GiáoÁn Lớp 5- Tuần 26

26 580 0
GiáoÁn Lớp 5- Tuần 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHĨA THẦY TRÒ Thời gian:40’ sgk/79 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Luyện đọc : +Đọc đúng :trước sân, học trò,môn sinh, sáng sủa, bạc phơ, vỡ lòng . Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài; chú ý ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ + Đọc diễn cảm : Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi thể hiện cảm xúc về tình thầy trò của người kể chuyện. Đọc lời đối thoại thể hiện đúng gọng nói của từng nhân vật. - Hiểu và giải nghĩa được một số từ ngữ : Cụ giáo Chu, môn sinh,sập, vái,tạ, cụ đồ,vỡ lòng, Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. -Giáo dục các em kính yêu thầy cô giáo và các nhân viên trong trường. II. CHUẨN BỊ : HS : đọc trước bài và tự tìm hiểu nội dung bài. GV :Tranh minh hoạ SGK ; bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : “Hộp thư mật .” ( 3-5 phút ) - Yêu cầu cá nhân đọc và trả lời câu hỏi: - Giáo viên nhận xét, ghi điểm BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1: Luyện đọc ( 8-10 phút ) - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. H: Bài chia mấy đoạn? ( Ba đoạn) +Đoạn 1: “Từ đầu … rất nặng” +Đoạn 2: “Tiếp theo … tạ ơn thầy” + Đoạn 3: phần còn lại. - Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn. + Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho học sinh. Kết hợp rèn đọc từ khó. +Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ: Cụ giáo Chu, môn sinh,sập, vái,tạ, cụ đồ,vỡ lòng, Hs đọc bài nhóm đôi - GV đọc mẫu cả bài. HĐ2 : Tìm hiểu bài. ( 10-12 phút ) - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. H. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? (Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy) - Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi: H. Tìm chi tiết trong bài cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? (Từ sáng sớm … và cùng theo sau thầy) H:Tình cảm cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cụ thế nào? Chi tiết nào biểu hiện tình cảm đó. (Ông cung kính, yêu quý tôn trọng thầy đã mang hết tất cả học trò của mình đến tạ ơn thầy. Chi tiết: “Mời học trò … đến tạ ơn thầy”.) - Yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn 3 trả lời câu hỏi: H:Đến nhà cụ đồ già, các môn sinh đã làm gì? Ngày mừng thọ thầy giáo Chu năm ấy, đem lại bài học gì ? ( Theo sau thầy giáo Chu, môn sinh lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Bài học thấm thía về nghĩa thầy trò ) H:Em hãy tìm thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? ( Hỗ trợ :Giúp HS hiểu các từ: nhất tự vi sư ,bán tự vi sư, tiên học lễ, hậu học văn…) Giáo viên chốt: Uống nước nhớ nguồn. Tôn sư trọng đạo Nhất tự vi sư, bán tự vi sư … Kính thầy yêu bạn … Truyền thống tôn sư trọng đạo không những được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bảo vệ mà còn được phát huy, bồi đắp và nâng cao.Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. - Yêu cầu HS thảo luận nhanh theo nhóm bàn : Nêu ý nghĩa của bài. - Yêu cầu vài nhóm trình bày , GV chốt: * Ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm .( 8-10 phút) - Yêu cầu HS nêu cách đọc toàn bài - GV chốt cách đọc ( đưa bảng phụ ) Thầy / cảm ơn các anh. // Bây giờ / nhân có đủ môn sinh, / thầy / muốn mời tất cả các anh / theo thầy / tới thăm một người / mà thầy / mang ơn rất nặng.// Các môn sinh / đều đồng thanh dạ ran.// - Tổ chức HS đọc diễn cảm theo đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp theo tốp . - Yêu cầu bình chọn bạn đọc hay.GV nhận xét và tuyên dương - Ghi điểm cho HS. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút ) - Yêu cầu HS nhắc lại đại ý của bài. Nhận xét tiết học. Chính tả (Nghe- viết) LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG Thời gian:35’ sgk/80 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Viết đúng chính tả bài “Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động” - Rèn viết đúng mẫu , không sai quá 5 lỗi trong bài viết.Ôn lại quy tắc viết hoa tên ngươí tên riêng chỉ người , địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập. - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ đẹp , giữ vở sạch. II. CHUẨN BỊ : - GV : Bảng phụ viết sẵn bài viết; bài2 ( BT) - HS: rèn viết bài ở nhà , xem bài tập 2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : ( 3-5 phút ) - Yêu cầu HS viết sai tiết trước lên bảng viết lại : Sác – lơ, Đác – uyn, A – đam, Pa – xtơ, Nữ Oa, An Độ - GV sửa lỗi , nhận xét . BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ 1 :Hướng dẫn nghe - v ( Dự kiến 15- 18 phút ) a. Tìm hiểu nội dung bài viết: - Gọi 1 HS đọc bài “ Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động” - GV nêu câu hỏi : H: Bài chính tả nói điều gì? (Bài cho biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.) b. Viết đúng : - GV yêu cầu HS nêu và đọc những từ khó - GV đọc cho HS viết bảng lớn , vở nháp - GV nhận xét và chốt những từ khó : (Chi – ca- gô, Mĩ, Niu – Yoóc, Ban – ti- mo, Pít – sbơ – nơ,…) - Yêu cầu HS viết sai thực hiện viết lại c.Viết bài : - YC học sinh gấp sách giáo khoa, GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. (2 lượt cho mỗi lần đọc). - Đọc lại toàn bài chính tả 2 lượt, HS soát lỗi. - GV chấm chữa bài tổ 1-4 Nhận xét chung. HĐ2 :Hướng dẫn HS làm luyện tập. ( Dự kiến 6-7 phút ) Bài 2 :Treo bảng phụ - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Gọi HS nhận xét , sửa bài. GV chốt Đáp án : Ơ-gien Pô-chi-ê,Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri.(Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tiếng.Giữa các tiếng ngăn cách bằng dấu gạch nối.) Pháp (Viết hoa chữ cái đầu.Đây là danh từ riêng nứơc ngoài nhưng đọc theo phiên âm Hán Việt) Công xã Pa-ri (Viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng.Đây là tên của một cuộc CM) Quốc tế ca ( Tên một tác phẩm. Viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng) - Yêu cầu hai học sinh đọc lại cả bài 2 CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút ) - Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị tiết tuần 27 Đạo đức EM YÊU HOÀ BÌNH THỜI GIAN:35’ SGK/37 I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết: - Giá trị hoà bình ; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm thamgia các hoạt động bảo vệ hoà bình . - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ xã hội . -Giáo dục các em lòng nhân ái, lòng yêu hòa bình ,yêu lẽ phải II. CHUẨN BỊ: - GV :Tranh ảnh về cuộc sống trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh, các hoạt động bảo vệ hoà bình ; chống chiến tranh. Điều 38 , Công ước Quốc tế quyền trẻ em - HS : Bút màu , giấy vẽ; thẻ màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : ( 3-5 phút) - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : - Nhận xét, đánh giá. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) Khởi động : Cho HS cả lớp hát bài “Trái đất này là của chúng em” HĐ 1 : Tìm hiểu thông tin ( SGK /37) (7-8 phút ) - Treo Tranh ảnh về cuộc sống trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh , về sự tàn phá của chiến tranh.Yêu cầu HS nhận xét: H :Em thấy những gì trong tranh ,ảnh đó ? - Yêu cầu 3HS đọc nối tiếp 2 thông tin SGK - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm bàn trả lời các câu hỏi sau: H: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh? H :Chiến tranh gây ra những hậu quả gì? - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.GV chốt: Kết luận : Chiến tranh gây ra đổ nát , đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,… - Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 và đọc phần thông tin (3) trong sách và trả lời câu hỏi: H :Để thế giới không còn chiến tranh,để mọi người được sống trong hòa bình, chúng ta cần phải làm gì? - Nhận xét và kết luận: Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. HĐ 2 : Thực hàng làm bài tập ( 18-20 phút) Bài 1: Bày tỏ thái độ ( 4-5 phút) - Yêu cầu lớp trưởng lần lượt đọc từng ý trong bài tập 1.Các bạn bày tỏ thái độ của mình qua từng ý kiến bằng cách giơ thẻ ( theo quy ước).Sau đó giải thích lí do. - Mời GV đánh gía, tổng kết * Kết luận : - Các ý a, d đúng ; các ý b, c là sai - Trẻ em có quyền sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình. Bài 2: ( 5-6 phút) - Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu SGK - Cho HS trao đổi theo nhóm đôi và phát biểu suy nghĩ của mình . - Mời một số nhóm trình bày kết quả.GV chốt: * Kết luận : Để bảo vệ hoà bình , trước hết mỗi người cần phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác, như các hành động, việc làm.( Đáp án: Câu b, c ) Bài 3 (6-8 phút) - Gọi 1 em đọc bài tập 3. - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, khoanh tròn vào chữ cái trước những hoạt động vì hòa bình mà mình biết. - Mời một số em trình bày và Gv nêu câu hỏi H: Em đã tham gia những họat động nào trong những hoạt động trên? * Kết luận : Chúng ta phải tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng. ** Yêu cầu mỗi em vẽ nhanh bức tranh về chủ đề “ Em yêu hoà bình ” trên nháp , bảng lớp và trình bày nội dung bức tranh vừa vẽ. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút) - Gọi 1 em đọc lại nội ghi nhớ. - Giáo dục ý thức yêu hoà bình, căm ghét chiến tranh. Bài tập về nhà : Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo về các Hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới : sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện,… về chủ đề Em yêu hoà bình . Mỗi em vẽ bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình. Toán NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN Thời gian:40’ sgk/135 I . MỤC TIÊU : - HS biết cách tiến hành nhân số đo thời gian với một số tự nhiên. - Rèn kĩ năng nhân số đo thời gian. - Vận dụng tốt các bài tập. HS làm bài chính xáx, cẩn thận. II . CHUẨN BỊ : Bảng phụ ghi ví dụ. III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : - “Luyện tập” ( 3-5 phút) -Yêu cầu HS làm bài tập BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ 1 : Tìm hiểu ví dụ – rút ra cách nhân. ( 8-10 phút) VD1 : Treo bảng phụ -Yêu cầu HS đọc đề trên bảng – tìm hiểu đề – Tóm tắt. 1 sản phẩm : 1 giờ 10 phút. 3 sản phẩm : … thời gian? + Yêu cầu HS nêu phép tính của bài toán 1 giờ 10 phút × 10 = ? + Yêu cầu HS đặt phép tính và thực hiện. 1 giờ 10 phút *Nhân theo số đo từng đơn vị × 3 3 giờ 30 phút VD 2 : Tiến hành tương tự. + Nêu phép tính 3 giờ 15 phút + Thực hiện nhân × 5 + Nêu kết quả 15 giờ 75 phút + Nêu cách làm = 16 giờ 15 phút -Qua 2 ví dụ, GV chốt cách nhân: + Nhân các số đo theo từng loại đơn vị. + Chuyển đổi kết quả → đơn vị lớn hơn (nếu có ) GV nói : Nhân bình thường. Nếu quá 60 phút thêm 1 giờ, quá 60 giây ta được thêm 1 phút. HĐ 2 : Thực hành làm bài tập ( 18-20 phut) -Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu bài 1 và thực hiện làm bài - GV gọi HS chậm làm trên bảng và hứơng dẫn cụ thể Bài 1 : Hs tự làm bài sửa sai nhận xét Bài 2:vbt Hs làm bài sửa sai. Bài 2:sgk Đọc , tìm hiểu đề – Tóm tắt. Giải Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là: 1 phút 25 giây x 3 = 3 phút 75 giây. Đổi : 3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây Đáp số: 4 phút 15 giây. -Yêu cầu HS nêu KQ , GV chốt đúng / sai. CỦNG CỐ DẶN DÒ : ( 2-3 phút) - Nhấn mạnh cách nhân.Nhận xét tiết học. MĨ THUẬT VẼ TRANG TRÍ:TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH, NÉT ĐẬM Thời gian:35 sgk/ I . MỤC TIÊU : - HS biết cách sắp xếp chữ cân đối; biết kẻ đúng kiểu chữ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ. II . CHUẨN BỊ : SGK, chữ mẫu. III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HĐ 1: Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu chữ mẫu. - HS quan sát tìm hiểu cách trình bày, đặc điểm của từng con chữ. HĐ 2: CÁCH VẼ -Đàm thoại: +Xác định chiều dài và chiều cao của từng dòng chữ. +Vẽ nhẹ nhàng bằng bút chì để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ và các chữ. +Xác định bề rộng giữa nét thanh và nét đậm. +Dùng thước kẻ nét thẳng. +Sử dụng com pa để kẻ nét cong. +Tô màu. HĐ 3: THỰC HÀNH -HS thực hành – GV giúp đỡ. HĐ 4:ĐÁNH GIÁ -GV chọn một số bài mẫu để nhận xét. +Bố cục,kiểu chữ. +Màu sắc. DẶN DÒ: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG Thời gian:40’ sgk/ I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc. - Tích cực hoá vốn từ về truyền thống dân tộc bằng cách sử dụng được chúng để đặt câu. - Giáo dục thái độ giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc. II. CHUẨN BỊ: - GV: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng để học sinh làm BT2 - HS: Xem trước bài. Từ điển TV III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : “Liên kết các câu trong bài bằng phép thế.” - Yêu cầu HS :Viết 3-4 câu nói về ý nghĩa của bài thơ “Cửa sông”.Trong đó có sử dụng phép thế.Sau đo cho HS đọc đoạn văn vừa viết và chỉ rõ phép thế đã được sử dụng. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập1 ( 6 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Giáo viên nhắc nhở học sinh đọc kĩ đề bài để tìm đúng nghĩa của từ truyền thống. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm dòng nêu đúng nghĩa từ truyền thống. Vài em trình bày, GV chốt: + Giáo viên nhận xét và giải thích thêm cho học sinh hiểu ở đáp án (a) và (b) chưa nêu được đúng nghĩa của từ truyền thống. Truyền thống là từ ghép Hán – Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau, tiếng truyền có nghĩa là trao lại để lại cho người đời sau.Tiếng thống có nghĩa là nối tiếp nhau không dứt. Đáp án : Chọn ý c HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 ( 10 phút) - Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu đề bài. - Giáo viên phát giấy cho các nhóm .Yêu cầu các em trao đổi làm bài.Sau đó lên dán lên bảng lớp. - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác: truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống. b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền hình, truyền in, truyền tụng. c) Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người: truyền máu, truyền nhiễm. - Yêu cầu HS đọc lại bài 2 HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 ( 12 phút) - Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu đề bài. - Giáo viên nhắc nhở học sinh tìm đúng các từ ngữ chỉ người và vật gợi nhớ truyền thống lịch sử dân tộc. - Yêu cầu HS làm bài vào sách.Gọi 1 em làm bảng lớp Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng + Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản. + Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại của Phan Thanh Giản. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 Phút) - Yêu cầu HS nêu lại các từ ngữ thuộc chủ đề “truyền thống”. - Dặn về học bài. Chuẩn bị bài: “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu ”. Khoa học CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA Thời gian:35’ sgk/104 I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết : - Phân loại hoa: đơn tính, lưỡng tính. - Vẽ và ghi chú các bộ phận chính của nhị và nhuỵ. - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. CHUẨN BỊ : - GV : Hình vẽ trong SGK trang 104 , 105 / SGK. - HS :Sưu tầm và mang các loại hoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : Ôn tập. ( 3-5 phút) - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1: Thực hành phân loại những hoa sưu tầm được. (12-15 phút) - Cho HS quan sát các hình trong sgk , yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi , nội dung: 1.Hãy chỉ và nói tên cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng. 2.Hãy chỉ vào nhị và nhụy của hoa râm bụt và hoa sen. 3. Trong hai hoa mướp dưới đây, hoa nào là hoa đực, hoa nào là hoa cái? - Yêu cầu lớp trưởng mời một số nhóm trình bày, giáo viên nhận xét. - Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm bàn, quan sát và chỉ ra được nhị và nhụy của một số loại hoa sưu tầm được. Số TT Tên cây Hoa có cả nhị và nhuỵ Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc chỉ có nhuỵ (hoa cái) 1 Phượng x 2 Anh đào x 3 Mướp x 4 sen x Kết luận : - Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị.Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ. HĐ2: Vẽ sơ đồ nhị và nhụy của hoa lưỡng t (Dự kiến 10-12 phút) - Treo tranh (6) lên bảng.Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, chỉ và nói tên được những bộ phận chính của nhị và nhụy. - Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính ở trang 105 / SGK ghi chú thích. -GV theo dõi , hứơng dẫn HS còn lúng túng CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 4-5 phút) - Về học bài và chuẩn bị: Sự sinh sản của thực vật có hoa Toán CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN Thời gian:40’ sgk/136 I . MỤC TIÊU : - HS nắm được cách chia số đo thời gian. - Rèn kĩ năng chia số đo thời gian. - Vận dụng tốt các bài tập – HS tính toán cẩn thận và chính xác. II . CHUẨN BỊ : Bảng phụ ghi VD 1,2 SGK. III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : - “ Nhân số đo thời gian” ( 3-5 phút) - Nhận xét, sửa bài BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút) HĐ 1 : Tìm hiểu ví dụ – rút ra cách chia ( 10 phút) a) VD 1 : Treo bảng phụ +Yêu cầu HS đọc – tìm hiểu đề Tóm tắt. 3 ván cờ : 42 phút 30 giây 1 ván cờ : …thời gian ? + Yêu cầu HS nêu phép tính, thực hiện chia, nêu cách chia. 42 phút 30 giây : 3 = ? 42 phút 30 giây 3 12 3 14 phút 10 giây 0 00 +HS nêu : Hải đấu ván cờ mất 14 phút 10 giây b) VD2: Tiến hành tương tự như VD 1 : 4 vòng : 7 giờ 40 phút. 1 vòng : …thời gian? -Nêu phép tính : 7 giờ 40 phút : 4 = ? -Thực hiện chia : 7 giờ 40 phút 4 -Nêu KQ, cách làm 3giờ = 180 phút 1 h 55phút = 220 phút 20 0 -HS nêu : Vệ tinh nhân tạo quay 1 vòng quanh trái đất mất 1 giờ 55 phút. *Thảo luận nhóm, nêu cách chia số đo thời gian ; theo dõi, tổng hợp → chốt, ghi : Chia số đo thời gian theo từng loại đơn vị đo. Lưu ý : Nếu ở 1 đơn vị đo mà phép chia có dư thì đổi phần dư này san số đo theo đơn vị nhỏ hơn trước khi tiếp tục chia. HĐ 2 : Hướng dẫn thực hành ( 18-20 phút) Bài 1 : Đọc, nêu yêu cầu đề. Hs làm bài sửa sai. Bài 2 :sgk yêu cầu HS đọc – tìm hiểu đề – tóm tắt. 3 dụng cụ : 7 giờ 30 phút → 12 giờ 1 dụng cụ : …. thời gian? + Hướng dẫn cách giải : H:Muốn biết trung bình 1 dụng cụ làm bao lâu ta phải biết gì ? (3 dụng cụ ? thời gian) H : Nêu cách tìm thời gian làm ba dụng cụ ? ( 12 giờ – 7 giờ 30 phút = ?) (HS có thể giải bằng cách khác.) + HS tự giải : Thời gian làm 3 dụng cụ : 12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút Thời gian làm 1 dụng cụ : 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút. Đáp số : 1 giờ 30 phút * Yêu cầu HS đọc, nhận xét bài trên bảng, GV chốt Đ/S. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút) -Nhắc lại cách chia số đo thời gian. × × × [...]... diễn thử theo nhóm.Sau đó mờ vài nhóm lên trình diễn trước lớp (Hỗ trợ :Giúp HS bày cảnh trí ,vào vai cho phù hợp) - GV nhận xét, tổng kết CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút ) - Về viết lạivở kịch.Chuẩn bị:Trả bài văn tả đồ vật Sinh hoạt tập thể -Tuần 26 I.Mục tiêu: - Hs thấy được những ưu điểm và tồn tại trong tuần - Nắm được phương hưóng hoạt động tuần tới II.Nội dung sinh hoạt: - Gv nhận xét những mặt đã... trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện của mình - GV theo dõi các nhóm kể chuyện 2.Thi kể chuyện trước lớp: - Từng HS kể chuyện, yêu cầu các em còn lại nhận xét, đánh giá bạn kể theo tiêu chí sau: - GV và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (3-4 phút) - Tuyên dương những HS chăm chú nghe kể chuyện và nêu nhận xét chính... thoại (tiết 1)” 5phút - Gọi 4 HS phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trên“Xin Thái sư tha cho !” - GV và cả lớp theo dõi nhận xét BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ 1: Viết lời thoại cho kịch ( 12-15 phút) Bài tập 1: -Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu BT 1 -Yêu cầu 2-3 HS đọc, lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện “Thái sư Trần Thủ Độ” Bài tập 2: - Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu BT 1 - Yêu cầu 4... (Bắt đầu khoảng 20 giờ ngày 18/ 12/ 1972 , kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30/12/1972.) H: Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26/ 12/1972 trên bầu trời Hà Nội? (Mỹ dùng máy bay hiện đại B52 ném bom phá huỷ Hà Nội và các vùng phụ cận, chúng ném bom cả bệnh viện, trường học, khu dân cư, bến xe… Ngày 26/ 12/1972, Mỹ tập trung 105 lần chiếc máy bay B52 ném bom hơn 100 địa điểm ở Hà Nội Phố Khâm Thiện là nơi bị tàn phá... 1-a ;2–b ;3–b ;4–a ;5–b HĐ2: Trò chơi “ Ghép chữ vào hình ” (5-6 phút) - GV chia đội , yêu cầu mỗi đội cử 7 thành viên tham gia chơi - GVphát cho mỗi đội 1 sơ đồ về sự thụ phấn của hoa ( Hình 3) và thẻ từ có ghi sẵn chú thích - Phổ biến cách chơi : Gắn chú thích vào hình cho phù hợp.Nhóm nào gắn nhanh, chính xác nhom đó thắng cuộc - GV cùng cả lớp chấm điểm, tuyên dương đội thắng cuộc HĐ3: Phân biệt hoa... nào đi nhanh, xe nào đi chậm? - Giáo viên ghi tên bài HS nhắc lại HĐ1 : Hướng dẫn khái niệm vận tốc ( 5-6 phút) -Giáo viên nêu bài toán 1 ( treo bảng phụ) -Gọi học sinh đọc bài toán 1 - Học sinh nêu: 4 giờ : 170 km - giờ :… ?… km H : muốn biết trung bình 1 giờ ta làm thế nào? ( Lấy 170 km : 4 ) -Cả lớp giải vào nháp Trung bình 1 giờ xe đi: 170 : 4 = 42,5 ( km ) Đáp số : 42,5 km Yêu cầu HS nêu : Trung... Hs thấy được những ưu điểm và tồn tại trong tuần - Nắm được phương hưóng hoạt động tuần tới II.Nội dung sinh hoạt: - Gv nhận xét những mặt đã làm được: - Ưu điểm: - Tồn tại: III.Phương hướng hoạt động tuần tới: Luyện từ và câu LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU Thời gian:40’ sgk/85 I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu -Biết sử dụng biện pháp thay... 10/1972 để chấm dứt chiến tranh Việt Nam HĐ1 : Âm mưu của Mĩ dùng B52 đánh phá Hà Nội ( Dự kiến 7-8 phút) - Yêu cầu HS xem nội dung SGK và xem tranh tư liệu về cảnh HN bị bom Mĩ dội xuống - Hoạt động cả lớp- Trả lời câu hỏi : H : Tại sao Mỹ ném bom nhằm hủy diệt miền Bắc (Hà Nội)? (Bọn Mĩ tin rắng bom đạn của chúng làm cho chính phủ của ta khiếp sợ , buộc ta phải kí vào hiệp định theo ý chúng.) H : Mỹ... đối tượng chậm )nối tiếp lên bảng làm bài Bài 2 : Tính HS tự làm gọi hs lên bảng làm sửa sai nhận xét Bài 3.sgk -Yêu cầu 1 HS đọc đề bài sách giáo khoa.Tìm hiểu đề - Gọi học sinh lên tóm tắt và giải, lớp làm vở 1 sản phẩm : 1 giờ 8 phút Lần I: 8 sản phẩm Lần II: 7 sản phẩm Cả hai lần: ….thời gian? Giải Cách1 : Số sản phẩm người đó làm : 7 +8 = 15 ( sản phẩm) Thời gian người đó làm 15 sản phẩm : 1 giờ... đề – trình bày cách làm - - Tổ chức HS làm bài nối tiếp trên bảng ( đặc biệt đối tượng chậm) và dưới vở - Giáo viên ghi bảng bài 1, 2 - Yêu cầu học sinh ( đối tượng chậm )nối tiếp lên bảng làm bài Cả lớp làm vở Bài 1: Tính Hs tự làm bài sửa sai nhận xét Bài 2 : Tính Gọi vài hs lên bảng làm bài sửa sai Bài 3 :sgk - Gọi HS đọc bài toán và các câu trả lời A,B,C,D - GV hướng dẫn HS cách làm : Đọc kĩ đề . vật. Sinh hoạt tập thể -Tuần 26 I.Mục tiêu: - Hs thấy được những ưu điểm và tồn tại trong tuần. - Nắm được phương hưóng hoạt động tuần tới. II.Nội dung sinh. chuyện. 2.Thi kể chuyện trước lớp: - Từng HS kể chuyện, yêu cầu các em còn lại nhận xét, đánh giá bạn kể theo tiêu chí sau: - GV và cả lớp nhận xét và bình chọn

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan