Lí do chọn đề tài, đối tượng và mục đích nghiên cứu Trong những năm gần đây, việc dạy học theo tinh thần đổi mới, theo hướng phát huy tính sự chủ động, tích cực của người học đã trở thà
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguy ễn Thị Mỹ An
V ẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VÀO VIỆC THIẾT KẾ MỘT
S Ố GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT (BẬC THPT)
Thành ph ố Hồ Chí Minh – 2013
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguy ễn Thị Mỹ An
V ẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VÀO VIỆC THIẾT KẾ MỘT
S Ố GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT (BẬC THPT)
Chuyên ngành: Lí lu ận và phương pháp dạy học bộ môn Văn học
Mã s ố: 60140111
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHAN THỊ MINH THÚY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
th ực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong lu ận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tp H ồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Tác gi ả luận văn
Nguy ễn Thị Mỹ An
Trang 4MỤC LỤC
L ỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
M Ở ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài, đối tượng và mục đích nghiên cứu 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 14
4 Phạm vi nghiên cứu 14
5 Phương pháp nghiên cứu 14
6 Đóng góp của đề tài 15
7 K ết cấu của đề tài 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 17
1.1 Xu th ế đổi mới và phát triển dạy học hiện nay 17
1.1.1 Nh ững nét đặc trưng cơ bản của xu hướng đổi mới dạy học 17
1.1.2 M ột số mô hình đổi mới dạy học hiện nay ở Việt Nam 18
1.2 M ột số phương pháp dạy học mới thường được vận dụng hiện nay 25
1.2.1 Phương pháp nêu vấn đề 25
1.2.2 Phương pháp hướng dẫn tự học 30
1.3 M ột số vấn đề về dạy học Tiếng Việt ở trường THPT hiện nay 35
1.3.1 Yêu c ầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng 35
1.3.2 Tình hình vận dụng phương pháp mới trong dạy học Tiếng Việt ở trường THPT hi ện nay 37
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT THEO PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 39
2.1 Thi ết kế giáo án Tiếng Việt theo phương pháp nêu vấn đề 39
2.1.1 Quy trình chung c ủa việc xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học Tiếng Vi ệt 39
2.1.2 M ột số tình huống có vấn đề thường được tổ chức trong dạy học Tiếng Việt 47
2.1.3 Cách s ử dụng tình huống có vấn đề trong giờ dạy học Tiếng Việt 52
2.2 Thi ết kế giáo án dạy học Tiếng Việt theo PP hướng dẫn tự học 57
2.2.1 Quy trình chung c ủa việc xây dựng PP hướng dẫn tự học trong dạy học Tiếng Vi ệt 57
2.2.2 M ột số cách thức hướng dẫn tự học trong dạy học Tiếng Việt 62
Trang 52.2.3 M ột số hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh tự học 66
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 69
3.1 Thiết kế giáo án 69
3.1.1 Bài Thực hành về thành ngữ, điển cố 70
3.1.2 Bài Nghĩa của câu 75
3.2 Ti ến hành thực nghiệm 79
3.2.1 M ục đích và phạm vi thực nghiệm 79
3.2.2 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm 80
3.3 K ết quả thực nghiệm 80
3.3.1 Quan sát gi ờ học 80
3.3.2 Nh ận xét chung về các tiết học 81
3.4 Nh ận xét chung về kết quả thực nghiệm 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 87
PH Ụ LỤC 92
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài, đối tượng và mục đích nghiên cứu
Trong những năm gần đây, việc dạy học theo tinh thần đổi mới, theo hướng phát huy tính sự chủ động, tích cực của người học đã trở thành tư tưởng dạy học tiên
tiến, hiện đại, không còn xa lạ với giáo viên (GV) Nói đến sự đổi mới trong dạy học, nhiều GV đã chú trọng hơn trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện
dạy học… Theo chúng tôi, đổi mới trong dạy học là xu hướng tất yếu, và hoạt động này phải được diễn ra một cách đồng bộ, toàn diện hơn Chính vì thế, khi nghiên cứu
về sự đổi mới trong hoạt động dạy học, chúng tôi đặc biệt chú ý đến vai trò của người
thầy, bởi “trong quá trình dạy học hiện đại, người thầy vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo,
th ể hiện ở chỗ người thầy xác định mục tiêu, nội dung bài học, thiết kế và tổ chức các
ho ạt động, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và dự kiến phương hướng, cách thức giải quyết tương ứng…” [59, tr.86] Tuy vậy, việc dạy học không phải chỉ tập trung
vào GV, cũng không phải là việc GV cung cấp bao nhiêu kiến thức… mà điều quan
trọng nhất là cách gây ảnh hưởng của GV đối với HS Chính vì vậy chúng tôi chú ý nghiên cứu đến việc thiết kế giáo án, bởi giáo án là phương án tổ chức hoạt động dạy
học của GV, là chiến lược dạy của GV trong từng tình huống cụ thể, trước từng đối tượng cụ thể Theo đó, giáo án là công việc chuẩn bị của GV trước khi lên lớp, trình bày dự kiến cách thức tổ chức các hoạt động học tập để đạt được mục tiêu bài học Vì
vậy giáo án cần định hướng rõ về nội dung, mục đích, PPDH… Tuy vậy lâu nay việc
soạn giáo án đa phần vẫn còn mang tính hình thức, chưa thấy được sự sáng tạo của người thầy cũng như chưa tạo được dấu ấn cá nhân, phong cách riêng của từng GV Nhiều giáo án thường được sao chép rập khuôn, máy móc theo những “mẫu” có sẵn hay một quy trình khép kín với các phần cố định như: Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ –
học bài mới – củng cố - giao bài tập về nhà, chưa có sự đầu tư về mặt hướng đến người học, giúp học sinh (HS) tự vận động, chiếm lĩnh tri thức
Tiếng Việt (TV) cũng như bất cứ môn học nào trong nhà trường, sẽ không thể đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn nếu như GV không khơi gợi được sự
hứng thú khám phá và sáng tạo học tập của HS Đổi mới dạy học TV trước hết phải
Trang 8được thể hiện ở sự đổi mới trong phong cách của người thầy, là việc chuyển đổi từ cách DH lấy thầy làm trung tâm như trước kia sang cách dạy lấy HS làm trung tâm, phát huy các chức năng, phẩm chất của người học Trong dạy học theo hướng tích
cực, người thầy cần thiết kế các tình huống sư phạm để HS tự khai thác, chiếm lĩnh
và kiến tạo kiến thức, tạo ra nhiều cơ hội để HS có thể suy nghĩ, hoạt động và có trách nhiệm hơn đối với việc học tâp của mình Kết quả là HS tiếp thu nội dung bài
học tốt hơn, nắm vững kiến thức hơn, các kĩ năng thực hành được hình thành và phát triển tốt hơn Nhiều hoạt động thường được nhắc đến như phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thực hành…Gần đây còn có nêu vấn đề, thảo luận nhóm, giao tiếp,
tự học… Những cách này đã được giới thiệu khá phổ biến và đầy đủ trong các tài liệu nghiên cứu, tuy vậy khi giảng dạy hầu hết GV thường khá lúng túng, nhất là đối với nêu vấn đề và hướng dẫn HS tự học – hai PP phát huy được tính tích cực, chủ động
của HS một cách trực tiếp nhất
Chúng ta đều thấy rõ dạy học nêu vấn đề đã khắc phục được nhiều hạn chế của
dạy học diễn giảng, đàm thoại truyền thống Dạy học nêu vấn đề giúp HS nắm vững tri thức và phát triển hoạt động trí tuệ một cách sâu sắc và vững chắc, đặc biệt là phát triển tư duy độc lập, năng động, sáng tạo Cách dạy học này tuy đã được đề cập từ lâu
và được vận dụng nhiều trong các môn học nhưng nhiều GV phổ thông còn khá dè
dặt trong việc vận dụng nó vào phân môn TV bởi nhiều GV thường gặp khó khăn với
việc xây dựng “tình huống có vấn đề”, tạo ra câu hỏi “có vấn đề”… kích thích nhu
cầu khám phá một cách tích cực và tự giác nơi HS
Ngày nay, dạy học không chỉ là truyền thụ đầy đủ kiến thức qua văn bản trong
từng bài học mà dạy học còn là dạy HS cách học, phương pháp học, dạy cho HS biết
tự học Nếu HS đã có được kĩ năng, phương pháp và ý chí tự học thì sẽ tạo được lòng say mê học tập, khơi dậy nội lực vốn có trong các em và chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao Tự học nói chung và tự học TV nói riêng trước nay thường chỉ được
hiểu là HS học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ ở nhà… Thực ra, khái niệm “tự học” cần được hiểu rộng hơn Nó có thể diễn ra trên lớp hoặc ngoài lớp và có quan hệ chặt chẽ
với hoạt động dạy học Đối với TV, phân môn dạy tiếng mẹ đẻ, HS không thể không
Trang 9tự học, tự tìm hiểu, đào sâu, mở rộng kiến thức để vận dụng vào giao tiếp thực tế Vì
vậy, GV cần đặc biệt chú ý hướng dẫn HS tự học để giờ học TV đạt hiệu quả hơn
Có thể nói dạy học nêu vấn đề và hướng dẫn tự học về cơ bản đã thoát khỏi khuynh hướng DH theo lối “thông tin – truyền thụ” một chiều, bởi nó không lấy phương thức truyền thụ là chính, mà là cách tổ chức hướng dẫn HS tìm tòi phát hiện
những tri thức mới Dạy học TV theo cách nêu vấn đề và hướng dẫn tự học đã làm thay đổi cơ chế dạy học cũ, tạo một cơ chế dạy học mới, trong đó mối quan hệ GV –
HS được thiết lập cân đối hơn GV giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ,
tạo điều kiện cho HS thực hiện các hoạt động học tập một cách có hiệu quả hơn
Vì sự cần thiết và tính thiết thực của giáo án trong quá trình đổi mới dạy – học
như đã phân tích trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp nêu vấn
đề và hướng dẫn tự học vào việc thiết kế một số giáo án Tiếng Việt” làm đối
tượng nghiên cứu Để khắc phục tình trạng thầy giảng – trò nghe, chúng tôi sẽ cố
gắng đi vào thiết kế những giáo án “mở” (khác với các giáo án đi theo một quy trình khép kín), sử dụng và phối hợp linh hoạt nhiều hoạt động dạy học khác nhau, tạo khoảng không gian “mở” cho GV sáng tạo và thiết kế theo năng lực, trình độ của HS
Và như thế, giáo án không thể là “một đường truyền kiến thức thẳng tắp” như trước kia
Đề tài của chúng tôi hướng đến việc tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về
dạy học theo cách nêu vấn đề và hướng dẫn HS tự học Sau đó, chúng tôi tập trung vào việc thiết kế một số giáo án TV vận dụng cách dạy học nêu vấn đề và hướng dẫn
HS tự học với mục đích có thể là nguồn tài liệu tham khảo của GV trong việc soạn giáo án TV theo hướng đổi mới, phát huy được tính “chủ động, tích cực” nơi HS, để
giờ học TV không còn là những giờ học khô khan và truyền thụ một chiều từ GV
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Nh ững nghiên cứu về nêu vấn đề
2.1.1 Trên th ế giới, dạy học cách nêu vấn đề đã được biết đến từ khá lâu Nêu vấn
đề đã từng xuất hiện trong các buổi tọa đàm do Xocrate – một triết gia Hy Lạp cổ đại
Trang 10– khởi xướng Dần dần qua các thời kì hình thành và tồn tại của nhà trường, nêu vấn
đề hoàn thiện thành một tư tưởng dạy học có cơ sở lí luận và thực tiễn vững vàng
Người có công đầu trong việc xây dựng nền móng cho cách thức dạy học này
là V Ôkôn Trong cuốn “Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề” (1976), tác giả đã
đề cập đến khái niệm “vấn đề” và “tình huống có vấn đề” – nhân tố quyết định của cách dạy học này Cuốn sách này cũng đã đúc kết những kết quả nghiên cứu từ những
thực nghiệm được ông vận dụng nhiều năm trong các trường học ở Ba Lan Kết quả
của những thực nghiệm sư phạm này đã mở ra khả năng ứng dụng PPDH nêu vấn đề vào nhiều môn khoa học và nhiều cấp học khác nhau
Tiếp tục hướng nghiên cứu của Ôkôn đã trình bày, trong cuốn “Dạy học nêu
v ấn đề” (1977), I.Ia.Lecne đã làm rõ hơn bản chất của dạy học nêu vấn đề Trên cơ
sở bổ sung, phát triển và hoàn thiện thêm một bước trong việc giải thích bản chất của
dạy học nêu vấn đề, tác giả chú ý khả năng phát triển tư duy sáng tạo cho HS Tác giả
đi sâu hơn về “vấn đề”, “tình huống có vấn đề”, đặc biệt là chú ý tới “bài toán có vấn đề” và các dạng của dạy học nêu vấn đề
A.M.Machiuskin trong cuốn “Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong d ạy học” đã trình bày hệ thống các khái niệm cơ bản liên quan như: khái niệm
về “tình huống có vấn đề”; những quy luật tâm lí chi phối việc khám phá ra tri thức
mới trong “tình huống có vấn đề”; cách thức sử dụng những quy luật đó vào việc điều khiển quá trình lĩnh hội tri thức một cách sáng tạo… ; cuối cùng là một số quy tắc chung cho việc xây dựng “tình huống nêu vấn đề” Nét nổi bật trong công trình nghiên cứu của A.M.Machiuskin là ông đã tập trung nghiên cứu “tình huống nêu vấn đề”
Các nhà sư phạm Trung Quốc trong công trình “Kĩ năng giảng giải – Kĩ năng nêu v ấn đề” (2009) tuy không đề cập đến các khái niệm cơ bản của DH nêu vấn đề
nhưng đã chú ý đến cơ cấu, chức năng nguyên tắc của nêu vấn đề Đóng góp của công trình nghiên cứu này là thuyết minh các loại hình nêu vấn đề thường dùng, bao
gồm các nội dung về đặc điểm, phạm vi sử dụng, tác dụng khơi gợi tư duy, yêu cầu
vận dụng… trong giảng dạy Ngữ Văn
Trang 112.1.2 Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về DH nêu vấn đề đã được các nhà tâm lí học,
giáo dục học quan tâm trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của thế giới
Trong cuốn “Lí luận dạy học đại cương” (1989), Nguyễn Ngọc Quang đã sử
dụng thuật ngữ “DH nêu vấn Ơrixtic” (Ơrixtic nghĩa là “tìm tòi”, “phát hiện”) Sau đó ông lí giải và phân tích để làm sáng tỏ những điểm đặc thù của PPDH nêu vấn đề Ơrixtic, giải thích về bản chất của nó và cấu trúc của “bài toán nêu vấn đề Ơrixtic”
Những luận điểm của ông đã làm sáng tỏ cơ sở lí thuyết quan trọng của DH nêu vấn
đề, mở ra một hướng nghiên cứu ứng dụng nó trong thực tiễn giảng dạy ở Việt Nam Ông quan niệm: “DH nêu vấn đề Ơrixtic là một tiếp cận lí luận dạy học đang phát tri ển DH nêu vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, đơn nhất Nó là
m ột phân hệ dạy học chuyên biệt hóa, tức là một tập hợp nhiều PPDH liên kết với nhau, trong đó PP bài toán Ơrixtic giữ vai trò trung tâm chủ đạo, gắn bó các PPDH khác nhau trong t ập hợp lại thành một hệ thống toàn vẹn” [36, tr.121]
Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Hoạt trong “Giáo dục học đại cương” 1997) cũng
quan tâm đến mặt “định lượng” của dạy học nêu vấn đề Ông đã đưa ra những phác
thảo về bản chất của dạy học nêu vấn đề như: cách hiểu về “tình huống có vấn đề”; nguyên tắc của dạy học nêu vấn đề; cách tạo “tình huống có vấn đề” và phân loại
“tình huống có vấn đề” trong dạy học; các mức độ của nêu vấn đề; quy trình của dạy
học nêu vấn đề và các điều kiện thực hiện, vận dụng nó… Công trình nghiên cứu này
đã góp phần giải thích những băn khoăn, thắc mắc cho giáo viên khi ứng dụng dạy
học nêu vấn đề vào các môn học cụ thể
Dạy học nêu vấn đề cũng được đề cập nhiều qua các bài viết đăng ở các tạp chí
như: “Dạy học giải quyết vấn đề nhằm tích cục hóa hoạt động nhận thức của học sinh” – TS Dương Tiến Sỹ (Tạp chí Giáo dục số 47-12/2002); “Dạy học giải quyết
v ấn đề ở trường trung học phổ thông” – ThS Trần Văn Kiên (Tạp chí Giáo dục số 121- 9/2005); “Khái ni ệm tình huống dạy học trong dạy học giải quyết vấn đề” –
PGS.TS Đặng Thành Hưng (Tạp chí Giáo dục số 202-11/2008)…
2.1.3 Đối với phân môn Tiếng Việt, dạy học nêu vấn đề cũng đã được các nhà
nghiên cứu, các nhà sư phạm chú ý và vận dụng
Trang 12Trong giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” (2001), các tác giả xem
việc sử dụng “tình huống có vấn đề” là một trong năm thủ pháp của dạy học TV Tuy giáo trình chưa phân tích rõ cách thức ứng dụng cụ thể của việc tạo “tình huống có
vấn đề” nhưng quan điểm trên là sự gợi ý thiết thực góp phần định hướng cho GV ứng dụng dạy học nêu vấn đề và tạo “tình huống nêu vấn đề” trong giờ học TV
Trong bài nghiên cứu “Cách tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Ngữ pháp ở trung học cơ sở” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục 6/1998) và luận văn Tiến sĩ
“S ử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp Tiếng Việt ở trường Trung h ọc cơ sở”, tác giả Trần Thị Nam đã đề cập đến những cơ sở để tạo ra “tình
huống có vấn đề” trong giờ ngữ pháp, từ đó tác giả đã đưa ra một số cách tạo “tình
huống có vấn đề” vận dụng vào giờ học ngữ pháp Theo tác giả, “Tình huống có vấn
đề có thể được tạo dựng ở các bài ngữ pháp, từ lí thuyết đến bài luyện tập Sử dụng tình hu ống có vấn đề trong giờ học ngữ pháp có thể làm thay đổi căn bản quy trình của giờ học, thay đổi phương thức học tập và hoạt động học của học sinh Đưa tình
hu ống có vấn đề vào giờ học ngữ pháp là một biện pháp tốt để học sinh được thực hành giao ti ếp (tranh luận, phản bác, chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình)…”
[33, tr.14]
Trong bài viết “Dạy học nêu vấn đề và cách tạo tình huống vấn đề trong giờ học Tiếng Việt” đăng trên Kỉ yếu Khoa Ngữ Văn – 30 năm nghiên cứu và giảng dạy,
T.S Phan Thị Minh Thúy đã đề cập đến ý nghĩa của việc DH nêu vấn đề và cơ sở của
việc tổ chức – tạo dựng “tình huống vấn đề” Đóng góp của bài viết là đã đưa ra một
số cách tạo “tình huống nêu vấn đề” trong giờ dạy học Tiếng Việt Ngoài ra trong bài
viết “Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học thực hành – luyện
t ập câu” (Tạp chí Giáo dục số 221-9/2009), tác giả cũng đã đưa ra quy trình xây
dựng “tình huống có vấn đề” trong một số bài dạy thực hành – luyện tập câu như sau: 1) Xác định mục đích luyện tập; 2) Xác định nội dung thực hành (được triển khai
bằng tình huống có vấn đề); 3) Thiết kế tình huống; 4) Thực hiện
Những nội dung trong các viết, bài nghiên cứu trên đã giúp ích rất nhiều cho
GV và SV các trường sư phạm vận dụng vào thiết kế giáo án DH TV