cạnh "trau giồi", "dòng nước" bên cạnh "giòng nước", v.v tình trạng có nhiều cách viết như vậy đòi hỏi phải tiến hành chuẩn hoá chính

tả

Chương 2: TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT

1 Khái quát về từ vựng và từ vựng học

1.1 Khái niệm về từ vựng

Nói tới từ vựng là nói tới hai khái niệm đơn vị từ vựng và hệ thống từ vựng Đơn vị

từ vựng là các yếu tố của hệ thống từ vựng, gồm các từ (là loại đơn vị từ vựng chủ yếu, điển hình của một ngôn ngữ) và các cụm từ cố định (là loại đơn vị từ vựng có tính chất thứ yếu và không điển hình)

Hệ thống từ vựng là sự tập hợp các đơn vị từ vựng lại mà thành Giống như các hệ thống khác, hệ thống từ vựng cũng có tính tầng bậc, cấp bậc Cụ thể, từ vựng của một ngôn ngữ là một hệ thống lớn, bao hàm trong lòng nó những hệ thống nhỏ thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau Các từ đồng nghĩa, trái nghĩa đều là những hệ thống Các lớp từ như từ toàn dân, từ địa phương, từ nghề nghiệp, thuật ngữ cũng đều là những hệ thống

Từ vựng có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ Có thể hiểu rằng, m i từ biểu thị một mảnh hiện thực và cả kho từ vựng chính là toàn bộ hiện thực khách quan được phản ánh vào trong từ, trong ngôn ngữ Như vậy, vai trò quan trọng trước hết của từ vựng là phản ánh, biểu thị hiện thực khách quan, giúp con người nhận thức, khám phá hiện thực khách

Trang 24

24

quan một cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ Bên cạnh đó, từ vựng cung cấp các từ cho người sử dụng ngôn ngữ để tổ chức thành các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn (cụm từ, câu ) phục vụ cho nhu cầu giao tiếp và tư duy (chức năng tạo câu của từ)

- Đơn vị tương đương với từ là những cụm từ cố định, cái mà người ta vẫn hay gọi là

các thành ngữ, quán ngữ Ví dụ: ngã vào võng đào, múa tay trong bị, con gái rượu, tóc rễ

tre, của đáng tội,… trong tiếng Việt; hoặc wolf in sheep's clothing (sói đội lốt cừu), like a bat out of hell (ba chân bốn cẳng)… trong tiếng Anh

- Nhiệm vụ và mục đích cơ bản của từ vựng học là phải giải đáp được những vấn đề chính như:

Trong thực tế, nghiên cứu từ vựng có thể xuất phát từ những bình diện khác nhau và dùng những phương pháp khác nhau Nếu khảo sát những vấn đề chung cho mọi (hoặc nhiều) từ vựng của nhiều ngôn ngữ, là ta nhìn ở bình diện của từ vựng học đại cương Ngược lại, nếu chỉ quan tâm đến những vấn đề của một từ vựng trong một ngôn ngữ nào

đó, là ta đứng trên bình diện nghiên cứu cụ thể Ví dụ: từ vựng học tiếng Việt, từ vựng học tiếng Hán, từ vựng học tiếng Anh,…

Khi nghiên cứu một từ vựng đương đại (hiện đại) nào đó, người ta phân tích, miêu tả theo cách nhìn đồng đại, và thường gọi tên như: Từ vựng học (tiếng Việt tiếng Nga …) hiện đại

Ngược lại, nghiên cứu từ vựng với cách nhìn lịch đại sẽ xây dựng nên bộ môn từ vựng học lịch sử, khảo sát sự diễn biến của từ vựng trong quá trình phát triển-lịch sử của nó Ở đây, phương pháp so sánh lịch sử, và các nhân tố ngoài ngôn ngữ, sẽ rất được chú ý khai thác, sử dụng

Trang 25

25

Như đã nói từ đầu, các bộ môn từ vựng học, ngữ âm học, và ngữ pháp học là những

bộ môn tương đối độc lập Tuy vậy, chúng không tách biệt nhau hoàn toàn mà vẫn có liên quan đến nhau

Ngữ pháp học và từ vựng học đều có đối tượng nghiên cứu là từ; đặc biệt, vấn đề cấu tạo từ như là một phần giao giữa hai bộ môn này, khiến cho cả hai đều phải cùng thảo luận Đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học thì riêng hẳn: chỉ chú ý đến mặt âm thanh của

từ Thế nhưng, ba bộ môn này nhiều khi đã phải sử dụng kết quả nghiên cứu của nhau Việc phân tích nghĩa của từ bằng phương pháp sử dụng ngữ cảnh, việc phân tích ranh giới từ,… chẳng hạn, không thể bỏ qua việc dựa vào các dấu hiệu và quy tắc ngữ pháp, ngữ âm như: nguyên tắc kết hợp từ, chức năng và trật tự ngữ pháp, hiện tượng chuyển đổi từ loại, các hiện tượng trọng âm (nhất là trọng âm lực – dynamic accent), hiện tượng mất tính thanh của

âm cuối… Mặt khác, nghiên cứu các biến thể, biến dạng của từ, nhất là nghiên cứu từ vựng lịch sử và từ nguyên, chắc chắn phải sử dụng những hiểu biết về ngữ âm học, âm vị học Ngược lại, không hiếm những hiểu biết về ngữ pháp và ngữ âm (nhất là ngữ âm lịch sử) chỉ

có thể giải quyết qua những phân tích "một cách từ vựng học" như phân tích về từ cổ, từ lịch sử, từ ngữ địa phương…

Ngoài ra, các bộ môn khác, kể cả trong và ngoài ngôn ngữ học như: phong cách học,

từ điển học, lịch sử văn hoá văn minh,… cũng đều ít nhiều liên quan đến từ vựng học

Trang 26

26

Từ là một tổ hợp âm có nghĩa chăng Từ là một tổ hợp các âm phản ánh khái niệm chăng Từ là một đơn vị tiềm tàng khả năng trở thành câu chăng Từ là một kí hiệu ngôn ngữ ứng với một khái niệm chăng …

Tình trạng phức tạp của việc định nghĩa từ, do chính bản thân từ trong các ngôn ngữ, không phải trường hợp nào cũng như nhau Chúng có thể khác về:

- Kích thước vật chất

- Loại nội dung được biểu thị và các biểu thị

- Cách thức tổ chức trong nội bộ cấu trúc

- Mối quan hệ với các đơn vị khác trong hệ thống ngôn ngữ như hình vị, câu…

- Năng lực và chức phận khi hoạt động trong câu nói

Xét hai từ hợp tác xã và nếu trong tiếng Việt làm ví dụ, ta sẽ thấy:

Từ thứ nhất có kích thước vật chất lớn hơn nhiều so với từ thứ hai; và cấu trúc nội tại của nói cũng phức tạp hơn nhiều

Từ thứ nhất biểu thị một khái niệm, có khả năng hoạt động độc lập trong câu, làm được chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ… trong câu; còn từ thứ hai lại không biểu thị khái niệm, không

có được năng lực để thể hiện những chức phận như từ thứ nhất…

Vì những lẽ đó, không hiếm nhà ngôn ngữ học (kể cả F de Saussure, S Bally, G

Glison…) đã chối bỏ khái niệm từ, hoặc nếu thừa nhận khái niệm này thì họ cũng lảng

tránh việc đưa ra một khái niệm chính thức

Lại có nhà nghiên cứu xuất phát từ một lĩnh vực cụ thể nào đó, đã đưa ra những định

nghĩa từng mặt một như từ âm vị học, từ ngữ pháp học, từ chính tả, từ từ điển…

Dù sao, từ vẫn là đơn vị tồn tại tự nhiên trong ngôn ngữ; và chính nó là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ; bởi vì, đối với m i chúng ta, nói như ý của E.Sapir thì việc nhận thức từ như là cái gì đấy hiện thực về mặt tâm lí, chẳng có khó khăn gì đáng kể

Mong muốn của các nhà ngôn ngữ học đưa ra một định nghĩa chung, khái quát, đầy

đủ về từ cho tất cả mọi ngôn ngữ, tiếc thay, cho đến nay vẫn chưa đạt được và có lẽ sẽ

Trang 27

27

không thể đạt được Chúng ta có thể đồng tình với L.Serba khi ông cho rằng từ trong ngôn

ngữ khác nhau, sẽ khác nhau…, và không thể có được một khái niệm về từ nói chung

Tuy thế, để có cơ sở tiện lợi cho việc nghiên cứu, người ta vẫn thường chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức bao quát toàn thể nhưng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một số lượng không nhiều những trường hợp ngoại lệ Chẳng hạn:

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự

do trong lời nói để xây dựng nên câu Quan niệm này gần với quan niệm của B.Golovin

trong cuốn sách "Dẫn luận ngôn ngữ học" của ông Nó cũng có nhiều nét gần với quan

niệm củaL.Bloomfield, coi từ là một “hình thái tự do nhỏ nhất” Có nghĩa rằng từ là một

hình thái nhỏ nhất có thể xuất hiện độc lập được

2.2 Cấu tạo của từ tiếng Việt

a Từ được cấu tạo nhờ các hình vị Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định Ví dụ:

Từ tiếng Anh Antipoison = anti + poison

Từ tiếng Nga nucaтeль = nuca + тeль

Vậy hình vị là gì

Quan niệm thường thấy về hình vị, được phát biểu như sau:

Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp

Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình Chẳng hạn, trong dạng

thức played của tiếng Anh người ta thấy ngay là: play và -ed Hình vị thứ nhất gọi tên, chỉ

ra khái niệm về một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành động đặt trong

mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện

Các hình vị được phân chia thành những loại khác nhau Trước hết là sự phân loại

thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế (bị ràng buộc)

Trang 28

28

Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc

lập Ví dụ: house, man, black, sleep, walk… của tiếng Anh; nhà, người, đẹp, tốt, đi, làm…

của tiếng Việt

Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc

vào hình vị khác Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity… của tiếng Anh; ом, uх, е… của tiếng Nga

Trong nội bộ các hình vị hạn chế, người ta còn chia thành hai loại nữa: các hình vị biến đổi dạng thức (các biến tố) và các hình vị phái sinh

- Hình vị biến tố là những hình vị làm biến đổi dạng thức của từ để biểu thị quan hệ

giữa từ này với từ khác trong câu Ví dụ:

cats, played, worked, singing trong tiếng Anh доме, pуку, читаю trong tiếng Nga

- Hình vị phái sinh là những hình vị biến bổi một từ hiện có cho một từ mới

kind – kindness; merry – merryly, (to) work – worker… của tiếng Anh hoặc như trường hợp дом – домuк; nucать – nucателъ của tiếng Nga

Lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo từ chú ýe trước hết đến các hình vị tự do và hình vị tái sinh

Nếu căn cứ vào vị trí của hình vị trong từ, người ta có thể phân chúng thành hai loại lớn: gốc từ (cái mang ý nghĩa từ vựng chân thực, riêng cho từng từ) và phụ tố (cái mang ý nghĩa ngữ pháp, chung cho từng lớp, nhiều từ) Tuỳ theo phụ tố đứng ở trước gốc từ, trong gốc từ hay sau gốc từ, người ta gọi chúng lần lượt là tiền tố, trung tố và hậu tố

b Từ trong các ngôn ngữ được cấu tạo bằng một số phương thức khác nhau Nói khác đi, người ta có những cách khác nhau trong khi sử dụng các hình vị để tạo từ

- Dùng một hình vị tạo thành một từ (từ đơn): Phương thức này thực chất là người ta cấp cho một hìnhvị cái tư cách đầy đủ của một từ, vì thế, cũng không có gì khác nếu ta gọi

đây là phương thức từ hoá hình vị Ví dụ các từ: nhà, người, đẹp, ngon, viết, ngủ,… của tiếng Việt; các từ: đây, tức, phle, kôn,… của tiếng Khmer, các từ: in, of, with, and,… của

tiếng Anh là những từ được cấu tạo theo phương thức này

Trang 29

29

- Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo thành từ (từ ghép):

+ Phương thức phụ gia

 Phụ thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn

Ví dụ: tiền tố y- npu- беэ-… trong tiếng Nga: бежать – убежать, npuбежать; лететь –npuлететь…

Tiền tố anti-, im-, un-… trong tiếng Anh: foreign – antiforeign, possible – impossible

Tiền tố ch, -m trong tiếng Khmer: Lơ (trên) – chlơ (đặt lên trên); hôp (ăn) – mhôp

Ví dụ: Trung tố -uзн-, -uв- của tiếng Nga trong các từ болuзна, красuвый… Trung

tố -ncủa tiếng Khmer trong các từ kout (thắt, buộc) – khnout (cái nút), back (chia) – phnack (phần bộ phận)… Trung tố -el, -em trong tiếng Indonesia ở các từ gembung (căng, phồng lên) – gelembung (mụn nước, cái bong bóng) guruh (sấm, sét) Œ gemuruh (oang oang)…

+ Ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ:

Phương thức này cũng gọi là phương thức hợp thành

Ví dụ: trong tiếng Anh: homeland, newspaper, inkpot…

trong tiếng Việt: đường sắt, cá vàng, sân bay…

Ở đây không phải chỉ kể những trường hợp ghép các hình vị thực gốc từ, mà còn kể

cả trường hợp ghép các hình vị vốn hiện diện là những từ hư, những "từ ngữ pháp" như bởi

vì, cho nên… trong tiếng Việt

Trang 30

30

- Phương thức láy (từ láy):

Thực chất của phương thức này là lặp lại toàn bộ một phần của từ, hình vị ban đầu trong một số lần nào đó theo quy tắc cho phép, để cho một từ mới Ví dụ như những từ:

- co ro, lúng túng, giỏi giang, vành vạnh… của tiếng Việt

- thmây thây, thlay thla, srâu sro… của tiếng Khmer

Trên đây đã trình bày một số phương thức cơ bản để cấu tạp từ trong các ngôn ngữ

Sự thật thì các phương thức ấy có những biểu hiện còn đa dạng hơn và đôi khi chúng đan xen vào nhau Mặt khác, cũng cần lưu ý là các phương thức tạo từ không hiện diện và hoạt động đồng đều trong mọi ngôn ngữ Chẳng hạn, trong các ngôn ngữ Ấn-Âu, phương thức phụ gia có hiệu lực mạnh bởi một trong những lí do là ở các ngôn ngữ này, sự đối lập hình

vị gốc từ với các phụ tố là nét nổi bật; và chúng có những hệ hình thái cực kì phát triển Trong khi đó tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình, lại chủ yếu dựa vào phương thức hợp thành và phương thức láy Kết cục là trong m i ngôn ngữ tồn tại một tình trạng gần như là đắp đổi, bù trừ giữa các phương thức cấu tạo từ: phương thức này ít hoạt động thì gia tăng phương thức kia để "bù lại"

2.3 Nghĩa của từ và các hiện tượng trong trường nghĩa

Lưỡng phân ngôn ngữ, ta nhận ra hai mặt của nó: mặt biểu hiện (âm thanh) và mặt được biểu hiện (nội dung) Nghĩa của từ thuộc về mặt thứ hai

Vì dụ: Từ CÂY trong tiếng Việt có vỏ ngữ âm như đã đọc lên ([kej1]), và từ này có

nội dung, có nghĩa của nó

1 Khái niệm nghĩa (sense) của từ đã được nêu ra từ lâu và cũng đã có nhiều cách hiểu,

nhiều định nghĩa khác nhau Tuy vậy, việc nêu lại và bình luận các quan niệm về nghĩa, chúng ta đành tạm gác sang một bên và cho cách trình bày ở đây đỡ cồng kềnh, phức tạp

2 Để trả lời câu hỏi chính "Nghĩa của từ là gì ", trước hết ta phải trở lại với bản chất tín

hiệu của từ Từ là tín hiệu, nó phải "nói lên", phải đại diện cho, phải được người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó

Trang 31

31

- Khi một người nghe hoặc nói một từ nào đó, mà anh ta quy chiếu, gắn vào đúng sự vật có tên gọi là từ đó như cả cộng đồng xã hội vẫn gọi; đồng thời, ít nhiều anh ta cũng biết được những đặc trưng cơ bản nhất của sự vật đó, và anh ta sử dụng từ đó trong giao tiếp đúng với các mẹo luật mà ngôn ngữ có từ đó cho phép; ta nói rằng anh ta đã hiểu nghĩa của

từ đó

Ví dụ: Một người Việt hoặc không phải là người Việt, nói hoặc nghe một từ, như CÂY chẳng hạn, mà anh ta có thể:

 Quy chiếu, gắn được từ "cây"vào mọi cái cây bất kì trong thực tại đời sống;

 Ít nhiều cũng biết được đại khái như: cây là loài thực vật mà phần thân, lá đã phân biệt rõ,

ví dụ như: cây mía, cây tre,

 Dùng từ "cây" trong giao tiếp, phát ngôn, đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt

Ta nói được rằng: Anh ta hiểu nghĩa của từ CÂY trong tiếng Việt

Cho tới nay, đa số các nhà nghiên cứu đều quan niệm nghĩa của từ là những liên hệ Tuy nhiên, đó không phải là những liên hệ logic tất yếu, mà là những liên hệ phản ánh, mang tính quy ước, được xây dựng bởi những cộng đồng người bản ngữ

M i khi học nghĩa của một từ, cúng ta đều học bằng cách liên hội từ với những cái

mà nó chỉ ra (trước hết là sự vật, hiện tượng, hành động, hoặc thuộc tính, mà từ đó làm tên gọi cho nó) Mặt khác, nghĩa của từ cùng được học thông qua hoặc liên quan với vô vàn tình huống giao tiếp ngôn ngữ mà từ đó được sử dụng

Thuở nhỏ, ta thấy một cái cây bất kì chẳng hạn, ta hỏi đó là cái gì và được trả lời đó

là là cái cây Dần dần, nay với cây này, mai với cây khác, ta liên hội được từ CÂY của

tiếng Việt với chúng Thế rồi, bước tiếp theo nữa, ta dùng được từ "cây" trong các phát

ngôn như trồng cây, chặt cây, tưới cây, cây đổ, cây cau, cây hoa, và tiến tới hiểu cây là

loài thực vật, có thân, rễ, lá, hoặc hoa, quả, Vậy là ta đã hiểu được nghĩa của từ CÂY

Đến đây, có thể phát biểu vắn tắt lại như sau: Nói chung, nghĩa của từ là những liên

hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái

mà nó làm tín hiệu cho)

Trang 32

32

 Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan đƣợc

phản ánh vào trong ngôn ngữ, đƣợc ngôn ngữ hóa

2.3.1 Các thành phần nghĩa của từ

Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng Bởi thế nghĩa của từ cũng không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:

- Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng,

thuộc tính, hành động, ) mà nó chỉ ra Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động, đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat) Biểu vật có thể hiện thực

hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất Ví dụ: đất,

trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thàn, thiên đường, địa ngục,

- Nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý

niệm – signification – nếu chúng ta không cần phân biệt nghiêm ngặt mấy tên gọi này) Cái

ý đó người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người)

Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, khi xác định nghĩa của từ, người ta còn phân biệt hai thành phần nghĩa nữa Đó là nghĩa ngữ dụng và nghĩa cấu trúc

Nghĩa ngữ dụng (pragmatical meaning), còn được gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ (connotative meaning), là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói

Nghĩa cấu trúc (structural meaning) là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis) Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định được ngữ trị (valence) – khả năng kết hợp – của từ

Thật ra, những phân biệt như trên là cần thiết và hợp lí, nhưng không phải các thành phần đó hiện diện trong m i từ bao giờ cũng đồng đều và rõ ràng như nhau Vì thế, trong từ vựng-ngữ nghĩa học, nhiều khi người ta chỉ nhắc đến nghĩa ngữ dụng, nghĩa cấu trúc, thậm

Trang 33

33

chí cả nghĩa biểu vật nữa, nhưng những xác nhận về sự tồn tại của chúng hơn là phân tích, chứng minh cho thật minh bạch

Đối với từ vựng-ngữ nghĩa học, cái quan trọng nổi lên hàng đầu là nghĩa biểu niệm

Cần phải hiểu mối liên hệ mà chúng ta nói tới trong quan niệm về nghĩa của từ ở đây chính

là mối liên hệ chỉ xuất, mối liên hệ phản ánh, cho nên nghĩa biểu hiện cũng có thể hiểu là sự phản ánh sự vật-biểu vật (đúng hơn là phản ánh các thuộc tính, các đặc trưng của chúng) trong ý thức con người, được tiến hành bằng từ

Trọng tâm chú ý phân tích, miêu tả của từ vựng-ngữ nghĩa học là nghĩa biểu niệm chứ không phải là các thành phần khác (Chúng chỉ được lưu ý trong những trường hợp cần thiết mà thôi) Vì vậy, ở đây khi không thật bắt buộc phải xác định rành mạch về mặt thuật

ngữ, thì chúng ta sẽ nói đến nghĩa với nội dung được hiểu là nghĩa biểu niệm cho giản tiện

Cần phân biệt nghĩa của từ với khái niệm Nghĩa và khái niệm gắn bó với nhau rất mật thiết, nưhng nói chung là chúng không trùng nhau

Khái niệm là một kết quả của quá trình nhận thức, phản ánh những đặc trưng chung nhất, khái quát nhất và bản chất nhất của sự vật, hiện tượng Người ta có được khái niệm chủ yếu là nhờ những khám phá, tìm tòi khoa học Nội dung của một khái niệm có thể rất rộng, rất sâu, tiệm cận tới chân lí khoa học, và có thể được diễn đạt bằng hàng loạt những ý kiến nhận xét Mặt khác, rõ ràng là không phải khái niệm nào cũng được phản ánh bằng từ

mà nó có thể được biểu hiện bằng hơn một từ Ví dụ: nước cứng, tổ hợp quỹ đạo, mặt gặt

đập liên hợp, công nghệ sinh học[1]

,

Nghĩa của từ cũng phản ánh những đặc trưng chung, khái quát của sự vật, hiện tượng

do con người nhận thức được trong đời sống thực tiễn tự nhiên và xã hội Tuy nhiên, nó có thể chưa phải là kết quả của nhận thức đã tiệm cận đến chân lí khoa học Vì thế, sự vật, hiện tượng nào mà càng ít được nghiênc cứu, phám phá thì nhận thức về nó được phản ánh trong nghĩa của từ gọi tên nó càng xa với khái niệm khoa học

Bên cạnh đó, ta thấy rằng, không phải từ nào cũng phản ánh khái niệm (các thán từ

và các từ công cụ ngữ pháp chẳng hạn) và trong nghĩa của từ còn có thể hàm chứa cả sự đánh giá về mặt này hay mặt khác, có thể chứa cả cảm xúc và thái độ của con người,

Trang 34

34

Để tiện so sánh, chúng ta phân tích từ nước của tiếng Việt Khái niệm khoa học

về nướclà: Hợp chất của ôxi và hiđrô mà trong thành phần của m i phân tử nước có hai

nguyên tử hiđrô và mọt nguyên tử ôxi

Nghĩa "nôm" của từ nước có thể được miêu tả dưới dạng từ điển ngắn gọn là: Chất

lỏng không màu, không mùi và hầu như không vị, có sẵn trong ao hồ, sông suối,

Miêu tả như thế thật ra là chưa đủ Rất nhiều thứ, loại (biểu vật) được người Việt

quy về loại nước mà chả cần chúng đảm bảo thuộc tính lỏng, còn có nước nhiều hay ít, mùi

vị thế nào, thậm chí có nước hay không, điều đó không quan trọng Chẳng hạn: nước

biển, nước mắm, nước xốt, nước dứa, nước ép hoa quả,

phở nước (đối lập với phở xào)

mỡ nước (đối lập với mỡ khổ)

nước gang (gang lỏng – Ví dụ: Đổ nước gang vào khuôn đúc)

nước dãi, nước bọt, nước mắt, nước giải, nước ối…

Phân tích như trên đây chứng tỏ rằng nghĩa và khái niệm không đồng nhất Đó là nói

về các từ nói chung Đối với nhiều thuật ngữ khoa học, sự phân biệt giữa nghĩa và khái niệm không cần đặt ra nữa: chúng đã tiệm cận đến giới hạn của nhau

2.3.2 Hiện tƣợng từ đa nghĩa, sự chuyển biến ý nghĩa của từ

a Khái niệm từ đa nghĩa

Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn

Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định

Trang 35

b Phân loại từ đa nghĩa

Nghĩa gốc – Nghĩa phái sinh

Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa

đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác Ví

Nghĩa 1 của từ chân ở đây là nghĩa gốc Từ nghĩa 1 người ta xây dựng nên các nghĩa

khác của từ này bằng những con đường, cách thức khác nhau

Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích được lí do, và có thể được nhận ra một cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác

Nghĩa phái sinh là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng

thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ

Nghĩa 2 của từ chân vừa nêu là một ví dụ về nghĩa phái sinh

Nghĩa tự do – Nghĩa hạn chế

Trang 36

36

Lưỡng phân này một mặt dựa vào mối liên hệ giữa từ (với tư cách là tên gọi) với đối tượng, mặt khác, là khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh khác nhau mà từ xuất hiện

Nếu một nghĩa được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào một hoàn cảnh

bắt buộc nào, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa tự do

Xét từ SẮT trong tiếng Việt, nó có nghĩa: Kim loại – rắn, cứng – màu sáng – tỉ khối 7,88 – nóng chảy ở nhiệt độ 15350C

Nghĩa này là nghĩa tự do vì được bộ lộ trong mọi hoàn cảnh: Giường sắt, Mua sắt, Có

công mài sắt có ngày nên kim,

Ngược lại, nếu một nghĩa chỉ được bộc lộ trong một (hoặc vài) hoàn cảnh bắt buộc thì

nghĩa đó được gọi là nghĩa hạn chế Ví dụ: Ngoài nghĩa vừa nêu, từ SẮT còn bộc lộ nghĩa

"Nghiêm ngặt, cứng rắn, và buộc phải làm theo" trong hoàn cảnh hạn chế: kỉ luật

sắt hoặc bàn tay sắt

Từ mùi với nghĩa "hơi ngửi thấy nói chung" và nghĩa "mùi thiu, ôi, khó chịu (thịt có

mùi)" cũng là trường hợp như vậy

Nghĩa trực tiếp – Nghĩa gián tiếp

Hai loại nghĩa này được phân biệt dựa vào mối liên hệ định danh giữa từ với đối tượng

Nếu một nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách trực tiếp, thì người ta gọi đó là nghĩa trực tiếp (hay còn gọi là nghĩa đen)

Ví dụ: Nghĩa thứ nhất của từ chân và từ sắt, như vừa nói ở trên, là những nghĩa trực

tiếp

Trang 37

37

Nếu một nghĩa gián tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách gián tiếp (thường thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù của nó), thì người ta bảo nghĩa đó là nghĩa chuyển tiếp (hay còn gọi là nghĩa bóng)

Chẳng hạn, xét từ bụng trong tiếng Việt Từ này có một nghĩa là ý nghĩ, tình cảm, tâm

lí, ý chí của con người Nghĩa này là nghĩa chuyển tiếp (nghĩa bóng) Người Việt thường

nói: Bụng bảo dạ, Suy bụng ta ra bụng người, Con người tốt bụng,

Trong khi đó, nghĩa trực tiếp của từ bụng phải là "Bộ phận cơ thể người, động vật,

trong đó chứa ruột, dạ dày " Ví dụ: Người ta vẫn nói: Mổ bụng moi gan, Bụng mang dạ chửa, No bụng đói con mắt,

Nghĩa thường trực – Nghĩa không thường trực

Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí: Nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay chưa

Một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ và được nhận thức một cách ổn định, như nhau trong các hoàn cảnh khác nhau

Ví dụ: Các nghĩa đưa ra xét của các từ chân, bụng, sắt đã nêu bên trên, đều là nghĩa

thường trực Chúng đã nằm trong cơ cấu nghĩa của các từ đó một cách rất ổn định, thường trực

Ngược lại, nếu có một nghĩa bất chợt nảy sinh tại một hoàn cảnh nào đó trong quá trình sử dụng, sáng tạo ngôn ngữ, nó chưa hề đi vào cơ cấu ổn định, vững chắc của nghĩa

từ, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa không thường trực của từ Loại nghĩa này cũng còn được gọi là nghĩa ngữ cảnh

Ví dụ: Tên gọi áo trắng chỉ có nghĩa là thầy thuốc hoặc nhân viên y tế nói chung trong

những hoàn cảnh nói như sau:

Đây tôi sống những tháng ngày nhân hậu nhất

Trang 38

38

Mỗi mai hồng áo trắng đến thăm tôi

(Chế Lan Viên)

Trong khi đó, áo trắng trong hoàn cảnh nói sau đây lại không phải vậy:

Tôi về xứ Huế chiều mưa

Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu

(Nguyễn Duy)

Những lưỡng phân trên đây chưa phải là toàn bộ sự phân loại nghĩa của từ, nhưng đó

là những lưỡng phân quan trọng Chúng sẽ được vận dụng như những tiêu chí cần thiết trong khi phân tích để nhận diện, chia tách nghĩa của từ đa nghĩa cho hợp lí

2.3.2 Hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ

Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của các từ, trong ngôn ngữ có nhiều cách Tuy

nhiên, có hai cách quan trọng nhất thường gặp trong các ngôn ngữ là: chuyển nghĩa ẩn

dụ (metaphor) và chuyển nghĩa hoán dụ (metonymy)

Ẩn dụ

Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính, giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên

Có thể diễn giải định nghĩa này như sau:

Giả sử ta co từ T với tên gọi cho đối tượng Đ1 (và lẽ đương nhiên, T có nghĩa S1)

Khi cần gọi tên cho một đối tượng Đ2 nào đó, mà người ta thấy giữa Đ1 và Đ2 có những đường nét, những mặt nào đó giống nhau, người ta có thể dùng T để gọi tên luôn cho

cả Đ2 Lúc này, một nghĩa S2 tương ứng được xác lập trong T

Chúng ta nói rằng ở đây đã diễn ra một phép ẩn dụ

Trang 39

39

Ví dụ: Từ CÁNH trong tiếng Việt có nhiều nghĩa Khi định danh cho cánh chim, cánh

chuồn chuồn, cánh bướm, nó có nghĩa là: Bộ phận dùng để bay của chim, dơi, côn trùng;

có hình tấm, rộng bản, tạo thành đôi đối xứng ở hai bên thân và có thể khép vào, mở ra

Trên cơ sở so sánh nhiều sự vật khác có hình dạng tương tự (hoặc người Việt liên tưởng và cho là chúng tương tự nhau), người ta đã đã chuyển CÁNH sang gọi tên cho

những bộ phận giống hình cánh chim ở một vật: cánh máy bay, cánh quạt, cánh hoa; cánh

chong chóng, cánh cửa, ngôi sao năm cánh; kề vai sát cánh đấu tranh, cánh tay, cánh buồn; cánh rừng, cánh đồng, cánh quân, (những tên gọi về sau này đã khác rất xa so

Ví dụ: Vụng vá vai (áo) tài vá nách (áo)

Ở đây, tiếng Việt đã lấy bộ phận thân thể để gọi tên bộ phận trang phục có vị trí tương ứng

2.3.3 HIện tƣợng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm

Trang 40

40

a Hiện tƣợng đồng nghĩa

Đã có không ít quan niệm được nêu lên cho hiện tượng này với những dị biệt ít nhiều Nhìn chung, có hai hướng quan niệm chính: một là dựa vào đối tượng được gọi tên, hai là dựa vào khái niệm do từ biểu thị

Thực ra, từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng) Chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa Rõ ràng tính đồng nghĩa có những mức độ khác nhau, và ta có thể nêu quan niệm như sau:

Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và

có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách, nào đó, hoặc đồng thời cả hai

Ví dụ:

- start, commence, begin (trong tiếng Anh)

- cố, gắng, cố gắng (trong tiếng Việt)

là những nhóm từ đồng nghĩa

- Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa Trong các ví dụ vừa nêu, ta có các nhóm đồng nghĩa của từng ngôn ngữ tương ứng

+ Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng

nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó Chính vì thế nên một từ đa nghĩa

có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác

Ví dụ: Từ “coi” trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên

để tập hợp các từ, mà “coi” có thể tham gia vào các nhóm như:

 coi – xem: coi hát – xem hát

Ngày đăng: 24/08/2017, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w