1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình tiếng việt (giáo trình đào tạo giáo viên mầm non) trình (tập 2) phần 2

67 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 30 MB

Nội dung

Các thán từ, trợ từ thường dùng trong phong cách khẩu ngữ cũng rấ t giàu sắc thái biểu cảm... T ừ n g ữ h à n h c h ín h Tính chất pháp chế của phong cách hành chính, thể thức nghiêm chỉ

Trang 1

Chương III ĐẶC ĐIỂM TU TỪ CỦA TIẾNG VIỆT

I ĐẶC ĐIỂM TU TỪ CỦA TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT

Dựa vào phong cách ngôn ngữ, ta chia các từ ngữ ra:

- Từ ngữ đa phong cách

- Từ ngữ đơn phong cách: từ khẩu ngữ, từ khoa học, từ ngữ hành chính, từ ngữ chính luận, từ ngữ nghệ thuật

1 Từ ngữ đa phong cách

Tiếng Việt có một khối lượng lớn các từ ngữ dùng chung

cho mọi phong cách Ví dụ: cỏ, cây, chim, cá, lợn, gà, xấu, tốt,

cứng, mềm; cưòi, hát, chạy, nhảy; đã, sẽ, đang, không, chưa, chang; và, với, nhưng, mà

Từ đa phong cách được mọi người trong xã hội quen biết và

Trang 2

b Giàu sắc thái biểu cảm

Từ khẩu ngữ bao giờ cũng gắn vối một thái độ dánh giá

riêng của chủ quan lòi nói Ví dụ:

“Lý Cựu bưng bát rượu kề lên môi và gật gật gù gù:

- Đây qua cầu rồi, cứ việc đánh chén cho đẫy Thằng Mới đâu, ông bảo mày lấy thêm chén rượu, làm sao từ nãy đến giờ chưa thấy? Đừng láo, ông thì chẻ xác mày ra”

(Ngô Tất Tố)Những từ ngữ khẩu ngữ như "qua cầu’- “đánh chén cho đẫy”, biểu thị thái độ đắc ý, tự mãn; "chẻ xác mày ra” biểu thị thái độ của người có quyền thế

Các thán từ, trợ từ thường dùng trong phong cách khẩu ngữ cũng rấ t giàu sắc thái biểu cảm Ví dụ:

Ô i, á i, h ô i ôi, tr ờ i ơ i : đ a u đ ớ n

Eo ơi, ối trời ơi.,.: sợ hãi

o , ơ, ủa, ơ kìa : ngạc nhiên

Ư (Anh về ư?): thân mật, âu yếm

Các từ ngữ khoa học có những đặc điểm sau:

100

Trang 3

a Từ ngữ khoa học không m ang sắc thái biểu cảm

Từ ngữ khoa học là công cụ đê nghiên cứu khoa học, cho nên không chứa đựng tình cảm riêng của cá nhân

b Từ ngữ khoa học m ang sắc thái phong cách

Có những từ ngữ khoa học chỉ là công cụ riêng của một ngành khoa học Ví dụ: vi phân, tích phân, axít, bazơ Có những từ ngữ khoa học được cấu tạo bằng cách sử dụng các từ trong vốn từ ngữ chung như: điểm, đưòng, góc, ngôn ngữ, lòi nói, câu Người nghiên cứu không thể nhầm lẫn những từ ngữ khoa học này với những từ thường dùng cùng có tên là từ ngữ khoa học

3 T ừ n g ữ h à n h c h ín h

Tính chất pháp chế của phong cách hành chính, thể thức nghiêm chỉnh của hoạt động hành chính đòi hỏi phải có một lớp từ ngữ hành chính, Ví dụ: u ỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, Bộ Giáo dục Đào tạo, bí thư, bộ trưởng, chủ tịch; hiến pháp, nghị định, thông tư, chỉ thị, hoá đơn, giấy chứng nhận; ban hành, thi hành, chiểu

Các từ ngữ hành chính co những đặc điểm sau:

a Sắc thái biêu cảm

Các từ ngữ hành chính nói chung không mang sắc thái biểu cảm, trừ một số ít các từ ngữ thuộc về thể thức hành chính như: kính gửi, kính chuyển, chịu trách nhiệm thể hiện tính chất kỉ cương, tran g trọng của phong cách hành chính

b Sắc thái phong cách

Các từ ngữ hành chính mang tính ehất nghi thức, trang trọng của phong cách hành chính

101

Trang 4

4 T ừ n g ữ c h ín h trị

Phong cách chính luận có một lóp từ ngữ riêng cho mình,

đó là các từ ngữ chính trị Ví dụ: công nhân, nông dân, nhân sĩ, chiến sĩ thi đua; phê bình, đoàn kết, vận động, sơ kết, tổng kết; Đảng Dân chủ, cánh hữu, cánh tả; chủ nghĩa yêu nuớc, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng vô sản, chí công vô tư Những từ ngữ này biểu thị những quan niệm lí thuyết trong đời sống chính trị của các giai cấp, của dân tộc, của th ế giới

Từ ngữ chính trị có những đặc điểm sau:

a Từ ngữ chính trị mang sắc thái biêu cảm trung hoà

Từ ngữ chính trị có thể được xem như một loại từ ngữ khoa học, tuy thể hiện rấ t rõ lập trường, quan điểm, phương pháp cách mạng nhưng vẫn mang sắc thái biểu cảm trung hoà

b Từ ngữ chính trị mang sắc thái phong cách chính luận

Từ ngữ chính trị mang sắc thái phong cách chính luận Từsau Cách mạng tháng Tám, sinh hoạt chính trị đóng vai trò then chốt trong đời sông tinh thần của nhân dân ta Từ ngữ chính trị trở nên quen thuộc với mọi người, sắc thái phong cách chính luận của nhiều từ ngữ chính trị bị mò dần v ấ n đề đặt ra ở đây là không nên tuỳ tiện đưa từ ngữ chính trị vào trong nói năng thân m ật hàng ngày

5 T ừ n g ữ n g h ệ th u ậ t

Các tác phẩm văn chương có thể sử dụng các từ ngữ của

tấ t cả các phong cách khác, tuy nhiên, những từ khẩu ngữ do

có sức tạo hình và biểu cảm lớn, cho nên giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong ngôn ngữ văn chương

102

Trang 5

II ĐẶC ĐIỂM TU TỪ VỂ MẶT NGỮ NGHĨA

Quan hệ liên tưởng và quan hệ tổ hợp là cơ sở tạo nên các phương thức tu từ về m ặt ngứ nghĩa Những phương thức như:

so sánh, ẩn dụ, hoán dụ được cấu tạo chủ yếu dựa trên quan

hệ liên tưởng giữa các đối tượng; những phương thức như: điệp ngữ, tăng tiến, ngoa dụ được cấu tạo chủ yếu dựa trên quan

hệ tổ hợp giữa các đối tượng

1 Các phương thức tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưỏng

Nghĩa của từ ngũ vôn biểu thị đối tượng này nay được chuyển sang biểu thị đối tượng khác dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng hoặc tương cận với nhau

1 So s á n h

So sánh mà chúng ta bàn ở đây là so sánh tu từ chứ không phải là so sánh lôgic, so sánh chính xác (ví dụ: Em cũng cao như chị) So sánh tu từ là so sánh các đôi tượng khác loại nhưng có một dấu hiệu chung nào đấy, nhằm biểu hiển một cách hình tượng đặc điểm của một trong các đối tượng đó Đó

là sự so sánh có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm Ví dụ:

Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

(Ca dao)

Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

(Tế Hanh)

Về m ặt hình thức, so sánh khác vổi các phương thức tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng ỏ chỗ bao giờ cũng gồm hai vế: vê' được so sánh và vế so sánh Mỗi vế có thể gồm một hoặc nhiều đôi tượng Các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hay hoạt động Hai vê gắn với nhau tạo nên các hình thức so sánh theo các công thức sau:

103

Trang 6

a A (Từ so sánh) — B (từ so sánh: như, tựa như, chừng như, hơn, thua, kém ) Ví dụ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Cái được so sánh Cái so sánh

ò A bao nhiêu B bấy nhiêu Ví dụ:

Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

(Ca dao)

c A là B Ví dụ:

Nhân dân ta là bé Văn nghệ là thuyền

- Bác cười đôi mắt như sao

(Ánh m ắt Bác Hồ)

- Một đoàn máy bay Mỹ

N hư một bầy quạ đen

(Hoan hô chú bộ đội)

- Nước như ai nấu Chết cả cá cờ

(Hạt gạo làng ta)

104

Trang 7

- Trăng hồng như quả chín

- Trăng trong như mắt cá

- Trăng bay như quả bóng

Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thi một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Ca dao)

“Bến” được ca dao lây làm ẩn dụ đê biểu thị người con gái

có tấm lòng rấ t mực chung thuỷ

Người ta cũng gọi ẩn dụ là so sánh ngầm vì cấu tạo của nó

có những điểm giôYig với so sánh An dụ khác so sánh ở chỗ chỉ công khai sử dụng một đốì tượng - đôl tượng dùng đê biểu thị, còn đối tượng được nói đến - đô'i tượng biếu thị - thì ẩn đi, không phô ra như so sánh tu từ Người nghe dựa vào quy luật liên tưởng những nét tương đồng đế tìm ra cái đô'i tượng được nói đến Ấn dụ không gọi thẳng tên đối tượng mà để người nghe tự tìm đến đối tượng đó trong văn cảnh, theo quy luật của lôigic (hợp lôgic) của tâm lí (thói quen thẩm mĩ)

Ấn dụ vừa là công cụ để bày tỏ tình cảm, vừa là công cụ thể hiện nhận thức sâu sắc về đôi tượng Ví dụ:

105

Trang 8

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vừng trăng sáng, dịu hiền

vẫn biết trời xanh là mãi mãi,

Mà sao nghe nhói ở trong tim

(Viễn Phương)

Ân dụ được dùng nhiều trong thơ ca, trong văn xuôi nghệ

th u ật và cả trong phong cách chính luận

Trong các sáng tốc dành cho trẻ mẫu giáo, ẩn dụ có khi được sử dụng Ví dụ:

Hươu cao cô

Về m ặt hình thức, hoán dụ giông ẩn dụ ỏ chỗ chỉ có vế biểu hiện, còn vế được biểu hiện được che lấp đi Nhưng trong khi

ẩn dụ biểu hiện môi quan hệ giống nhau giữa hai sự vật thì hoán dụ biểu thị mối quan hệ có thực giữa đôì tượng biểu thị

và đối tượng được biểu hiện

Sau đây là những hoán dụ thường gặp:

Hươu vẫn chăm Làm việc nặng Yêu bến cảng

Có bầy hươu Sớm lại chiều Câu hàng hoá

(Hươu cao cổ)

Trang 9

a Hoán dụ biểu th ị môi quan hệ giữa bộ phận và toàn th ể

Ví dụ:

Đầu xanh có tội tinh gì

Má hồng, đến quá nửa thi chưa thôi

“Áo chàm ” biểu thị đồng bào các dân tộc ỏ Việt Bắc

d Hoán dụ biểu thị mối quan hệ giữa sô' lượng ít và sô' lượng nhiều

Ví dụ:

Cầu này cầu ái, cầu ân Một trăm con gái rửa chân cầu này

(Ca dao)

Trang 10

“Một trăm ” biểu thị số lượng rấ t nhiều.

Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức Nó được dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt, đặc biệt là trong phong cách nghệ thuật

(Võ Quảng)Nhờ sự nhân hoá mà cảnh vật trở nên sinh động

Cơ sồ để tạo nên nhân hoá là sự liên tưởng nhằm phát hiện

ra những nét giông nhau giữa người và đối tượng không phải người Sự sông giữa tính chính xác của việc rú t ra những nét giống nhau và tính chất bất ngờ của việc chỉ ra những nét giông nhau mà ít ai để ý lại là căn cứ để bình giá nhân hoá

Trong nhiều trường hợp, người ta dùng nhân hoá vừa đê miêu tả đối tượng, vừa đế thế hiện tình cảm sâu kín của mình, thái độ đánh giá của mình đôi với đôi tượng được miêu tả

Ví dụ:

Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ Buồn trông con nhện chăng tơ, Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối a i?

Buồn trông chênh chếch sao mai, Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

(Ca dao)

Trang 11

Nhân hoá được sử dụng trong nhiều phong cách khác nhau: phong cách khẩu ngữ, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật.

Ngược lại với nhân hoá là vật hoá, ỏ đây, người ta chuyển đổi các từ ngữ chỉ thuộc tính, vận động của vật sang biểu thị thuộc tính và hoạt động của người Ví dụ:

Đánh một trận sạch không kinh ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông

(Nguyễn Trãi)Trong truyện và thơ dành cho trẻ mẫu giáo, thì nhân hoá

là phương thức tu từ được dùng rấ t nhiều Trong tập thơ “Góc săn và khoảng trời", Trần Đăng Khoa đã sử dụng khá nhiều

phương thức nhân hoá Trí tưởng tượng m ãnh liệt với tình yêu tha thiết đã làm cho th ế giới xung quanh em sống dậy kì diệu

Ví dụ:

Mặc áo giáp đen Cỏ gà rung tai

Trang 12

Chiếc ngõ nhỏ Thở sương đêm Ông trăng lên Cười trong lá

Cà cuống uống rượu la đà, Chim ri ríu rít bò ra lấy phần

(Ca dao)

Ý nghĩa bề m ặt ở đây là hình ảnh con cò, cò con, cà cuống,

chim ri và hoạt động của chúng trong một đám tang đồng loại

Ý nghĩa bề sâu được rú t ra là: lên án tệ ma chay ở làng xóm, dưới thời phong kiến; kẻ thì mê tín xem ngày làm ma, bọn thì uông rượu, chè chén, đám thì tranh nhau kiếm phần quanh một nạn nhân đã chết rũ ra rồi

Trong phúng dụ, ý nghĩa bề m ặt chỉ là phương tiện biểu đạt còn ý nghĩa bề sâu mới là mục đích biểu đạt

Chức năng chủ yếu của phúng dụ là chức năng nhận thúc Nội dung chứa đựng ở phúng dụ được biểu hiện sinh động là nhờ nó được trình bày dưới dạng miêu tả hình ảnh và cảm xúc

Các truyện nôm của ta như: Trinh thử, Trê cóc, Lục súc

tranh công đều được tạo theo cách phúng dụ Những bài thơ

của Hồ Chủ tịch như: Con cáo và tổ ong, Bài ca sợi chỉ,

Trang 13

Nhóm lửa, bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ cũng được xây dựng

theo cách phúng dụ

Phúng dụ thường được dùng trong phong cách nghệ th u ật

và phong cách chính luận

6 Tượng tr ư n g

Tượng trưng là phương thức chuyển nghĩa dựa vào những

ẩn dụ hay hoán dụ đã trở thành quen thuộc, mang tính ưổc lệ

xã hội Trong văn học cổ, hễ nói đến “tùng” “thông”, người ta nghĩ đến người quân tử Ngày nay, nói đến '‘chim bồ câu” người

ta nghĩ đến hoà bình, nói đến “búa”, “liềm” người ta nghĩ đến công, nông

Chức năng chủ yếu của tượng trưng là chức năng nhận thức.Tượng trưng chủ yếu dùng trong phong cách nghệ thuật

2 Các phương thức tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp

Trong văn cảnh cụ thể, nhờ cách sắp xếp từ ngữ theo những quan hệ tổ hợp nhất định, mà tăng thêm hiệu lực cho

sự diễn đạt về nhận thức hay biểu cảm

1 D iệp n g ữ

Điệp ngữ là p h ư ơ n g th ứ c ngữ , nghĩa, ở đây người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần những từ, ngữ như nhau, những kiểu câu hay cách phô diễn như nhau nhằm tạo nên những ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiên

Sau đây là một số hình thức điệp ngữ

a Điệp ngữ nối tiếp

Ví dụ:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công

(Hồ Chí Minh)

Trang 14

b Điệp ngữ cách quãng

Ví dụ:

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Ta bước chăn lên dõng dạc đường hoàng

- Đối với người, đang làm gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn Bất kì ai làm gì có hại cho nhân dãn ta và

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Trang 15

Chân mây m ặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn m ặt duyềnh

Ả m ầm tiếng sóng kêu quanh g h ế ngồi

(Nguyễn Du)

Buổi sáng em lên rẫy

Thây bóng cây kơ-nia

Bóng ngả che ngực em

Về nhớ anh không ngủ

Buổi chiều mẹ lên rẫy Thấy bóng cây kơ-nia Bóng tròn che lưng mẹ

Về nhớ anh mẹ khóc

(Ngọc Anh)Điệp ngữ được sử dụng trong phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật

2 Đ ồng n g h ĩa kép

Đồng nghĩa kép là phương thức dùng phốỉ hợp nhiều từ ngữ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa nhằm mục đích tránh lặp từ vựng và cung câp cho ngưòi đọc một lượng thông tin mới, một

sự đánh giá mới về đối tượng Ví dụ:

Xòe bàn tay bấm đốt Tinh đã bôn năm ròng, Người ta nhủ không trông,

Ai củng bảo không mong, Riêng em thì em nhớ

Từ “nhủ” đến “bảo’' từ “trông” đến ‘‘mong”, đến "nhớ”, các

từ đồng nghĩa và gần nghĩa này đã tô đậm hình ảnh người vỢ ở hậu phương đang nhớ chồng ở tiền tuyên

Chức năng chủ yếu của đồng nghĩa kép là chức năng nhận thức Phương thức này được dùng trong phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật Ví dụ:

(Trần Hữu Thung)

Trang 16

Hoan hô a n h g iả i p h ó n g q u â n Kính chào anh, con người dẹp n h â t Lịch sử hôn anh, c h à n g tr a i c h â n đ ã t Sông hiên ngang, bất khuất trên đời

N hư T h ạ ch S a n h củ a t h ế k ỉ h a i m ươi

(Tố Hữu)hoặc:

Phàm cái gì chống lại thống nhất, phải th ắ n g c á n h đập

ta n , p h ả i k iê n q uyết b à i trừ, p h ả i n h ấ t lo ạ t sa n pha n g

(Hồ Chí Minh)Tiệm tiến có chức năng nhận thức và chức năng biểu câm Nó được dùng trong phong cách chinh luận, phong cách nghệ thuật

114

Trang 17

4 Tương p h ả n

Tương phản là cách sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa đôi lập nhau nhằm mục đích cung cấp cho người đọc một lượng thông tin bô sung, làm cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn Ví dụ:

ơ đâu u ám quân thù

N hìn lên Việt Bắc, Cụ Hồ sáng soi

(Tô Hữu)Thông qua sự tương phản "u ám quân thù” và “Cụ Hồ sáng soi”, một lượng thông tin bổ sung nảy sinh: niềm lạc quan, tin tưởng của nhân dân ta đối với Bác Hồ, với Cách mạng

Trên đây là kiểu tương phản gồm những yếu tô trái nghĩa

nhau Còn có kiểu tương phản phủ định (Ví dụ: “Cứ quan sát

kĩ thì rất nản N hưng tôi chưa nản chỉ vì tin vào ông C ụ' -

Nam Cao), kiểu tương phản lâm thời, trong đó các yếu tô đôi lập không phải là những từ trái nghĩa, mà chỉ là lâm thời đốĩ

vối nhau trong văn cảnh n h ất định (Ví dụ: “Khâu súng là vũ khí có thê giết người Trái tim là khái niệm gợi nên những tình

Bắt chước ai ta chúc mấy lời, Chúc cho khắp hết cả trên đời Vua quan sĩ tử người trong nước Sao được cho ra cái giống người

(Tú Xương)

Trang 18

Lời chúc cuôi cùng được xếp đặt một cách bất ngờ, đột ngột

khiến cho bài thơ có giá trị châm biếm rất cao.

Đột giáng thường được dùng trong văn hài hước, đả kích, đồng thời đây cũng là một cách gửi gắm tấm lòng của tác giả

6 N goa dụ

Ngoa dụ là cách cường điệu quy mô của những hiện tượng được miêu tả Cường điệu quy mô của hiện tượng được miêu tả không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện giúp cho sự biểu đạt đi sâu vào bản chất của sự vật Ví dụ:

- Con rận bằng con ba ba Đềm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh

- Lỗ mũi em tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.

(Ca dao)Ngoa dụ có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm

Nó được dùng trong phong cách khẩu ngữ, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật

7 N ói g iả m

Nói giảm là nói dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn để thay th ế cho sự diễn đạt bình thường, nhưng qua đó làm tăng thêm giá trị biểu đạt Ví dụ:

Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngầm ngùi lòng ta

(Nguyễn Khuyến)Nói giảm vừa mang chức năng nhận thức, vừa mang chức năng biểu cảm Nó được dùng trong phong cách khẩu ngữ, phong cách chính ìuận, phong cách nghệ thuật

116

Trang 19

8 Im lặ n g

Im lặng là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống (tín hiệu zêrô ) Nhờ những dòng chữ, những tiếng nói có m ặt mànhững dòng chữ, những tiếng nói vắng m ặt trở nên có nghĩa

Ví dụ:

Cháu đi đường cháu, Chú lẽn đường xa, Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà

9 L ộ n g n g ữ

Lộng ngữ là cách vận dụng tiềm năng về ngữ âm, chữ viết,

từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt nhằm tạo nên lượng ngữ

nghĩa mới, bất ngờ so vối phần tin cơ sỏ Lộng ngữ thường

dùng để châm biếm, đùa vui Ví dụ:

Bá già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.

Ỏng thầy xem quẻ nói rằng:

Lợi th ì có lợi nhưng răng không còn.

(Ca dao)

117

Trang 20

Lộng ngữ mang chức năng nhận thức và chức năng tình cảm Nó được dùng trong phong cách khẩu ngữ, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật.

1(1 ĐẶC ĐIỂM TU TỪ CỦA KẾT CẤU cú PHÁP TIẾNG VIỆT

1 Câu đặc biệt - danh từ

Câu đặc biệt — danh từ trình bày sự vật hiện tượng như đang tồn tại trước mắt, nhằm đưa ngưòi đọc, người nghe vào cương vị của người chứng kiến Ví dụ:

- Một thằng chạy Mấy trăm người đuổi Bụi mù.

(Nguvễn Công Hoan)

2 Câu đặc biệt - vị từ

Câu đặc biệt — vị từ nêu lên trạng thái, hành động đang diễn ra dường như trước m ắt người đọc, người nghe, ví dụ:

- Chửi Kêu Đấm Đá, Thụi Bịch.

(Nguyễn Công Hoan)

3 Câu rút gọn

Câu có thê rú t gọn chủ ngữ vị ngữ, rú t gọn cả chủ ngữ vị ngữ, vì ngữ cảnh đôi đáp cho phép lược bỏ mà nội dung của cân vẫn được xác định Ví dụ:

- A i làm việc này?

- Tôi

Các hình thức rú t gọn thường được dùng ở phong cách

khâu ngữ, chúng làm cho sự đôi đáp trong phong cách khẩu ngữ diễn ra nhanh chóng, tiện lợi

Trang 21

c Câu theo kiểu “C - V thì, là V”

Ví dụ:

- Gớm mồm với miệng gi mà toang toang như ngòng đực.

(Nam Cao)Sau chủ ngủ là th àn h tố “gì mà” biểu lộ thái độ không đồng tình của người nói Biến thể này được dùng trong phong cách khẩu ngữ

d Câu theo kiểu “C th ì V”

Ví dụ:

- Rõ mày thì kh ổ từ trong bụng mẹ.

(Nam Cao)Biến thể này dùng trong phong cách khẩu ngữ

5 Tách biệt

Tách biệt là phương thức tách bất kì một thành phần nào

đó của câu thành cáu riêng r.hằm nhấn m ạnh ý của thành

ih ầ n được tách ra, tang 'Ương giá trị biểu cảm của câu văn

119

Trang 22

Ví dụ:

- Những người Pháp muốn thật thà cộng tác với ta thì ta thật thà cộng tác với họ, ích lợi cho cả đôi bên Đê cho thê giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh Đê cho người Pháp ủng

hộ ta càng thêm đông, sức ủng hộ càng thêm mạnh Đẽ có những kẻ khiêu khích muốn chia rẽ không có thê và không có

cớ mà chia rẽ Đ ể cho công cuộc độc lập và thống nhất của chúng ta nhanh chóng thành công.

(Hồ Chí Minh)

- Từ ngẩng mặt lên nhìn Hộ ba lần Ba lần Từ muốn nói nhưng lại không dám nói.

(Xam Cao)Tách biệt là phương thức được dùng trong phong cách nghệ thuật, phong cách chính luận Trong phong cách hành chính, tách biệt được dùng đế nhấn mạnh từng bộ phận thông báo,

đảm bảo nội dung thông báo rõ ràng, nổi bật

6, Từ nối

Từ nối là phương thức nối các bộ phận trong câu ghép nhằm đạt những giá trị tu từ nhất định Ta có thể chia phương thức này ra các kiểu sau:

a Kiều không dùng từ nôi

Khi không dùng từ nối thì mối quan hệ lôgic giữa các bộ phận của câu ghép trở nên mò nhạt, sắc thái tình cảm trở nên nổi bật, sâu sắc hơn

Ví dụ:

Đồng bào yêu nước, nghe lời tôi.

(Hồ Chi Minh)

120

Trang 23

Nếu dùng từ nối “nếu thì”, quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng sẽ trở thành một điều kiện, một giả thiết, câu nói sẽ đượm màu sắc lí trí hơn tình cảm.

Tục ngữ Việt Nam thường được cấu tạo theo kiểu không dùng từ nối Ví dụ:

Có những từ nôi làm cho câu ghép mang sắc thái khẩu ngữ Ví dụ: giá thì, ngộ thì, nhõ thì, tại nên trừ phi mới, cốt để, hèn nào Ví dụ:

— Giá cứ thè này mãi th ì thích nhỉ.

(Nam Cao)Việc lặp lại nhiều lần từ nối đem lại những giá trị biểu cảm rõ rệt Ví dụ:

— Dì Hảo ăn có năm xu Còn một hào thì hắn dùng đê uống rượu Và Dì Hảo sung sướng lắm Và gia đình vui vẻ lắm.

Trang 24

7 Câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ là hình thức câu hỏi không phải để hỏi mà là

để tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn

Căn cứ các kiểu chuyển đổi ý nghĩa của cấu trúc cú pháp,

có thể chia câu hỏi ra các kiểu sau:

a Câu nghi vấn - khăng định

Đây là những câu hỏi không phải đế trả lời mà thực chât là

để diễn tả cảm xúc dạt dào Ví dụ:

Em là a i? Cô gái hay nàng tiên?

Em có tuôi hay không co tuồi?

Mái tóc em đây hay là mây là suối ? Đôi mắt em nhìn hay chớp lủu đêm Ểậagt Thịt da em là sắt hay là đổng?

c Câu nghi vấn - sai khiến

- Ghê gớm, muỗi! Bác Pha có cho tôi mượn cái quạt không'.ĩ

(Nguyễn Công Hoan)

8 Đảo ngữ

Đảo ngữ là thay đôi các thành phần cú pháp mà không lam thay đổi nội dung thông báo cơ sở của câu Đa *-án dung

122

Trang 25

nhấn mạnh vào thành phần được đảo nhằm gây một ấn tượng sâu sắc, đậm nét về sự vật, hiện tượng.

Các kiểu đảo ngữ thường thấy là:

9 Câu ngắn và cầu dài

Câu ngắn có thể diễn tả những việc xảy ra dồn dập nhanh chóng Ví dụ:

- Pháp chạy, N hật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

(Hồ Chí Minh)

- Chửi Kêu Đấm Đá Thụi Bịch, c ẳ n g chân, c ẳ n g tay

N h ư mưa vào đầu N h ư mưa vào chân nó.

(Nguyễn Công Hoan)

123

Trang 26

Câu ngắn biểu thị giọng văn rắn rỏi, chắc nịch Ví dụ:

- Đó là đạo dức cách mạng Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại.

(Hổ Chí Minh)

Trong văn nghị luận, có khi người ta phải dùng câu dài mới có thể diễn đạt trọn vẹn nội dung thông báo Ví dụ:

- Người nào chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng m ình thi dù cho

họ có ở lầu son gác tía, ăn mâm cao cỗ đầy, họ củng chỉ là những kẻ nghèo nàn vì đầu óc họ trống rỗng, quả tim họ không cùng đập một nhịp với cách mạng.

(Lê Duẩn)

- Những tiêu chuấn đạo đức của con người mới phải chăng

có thè nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác giúp nhau; chân thành, khiêm tốn; quý trọng của công và bảo vệ của công; yêu văn hoá, khoa học và kĩ thuật; có tinh thần quốc t ế vô sản.

(Trường Chinh)Trong thơ ca, câu dài có thể miêu tả một không gian rộng lớn Ví dụ:

Đứng bên ni đổng ngó bên tê đổng thấy mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng thấy bát ngát mênh mông

(Ca dao)

124

Trang 27

Câu dài có thể miêu tả nỗi niềm tâm sự vấn vương không dứt Ví dụ:

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Thất bát sông cũng lội, tứ cửu ngủ thập đèo củng qua

Câu dài và câu ngắn có khi phối hợp với nhau Ví dụ:

Cuộc chông Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khô hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

(Hồ Chí Minh)Câu dài nói lên những gian khổ, hi sinh chưa thể lường hết, câu ngắn khẳng định một chân lí không thể lay chuyển được

IV ĐẶC ĐIỂM TU TỪ CỦA NGỮ ÂM TIÊNG VIỆT

Con người có thể sử dụng khéo léo các âm thanh của ngôn ngữ để tạo ra những giá trị biểu cảm nhất định

1 sử dụng phụ âm

Điệp phụ âm đầu là lặp lại phụ âm đầu nhằm mục đích tăng tính tạo hình và biểu cảm Ví dụ:

vẫ y vùng trong bấy nhiêu niên

L àm cho động địa kinh thiên đùng đùng Đại quán dồn đông cõi đông

(Nguyễn Du)

Sự lập lại phụ âm đầu “đ” gây ấn tượng mạnh mẽ ỏ thân

th ế của một đội quân lớn

125

Trang 28

Tài cao phận thấp chí kh í uất Giang hồ mê chơi quên quê hương.

(Tản Đà)Các phụ âm cuối tắc vô thanh /p/ trong “thấp’ và /t/ trong

"uất” tạo nên biểu tượng về một sự nghẹn ngào trước cái trớ

trêu của sô'phận, còn các phụ âm vang - mũi /5/ trong “giang”,

“hương”, cốc âm tiết mỏ “hồ, mê, quê”, nửa mở “chơi” cùng 7 thanh bằng (đối lập vói 5 thanh trắc ỏ câu trên) muốn góp phần miêu tả một tư tưởng thoát li, một tâm hồn ngao du, thoát tục

2 Điệp vần

Đ iệ p v ầ n là lặ p lạ i c ác â m t i ế t có p h ầ n v ầ n g iố h g n h a u nhằm mục đích tăng tính tạo hình và biểu cảm Trong tiếng Việt, hiện tượng điệp nguyên âm trong thực tế phải là điệp vần, vì nguyên âm bao giờ cũng là h ạt nhân của âm tiết và không bao giờ vắng m ặt ở âm tiết

Các nguyên âm của tiếng Việt có thể xếp vào ba loại âm sắc:

- Loại bổng, gồm các nguyên âm hàng trước không tròn môi

- Loại trung hoà, gồm các nguyên âm hàng sau không tròn môi

- Loại trầm, gồm các nguyên âm hàng sau tròn môi

Về độ mỏ của miệng, ta thấy có những nguyên âm có độ mở rộng và hơi rộng, nguyên âm sáng (a, ă, o, e), những nguyên

âm hơi hẹp là những nguyên âm trung hoà về lượng (ê, ô ơ, â

ia, ua, ưa)

126

Trang 29

Những đôi lập trầm , bổng và sáng tối có sức biểu hiện và gợi cảm mạnh mẽ, ví dụ:

Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức

Em không nghe rạo rực

H ình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư năng lòng lên chơi vơi

- Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Thất bát sống củng lội, tứ cứu ngủ thập đèo củng qua

(Ca dao)

Trang 30

Điệp phụ âm đầu điệp vần điệp thanh, nhịp điệu, tiêt tấu đều thay đổi Ví dụ trên được sử dụng để nói lên cảnh gian nan vất vả của một con người đi theo tiếng gọi tình yêu.

5 Tượng thanh

Tượng thanh là hình thức bắt chước, mô phỏng nhũng âm thanh bên ngoài bằng cách dùng những yếu tố ngữ âm có dạng tương tự

Thơ Hồ Xuân Hương khi sử dụng nhiều từ tượng thanh,

Trang 31

d Thế nào là phúng dụ, tượng trưng?

đ Điệp ngữ là gi? Nói vê' các hình thức điệp ngữ

vị ngữ trong phong cách khẩu ngữ?

b Thê nào là tách biệt?

c Sử dụng từ nối như th ế nào để đạt hiệu quả tu từ học?

d Câu hỏi tu từ là gì?

đ Thế nào là đảo ngữ?

e Câu ngắn và câu dài có khả năng như th ế nào về phương diện tu từ học?

Đặc điểm tu từ của nghĩa âm:

a Điệp phụ âm đầu nhằm mục đích gì? Ví dụ

Trang 32

BÀI TẬP

1 Trong những đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng phương thức so sanh như th ế nào? (hình thức so sánh, giá trị hìnhtượng, biểu cảm)

_ Xôi yêu những vần thơ run rẩy phập phồng như những trái tim mười tám vì nó chất đầy tất cấ những ăm thanh, màu sắc của sự sống Tôi yêu những câu thơ nóng hổi, những chữ căng nhựa tươi: những tính từ và động từ tựa hổ như vừa m ã cắt trong đời thực hàng ngày ra:

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, Đầm đia lá liễu hạt sương gieo

(Nguyễn Đức Bình)

- Cuộc đấu tranh tư tưởng của N am Cao trước Cách mạng tháng Tám vì th ế cứ diễn ra trong cái vòng luẩn quẩn không lối thoát Con người ấy thông tỏ mọi ngóc ngách của cái “mê cung" phức tạp là cái đầu óc anh tiểu tư sản nhưng không làm sao vạch ra được lối đi ra khỏi chính cái đầu óc ấy.

Trang 33

3 Trong những đoạn văn, đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng phương thức hoán dụ như th ế nào?

Hai cái nón lững thững đi vào cổng đồn.

(Nguyễn Đình Thi)

Băn tay ta lăm lên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông)

4 Trong những đoạn văn, đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng phương thức nhân hoá như th ế nào?

Non cao những ngóng cùng trông, Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

(Tản Đà)

- Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù Tre xung phong vào xe tăng, đại bác Tre g iữ làng, g iữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới)

- Và những tàu lá chuối nam ngửa, ưỡn cong lèn hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ước nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giẫy lên đành đạch như là hứng tình.

(Nam Cao)

Ngày đăng: 04/05/2016, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w