1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT 3,4

54 189 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 789,01 KB

Nội dung

Sống trong xã hội con người luôn có nhu cầu giao tiếp, hoạt động giao tiếp được tiến hành giữa hai người hơn hai người với nhau trong một hoàn cảnh nhất địnhvà sử dụng phương tiện thông

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ)

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHUYÊN ĐỀ 1 LÝ THUYẾT HỘI THOẠI 3

1 Khái niệm về hội thoại 3

2.Các vận động của hội thoại 3

3 Các quy tắc hội thoại 6

4 Cấu trúc hội thoại 10

5 Một số vấn đề về dạy hội thoại ở Tiểu học 13

CHUYÊN ĐỀ 2 TỪ HÁN VIỆT 19

1 Khái niệm từ Hán Việt 19

2 Vị trí của từ Hán Việt 23

3 Các kiểu từ Hán Việt 26

4 Phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt 30

5 Một số vấn đề cơ bản về từ Hán Việt trong SGK Tiếng Việt Tiểu học 32

CHUYÊN ĐỀ 3 CÂU TRONG VĂN BẢN 37

1 Khái niệm và đặc trưng câu trong văn bản 37

2 Ba bình diện của câu 38

3 Ngữ nghĩa của câu trong văn bản 39

4 Quan hệ giữa các câu trong văn bản 43

5 Hoạt động câu trong văn bản 49

6 Một số vấn đề về dạy câu trong văn bản ở Tiểu học 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 3

CHUYÊN ĐỀ 1 LÝ THUYẾT HỘI THOẠI

1 Khái niệm về hội thoại

1.1 Khái niệm

Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức của hoạt động căn bản này

1.2 Tầm quan trọng của hội thoại

Hội thoại tác động đến nhận thức, tình cảm, hành động của con người Sống trong

xã hội con người luôn có nhu cầu giao tiếp, hoạt động giao tiếp được tiến hành giữa hai người hơn hai người với nhau trong một hoàn cảnh nhất địnhvà sử dụng phương tiện

thông dụng, phổ biến nhất là ngôn ngữ, trong đó hội thoại là hoạt động căn bản thường

xuyên của sự hành chức ngôn ngữ tác động đến nhận thức, tình cảm, hành động của con

người

- Tác động đến nhận thức: Qua hội thoại con người truyền cho nhau những kinh

nghiệm, hiểu biết vể hiện thực khách quan, trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn học, nghệ thuật, đời sống,… trên cơ sở đó để thúc đẩy xã hội phát triển

- Tác động đến tình cảm: Qua hội1 thoại con người thiết lập mức độ quan hệ tình

cảm, thường xuyên đối thoại (gặp gỡ, trò chuyện), dẫn tới tình cảm tốt đẹp được thiết lập:

Năng mưa thì giếng năng đầy

Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương

Ngoài ra, hội thoại cũng có thể dẫn đến kết quả không thiết lập được quan hệ tình cảm tốt đẹp nếu các nhân vật tham gia hội thoại không tôn trọng các quy tắc hội thoại, dẫn đến điều qua tiếng lại, xúc phạm đến thể diện của nhau làm cho quan hệ tình cảm xấu hơn khi chưa hội thoại

- Tác động đến hành động: Qua hội thoại (trao đáp) các nhân vật hội thoại sẽ tác

động lần nhau đến hành động cần thiết của mỗi bên để đạt được mục đích hội thoại

Ví dụ: Trong mua bán, qua trao đáp (mặc cả) dẫn đến “ngã giá”, người mua và

người bán đều đạt được mục đích

2.Các vận động của hội thoại

2.1 Trao lời và đáp lời

- Trao lời: Trao lời là vận động của người nói ra và hướng lời nói của mình về phía

người nhận B (Bình thường A # B, trừ trường hợp độc thoại)

Trang 4

+ Có sự kết hợp với vận động cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt) hướng tới người

nhận (hất hàm, liếc mắt, vỗ vai,…) hoặc tự hướng về mình (gãi đầu: thể hiện sự lúng túng, băn khoăn; đấm ngực: thể hiện sự tự giận mình,…)

+ Người nhận (nhận lời) tất yếu phải có mặt để đáp lời hoặc có hành động tương đương đáp lời

- Đáp lời: Là một nhu cầu bức thiết của sự nói năng Trao đáp là cái lõi của diễn

ngôn, diễn ngôn sẽ trở thành hội thoại khi có sự hỏi đáp và sự luân phiên lượt lời Chúng

ta đã biết diễn ngôn là sản phẩm của hành vi ngôn ngữ Tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi một sự đáp ứng

Bên cạnh đó những hành vi khảo nghiệm (xác tín, miêu tả, khẳng định) cũng rất cần

sự đáp lại bởi mỗi khảo nghiệm là một câu hỏi ngầm, người khảo nghiệm đưa ra một xác tín mà anh ta cho là đúng và mong được sự tán đồng của người nghe Đưa ra một xác tín ngầm “hỏi” người nghe có ý kiến như thế nào về lời khẳng định của mình, do đó người nghe đòi hỏi phải có phản ứng bằng lời như thế nào đó đối với diễn ngôn khằng định của mình Khi người nghe sao nhãng hoặc không chú ý đến lời khảo nghiệm của mình thì người nói tìm cách để kéo anh ta trở lại với điểu mình đang khằng định Sự đáp lời là một nhu cầu bức thiết của hoạt động nói năng Sự hồi đáp có thể là hồi đáp bằng lời hay hồi đáp bằng những yếu tố kèm ngôn ngữ (nét mặt, điệu bộ, cử chỉ,…)

Để duy trì hội thoại, các nhân vật phải lưu ý một số điểm sau:

+ Các nhân vật phải cùng nỗ lực tham gia duy trì cuộc thoại Người nói phải rõ ràng, cụ thể, kết hợp với ánh mắt, nét mặt, cử chỉ để người nghe chú ý đáp lời mình Người nghe: Phải tôn trọng, chú ý lắng nghe và đáp lời Khi người nghe tỏ ra sao nhãng, không chú ý đến lời của mình thì người nói tìm cách để kéo anh ta trở lại với điểu mình đang đề cập

2.2 Đặc điểm, kết quả của tương tác

2.2.1 Khái niệm tương tác

Các nhân vật giao tiếp ảnh hưởng lẫn nhau, tác động đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội thoại

2.2.2 Kết quả của tương tác

Trước khi hội thoại, giữa các nhân vật giao tiếp có sự khác biệt, đối lập, thậm chí trái ngược nhau về các mặt hiểu biết, tâm lý, tình cảm, quan điểm Trong hội thoại và qua hội thoại khoảng giao tuyến ngữ năng (khả năng ngôn ngữ) giữa những người nói và

người đối thoại thay đồi dẫn đến kết quả sau:

Trang 5

- Thành công: Các nhân vật hội thoại nỗ lực cùng nhau thiết lập, phối hợp và điều

hòa các hoạt động của mình tiến đến sự thành công của cuộc thoại Cuộc thoại thành công là cuộc thoại ở đó những sự khác biệt đối lập về hiểu biết, tâm lý, tình cảm, quan điểm, giữa những người hội thoại dần mất đi Tùy theo mục đích cuộc thoại mà những người hội thoại cùng mở mang nhận thức, cùng nhận thức, đánh giá về một vấn đề nào

đó, có sự hiểu biết lẫn nhau, tiến tới cùng chung sở thích, hứng thú hoặc tình cảm được cải thiện (thân thiết hơn lên, trước kia hiểu lầm nhau nhưng qua trao đáp, họ hiểu nhau

hơn, thuyết phục được nhau)

- Thất bại: Sự khác biệt nói trên càng lớn lên khi quan điểm, nhận thức, hiện thực

khách quan càng trái ngược nhau (ai cũng khăng khăng với chủ kiến của mình); Bất đồng trong tình cảm tăng lên (cãi nhau, xúc phạm, khinh thường nhau); Không hiểu nhau, xa lạ với nhau

2.2.3 Đặc điểm tương tác

Trong quá trình hội thoại, mỗi người có sự tự hòa phối Nghĩa là mỗi người biến đổi từng bước, theo từng giao đoạn của hội thoại, bằng lời nói và các yếu tố kèm ngôn ngữ của mình sao cho khớp với sự biến đổi ở đối phương và kết quả của cuộc hội thoại

A: Dùng cách nói suồng sã, thoải mái với B ( mày – tao, đập vai,…)

- Mày đi đâu mà lâu nay mất mặt thế?

B: Trong cách nói, cử chỉ tỏ ra không thích như thế nên đã trả lời lạnh lùng:

- Chúng mình là giáo viên, không nên nói năng xô bồ như thế Mình về quê

A: Điểu chỉnh cách nói, hành vi cho phù hợp với đối tượng:

- Thế à? Mình xin lỗi nhé Thế mà mình không biết là cậu về quê đâu

Giữa các nhân vật có sự liên hòa phối, có nghĩa là mỗi nhân vật hòa phối cách ứng

xử bằng lời hoặc các yếu tố kém ngôn ngữ của mình hoặc sau khi đối phương đã biến đổi cách ứng xử Như VD trên, yêu cầu B phải có sự liên hòa phối cách ứng xử của mình với

A khi A có sự thay đổi trong cách nói năng, xưng hô thì B sẽ không thể nói lạnh lùng như ban đầu nữa

Sự liên hòa phối có thể thực hiện được nhờ:

- Hệ thống các lượt lời: Các lượt lời của từng nhân vật phải kế tiếp nhau sao cho

tránh được sự im lặng kéo dài hoặc “giẫm đạp” lẫn nhau

- Hệ thống các yếu tố kèm ngôn ngữ: Bình thường mỗi người phải thực hiện các yếu

tố kèm ngôn ngữ của mình sao cho phù hợp với yếu tố kèm ngôn ngữ của người kia (không nên một người nét mặt tỏ ra thiện cảm, thân tình còn người kia nét mặt lạnh lùng)

Trang 6

- Cần phải nỗ lực duy trì cuộc thoại: Trong cuộc thoại, một lời nói được chấm dứt

khi người kia tỏ ra không chú ý đến nội dung của nó Lúc này người nói phải hòa phối lại cuộc hội thoại bẳng cách kéo đối phương trở lại với câu chuyện và khi thấy đã kéo được rồi thì “khởi động” lại câu chuyện

Có thể nói tương tác là yếu tố quan trọng, cần thiết đối với tất cả cuộc thoại, trong lĩnh vực dụng học Dụng học hội thoại còn gọi là dụng học tương tác bằng lời

Các kiểu tương tác: Tương tác bằng lời và tương tác không lời

Tương tác không bằng lời như: vũ hội, thể thao, trò chơi, đi lại trên đường

Hai kiểu tương tác trên có những yếu tố đồng nhất:

+ Có chung khái niệm lượt: Lượt lời, lượt đi lại, lượt xếp hàng Những người trong

cuộc phải tuân theo những quy tắc nhất định thì mới có sự phân chia thành lượt

+ Có sự vi phạm lượt: Lượt lời (cướp lời người khác); lượt đi (đi tranh lượt) của

người khác: (đèn đỏ vẫn cố tình đi); mua tranh lượt của người khác (chen ngang)

+ Có sự đồng nhất về khái niệm cặp kế cận: Trong hội thoại có cặp hỏi, trả lời + Trong trao đáp còn có cặp trao đáp củng cố và sửa chữa: Trao đáp củng cố nhằm

thiết lập hay làm vững chắc quan hệ giữa người trong cuộc để cuộc tương tác đạt hiệu quả; trao đáp sửa chữa: Được thực hiện sau khi người nói xúc phạm đến người khác hoặc cho rằng mình bị xúc phạm Sự sửa chữa có thể bằng lời: xin lỗi, tỏ ra ân hận; cũng có thể không bằng lời mà thông qua hành động cử chỉ (cười, được quà tặng, tự tay mình sửa lại cái mình đã làm hỏng,…)

Ba vận động: trao lời, đáp lời, tương tác là ba vận động đặc trưng cho cuộc hội thoại Những quy tắc cấu trúc và chức năng hội thoại đều bắt nguồn từ ba vận động trên, chủ yếu là vận động tương tác

3 Các quy tắc hội thoại

3.1 Quy tắc thương lượng hội thoại

Đối tượng thương lượng: Các nhân vật hội thoại có thể thương lượng về hình thức

cấu trúc, nội dung, quan điểm hội thoại

- Hình thức của hội thoại: Các nhân vật phải thỏa thuận về ngôn ngữ được dùng

Ngay cả trường hợp nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ vẫn phải có sự thương lượng về phong cách, về dòng điệu (trang trọng, thân mật, tranh luận, phỏng vấn,…)

- Cấu trúc của hội thoại: Thương lượng về các đoạn mở đầu, kết thúc về sự phân

bố các lượt lời (ai nói trước, sau, kết thúc,…) Trong những cuộc thoại kéo dài, có thể

Trang 7

xuất hiện các va chạm về lượt, về vị thế Những va chạm này sẽ phải được giải quyết thông qua thương lượng

- Nội dung hội thoại: Các nhân vật phải thương lượng về ý nghĩa của các từ ngữ,

câu cú vì trình độ ngôn ngữ của các nhân vật hội thoại không đồng đều (kể cả có sự đồng đều vẫn có sự khác biệt) cho nên phải có sự thỏa thuận nhất định về chữ nghĩa Ý nghĩa của một phát ngôn không hình thành từ trước mà được xây dựng bởi những người tham gia hội thoại

- Quan điểm hội thoại: Các bằng cứ, các ví dụ, cách biện minh được từng bên tham

gia hội thoại đưa ra và chờ đợi phản ứng của người kia Qua thương lượng, các bên tham gia có thể đi đến một quan điểm chung hoặc có thể trở thành một cuộc tranh cãi thực sự

Vì vậy người đưa ra một lập luận bao giờ cũng phải để phòng một phân lập luận và sẵn sàng thương lượng (thuyết phục) để giành phần thắng cho lập luận của mình

- Lý lịch và vị thế của người hội thoại:

+ Lý lịch của người hội thoại: Muốn thương lượng tốt trong hội thoại, mọi người

phải biết được lý lịch của nhau, trừ trường hợp đã quen biết nhau từ trước Có thể trực tiếp hay gián tiếp, họ dò dần ra được lý lịch của nhau và qua đó cuộc hội thoại có thể thay đổi chiều hướng theo mức độ lý lịch được phát hiện ra

+ Vị thế của người hội thoại: Trong hội thoại, nhân vật hội thoại có những vị thế

khác nhau: cao và thấp; chủ động và thụ động; chế ngự và bị chế ngự Không phải bao giờ người trên cũng đồng thời là người chủ xướng và người chế ngự (không thể cậy thế mạnh bề trên để áp đảo trong hội thoại) Ngược lại, người dưới cũng có thể là người chủ xướng và là người chế ngự trong cuộc thoại

- Phương thức thương lượng: Cuộc thương lượng diễn ra tùy theo:

+ Thời gian thương lượng: Thương lượng có thể đặt ra trực tiếp ngay từ đầu hội

thoại về tất cả những đối tượng cần thương lượng (những đề xuất, những điều cần biết, cần thông báo) hoặc theo lối gián tiếp vừa trò chuyện vừa thương lượng Lối gián tiếp thể

hiện thông thường đối với những người lạ, có những lĩnh vực “không tiện hỏi”

+ Thể thức thương lượng: có thể theo cách trực tiếp hay gián tiếp, ngầm ẩn, theo

kiểu dò dần; có thể dùng các dấu hiệu ngôn ngữ hay các dấu hiệu kèm theo (ánh mắt

nhìn, xê dịch vị trí để có khoảng cách thân mật, vỗ vai, nắm tay,…); đôi khi cuộc thương lượng cần có trọng tài (có thể là người thứ 3, hoặc 1 cuốn sách, 1 lời viện dẫn, từ điển,…)

Trang 8

3.2 Quy tắc luân phiên lượt lời

Để cuộc hội thoại thành công, các nhân vật tham gia hội thoại phải có sự đổi vai nói

và vai nghe Kết thúc lượt lời của người này là bắt đầu lượt lời của người kia

Ta có những dấu hiệu nhất định, báo một cách tự động cho người kia biết rằng họ

có thể nói Đó là những dấu hiệu như: sự trọn vẹn về ý nghĩa, sự trọn vẹn về cú pháp, ngữ điệu, các câu hỏi, các hư từ,…

3.3 Quy tắc tôn trọng thể diện:

- Các nhân vật hội thoại cần tôn trọng thể diện của nhau

- Nên tránh không đụng chạm đến mặt yếu của người đối thoại Nếu buộc lòng phải nói thì chọn cách nói sao cho người đối thoại ít bị xúc phạm nhất

- Khi hội thoại, cả hai phía phải tránh những hành vi ngôn ngữ xúc phạm đến thể diện của nhau

- Không xâm phạm lãnh địa hội thoại của người khác, không trả lời thay, nói hớt, cướp lời, giành phần nói của người khác

Ví dụ:

“Một hôm tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm bèn hỏi:

Sao chú mày sống cẩu thả như thế Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng Nhỡ có kẻ nào đến phá thật thì chú chết ngay đuôi!

Chú mày ơi! Chú có lớn mà chẳng có khôn

Dế Choắt trả lời tôi một giọng rất buồn rầu:

Thưa anh, em muốn khôn nhưng khốn nỗi không khôn được Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa Hay là bây giờ em nghĩ thế này…, song anh có cho phép thì em mới dám nói

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn Tôi phải bảo:

Được, chú mày cứ nói thẳng thường ra nào!

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng: Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp

em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạn thì

em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài Rồi với điệu bộ khinh khỉnh tôi mắng:

Hức! Thông ngách sang nhà ta! Nói dễ nghe nhỉ Chú mày hôi như cú mèo thế này

ta nào chịu được Thôi im cái giọng mưa dầm sụt sùi ấy đi ! Đào tổ nôn thì cho chết !

(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

Trang 9

3.4 Quy tắc khiêm tốn và quy tắc cộng tác hội thoại

3.4.1 Quy tắc khiêm tốn:

Các nhân vật tham gia hội thoại tránh tự khen ngợi mình, không bộc lộ “cái tôi”

nên để đằng sau cái “chúng tôi”

3.4.2 Quy tắc cộng tác hội thoại:

- Các lượt lời phải cùng một đề tài, một phạm vi hiện thực được nói đến

- Các lượt lời phải chính xác, cụ thể, hướng đích hội thoại, không lan man

- Các lượt lời phải có trật tự, ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, tránh lối nói tối nghĩa, mập

mờ

Ví dụ: Một hôm thấy chị Cốc đang mò cá dưới đầm, Mèn gọi Choắt ra và bảo: Chúng mình trêu con mụ Cốc kia đi !

Em không dám, anh không nên làm như thế… anh phải biết sợ…

Mày bảo tao sợ gì? Tao còn biết sợ ai hơn sợ chính tao nữa Sợ chết thì dỏng cổ lên

và nghe tao tao trêu đây này:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba con cùng béo,vặt lông con nào

Vặt lông cái con mẹ Cốc kia đi cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn

3.5 Quy tắc liên kết: (Tham khảo thêm)

- Quy tắc liên kết hội thoại không chỉ chi phối các diễn ngôn đơn thoại mà chi phối

cả các lời tạo thành một cuộc thoại

- Tính liên kết hội thoại thể hiện trong lòng một phát ngôn, giữa các phát ngôn, giữa các hành động ở lời, giữa các đơn vị hội thoại

- Tính liên kết hội thoại không chỉ thuộc lĩnh vực nội dung và thể hiện bằng các dấu hiệu theo nghĩa truyền thống mà còn thuộc các lĩnh vực hành động ở lời, còn thể hiện trong quan hệ lập luận

Ví dụ:

Một người sắp đi chơi xa dặn con:

- Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố đi chơi vắng nhé!

Sợ con mải chơi quên mất, lại cẩn thận lấy bút viết vào tờ giấy rồi bảo:

Có ai hỏi thì con cứ đưa giấy này

Con cầm giấy bỏ túi áo Cả ngày chẳng thấy ai hỏi Tối đến sẵn có ngọn đèn, lấy giấy ra xem Chẳng may sơ ý để giấy cháy mất

Trang 10

Hôm sau, có người đến chơi hỏi:

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

4 Cấu trúc hội thoại

4.1 Hành động ngôn trung

Hành động ngôn trung là hành động thực hiện với các điều kiện sử dụng, đúng với cái đích ở lời nói, nhưng trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, do nhiều lí do, người nói sử dụng hành vi ngôn ngữ này nhưng lại nhằm đến hiệu lực ở lời của hành vi khác Điều này biểu hiện rõ ở một số nghi thức giao tiếp thường gặp

4.2 Nghi thức ngôn trung

- Nghi thức hỏi đáp:

Hỏi chính danh ( trực tiếp):

VD: Anh có đi Hà Nội không?

Hỏi nghi vấn (gián tiếp)

+ Nghi vấn tu từ: Người nói đặt ra để người nghe tự trả lời

+ Nghi vấn khẳng định: đặt câu hỏi để khẳng định

+ Nghi vấn phủ định: đặt câu hỏi nhưng thực chất lại muốn phủ định nội dung của

thông báo

+ Nghi vấn đoán định: Người nói đặt ra để phỏng đoán, ước đoán về một sự vật,

hiện tượng VD: Có lẽ trời sắp mưa?

+ Nghi vấn để chào: VD: Bác đấy à?

+ Nghi vấn yêu cầu: VD: Anh có đồng hồ không? (yêu cầu được cung cấp thông

tin về giờ)

+ Nghi vấn - đe dọa: VD: Mày biết thế nào là lễ độ không? Có biết tao là người

như thế nào không?

+ Nghi vấn - phê phán: VD: Bây giờ là mấy giờ rồi? (Phê phán sự muộn giờ)

Trang 11

- Nghi thức chào mời:

+ Chào: Với người trên: thường có từ xưng hô, có thể có từ tình thái ở cuối lời chào

Ví dụ: Cháu chào bác

Với người ngang bằng hoặc người dưới thì không càn thiết phải như vậy

+ Mời:

Mời xã giao: là nghi thức mời diễn ra trong các hội nghị, các tiệc tùng đón

tiếp ngoại giao Mở đầu nghi thức thường có các từ Xin mời

Mời thân mật: dùng trong không khí thân mật gia đình hoặc bạn bè thân

thiết Nếu mời người lớn thì dung từ ạ cuối câu hoặc dùng từ ngữ xưng hô phía trước

Ví dụ: - Cháu mời bác

- Mời bác ạ

4.3 Các đơn vị hội thoại

- Cuộc thoại: là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất Cuộc thoại được xác định bởi:

Nhân vật hội thoại: Một cuộc hội thoại được xác định bởi sự gặp mặt và sự chia tay

của hai người hội thoại

Tính thống nhất về thời gian và địa điểm: do sự thỏa thuận của những người hội

thoại, có sự thống nhất về thời gian và địa điểm

Ví dụ: 15h mọi thành viên hẹn quy định gặp nhau tại lớp để trao đổi về việc chuẩn

bị Đại hội Đoàn Tuy vậy, có trường hợp thay đổi địa điểm hoặc đổi, hoãn cuộc thoại sang thời gian khác

Tính thống nhất chủ đề: Một cuộc hội thoại nghiêm chỉnh phải theo một hướng nhất

định và phải đi từ đầu cho đến khi kết thúc Tuy vậy trong thực tế vẫn có những cuộc thoại trong đó nhân vật đề nghị “đổi đề tài đi” hoặc đưa những cuộc tán gẫu vào khiến đề tài diễn ra theo lối “cóc nhảy”

Có dấu hiệu ranh giới:

+ Mở đầu:  Cuộc họp, hội nghị là lời tuyên bố khai mạc

 Cuộc nói chuyện là lời chào hỏi

+ Kết thúc:  Cuộc họp, hội nghị là lời tuyên bố bế mạc

 Cuộc nói chuyện là những câu hỏi kiểu như “còn gì nữa không nhỉ” hoặc “thế thôi nhé”…

Tuy nhiên, đối với những người quá thân quen thì dấu hiệu mở đầu và kết thúc mang những màu sắc khác, hết sức phong phú

Trang 12

- Đoạn thoại: Là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa ( một chủ đề duy nhất) và về ngữ dụng (tính duy nhất về mục đích)

Ví dụ: Trong cuộc họp bàn về ngày hội 26 – 3:

Cặp thoại một tham thoại: Đó là trường hợp có tham thoại của A nhưng không có

tham thoại hồi đáp của B

Ví dụ: A: - Chào em, em có đỗ đại học không?

B: - Có ạ

Ở đây, tham thoại Chào em của A không có tham thoại hồi đáp tương ứng của B

Cặp thoại hai tham thoại:

 Tham thoại thứ nhất: Dẫn nhập

 Tham thoại thứ hai: Hồi đáp VD:

A: - Đi đâu đấy

B: - Đi học

Cặp thoại ba tham thoại:

Trong thực tế để tránh có những cặp thoại mang tính chất cộc lốc, nhấm nhẳn (cặp thoại hai tham thoại) người ta thường duy trì cặp ba tham thoại:

A: - Đi đâu đấy

B: - Đi học

A: - Đi học à Hoặc: Nhanh lên không muộn Hoặc: Mưa cũng đi à

Tham thoại thứ ba do A phát ra có tính chất đóng lại cặp thoại đó để nếu cần sẽ

mở ra một cặp thoại khác

- Tính chất các cặp thoại:

+ Cặp thoại củng cố: Tương ứng với cặp thoại dẫn nhập và kết thúc cuôc thoại Đó

là những cặp thoại được cấu tạo từ các tham thoại có tính chất biểu thái như lời chào hỏi

+ Tham thoại sửa chữa: Đó là sửa chữa lại một sự vi phạm lãnh địa của người đối

thoại nhằm khôi phục lại sự cân bằng trong giao tiếp và có cơ hội tieps xúc cuộc thoại

Trang 13

+ Cặp thoại tiêu cực: Khi một cặp thoại thỏa mãn được đích của tham thoại dẫn

nhập Đó la tham thoại tích cực (bình thường) Ngược lại cặp thoại đi ngược lại với đích của tham thoại dẫn nhập Đó là tham thoại tiêu cực (không bình thường) Cặp thoại diễn

ra có thể xoay chuyển từ tiêu cực tích cực

5 Một số vấn đề về dạy hội thoại ở Tiểu học

5 1 Tầm quan trọng của dạy hội thoại ở Tiểu học

Thực chất của dạy tiếng Việt hội thoại ở tiểu học là dạy học theo quan điểm giao tiếp, biểu hiện của sự đổi mới phương pháp dạy học: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, kích thích học sinh có nhu cầu muốn suy nghĩ, phát biểu, trả lời, giải đáp, muốn giao tiếp mà đích của giao tiếp là hiểu sâu sắc nội dung bài giảng

Dạy hội thoại ở tiểu học là hoạt động đáp ứng yêu cầu cơ bản của dạy học tiếng Việt đó là dạy học theo quan điểm giao tiếp Một trong những đặc trưng và yêu cầu cơ bản của xã hội loài người là giao tiếp mà hội thoại (giao tiếp bằng lời) là hoạt động giao tiếp căn bản thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ Qua các cuộc thoại người nói và người nghe trao đổi các nội dung thông tin, bày tỏ tư tưởng tình cảm, thái độ theo những đề tài những mục đích giao tiếp nhất định Bất kì ở đâu, lĩnh vực nào, nghề nghiệp gì cũng cần đến hội thoại đặc biệt trong dạy học, hội thoại càng quan trọng Dạy hội thoại ở Tiểu học là dạy các trao đáp: giáo viên khuyến khích học sinh trả lời, uốn nắn học sing khi các em trả lời sai hoặc diễn đạt chưa tốt, kích thích nhu cầu tranh luận giải đáp, có nhu cầu nói lên những băn khoăn, thắc mắc của mình trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Dạy hội thoại rất cần thiết với giáo viên và học sinh:

Đối với giáo viên: Hội thoại không chỉ đơn thuần là hoạt động giao tiếp như mọi

người nói mà còn là một yêu cầu về năng lực sư phạm của một nhà giáo Mỗi tiết giảng trên lớp được coi như một cuộc thoại giữa giáo viên và học sinh về một đề tài nhất đinh, được quy định bởi chương trình và SGK Bên cạnh đó, GV phải có kĩ năng nghe (nghe

HS phát biểu trên lớp, tâm sự ngoài giờ của HS về bài giảng), nắm bắt được nhận thức của HS về bài giảng; từ đó tìm phương pháp dạy học sát đối tượng, phát huy tính tích cực của HS, lôi cuốn các em hứng thú tham gia vào tiết học, có kĩ năng nói sao cho đạt được đích hội thoại Để đạt được kĩ năng đó, người dạy phải biết ứng dụng các quy tắc hội thoại trong dạy học

Đối với học sinh: Hội thoại cũng không chỉ đơn thuần là hoạt động giao tiếp như

mọi người mà còn phải biết nghe lời giảng của cô, nghe ý kiến của bạn, biết trả lời câu hỏi của cô, biết hỏi những vấn đề cần thiết, biết đưa ra những vấn đề băn khoăn cần giải

Trang 14

đáp và tiếp thu giải đáp Bên cạnh đó, việc hiểu về đặc điểm hội thoại và thực hiện tốt các quy tắc hội thoại, HS có kĩ năng sử dụng hành động tại lời đó là:

+ Nói có nội dung, nội dung lời nói đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa

+ Không nói những điều không đúng sự thật hoặc không có bằng chứng sát thực + Nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

+ Nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch

+ Tế nhị và tôn trọng người khác trong quá trình trao đáp

+ Nói năng phù hợp với tình huống giao tiếp (biết mình đang nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu, nói để làm gì,…)

Trong các phân môn tiếng Việt ở tiểu học, để nâng cao chất lượng giờ học, phân môn nào cũng rất cần đến hội thoại, trong đó thể hiện rõ các phân môn Tập đọc, Luyện từ

và câu và phân môn Tập làm văn

5.2 Hội thoại và việc dạy hội thoại

5.2.1 Hội thoại và dạy Tập đọc

Tập đọc là môn học mang tính thực hành Nhiệm vụ của dạy tập đọc là rèn kĩ năng đọc; trao dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống; giáo dục thẩm

mĩ tình cảm, phát triển tư duy Với tính chất, nhiệm vụ trên đòi hỏi rất cần hội thoại trong giờ tập đọc Đó chính là cách thức tạo ra các cặp trao đáp giữa GV với HS, giữa GV với nhau thông qua nội dung bài học Nhờ đó là cách làm cho tiết học thêm sôi nổi, không nặng nề, thầy giáo thực sự là người chỉ đạo, dẫn dắt HS, không phải là một máy nói hoặc

là người thừa trong giờ, biết cách giúp HS không chỉ đọc đúng mà còn đọc hiểu, đọc hay Còn HS không phải là kẻ thụ động chờ đợi thầy “rót” kiến thức mà là những người chủ động, vận động trí não trong giờ học Trong quá trình trao đổi khai thác nội dung bài tập đọc, cách thức đọc, tôn trọng các quy tắc hội thoại sẽ giúp HS hăng hái, tích cực tham gia hoạt động học, thầy trò có sự gắn bó, gần gũi, phối hợp nhịp nhàng, lớp học vui, sôi nổi

Dạy hội thoại trong giờ tập học được thể hiện trong những trường hợp sau:

a) Sử dụng đồ dùng trực quan: Khi dùng tranh ảnh, vật thật giúp các em cảm thụ

bài tập đọc, cần đặt những câu hỏi giúp HS quan sát, đối chiếu với nội dung bài tập đọc

để chuẩn bị tinh thần trao đáp xung quanh nội dung bài học

b) Tìm hiểu nội dung bài: Muốn đọc đúng đọc hay (diễn cảm) trước hết phải cảm

Trang 15

thụ tốt bài văn, phải rung cảm cùng sự rung cảm với tác giả, phát hiện được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm Đối với HS tiểu học, những điều trên chỉ có được khi các em được suy nghĩ, được trả lời, được tranh luận trước những câu tìm hiểu bài

GV cần hướng dẫn các em bằng những câu hỏi đàm thoại dễ hiểu

Trong khi luyện đọc:

Cần cho HS trao đổi về cách đọc (ngắt giọng, nhấn giọng, phát âm)

Đối với bài tập đọc có hình thức hội thoại (trao đáp giữa các nhân vật) nên cho HS đọc theo vai thoại, sau đó cả lớp qaun sát, nhận xét, rút ra cách đọc đúng và hay nhất

5.2.2 Hội thoại và dạy luyện nói theo chủ đề

Luyện nói theo chủ đề cũng là loại bài rất cần dạy hội thoại (kĩ năng nghe: nghe giảng; kĩ năng nói: phát biểu ý kiến xây dựng bài, đối thoại, tranh luận trong quá trình chiếm lĩnh tri thức) Cụ thể ở các loại bài như sau:

+ Kiểu bài tập làm văn hướng dẫn cách trao đáp trong trao đáp hằng ngày

Dựa theo chủ đề nhất định Dạy cho các em biết ứng xử trong giao tiếp, biết trao đáp đúng chỗ, đúng lúc, đúng với hoàn cảnh giao tiếp, đúng mục đích giao tiếp Thể hiện

rõ nhất ở các chi tiết: Chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia buồn, an ủi, chia vui, khen ngợi, đáp lời chào, lời tự giới thiệu, đáp lời cảm ơn, đáp lời xin lỗi, đáp lời khẳng định, đáp lời đồng ý, đáp lời chia vui, nghe trả lời câu hỏi, đáp lời

an ủi về một chủ điểm nào đó

+ Dạy gọi điện thoại:

Mục đích của loại tiết này ngoài việc giúp cho học sinh biết sử dụng điện thoại còn giúp học sinh biết khi nào máy bận, khi nào máy chờ, học sinh biết đối thoại với người ở cách xa mình qua điện thoại: Chủ động trình bày nội dung định nói, nghe những điều người nói ở đầu dây để trả lời ngắn gọn, chính xác, văn minh, lịch sự

+ Luyện từ và câu:

Trên cơ sở được mở rộng vốn từ theo chủ đề các em biết vận dụng btrong nói năng, trong giao tiếp Dưới sự hướng dẫn gợi ý của giáo viên, học sinh chủ động trả lời những câu hỏi trong SGK Trả lời câu hỏi SGK chính là các em đang đối thoại với người hỏi; sau khi làm việc cá nhân, nên cho học sinh làm việc theo nhóm Ở đây các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình Biết nhận xét ý kiến của bạn, biết tranh luận, trao đổi để đi đến một thống nhất chung

+ Trình bày này yêu cầu cao hơn loại bài trên, thường áp dụng đối với những lớp cuối cấp Để giúp học sinh luyện nói tốt, các em trao đổi xung quanh những vấn đề sau:

Trang 16

Xác định mục đích nói ở đây là gì

Căn cứ mục đích nói hãy lập đề cương cho nội dung bài nói

Sau đó học sinh sẽ trao đổi với nhau xung quanh nội dung bài nói đó và đi đến một nội dung thống nhất Tiếp theo: Từng cá nhân thực hiện giao tiếp: Trình bày nội dung thành lời nói mạch lạc, rõ ràng, sinh động trước nhóm, trước lớp Các cá nhân khác xem

và góp ý về nội dung bài nói, về cách trình bày

5.2.3 Hội thoại và dạy tập làm văn ở tiểu học

Tập làm văn là một cách tiếp nhận tự nhiên các bài học khác nhau của những phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu… Nhằm giúp HS có một kỹ năng mới: năng lực sản sinh văn bản Tập làm văn mang tính chất thực hành, tổng hợp, toàn diện và sáng tạo “Nhiệm vụ chính của phân môn tập làm văn là rèn luyện cho HS kĩ năng tạo lập văn bản Ở đây thuật ngữ “văn bản” dùng để chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể”

Nhiệm vụ này đòi hỏi việc dạy hội thoại trong giờ tập làm văn là rất cần thiết…đó

là sự trao đáp giữa GV và HS, giữa HS với nhau thông qua việc khai thác nội dung bài học, nhờ đó tiết học mới sôi nổi GV thực sự là người chỉ đạo, dẫn dắt; HS chủ động tích cực trong giờ học tránh được tình trạng GV là người thuyết trình hoặc là “người thừa” trong giờ học (trong trường hợp GV cho HS tự làm bài mà không hướng dẫn HS) Hầu hết các kiểu bài trong phân môn tập làm văn khi dạy đều cần hội thoại, nhưng cần thiết nhất là ở các bài sau:

Chào hỏi, tự giới thiệu:

GV cho HS trao đổi nhóm:

Nói lời của em: - Chào bố, mẹ để đi học

- Chào thầy cô khi đến trường

- Chào bạn khi gặp nhau

Đáp lời chào, lời tự giới thiệu

GV cho HS trao đổi nhóm về các nội dung sau:

Có một người lạ đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu: “Chú là bạn bố cháu Chú đến thăm bố, mẹ cháu” Em sẽ nói thế nào:

Nếu bố mẹ có nhà?

Nếu bố mẹ đi vắng?

Viết lời đáp của Nam vào vở:

Chào cháu

Trang 17

Sơn bị sốt Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghĩ học

Nói về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

GV yêu cầu HS hội thoại (trao đáp) về những vấn đề sau:

Đội thành lập ngày nào?

Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?

Đội mang tên Bác Hồ từ khi nào?

Luyện tập xây dựng cốt truyện

Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ

ốm, người con của bà bằng tuổi em và một bà tiên

Câu chuyện với 3 nhân vật như trên có thể là một câu chuyện vế sự hiếu thảo Muốn

kể về người con hiếu thảo, em cần tưởng tượng:

Người mẹ ốm như thế nào?

Người con chăm sóc mẹ như thế nào?

Để chữa bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?

Câu chuyện với 3 nhân vật như trên cũng có thể là một câu chuyện về tính trung thực Những điều em cần tưởng tượng là:

Người mẹ ốm như thế nào?

Người con chăm sóc mẹ như thế nào?

Để chữa bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?

Bà tiên làm cách nào để biết người con là người trung thực?

Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào?

Tóm tắt tin tức:

Yêu cầu HS đọc bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn và trả lời câu hỏi:

Bản tin này có mấy đoạn?

Xác định sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn

Tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc hai câu

Tóm tắt toàn bộ bản tin

Từ bài tập trên, rút ra nhận xét:

Trang 18

Thế nào là tóm tắt tin tức?

Cách tóm tắt tin tức

Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối

Yêu cầu HS đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam và trao đổi xung quanh

vấn đề sau:

Tìm các đoạn trong bài văn nói trên

Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?

Kiểu bài trả bài

Nếu nhận thức không đúng về tầm quan trọng của loại tiết này sẽ làm qua quýt, biến giờ này thành giờ làm việc riêng hoặc dạy bù các môn khác

Còn nếu nhận thức đúng thì giờ trả bài rất cần có sự trao đổi giữa thầy với trò, giữa trò với nhau, giúp các em nhận thấy khuyết điểm của bài viết và cách sửa, những ưu điểm cần phát huy đồng thời củng cố cách thức làm một bài văn theo những thể loại nhất định ở loại tiết này cũng rất cần những hoạt động của HS, có sự làm việc kết hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò

Dưới sự hướng dẫn của thầy, HS:

Trao đổi khi phân tích đề

Trao đổi khi tìm ý và lập dàn ý

Trao đổi về những lỗi của nhau, tìm nguyên nhân và cách sửa

Trong quá trình hội thoại để chiếm lĩnh tri thức tập làm văn, cần yêu cầu HS thực hiện các quy tắc hội thoại đặc biệt quy tắc luân phiên lượt lời và quy tắc tôn trọng thể diện, quy tắc thương lượng và cộng tác hội thoại cụ thể:

- Trao đổi tập trung xung quanh các câu hỏi trong SGK và theo đúng thứ tự vì hệ thống câu hỏi trong đó rất lôgíc, chặt chẽ, có giải quyết câu hỏi trước mới sáng tỏ và dễ dàng trả lời câu hỏi sau

- Tôn trọng thể diện: Trân trọng bất cứ ý kiến phát biểu, tranh luận nào của học sinh cho dù ý kiến đó đúng hay sai HS khá hay HS kém đều bình đẳng trong hoạt động học Điều đó sẽ tạo không khí phấn khởi chung trong cả lớp

- Thương lượng, cộng tác hội thoại: Thực hiện các quy tắc này, GV sẽ động viên được HS tham gia xây dựng bài đặc biệt những câu hỏi khó

Trang 19

CHUYÊN ĐỀ 2 TỪ HÁN VIỆT

1 Khái niệm từ Hán Việt

1.1 Quá trình hình thành của từ Hán Việt

Do điều kiện vị trí địa lý và lịch sử xã hội, nên Việt Nam và Trung Hoa đã có sự tiếp xúc văn hoá – ngôn ngữ từ rất lâu đời và vô cùng sâu đậm Từ những thế kỉ trước Công nguyên cho đến thế kỉ X là thời kì nước ta chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hán chủ yếu là thông qua "con đường khẩu ngữ" Giới quan chức cũng như những người dân thường (đặc biệt là thương nhân) đã sang cai trị và làm ăn sinh sống ở đất Việt, và qua họ người Việt đã thu nạp vào trong tiếng nói của mình không ít những từ ngữ thông thường, mà phần nhiều vẫn còn lưu lại cho đến ngày

nay, như : buồng , buồm, đuốc, đũa, mùa Từ thế kỉ X trở đi, nước ta giành được độc

lập, bắt tay vào công cuộc xây nền tự chủ Trong bước đầu gây dựng đất nước, từ thời Lý–Trần, cha ông chúng ta đã biết dựa vào văn hoá Hán và chữ Hán để đào tạo nhân tài Trong công cuộc này, người Việt đã ít khi có dịp tiếp xúc trực tiếp với người Trung Hoa, cho nên "con đường khẩu ngữ" đã lùi dần vị thế gần như độc tôn trước đây để nhường chỗ cho "con đường sách vở" Và đây chính là lúc cách đọc chữ Hán ở Việt Nam bắt đầu thoát li khỏi ngữ âm thực tế của tiếng Hán ở Trung Hoa, dần dần hình thành hệ thống âm Hán Việt Cũng từ thời trung đại, tiếng Việt và tiếng Hán đều rất gần gũi nhau về mặt loại hình: đều là ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính Với hai ngôn ngữ cùng chung loại hình, lại có cách đọc Hán Việt hoàn chỉnh như vậy, thì hàng loạt các từ ngữ tiếng Hán đi vào tiếng Việt để làm thành một lớp từ ngữ Hán Việt khá phong phú trong tiếng Việt là điều rất tự nhiên

Cách đọc Hán Việt là một cách đọc vốn bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, mà cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào giai đoạn bao gồm khoảng hai thế kỷ VIII, IX Nhưng cách đọc theo Đường âm đó, sau khi Việt Nam giành được độc lập, đã dần dần biến dạng đi, dưới tác động của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán để trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu vực văn hoá Việt Đây là một cách đọc tạo thành hệ thống, nghĩa là trên lý thuyết có thể dùng để đọc toàn bộ kho tàng các ký hiệu văn tự Hán, với khả năng gần như cách đọc của bản thân người Hán; nhưng đây lại là một cách đọc độc lập, có đặc trưng riêng, chức năng riêng và có cả một lịch sử diễn biến của riêng mình

Trang 20

Các nhà sử học Việt Nam thường coi thế kỉ X vừa là cái mốc đánh dấu vừa là để

“phân đôi” lịch sử Việt Nam thành hai giai đoạn : giai đoạn trước thế kỉ X là thời kì nước Việt chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc và giai đoạn từ thế kỉ X trở đi là kỉ nguyên độc lập của một quốc gia có chủ quyền Có thể coi đây là cơ sở lịch sử − xã hội quan trọng để xem xét, lí giải tiếp xúc Hán – Việt trong mối quan hệ với việc vay mượn

từ vựng tiếng Hán trong tiếng Việt

a) Giai đoạn trước thế kỉ X Tác giả Nguyễn Tài Cẩn cho rằng : “Trong suốt chín thế

kỉ sau Công nguyên, cách đọc chữ Hán ở Việt Nam luôn luôn gắn liền với những sự biến đổi xảy ra ở trong tiếng Hán” Tuy nhiên, vì tồn tại bên cạnh tiếng Việt, chịu sự tác động của cách nói người Việt, tiếng Hán có thể bị “méo mó” đi ít nhiều nhưng nhìn chung thời

kì này vẫn gắn liền mật thiết với tiếng Hán ở Trung Quốc Những từ tiếng Hán đi vào hệ thống từ vựng tiếng Việt thời kì này thường được gọi là từ tiền Hán Việt (hay còn gọi là

từ cổ Hán Việt, từ Hán Việt cổ) Nhưng những cách đọc này không tạo thành hệ thống và hiện không được người Việt dùng khi đọc các văn bản Hán nữa, ví dụ : beo, bùa, buồn, buồng, chè, chữ, chuộc, giá… Từ thế kỉ VIII, IX đến 938 (cuối đời Đường, Ngũ Đại), sự tiếp xúc Hán – Việt đã có ảnh hưởng rất sâu đậm và tồn tại đến ngày nay Sự tiếp xúc này

đã để lại cho chúng ta một cách đọc Hán Việt có hệ thống Những từ tiếng Hán ở giai đoạn này gia nhập vào tiếng Việt không phải trực tiếp như ở giai đoạn đầu mà gián tiếp qua quá trình dạy chữ Hán và truyền giáo ở Việt Nam lúc bấy giờ “Cách đọc Hán Việt là sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán và nền văn tự Hán xảy ra vào đời Đường, theo hệ thống ngữ âm tiếng Hán mà cụ thể là hệ thống Đường âm dạy ở Giao Châu (khoảng thế kỉ VIII – X).” (Nguyễn Văn Khang)

b) Giai đoạn từ thế kỉ X (938) về sau Từ khoảng đầu thế kỉ X thì Việt Nam giành được độc lập tự chủ, không còn trực tiếp lệ thuộc nhà Hán Viết chữ Hán, về mặt từ vựng

và ngữ pháp, ta vẫn làm một cách hầu như không khác gì với cách làm của người Hán ở Trung Quốc Nhưng về mặt ngữ âm, ta đọc chữ Hán theo lối của ta, khác hẳn cách đọc của người Hán Từ đây, cách đọc chữ Hán học ở giai đoạn cuối Đường − Ngũ Đại được tách ra, phát triển theo một hướng riêng, theo quỹ đạo của sự phát triển tiếng Việt Những

gì xảy ra trong bản thân tiếng Hán, từ Tống, Nguyên, Minh trở về sau, đối với Việt Nam đều không ảnh hưởng tới, không xóa nhòa được cách đọc mà ta đã học được ở giai đoạn cuối Đường, Ngũ Đại ; chúng không thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình diễn biến

về sau của cách đọc này Theo GS Nguyễn Tài Cẩn, “từ thế kỉ XI trở đi thì cách đọc Hán Việt mới tách hẳn ra thành một lối đọc độc lập với cách đọc ở Trung Nguyên, và tồn tại

Trang 21

độc lập với tư cách là hệ thống đọc riêng biệt của người Việt.” Trong giai đoạn này nước

ta vẫn còn sự tiếp xúc với tiếng Hán ; tiếp xúc trực tiếp, tự nhiên qua khẩu ngữ của người Hán thông qua tầng lớp Hoa kiều ở tại Việt Nam ; hay sự tiếp xúc trực tiếp bị bắt buộc mấy chục năm, giai đoạn nhà Minh chiếm đóng ; hoặc tiếp xúc gián tiếp thông qua sách

vở : vận đồ, vận thư, từ điển,… Có thể khẳng định rằng : chỉ có giai đoạn tiếp xúc cuối Đường – Ngũ Đại mới là giai đoạn có ảnh hưởng quyết định nhất đối với việc hình thành cách đọc chữ Hán ở Việt Nam hiện nay – cách đọc Hán Việt Cách đọc Hán Việt chính là sản phẩm bắt nguồn từ giai đoạn tiếp xúc này

1.2 Hệ quả của việc tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt

Quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán đã để lại trong tiếng Việt một tỉ lệ lớn các

từ vay mượn của tiếng Hán, gọi là từ gốc Hán hay từ Hán-Việt Theo các nhà nghiên cứu thì khoảng hơn 60% số từ của tiếng Việt là từ vay mượn của tiếng Hán Tuy nhiên, các từ tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt Đó gọi là cách đọc Hán-Việt Cách đọc này đã được hoàn thiện từ khoảng thế kỉ X- XI và được sử dụng ổn định cho đến nay Điều đó có nghĩa là các từ vay mượn của tiếng Hán được người Việt đọc theo âm cổ – âm tiếng Hán đời Đường – có sự Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt Trong khi đó tại Trung Quốc, trải qua các thời kì khác nhau, cách phát âm của các từ đã thay đổi nhiều Điều này giải thích tại sao từ tiếng Trung hiện đạitừ Hán-Việt có cách đọc không giống nhau Ví dụ:

từ dìfēng của tiếng Trung được người Việt đọc là địa phương Mặt khác, các từ gốc Hán trong tiếng Việt cũng có sự khác biệt về nghĩa và cách sử dụng so với từ tương đương trong tiếng Trung hiện nay Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ ngoại ô được dùng để biểu thị ý nghĩa „lãnh vực bên ngoài thành phố‟ nhưng tiếng Trung lại dùng thị giao, thành giao để biểu thị ý nghĩa này Không những thế, tiếng Việt còn dùng các yếu tố gốc Hán để tạo ra từ mới chỉ dùng trong tiếng Việt, ví dụ: tiểu đoàn, đại đội, hoặc kết hợp một yếu tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới, ví dụ: binh lính, tàu hỏa, đói khổ Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có một số từ gốc Hán nhưng không đọc theo âm Hán-Việt, ví dụ: rồng – long; sức – lực, xin – thỉnh, hoặc các từ gốc Hán mượn qua khẩu ngữ, ví dụ: mì chính, xì dầu…

1.3 Nguyên nhân có lớp từ Hán Việt

Nhìn chung, tiếng Việt vay mượn các từ ngữ tiếng Hán để phục vụ cho hai mục

đích:

1.3.1 Bổ sung những từ còn thiếu

Trang 22

Tiếng Việt thời kì đầu còn thiếu rất nhiều từ, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, văn học – nghệ thuật, luật pháp, chính trị, kinh tế, quốc phòng, giáo dục Để bổ sung những từ còn thiếu, người Việt một mặt đã tạo ra một số từ mới trên cơ sở các nguyên tắc cấu tạo

từ tiếng Việt, song mặt khác cũng đã vay mượn một số lượng lớn từ ngữ tiếng Hán Việc vay mượn các từ ngữ tiếng Hán đã diễn ra trong một thời gian rất dài, ngay từ khi tiếng Việt còn chưa trở thành ngôn ngữ độc lập Tuy nhiên, những từ ngữ vay mượn từ xa xưa của tiếng Hán đã bị thay đổi nhiều trong tiếng Việt và chúng hoạt động giống như từ

thuần Việt nên nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là từ thuần Việt, ví dụ: buồng (phòng),

buồn, mây, chè… Vì vậy, khi nói đến từ ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, thường người ta

nghĩ đến những từ được vay mượn trong thời kì tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ độc lập

và được đọc theo một nguyên tắc chung giống nhau: đọc theo âm Hán-Việt Ví dụ:

– Các từ trong lĩnh vực văn hóa: lễ nghi, lễ hội, tôn giáo, giáo phái, văn minh – Các từ trong lĩnh vực văn học-nghệ thuật: tiểu thuyết, hội họa, điêu khắc, trữ tình – Các từ trong lĩnh vực luật pháp: hiến pháp, luật sư, tòa án, quy định, hình sự – Các từ trong lĩnh vực chính trị: chính phủ, độc lập, phụ thuộc, dân chủ, liên minh – Các từ trong lĩnh vực kinh tế: công nghiệp, tư bản, tỷ giá, chứng khoán

Có thể thấy rằng, đây chủ yếu là những thuật ngữ khoa học-chuyên môn

1.3.2 Tạo ra một lớp từ có sắc thái nghĩa khác với từ đã có trong tiếng Việt

Do được sử dụng nhiều nên từ ngữ tiếng Việt thường có đặc điểm của từ ngữ giao tiếp hàng ngày Điều đó làm cho chúng không thể dùng để biểu thị các sắc thái nghĩa trang trọng hay khái quát Để khắc phục tình trạng này, tiếng Việt vay mượn một số từ ngữ tiếng Hán có nghĩa cơ bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc thái nghĩa khác Điều này làm xuất hiện những cặp từ đồng nghĩa, trong đó từ thuần Việt

và từ Hán-Việt chỉ có sắc thái nghĩa khác nhau Ví dụ:

– Từ thuần Việt gây cảm giác thô tục, ghê sợ hoặc đau đớn còn từ Hán-Việt tạo cảm giác lịch sự, trung hòa Ví dụ:

Từ thuần Việt: chảy máu, chết, nôn

Từ Hán-Việt: xuất huyết, từ trần, thổ

– Từ Hán-Việt tạo ra cảm giác trang trọng hơn từ thuần Việt Ví du:

Từ thuần Việt: cưới nhau, đàn bà, người già

Từ Hán-Việt: hôn nhân, phụ nữ, phụ lão

Trang 23

1.4 Khái niệm từ Hán Việt

Từ Hán - Việt là lớp từ ngữ được người Việt vay mượn từ tiếng Hán và bằng con đường Việt hoá, nó đã trở thành một bộ phận quan trọng trong kho tàng tiếng Việt vô cùng phong phú của dân tộc ta Từ Hán Việt là những từ mượn Hán, được đọc theo cách đọc Hán Việt và nhập vào kho từ vựng tiếng Việt

2 Vị trí của từ Hán Việt

Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ Hán Việt có số lượng lớn nhất so với các từ gốc ngoại khác (từ mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga…) Đồng thời, từ Hán Việt cũng có vai trò hết sức quan trọng kể cả về số lượng cũng như chất lượng Lớp từ Hán Việt có mặt ở mọi cấp độ với các vai trò khác nhau Chúng không chỉ dừng lại ở các từ ngữ mượn sẵn “nguyên khối” như : hoà bình, độc lập, tự do, hạnh phúc,… hay các thành ngữ, tục ngữ như : tam tòng tứ đức,… mà chúng đã và đang tạo ra ngày một nhiều các từ Hán Việt mới theo mô hình cấu tạo từ của tiếng Việt (như ban trong ban bệ, ban chấp hành, uỷ ban) Các từ Hán Việt không chỉ gồm có các từ mang nghĩa mới mà còn có cả những từ mang khái niệm đã có từ Việt biểu hiện Từ Hán Việt không những được dùng trong giao tiếp hằng ngày mà còn có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hành chính và đặc biệt là trong hệ thống thuật ngữ tiếng Việt Chẳng hạn như, với tư cách là từ ngữ của văn chương, từ Hán Việt góp phần tạo nên sắc thái trang trọng, cổ kính, tưởng như rất trừu tượng, khó nắm bắt nhưng dường như lại rất gần gũi Ví dụ : thái dương, bóng nguyệt, hình ảnh một tiều phu bên sườn núi,… Với tư cách là từ ngữ của phong cách chính luận, các từ Hán Việt có tần số xuất hiện cao ở các bài chính luận, xã luận trên báo chí ; làm tăng tính chuẩn xác cho loại văn này Hay với tư cách là thuật ngữ khoa học, các từ HánViệt đảm bảo tính chặt chẽ về cấu trúc, tính chính xác về khái niệm

Vì thế, từ Hán Việt đóng vai trò chủ đạo trong việc cấu tạo thuật ngữ; hơn nữa những lợi thế của chính bản thân từ Hán Việt đã trở thành “cứu cánh” cho việc chuyển dịch các thuật ngữ Âu – Mĩ sang tiếng Việt Bởi vì các tác giả sẽ giảm bớt được công sức tìm thuật ngữ Việt tương đương, nhất là trong trường hợp người ta cảm thấy khó tìm được một cách chuyển dịch sang tiếng Việt hợp lí, thì việc chọn cách sử dụng Hán Việt không những “khả dĩ” mà còn còn bảo đảm “độ an toàn”

2.1 Từ vay mượn trong tiếng Việt

Trên thế giới, sự ảnh hưởng, tiếp xúc và vay mượn ngôn ngữ là hiện tượng phổ biến, diễn ra trong bất cứ một ngôn ngữ nào Hiện nay, xu hướng ấy càng thể hiện rõ nét cùng với xu thế quốc tế hoá toàn cầu Ngôn ngữ này thường mượn của ngôn ngữ kia

Trang 24

những tên gọi để gọi tên những sản vật, những sản phẩm nhân tạo, những hiện tượng tự nhiên mà mình không có hoặc chưa có Thậm chí, ngôn ngữ một số quốc gia, dân tộc có trình độ thấp hơn còn có thể vay mượn không chỉ từ ngữ, các hình thức diễn đạt mà còn

cả thao tác tư duy, cách thức tri nhận Không một ngôn ngữ nào có thể khẳng định là thuần khiết, không pha tạp, không cần vay mượn ngôn ngữ khác Vay mượn ngôn ngữ có thể diễn ra trên nhiều bình diện nhưng phổ biến nhất vẫn là vay mượn các đơn vị từ vựng Đặc biệt, những yếu tố vay mượn khi đi vào một ngôn ngữ khác thì đã bị biến đổi theo quy luật của ngôn ngữ đó, nên chúng không còn được xem là đơn vị của ngôn ngữ gốc nữa

2.2 Từ Hán Việt trong các từ vay mượn

Tiếng Việt và tiếng Hán đều là những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời Sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ này bắt đầu khi phong kiến nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm nước ta, biến nước ra thành quận huyện của chúng Trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lượng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán để làm giàu thêm kho

từ ngữ của mình Tuy nhiên hiện tượng tiếp nhận này diễn ra không giống nhau qua các thời kỳ lịch sử Trong giai đoạn đầu, sự tiếp nhận từ ngữ Hán của tiếng Việt chỉ mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chủ yếu bằng con đường khẩu ngữ qua sự tiếp xúc trực tiếp trong giao tiếp Đến đời Đường, tiếng Việt đã tiếp nhận từ ngữ Hán một cách có hệ thống thông qua con đường sách vở dưới dạng ngữ âm đời Đường Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, trải qua nhiều triều đại tiếng Hán ở Trung Quốc đã có nhiều biến đổi nhưng ở Việt Nam, chữ Hán vẫn được đọc như dạng ngữ âm tiếng Hán đời Đường Cách đọc đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay và được gọi là cách đọc Hán Việt Như vậy, cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam, phản ánh dạng ngữ âm của chữ Hán đời Đường được dạy và học ở Việt Nam lúc bấy giờ Tất nhiên, so với dạng ngữ âm tiếng Hán đời Đường thì cách đọc Hán Việt cũng được Việt hoá ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt thời đó Hiện tượng chữ Hán được dùng nhiều ở Việt Nam trước đây và sự tồn tại của cách đọc Hán Việt cho đến ngày nay chỉ là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt đã tiếp nhận hàng loạt từ ngữ tiếng Hán một cách có hệ thống, và từ đời Đường đến nay, tất cả các từ tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán bằng con đường sách vở đều được đọc theo cách đọc Hán Việt Tuy nhiên, chỉ được coi là từ Việt gốc Hán những từ Hán nào thực sự nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt

Trang 25

2.3 Khả năng biểu đạt của từ Hán Việt

Các từ ngữ Hán Việt khi được mượn vào tiếng Việt trở thành một bộ phận của từ vựng tiếng Việt và chúng hoạt động theo quy luật tiếng Việt, vì vậy ngữ nghĩa của các đơn vị gốc Hán có thể thay đổi so với tiếng Hán

2.3.1 Tính cố định

Từ Hán Việt có tính cố định, có sự kết hợp bền chắc Chúng ta không thể đảo vị trí các yếu tố trong từ hay thêm bất kì yếu tố nào vào được Nhưng với các từ thuần Việt tương đương, chúng ta lại có thể đảo vị trí các yếu tố, thậm chí thêm các yếu tố khác vào

Ví dụ : So sánh : “giang sơn” và “sông núi” sơn giang (−) núi sông (+) giang và sơn (−) sông và núi (+)

đã tạo nên sự đối lập giữa tính chất tĩnh của từ Hán Việt với tính chất động của từ thuần Việt Ví dụ : kiêu ngạo − tỏ vẻ khinh người, tự cao tự đại Bên cạnh đó, từ Hán Việt có một sắc thái cổ kính mà từ thuần Việt không có Sắc thái cổ kính này là do từ Hán Việt dùng để chỉ các nhân vật và cuộc sống của vương triều đã thuộc về lịch sử, như : trẫm, nương tử, phu quân, ái phi, thiếp, khanh, thần, thái hậu, công chúa,… Ngày nay, các từ này vẫn được dùng nhưng lại mang một sắc thái nghĩa mới Ví dụ : “Công chúa về rồi à

?” Đây không phải là lời của vua nói với con gái, mà là lời của người cha nói âu yếm với con gái của mình, ví con như là công chúa

2.3.4 Tính biểu cảm và hình tượng

Từ Hán Việt có tính biểu cảm rất cao Nhờ có đặc điểm này mà người nghe có thể biết được thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với đối tượng được nói đến

Trang 26

Ví dụ : Khi muốn bày tỏ thái độ khen ai đó, người nói sử dụng các từ : thông minh, tuyệt đẹp, tuyệt sắc, tuyệt trần, Như ta đã biết, thành ngữ Hán Việt có tính hình tượng rất cao

Ví dụ : Khi muốn diễn tả một khoảng thời gian đã lâu lắm rồi, tiếng Việt chúng ta sử dụng cụm từ đã từ lâu lắm rồi, ngày xửa ngày xưa, Nhưng nếu chúng ta sử dụng thành ngữ Hán Việt “thiên niên vạn đại” (nghìn năm vạn đời) thì rõ ràng tính hình tượng cao hơn rất nhiều

2.3.5 Tính trang trọng và tao nhã

Trong nhiều trường hợp, từ Hán Việt được sử dụng để đặt tên một vùng đất (An Giang, Cần Thơ, Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, ) hay tên đường, tên phố, tên người (Anh Tuấn, Phương Thảo, Hương Giang, Quyết Thắng, Sơn Lâm ) hoặc tên thương hiệu (Bảo Tín, Minh Châu, ) Ngoài ra, trong các hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức, cũng như đặt tên cho các tổ chức đoàn thể, chúng ta thường sử dụng từ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt, làm như vậy sẽ tạo được nhiều sắc thái biểu cảm, trang trọng hơn Ví dụ : Chúng ta nói : “Hội Phụ nữ Việt Nam”, chứ không nói “ “Hội Đàn bà Việt Nam”,… Chúng ta nói : “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân đã đến dự…”, chứ không nói : “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng vợ đã đến dự…” Bên cạnh

đó, từ Hán Việt còn mang sắc thái tao nhã, tránh được những cảm giác ghê sợ đau thương, thô tục, giảm nhẹ ấn tượng nặng nề Ví dụ : Chúng ta có “nữ hộ sinh”, chứ không

ai nói rằng “nữ đỡ đẻ”

2.3.6 Tính thống nhất trong cách hiểu

Từ thuần Việt của chúng ta thường gây nhầm lẫn trong cách hiểu Ví dụ : So sánh :

“thân sinh Nguyễn Thị X” và “người sinh ra Nguyễn Thị X” Ta thấy: Trong cụm từ Hán Việt “thân sinh Nguyễn Thị X” chúng ta chỉ có thể hiểu là chỉ người đã sinh ra chị Nguyễn Thị X Nhưng trong cụm từ thuần Việt “người sinh ra Nguyễn Thị X” chúng ta cũng có thể hiểu là chỉ người đã sinh ra chị Nguyễn Thị X, đồng thời chúng ta còn có thể hiểu Nguyễn Thị X là tên người được sinh ra Như vậy, nếu không căn cứ vào những ngữ cảnh cụ thể thì rất dễ gây nên hiểu nhầm

3 Các kiểu từ Hán Việt

3.1 Từ Hán Việt đơn tiết

Những tiếng Hán Việt có ý nghĩa rõ ràng, có khả năng hoạt động tự do, đều được gọi là từ Hán Việt đơn tiết Từ Hán Việt đơn tiết thường có nghĩa từ vựng gọi tên những

sự vật, đặc điểm, tính chất mà tiếng Việt chưa có để gọi tên, nên khi đi vào kho từ vựng tiếng Việt chúng vẫn giữ được khả năng hoạt động tự do Những từ Hán Việt đơn tiết khi

Trang 27

vào tiếng Việt, tuy cũng gặp những xung đột đồng âm và đồng nghĩa với từ tiếng Việt, nhưng vẫn trở thành từ hoạt động tự do bên cạnh từ tiếng Việt là không nhiều và phần lớn các đơn vị đó đã có sự phân công hoặc thay đổi ít nhiều về nghĩa để tạo ra giá trị riêng Đại bộ phận từ Hán Việt đơn tiết trong tiếng Việt là danh từ, ví dụ : − Danh từ chỉ người, như : ông, bà, quan,… − Danh từ chỉ động vật, như : hổ, báo, phượng,… − Danh từ chỉ thực vật, như : trúc, cúc, mai,… Còn tính từ, động từ loại này khi đi vào tiếng Việt, khả năng hoạt động rất ít Từ Hán Việt đơn tiết có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Do du nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt với số lượng lớn nên các từ Hán Việt đơn tiết xuất hiện không chỉ lẻ tẻ mà còn theo nhóm (trường từ vựng – ngữ nghĩa) Với cách nhập lẻ tẻ, các từ Hán Việt đơn tiết xuất hiện với vai trò lấp đầy, bổ sung những khái niệm mới cho các trường từ vựng – ngữ nghĩa đã có trong tiếng Việt Ví dụ : − Trường từ vựng khí hậu – thời tiết được bổ sung các từ băng, tuyết bên cạnh các từ gió, bão, mưa, dông,… − Trường từ vựng thời gian được bổ sung các từ : giáp, kỉ bên cạnh các từ giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm,… − Trường từ vựng chỉ số đếm tiếng Việt đã đến nghìn nên các từ Hán Việt bổ sung các từ trên một nghìn như vạn, ức, triệu,… − Trường từ vựng thực vật, động vật được bổ sung hàng loạt các khái niệm mới Ví dụ : đậu, đỗ, cam, ngô, liễu, lê, tùng, cần, hồi, ngải, quế, sâm, cúc, lan, huệ,… (động vật) ; nhạn, yến, hạc, cốc, kình, nghê, loan, phượng,… (thực vật) − Trường từ vựng tâm lí, tình cảm được bổ sung các từ Hán Việt như : sầu, muộn, khổ, oán, hận, thù, nhục,… Nhờ sự bổ sung này mà các trường từ vựng – ngữ nghĩa đã có trong tiếng Việt trở nên hoàn chỉnh Ví dụ : cao tạo nên cặp đối lập cao – thấp, thô tạo nên cặp đối lập thô – mịn,… Với cách nhập theo nhóm / trường từ vựng là cách du nhập mang tính đặc thù của các từ mượn Hán có cách đọc Hán Việt Bởi thực tế cho thấy, không phải từ vay mượn của ngôn ngữ nào cũng đều có đặc điểm này mà chỉ từ vay mượn du nhập với số lượng lớn mới có : các từ Hán Việt xuất hiện theo nhóm đã bổ sung cho hệ thống từ vựng tiếng Việt những trường từ vựng – ngữ nghĩa mới Có thể coi đây là một đặc điểm riêng của các từ đơn Hán Việt Ví dụ : − Nhóm từ chỉ phương hướng Ví dụ : hướng, đông, tây, nam, bắc − Nhóm từ chỉ mùa Ví

dụ : xuân, hạ, thu, đông − Nhóm từ chỉ các đơn vị hành chính Ví dụ : thôn, ấp, hương, giáp, xã, lí, tổng, châu, huyện, phủ, trấn, tỉnh, phường, khu, quận, đô, kinh, kì, xứ, bang,… − Nhóm từ chỉ “quan và dân” Ví dụ : quan, công, hầu, bá, tử, nam, vương, đế, khanh, thần, tổng, đề, lí, đội, tướng, soái, dân, lê, thứ, đinh − Nhóm từ chỉ thiên can địa chi Ví dụ : giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, quý ; tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi,… − Nhóm từ chỉ đạo đức phương Đông Ví dụ : trung,

Ngày đăng: 09/11/2017, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w