1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

phân biệt tái bảo hiểm, trùng bảo hiểm, đồng bảo hiểm

29 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 214,5 KB

Nội dung

Tương tự như những rủi ro mà người mua bảo hiểm gặp phải thì công tynhận bảo hiểm từ phía người mua cũng hạn chế những rủi ro khi nhận một bảo hiểm chomột sự kiện nào đó của khách hàng b

Trang 1

Lời mở đầu

Thị trường bảo hiểm Việt Nam được các tổ chức đánh giá uy tín xếp hạng là một trongnhững thị trường đầy tiềm năng, cơ hội phát triển mạnh đặc biệt là việc hội nhập quốc tế đã

và đang tạo cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nhiều cơ hội và điều kiện kinh doanh

an toàn và hiệu quả Các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển tăng tiềm năng phát triển cácquan hệ bảo hiểm, các dịch vụ bảo hiểm mới Thu nhập, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, trình

độ hiểu biết về bảo hiểm của người dân cũng được nâng cao theo đó, từ đó tạo điều kiện cho

sự phát triển của các nghiệp vụ bảo hiểm cũng như là sự phát triển của các công ty bảohiểm

Sự phát triển của ngành bảo hiểm không đồng nghĩa với việc rủi ro trong cuộc sống tăng lên

mà họ muốn được an toàn hơn trong môi trường hiện nay Trong cuộc sống hằng ngày cũngnhư trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, con người luôn gặp phải những rủi ro bấtthường không thể lường trước được những rủi ro này, từ trước đến nay con người đã ápdụng rất nhiều các biện pháp như tự tích lũy, đi vay, hình thành các quỹ tương hỗ Tuy nhiêncác biện pháp này không thể khắc phục được những hậu quả thiệt hại Để khắc phục hậuquả thiệt hại, ngày nay các cá nhân, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế thường chuyểnrủi ro bằng cách mua bảo hiểm Điều này có nghĩa là họ đã chuyển rủi ro của họ cho nhàbảo hiểm, thay vào đó họ phải trả lại cho những công ty bảo hiểm một khoản tiền nhất định

đã thỏa thuận Tương tự như những rủi ro mà người mua bảo hiểm gặp phải thì công tynhận bảo hiểm từ phía người mua cũng hạn chế những rủi ro khi nhận một bảo hiểm chomột sự kiện nào đó của khách hàng bằng cách sử dụng các biện pháp như tái bảo hiểm,đồng bảo hiểm, trùng bảo hiểm để bảo vệ mình, và với hợp đồng trên giá trị, dưới giá trị thìpháp luật quy định như thế nào về nó Những biện pháp, hợp đồng này là như thế nào, hiệuquả ra sao

Với đề tài Phân biệt tái bảo hiểm, trùng bảo hiểm, đồng bảo hiểm Đối với HĐBHTS, hãy phân tích các trường hợp HĐBH TS trên giá trị và HĐBH TS dưới giá trị? Nhóm sẽ trình

bày những vấn đề trên trong nội dung dưới đây Đây là lần đầu tìm hiểu về nó cũng như giớihạn về kiến thức về nó nên chắc chắn không thể tránh khỏi sự thiếu sót, sai sót Kinh mong

Cô và các bạn góp ý để tài trình bày của nhóm được tốt hơn

1

Trang 2

I HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM

1 Khái niệm hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhằmmục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ

sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để DNBH trả tiền bảo hiểm cho người hưởngthụ hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm1

2 Các hình thức kinh doanh bảo hiểm

Hiện nay, trong môi trường kinh doanh bảo hiểm tồn tại ba hình thức bảo hiểm chủyếu là tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm và trung bảo hiểm Với mỗi loại hình thì phù hợpvới từng đối tượng cũng như nhu cầu của khách hàng

2.1 Tái bảo hiểm (Reinsurance)

2.1.2 Bản chất tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là một phần quan trọng trong mảng kinh doanh về bảo hiểm của mộtdoanh nghiệp Đó là một phương tiện pháp lý là hoạt động của việc này là việc kí kếtchuyển giao bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau Vậy đặt ra vấn đề làtrưởng hợp nào, điều kiện nào mà dẫn đến phát sinh tái bảo hiểm?

- Số lượng rủi ro phải đủ lớn để quy hoạch số đông phát huy được tác dụng vàqua đó yếu tố ngẫu nhiên được loại trừ

- Mức độ tổn thất có thể xảy ra từ các rủi ro được bảo hiểm không được phépchênh lệch quá lớn, cũng như không được phép có nhiều tổn thất quá lớn xảy

ra trong số hợp đồng bảo hiểm (tình trạng này dẫn đến sự không đồng nhấttrong hợp đồng bảo hiểm)

- Khả năng thường xuyên xảy ra tổn thất (Nếu không có điều kiện này thì khôngphát sinh nhu cầu bảo hiểm)

1 Khoản 1, Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010

Trang 3

Theo như định nghĩa cũng như điều kiện ở trên, thì tái bảo hiểm xuất hiện khi cácdoanh nghiệp bảo hiểm nhận thấy rằng nhận bảo hiểm cho một đối tượng nào đó củakhách hàng là quá lớn so với khả năng của doanh nghiệp Trong trường hợp phát sinhtrách nhiệm bồi thường khi đối tượng được bảo hiểm có hư hỏng hay gặp một sự cốnào đó Nhận thấy được những khó khăn của doanh nghiệp mình sẽ gặp phải nếutrường đó xảy ra, nên họ đã nghĩ ra hình thức này Tức là việc san sẻ rủi ro đó cho mộtdoanh nghiệp khác, như vậy nếu có xảy ra trường hợp đó thì rủi ro của doanh nghiệpmình sẽ thấp xuống.

Theo phương thức này, công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểmmột cách riêng lẻ Công ty tái bảo hiểm, về phần mình, không có nghĩa vụ bắt buộcphải nhận tái bảo hiểm cho dịch vụ hay đơn bảo hiểm đó Công ty bảo hiểm gốc cũng

có toàn quyền quyết định tiến hành tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỉ lệ bao nhiêu,

và cho công ty tái bảo hiểm nào thì tùy sự lựa chọn của họ Mặt khác, công ty tái bảohiểm cũng có quyền từ chối nhận tái bảo hiểm cho dịch vụ hay chỉ nhận với một tỷ lệnào đó mà công ty này cho là thích hợp với khả năng của họ2 Theo quy định của phápluật thì các Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển một phầnnhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồngbảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, chi nhánhnước ngoài khác3

Ngoài ra không phải các doanh nghiệp muốn chuyển nhượng cho doanh nghiệp nhậnchuyển nhượng một lượng bao nhiêu cũng được, mà phải theo quy định của pháp luật

là tối thiểu không quá 10% trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ vốn chủ sởhữu

Như vậy, ở đây về phía công ty nhượng bảo hiểm có quyền lựa chọn công ty mà mìnhthích không có sự ràng buộc hay về phía công ty nhận chuyển nhượng cũng có quyềnnhận hoặc không và cũng có quyền nhận bao nhiêu thì tùy theo khả năng của họ.Không có sự áp đặt, pháp luật tôn trọng sự tìm đối tác cũng như quyền lựa chọn củađôi bên Để thực hiện được tái bảo hiểm thì doanh nghiệp gốc hay công ty gốc phảicung cấp những thông tin của khách hàng cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm

2.1.3 Chức năng của tái bảo hiểm

Đối với các thể loại khác nhau của tái bảo hiểm chức năng của chúng cũng khácnhau

Chức năng của tái bảo hiểm đi chủ yếu nhằm đảm bảo sự kinh doanh cho công ty bảohiểm gốc Sự đảm bảo này phụ thuộc vào các dạng hợp đồng tái bảo hiểm và được thểhiện ở các mức độ khác nhau :

2 Pháp luật kinh doanh bảo hiểm Ths Bùi Thị Hằng Nga

3 Khoản 1, Điều 42 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

3

Trang 4

– Có thể giảm một cách tuyệt đối sự chênh lệch của kết quả kinh doanh tronglúc tỷ lệ phí và chi bồi thường vẫn giữ nguyên.

ty bảo hiểm khác Vì vậy chức năng của tái bảo hiểm nhận giống với chức năng củabảo hiểm đối ngoại là kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhằm tăng thu ngoại tệ

Tổng kết lại ta có thể rút ra kết luận : đối với nhà nước thì tái bảo hiểm có 3 chức năngchủ yếu :

– Đảm bảo tính ổn định và sự chắc chắn cho quá trình kinh doanh và sản xuất củacác đơn vị kinh tế đặc biệt là các công ty bảo hiểm gốc trong nhwungx trường hợp xảy

ra sự cố rủi ro Từ đó giúp các doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu sáng tạo và mởrộng các dịch vụ bảo hiểm mới, đáp ứng và kích thích tốt hơn nhu cầu bảo hiểm ngàycàng tăng về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm bảo hiểm

- Làm tăng khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm trước những rủi rolớn vượt quá khả năng tài chính của công ty mình Vì bằng cách tái bảo hiểm mà bênbảo hiểm sẽ trực tiếp nhận được hỗ trợ về mặt tài chính từ những công ty nhận tái bảohiểm khác

– Đảm bảo tính ổn định của ngân sách ngoại tệ nhà nước thông qua các hoạt độngtái bảo hiểm mang tính chất trên phạm vi quốc tế

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước, tái bảo hiểm có ưu thế hơn so vớibảo hiểm trực tiếp đó là phạm vi hoạt động của nó vượt khỏi phạm vi của một quốcgia từ đó làm cho phạm vi của nó được mở rộng

– Tăng thu nhập quốc dân ở việc tạo ra công việc thu nhập cho nhân viên làm trongcác công ty bảo hiểm

Thông qua nhiệm vụ và chức năng trên ta thấy bảo hiểm có một ý nghĩa quan trọngđối với việc phát triển kinh tế của một đất nước Đảm bảo kinh doanh cho công ty bảohiểm có nghĩa là đảm bảo được sự kinh doanh và sản xuất của các đơn vị kinh tế, từ

đó tạo điều kiện tốt cho họ phát triển kinh doanh Đảm bảo tính ổn định của ngân sách

Trang 5

ngoại tệ nhà nước có nghĩa là đảm bảo được kế hoạch chi tiêu ngoại tệ nhằm phát triểnsản xuất một cách đồng bộ Tăng thêm thu nhập quốc dân tức là mở rộng được kinhdoanh và sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân Đồng thời đảm bảo cho nền kinh

tế có một kênh huy động vốn đầu tư hiệu quả

2.1.4 Các hình thức tái bảo hiểm

2.1.4.1 Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn (Facultative Reins)

Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn hay còn được gọi là tái bảo hiểm tạm thời là hình thứctái bảo hiểm cơ bản và cổ điển nhất

- Khái niệm: tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn hay còn gọi là tái bảo hiểm tạm thời làhình thức tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng toàn quyền lựa chọn rủi ro cần phảitái bảo hiểm và công ty nhận có quyền nhận hay từ chối rủi ro đó4

- Trình tự thực hiện một hợp đồng tái bảo hiểm theo hình thức tạm thời:

+ Công ty nhượng tái bảo hiểm thông báo cho công ty nhận tái bảo hiểm về việcmuốn chuyển nhượng một hợp đồng bảo hiểm từ khách hàng; công ty nhượng tái bảohiểm thông báo: tên, địa chỉ người được bảo hiểm, tính chất rủi ro được bảo hiểm,ngày bắt đầu và ngày chấm dứt

Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, phần giữ lại của công ty nhượng tái bảo hiểm, thủtục phí tái bảo hiểm

+ Sau khi nhận được đề nghị, công ty nhận tái bảo hiểm có quyền lựa chọn mộtphần hoặc toàn bộ một tỷ lệ nào đó hay trên số tiền cố định trên cơ sở rủi ro được đềnghị

+ Công ty tái bảo hiểm xác nhận phần tham gia của mình vào phiếu đề nghị giữlại cho công ty nhượng tái bảo hiểm

+ Công ty tái bảo hiểm có thể yêu cầu công ty nhượng cung cấp thêm thông tincần thiết để xem xét lựa chọn lần cuối

+ Công ty tái bảo hiểm thông báo chấp nhận, dịch vụ tái bảo hiểm tùy ý lựa chọnchính thức có hiệu lực và cũng tự động chấm dứt nếu đến ngày hết hạn mà không có

bổ dung thêm

- Ưu điểm của hình thức tái bảo hiểm tùy chọn:

+ Giúp công ty nhượng bảo hiểm có năng lực tài chính không được mạnh có thểyên tâm nhận các rủi ro, nhất là những rủi ro có giá trị bảo hiểm lớn vượt quá khảnăng tài chính của mình

+ Công ty nhận tái bảo hiểm chủ động trong việc nhận tái bảo hiểm cho những rủi

ro có thể đảm nhận được trong khả năng của mình

4 http://luanvan.net.vn/luan-van/de-an-thi-truong-tai-bao-hiem-o-viet-nam-107/

5

Trang 6

- Hạn chế của hình thức tái bảo hiểm tùy chọn:

+ Công ty nhượng tái bảo hiểm phải thường xuyên thông báo đầy đủ mọi thôngtin về hợp đồng bảo hiểm gốc do đó vừa không đảm bảo bí mật, mất thời gian

+ Công ty nhượng không đảm bảo chắc chắn có thị trường hay là không đảm bảoviệc có một công ty nào đó nhận tái bảo hiểm nên đôi khi không dám bảo hiểm chonhững rủi ro có giá trị lớn, bỏ mất cơ hội kinh doanh

+ Hai bên phải thường xuyên đàm phán tái lập hợp đồng tái bảo hiểm mới nên chiphí thủ tục hành chính tốn kém ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

2.1.4.2 Tái bảo hiểm bắt buộc (Cố định- Obligatory)

- Khái niệm: tái bảo hiểm bắt buộc là sự thỏa thuận giữa công ty nhượng vàcông ty tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho công ty táibảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thỏa thuận, ngược lạinhà tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó

+ Được chia thành hai phương thức: tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm và táibảo hiểm theo mức bồi thường

- Ưu điểm:

+ Đảm bảo công ty nhượng kinh doanh ổn định nhờ việc yên tâm nhận bảo hiểm

từ các công ty chuyên tái bảo hiểm nên làm tăng cơ hội kinh doanh

+ Giúp công ty nhượng chủ động trong kinh doanh do đặc điểm có thể toànquyền quyết định trong nhận bảo hiểm

+ Đảm bảo lợi ích kinh doanh của cả công ty nhượng và nhận

+ Tái bảo hiểm bắt buộc thường mang tính tự động sau mỗi năm cho phép cácbên thiết lập được mỗi quan hệ lâu dài

Trang 7

+ Công ty nhượng tái bảo hiểm bị động trong việc lựa chọn rủi to nhận tái

2.1.4.3 Tái bảo hiểm kết hợp tùy ý lựa chọn- bắt buộc (Facultative Reins) 5

- Khái niệm: là hình thức tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng tái bảo hiểmkhông bắt buộc phải nhượng tất cả cá dịch vụ mà công ty nhượng đã chuyển giao vớiđiều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ướctrong hợp đống tái bảo hiểm

- Ưu điểm:

+ Hình thức này khai thác triệt để được ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cảhai hình thức

+ Cả hai bên đều có tính chủ động tương đối trong nhận và nhượng

+ Quyền lợi của cả hai bên được giải quyết ổn thỏa, không có sự ép buộc lẫnnhau

- Nhược điểm: công ty tái bảo hiểm có lợi trong việc lựa chọn rủi ro nhận táiđối với những phần tái bảo hiểm bắt buộc

2.1.4.4 Các phương pháp tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm hay theo ỷ lệ

- Khái niệm: tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm là phương pháp phân bổ tráchnhiệm công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm theo

tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền bảo hiểm Theo đó, đối với phươngpháp này phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm thường của hai bên được tính toán phân bổtheo tỷ lệ phân bổ số tiền bảo hiểm

- Phân loại:

+ Tái bảo hiểm số thành (Quota Share)

Khái niệm: là phương pháp tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng giữ lại một tỷ lệnhất định của tất cả các rủi ro đã nhận bảo hiểm, phần vượt quá thì tiến hành tái bảohiểm

Đặc điểm:

 Phí bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường được phân bổ theo tỷ lệ số tiền bảohiểm giữ và tái đi

 Tất cả các rủi ro nhận bảo hiểm đều được tái đi theo cùng một tỷ lệ

 Tái bảo hiểm số thành áp dụng trong tái bảo hiểm trách nhiệm dân sự, vậnchuyển hàng hóa

5 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/12/28/4262-2/

7

Trang 8

Ưu điểm:

 Tính toán đơn giản, dễ xử lý, chi phí thấp

 Đối với công ty nhượng thủ tục phí tương đối cao

 Công ty nhận tái bảo hiểm tham gia vào mọi đơn vị rủi ro cho nên phân tánđều tổn thất, đảm bảo cân đối thu chi cho cả hai bên nhận và nhượng bảo hiểm

+ Tái bảo hiểm mức dôi ( Surplus)

Khái niệm: là phương pháp tái bảo hiểm theo tỷ lệ trong đó công ty nhượng ấnđịnh mức giữ lại bằng một số tiền nhất định cho một đơn vị rủi ro, công ty nhượngchỉ phải đem tái bảo hiểm những đơn vị rủi ro mà có giá trị bảo hiểm vượt quá khảnăng giữ lại đã ấn định

Đặc điểm:

 Là một phương pháp tái bảo hiểm theo tỷ lệ nên tỷ lệ số tiền bảo hiểm đượchình thành trên cơ sở mức dôi ra tái đi và mức giữ lại cũng chính là căn cứ để phânchia trách nhiệm và phí bảo hiểm

 Chỉ những rủi ro nhất định vượt quá khả năng đảm nhận mới được tái đi haytổng số đơn vị rủi ro công ty nhượng chấp nhận bảo hiểm và số đơn vị rủi ro đem táikhông giống nhau

 Tỷ lệ giữ lại, tái đi của các đơn vị được tái không bằng nhau vì có những rủi

ro nhận tái có số tiền bảo hiểm nhỏ hơn mức giữ lại

 Rủi ro có giá trị vượt quá hợp đồng tái bảo hiểm công ty nhượng phải gánhchịu

Trang 9

 Nếu tổn thất thấy rơi nhiều vào rủi ro giữ lại sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinhdoanh của công ty nhượng.

 Nếu tổn thất rơi nhiều vào phần tái đi thì nhà tái bảo hiểm sẽ phải chịu tráchnhiệm nhiều hơn

Tái bảo hiểm theo mức bồi thường hay không theo tỷ lệ

- Khái niệm: là phương pháp tái bảo hiểm dựa trên cơ sở số tiền bồi thườngtrong đó công ty nhượng ấn định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ cóthể gánh chịu cho tổn thất của sự kiện đối với một rủi ro đã được bảo hiểm, phần tổnthất vượt quá giới hạn mức đó được chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm

- Đặc điểm:

+ Công ty nhượng ấn định mức bồi thường gọi là điểm tự bồi thường, phần vượtquá chuyển nhượng cho nhà tái bảo hiểm, phần này gọi là giới hạn trách nhiệm.+ Việc phần chia trách nhiệm theo số tiền bảo hiểm không được quan tâm, phí bảohiểm và phân bố không bị ràng buộc cùng tỷ lệ

- Ưu điểm:

+ Công ty nhượng khống chế được mức bồi thường tối đa, những tổn thất vượtđiểm tự bồi thường đã được bảo vệ, do đó đảm bảo hoạt động kinh doanh tránh đượcnhững biến động lớn

+ Nhà tái bảo hiểm không phải bồi thường những tổn thất thấp hơn điểm tự bồithường nên công ty nhượng có số ít phí bảo hiểm giữ lại cao hơn, tức là thu nhiềuhơn

+ Chi phí hành chính ít tốn kém vì không phải phân loại đơn vị rủi ro, không phảitính toán mức giữ lại

- Nhược điểm:

+ Nếu xác định không đúng điểm tự bồi thường sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinhdoanh hoặc là không khai thác hết khả năng hoặc chủ quan về tổn thất có thể phải bồithường

+ Phương pháp tính phí rất phức tạp nhất là đối với những hoạt động bảo hiểmmang tính thảm họa bảo hiểm

- Phân loại:

+ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường

+ Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường

Những vấn đề trong nhận và nhượng tái bảo hiểm

9

Trang 10

+ Căn cứ để xác định mức giữ lại:

 Khả năng tài chính của công ty nhượng

Số lượng hợp đồng ký kết và đặc trưng của rủi ro mà được công ty bảo hiểm

Tình hình môi trường kinh tế, xã hội

Kế hoạch phát triển của công ty trong tương lai

Kinh nghiệm thực tế hoạt động kinh doanh những năm trước

Các thành phần thị trường tái bảo hiểm

Ngành kinh doanh bảo hiểm tồn tại từ nhiều thế kỉ trước và cho đến hiện nay sự pháttriển của nó là khá mạnh mẽ, sôi động cùng với những thị trường hoạt động kinh tếkhác Các thành viên trên thị trường tái bảo hiểm có thể được phân chia thành công tynhượng, công ty tái bảo hiểm và các hãng môi giới Thực tế có những công ty vừanhận tái bảo hiểm, vừa nhượng tái bảo hiểm, thậm chí có công ty kiêm luôn cả hoạtđộng môi giới Đó là phân chia theo nghiệp vụ, ngoài ra còn có cách phân chia khác làphân chia theo đối tượng trong tái bảo hiểm, cụ thể:

- Người mua tái bảo hiểm:

+ Công ty bảo hiểm gốc: là những công ty bảo hiểm bình thường, chuyên giaodịch với công chúng với tư cách là người bán các dịch vụ bảo hiểm, mua tái bảo hiểm

vì các lý do đã đề cập trong phần tác dụng của tái bảo hiểm

+ Công ty bảo hiểm chuyên ngành: là công ty con của các công ty sản xuất hoặckinh doanh dịch vụ khác mà không phải là công ty kinh doanh bảo hiểm được thànhlập với mục đích bảo hiểm cho rủi ro của công ty mẹ

+ Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp: là các công ty chuyện nhận tái bảo hiểm,song lại mua lai dịch vụ tái bảo hiểm từ các công ty tái bảo hiểm khác để tránh khỏitổn thất và rủi ro dễ xảy ra tồn thất

+ Các nghiệp đoàn bảo hiểm: là tổ chức được thành lập bởi các thành viên, cá nhân

có trách nhiệm vô hạn đối với nhau Trên thế giới hiện nay chỉ tồn tại nghiệp đoàn bảohiểm duy nhất là Lloyd’s ở London

Trang 11

- Những công ty bán tái bảo hiểm:

+ Công ty tái bảo hiểm chuyện nghiệp: thường là các công ty lớn, có năng lực tàichính dồi dào, kinh doanh tái bảo hiểm ở nhiều nước trên thế giới, chỉ tiến hànhnghiệp vụ tái bảo hiểm mà không khai thác bảo hiểm gốc Công ty tái bảo hiểmchuyện nghiệp vừa có thể là người mua, người bán tái bảo hiểm trên thị trường thôngqua hoạt động nhận tái bảo hiểm sau đó nhượng tái lại cho công ty khác

+ Công ty bảo hiểm gốc (công ty bảo hiểm không chuyên): là công ty thực hiện cảhai nghiệp vụ bán bảo hiểm và bán tái bảo hiểm

+ Công ty bảo hiểm chuyên ngành: là các công ty bảo hiểm chuyên ngành cũng cóthể kinh doanh từ nguồn khác ngoài công ty mẹ gọi là khai thác dịch vụ từ bên thứ ba

Họ cũng có thể là người mua và người bán

+ Nghiệp đoàn Lloyd’s vừa là người mua vừa là người bán tái bảo hiểm

- Các trung gian tái bảo hiểm:

+ Các công ty môi giới tái bảo hiểm: các công ty hoạt động độc lập nhằm thiết lậpcác quan hệ hợp đồng giữa công ty nhượng và công ty nhận tái bảo hiểm

+ Công ty quản lý: ở nước ta thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển đủ để xuấthiện loại hình trung gian này song ở các nước có thị trường tái bảo hiểm phát triểndịch vụ trung gian này đã phát triển khá mạnh Đó là các công ty chuyên mời chào cácdịch vụ quản lí cho các công ty chuyên ngành

2.1.5 Thị trường bảo hiểm ở Việt Nam

Thị trường tái bảo hiểm ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1995 trở lạiđây Được đánh dấu bằng sự ra đời của công ty tái bảo hiểm quốc gia VINARE- Công tytái bảo hiểm chuyện nghiệp đầu tiên tại Việt Nam Cùng với đó là sự ra đời và phát triểncủa các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm khác như: Công ty bảo hiểm thành phố HCM BảoMinh, Công ty cổ phần bảo hiểm Ptrolimex (PJICO), công ty cố phần bảo hiểm NhàRồng, Công ty bảo hiểm dầu khí PVIC, công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam(VIA), công ty cồ phần bưu điện PTI, các công ty bảo hiểm nước ngoài AIA, Prudential,Groupama,… làm cho thị trường tái bảo hiểm nội địa đa dạng về hình thức và tổ chứctham gia nhờ đó thị trường tái bảo hiểm Việt Nam mở rộng khả năng tái nhu cầu tái bảohiểm trong nước và tăng cường các mỗi quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực tái bảo hiểm

2.1.5.1 Hoạt động của công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VINARE

Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam chính thức được thành lập theo quyết định số920/TC/QĐ- TCCB ngày 27/09/1994 của Bộ Tài chính với tên giao dịch quốc tế là VIET

11

Trang 12

NAM NATIONAL REINSURANCE COMPANY Vào thời điểm thị trường bảo hiểm cóchiều hướng phát triển như vậy sự ra đời và hoạt động của VINARE là một quyết địnhđúng đắn của nhà nước ta, góp phần hạn chế dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tạo đượcvốn cho đầu tưu trong nước và tạo ra một thuận lợi lớn cho thị trường bảo hiểm pháttriển 20 năm qua, Vinare đã thực hiện tốt vai trò trung tâm trao đổi và điều tiết dịch vụtái bảo hiểm của thị trường trong nước nhờ chính sách ưu tiên hợp tác với các doanhnghiệp bảo hiểm trong nước trên cơ sở trao đổi dịch vụ có chất lượng Tổng phí giữ lạicủa Vinare đạt 3.900 tỷ đồng, nhượng lại cho thị trường trong nước thông qua hoạt độngcủa Vinare trên 4.000 tỷ đồng

Đến thời điểm này, Vinare đã và đang sở hữu nguồn vốn tài chính tương đối mạnh, vốnchủ sở hữu đạt trên 2.300 tỷ đồng và một cổ đông chiến lược số 1 là Tập đoàn Tái bảohiểm Swiss Re- Thụy Sỹ là đối tác chiến lược, bên cạnh 13 cổ đông là các doanh nghiệptrong nước Đây là một trong những tiền đề, điều kiện để hoạt động của Vinare rất thuậnlợi

Hoạt động đầu tư của Vinare cũng đạt được kết quả khả quan Đến cuối năm 2013, sốvốn nhàn rỗi huy động đầu tư là 3.043 tỷ đồng Đầu tư được đảm bảo an toàn, hiệu quả,

hỗ trợ đắc lực cho kinh doanh chính và đóng góp vào nguồn vốn đầu tư xã hội Thu nhập

từ hoạt động đầu tư trong 20 năm qua đạt 1.818 tỷ đồng Thông qua hoạt động kinhdoanh tái bảo hiểm, Vinare đã góp phần quan trọng ổn định đời sống, sản xuất kinhdoanh cho người tham gia bảo hiểm khi có thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra Hàng nghìn

tỷ đồng thuộc trách nhiệm nhận tái bảo hiểm của Vinare luôn được giải quyết nhanhchóng, đầy đủ và kịp thời cho người tham gia bảo hiểm

Vinare đã vươn lên trở thành doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam và là mộttrong số 500 doanh nghiệp hàng đầu của nền kinh tế; Năm 2013, Vinare đạt tốp 1000doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất và tốp 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất ViệtNam Đó là những bước đi đáng tự hào để Vinare tự tin đi tiếp trong sự nghiệp của mình

2.1.5.2 Hoạt động tái bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm khác

Trên thị trường tái bảo hiểm Việt Nam ngoài VINARE ra, các công ty bảo hiểm kháccũng thực hiện hoạt động tái bảo hiểm ở cả hai vị trí nhà tái bảo hiểm và công ty nhượng

Ở các công ty đều tổ chức phòng tái bảo hiểm hoặc ban tái bảo hiểm riêng biệt chuyênthực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm cho công ty

- Đối với nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm thì nhận đa số nhận từ VINARE

- Đối với nghiệp vụ nhượng tái bảo hiểm thì ngoài phần trách nhiệm tái bảohiểm bắt buộc cho VINARE, phần còn lại các công ty chỉ giữ lại rất ít còn tái cho thịtrường trong nước và tái ra nước ngoài

- Ở các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nghiệp vụ tái bảo hiểm rất quan trọng,hầu hết phí bảo hiểm nhận về đều được tái đi thường trên 90% phí bảo hiểm được tái đi,

có những nghiệp vụ tỷ lệ tái lên đến 95- 97%

Trang 13

Điển hình trên thị trường tái bảo hiểm tổng công ty bảo hiểm Việt Nam là Bảo Việt Cóthể nói nghiệp vụ tái bảo hiểm ở nước ra được thực hiện ở Bảo Việt, Bảo Việt đã đứng

ra làm trung gian nhận để nhượng tái đi ra thị trường nước ngoài cho các nghiệp vụ táibảo hiểm như: hàng hải, P&I, hàng không,… Những năm đầu hoạt động Bảo Việt mởichỉ thực hiện nghiệp vụ nhượng tái bảo hiểm do khả năng tài chính hạn chế và chỉ cóquan hệ tái bảo hiểm với công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc PICC, sau đó khi đã

có kết quả kinh doanh tốt hơn, quan hệ tái bảo hiểm cũng được mở rộng ra các công tybảo hiểm ở các nước XHCN: Liên Xô, Đông Đức,… Đến hôm nay cùng với VINARE

và các công ty tái bảo hiểm khác, Bảo Việt có quan hệ tái bảo hiểm với rất nhiều nướcnhiều tập đoàn tái bảo hiểm trên thế giới: thị trường tái bảo hiểm Lloyd’s, London, Đức,

… trong những năm qua khi thực hiện tham gia các quan hệ tái bảo hiểm Bảo Việt luônthực hiện tốt các nghĩa vụ bồi thường điển hình là các vụ:

+ Vụ đắm tàu kho 5 ở Hải Phòng tổn thất 2.5 triệu USD

+ Máy bay TU 134A rơi ở Băng Kok tổn thất 1.5 triệu USD

PIJCO cũng là công ty bảo hiểm có hoạt động tái cũng khá sôi nổi, công ty đã có quan

hệ rất tốt với các tập đoàn tái bảo hiểm lớn trên thế giới, được các tập đoàn này đảm bảotài chính, đầu tư thêm năng lực tái cho công ty, sự năng động, linh hoạt và sáng tạo củatái bảo hiểm đã là hậu phương vững chắc cho hoạt động kinh doanh của công ty chonhững năm qua

Nói tóm lại, thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường tái bảo hiểm ViệtNam nói riêng tuy có thời gian phát triển chưa nhiều, nhưng thông qua các giai đoạnphát triển thì có thể nhận thấy rằng có những điểm đáng ghi nhận về sự nỗ lực phát triểnngành bảo hiểm trong nước Tái bảo hiểm phát triển sẽ góp phần thúc đẩy các ngànhkhác phát triển, tạo nên sự phát triển chung của cả nước

2.2 Đồng bảo hiểm (Co-insurance)

Đồng bảo hiểm là phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang, tức là tập hợpnhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng đảm bảo cho cùng một đối tượng, một rủi ro MỗiDNBH sẽ chịu một phần trách nhiệm tùy theo tỉ lệ đã thỏa thuận ngay từ khi giao kết hợpđồng bảo hiểm với người bảo hiểm Đồng bảo hiểm được sử dụng khi số tiền bảo hiểmtrong một yêu cầu bảo hiểm vượt quá khả năng tự đảm đương, khả năng bồi thường củamột DNBH khi có sự việc xảy ra

Đồng bảo hiểm được áp dụng trong trường hợp giá trị bảo hiểm quá lớn Ví dụ:bảo hiểm trên máy bay, tàu biển có trọng tải lớn giao thông trong nước hoặc quốc tế,

2.2.1 Mối quan hệ trong đồng bảo hiểm

13

Trang 14

Tương đương với việc mỗi DNBH sẽ chịu trách nhiệm dựa trên tỉ lệ đã thỏa thuậnthì các DNBH đó cũng sẽ được hưởng theo tỉ lệ đó nếu không xảy ra trách nhiệm bồithường cho yêu cầu bảo hiểm Trong thực tế đối với đồng bảo hiểm thì thường chỉ có mộthợp đồng mang tên của tất cả các DNBH tương ứng với các tỉ lệ rủi ro mà đã thỏa thuậnvới nhau Sẽ có một DNBH đại diện cho những doanh nghiệp còn lại trong mối quan hệvới khách hàng hay còn được gọi là người chủ trì Người bảo hiểm chủ trì chịu tráchnhiệm chính trong việc đàm phán, lý kết, quản lý trong hợp đồng bảo hiểm và phân chia

số tiền bồi thường mà mỗi DNBH phải chịu khi phát sinh trách nhiệm bồi thường Trênthực tế, nếu hợp đồng bảo hiểm được thực hiện bằng hàng loạt các hợp đồng riêng rẽ thì

sẽ gây bất lợi cho người được bảo hiểm, do đó chỉ có một hợp đồng duy nhất được thiếtlập mang tên tất cả các nhà đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ chấp nhận đảm bảo

Ví dụ: Ông A muốn mua bảo hiểm cho chiếc siêu xe Lamborghini Aventadocủa mình với số tiền bảo hiểm là 20 tỷ đồng; tổn thất chịu trách nhiệm khi xảy rathiệt hại là 10 tỷ đồng

- 3 nhà đồng bảo hiểm X, Y, Z cùng đảm bảo chiếc xe trên với số tiền 20

2.2.2 Đồng bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản và sức khỏe

2.2.2.1 Trong bảo hiểm tài sản

Trong bảo hiểm tài sản, khi đơn bảo hiểm có điuề khoản thì này hợp đồng bảo hiểmxác định số tiền mà công ty trả trong mỗi tổn thất theo quan hệ tủ tỷ lệ sau:

Ngày đăng: 07/11/2017, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w