1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động giao kết thực hiện hợp đồng lao động tại TỔNG CÔNG TY xây DỰNG và PHÁT TRIỂN hạ TẦNG LICOGI

44 240 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 87,39 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Lịch sử nghiên cứu. 2 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 4 5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu. 5 6. Đóng góp của đề tài 6 7. Cấu trúc của đề tài. 6 NỘI DUNG 7 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG. 7 1.Khái niệm, đối tượng áp dụng, các nguyên tắc của hợp đồng lao động 7 1.1Khái niệm về hợp đồng lao động 7 1.2 Phạm vi và đối tượng áp dụng hợp đồng lao động 7 2. Nội dung, hình thức, các loại hợp đồng lao động 9 2.1 Nội dung của hợp đồng lao động 9 2.2 Hình thức của hợp đồng lao động 9 2.3 Các loại hợp đồng lao động 9 3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động. 10 4. Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao động 10 4.1 Thực hiện hợp đồng lao động 10 4.2 Thay đổi hợp đồng lao động 11 4.3 Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động 11 5. Chấm dứt hợp đồng lao động. 11 5.1 Khái niệm về chấm dứt hợp đồng lao động 12 5.2 Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt 12 5.3 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn 12 5.4 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 15 6.Hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài. 18 6.1 Công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (công ty ở nước ngoài, không có chi nhánh, không có văn phòng ở Việt Nam hay nói cách khác thực thể này không tồn tại ở Việt Nam): 18 6.2. Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam: 19 7. Tranh chấp hợp đồng lao động 19 7.1. Phân loại tranh chấp lao động. 20 7.2 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAO KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI TỔNG G TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG LICOGI 22 1. giới thiệu về tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI. 22 1.1 Giới thiệu chung. 22 1.2. Quá trình thành lập và phát triển của tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng LICOGI. 23 2. Thực trạng hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng lao động của tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng LICOGI. 25 2.1 Các loại hợp đồng lao động trong công ty. 25 2.2 Các thành tựu trong công tác kí kết. 26 2.3 Sai sót còn gặp trong việc kí kết hợp đồng lao động tại công ty. 27 2.3.1.Người đại diện ký hợp đồng. 27 2.3.2. Nội dung của hợp đồng trái pháp luật 27 2.3.3. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng 27 2.3.4. Bỏ qua một số thủ tục bắt buộc 29 3. Giải quyết tranh chấp lao động ở công ty. 29 4. Đánh giá chung công tác kí kết ,thực hiện hợp đồng lao động tại công ty. 29 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY. 30 1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động. 30 2. Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chế độ hợp đồng lao động trong công ty. 32 2.1 Về phía công ty 32 2.2. Về phía người lao động 34 2.3. Về phía cơ quan quản lý nhà nước 34 2.4. Về pháp luật lao động. 35 KẾT LUẬN 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu trong khoá luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này em xin gửi lời biết ơn chân thànhtới cô giáo Th.S Đoàn Thị Vượng Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tìnhcủa cô em đã có được những kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn

đề cũng như nội dung của đề tài, từ đó em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luậncủa mình

Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, xong

do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạnchế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sótnhất định mà bản than chưa thấy được Em rất mong được sự góp ý của cácthầy,cô trong khoa để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Lịch sử nghiên cứu 2

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của đề tài 6

7 Cấu trúc của đề tài 6

NỘI DUNG 7

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 7

1.Khái niệm, đối tượng áp dụng, các nguyên tắc của hợp đồng lao động .7 1.1Khái niệm về hợp đồng lao động 7

1.2 Phạm vi và đối tượng áp dụng hợp đồng lao động 7

2 Nội dung, hình thức, các loại hợp đồng lao động 9

2.1 Nội dung của hợp đồng lao động 9

2.2 Hình thức của hợp đồng lao động 9

2.3 Các loại hợp đồng lao động 9

3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động 10

4 Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao động 10

4.1 Thực hiện hợp đồng lao động 10

4.2 Thay đổi hợp đồng lao động 11

4.3 Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động 11

5 Chấm dứt hợp đồng lao động 11

5.1 Khái niệm về chấm dứt hợp đồng lao động 12

5.2 Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt 12

5.3 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn 12

Trang 4

5.4 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 15

6.Hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài 18

6.1 Công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (công ty ở nước ngoài, không có chi nhánh, không có văn phòng ở Việt Nam hay nói cách khác thực thể này không tồn tại ở Việt Nam): 18

6.2 Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam: 19

7 Tranh chấp hợp đồng lao động 19

7.1 Phân loại tranh chấp lao động 20

7.2 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAO KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI TỔNG G TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG LICOGI 22

1 giới thiệu về tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI 22

1.1 Giới thiệu chung 22

1.2 Quá trình thành lập và phát triển của tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng LICOGI 23

2 Thực trạng hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng lao động của tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng LICOGI 25

2.1 Các loại hợp đồng lao động trong công ty 25

2.2 Các thành tựu trong công tác kí kết 26

2.3 Sai sót còn gặp trong việc kí kết hợp đồng lao động tại công ty 27

2.3.1.Người đại diện ký hợp đồng 27

2.3.2 Nội dung của hợp đồng trái pháp luật 27

2.3.3 Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng 27

2.3.4 Bỏ qua một số thủ tục bắt buộc 29

3 Giải quyết tranh chấp lao động ở công ty 29

Trang 5

4 Đánh giá chung công tác kí kết ,thực hiện hợp đồng lao động tại công

ty 29

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 30

1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động 30

2 Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chế độ hợp đồng lao động trong công ty 32

2.1 Về phía công ty 32

2.2 Về phía người lao động 34

2.3 Về phía cơ quan quản lý nhà nước 34

2.4 Về pháp luật lao động 35

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hợp đồng lao động có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xãhội Trước hết, nó là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhântuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của mình Mặt khác, hợp đồng laođộng là một trong những hình thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân thựchiện quyền làm việc, tự do, tự nguyện lựa chọn việc làm cũng như nơi làmviệc Hợp đồng lao động trong nền kinh tế thị trường còn có ý nghĩa rất quantrọng hơn Thông qua hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan

hệ lao động (người lao động và người sử dụng lao động) được thiết lập và xácđịnh rõ ràng Đặc biệt, hợp đồng lao động quy định trách nhiệm thực hiện hợpđồng và nhờ đó đảm bảo quyền lợi của người lao động (vốn luôn ở thế yếuhơn so với người sử dụng lao động) Trong tranh chấp lao động cá nhân, hợpđồng lao động được xem là cơ sở chủ yếu để giải quyết tranh chấp Đối vớiviệc quản lý Nhà nước, hợp đồng lao động là cơ sở để quản lý nguồn nhân lựclàm việc trong các doanh nghiệp Việc tìm hiểu , nghiên cứu về hợp đồng laođộng này sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta, đặc biệt là sinh viên học ngànhquản trị nhân lực có thêm những hiểu biết ban đầu và sâu sắc hơn về các vấn

đề liên quan đến hợp đồng lao động Trước hết là để phục vụ công việc họctập môn luật lao động, sau đó có thể tích lũy thêm kiến thức cho công việctrong tương lai, và xa hơn là có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào sựnghiệp xây dựng nước nhà sau này

Để làm rõ vấn đề này em xin chọn đề tài “khảo sát và đánh giá thựctrạng hoạt động giao kết thực hiện hợp đồng lao động tại TỔNG CÔNG TYXÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG LICOGI ” Vì công ty LICOGI

là một trong những công ty xây dựng được đánh giá là tốt trong thị trườnghiện nay, với mức doanh thu khá ổn định,mức tăng trưởng, khả năng cạnhtranh với các công ty trong và ngoài nước khá lớn Là nơi hội tụ những tàinăng, những nhân công lao động có kinh nghiệm Hàng năm kí kết hợp đồnglao động với hàng trăm cán bộ, nhân công viên, trong đó có hàng ngàn kỹ sư,

Trang 7

kiến trúc sư, công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo chính qui ở trong vàngoài nước, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức thicông, đặc biệt qua việc thi công các công trình đòi hỏi ứng dụng công nghệthi công hiện đại với các tiêu chuẩn quốc tế, tạo công việc ổn định cho nhiềungười lao động, ngay cả người lao đông có trình độ chuyên môn cao, nhữngngười có lao động chuyên môn phổ thông Với nhiều loại hợp đồng : hợpđồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợpđồng lao động theo mùa vụ Tuy nhiên với những thành tựu đó công ty còngặp một số vấn đề trong công tác giao kết thực hiện hợp đồng lao động để làm

rõ vấn đề trên em xin nghiên cứu đề tài này với các chương như:

Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng lao động

Chương 2: Thực trạng hoạt động giao kết thực hiện hợp đồng lao độngtại tổng công ty Xây dựng và Phát triển LICOGI

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý hoạt độnggiao kết thực hiện hợp đồng lao động tại tổng công ty Xây dựng và Phát triểnLICOGI

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Các văn bản luật về luật hợp đồng lao động nói chung, thực trạng

hoạt động giao kết thực hiện hợp đồng lao động nói riêng

- Thực trạng pháp luật Việt Nam về thực trạng hoạt động giao kết,

thực hiện hợp đồng lao động và một số văn bản pháp luật mới được ban hành

về nội dung này

3 Lịch sử nghiên cứu.

Vấn đề khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động giao kết thực hiệnhợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức còn là những vấn đề còn ítđược đề cập trong số bài khóa luận, luận văn , luận án, tài liệu bài viết nghiêncứu

- Tình hình nghiên cứu trong nước.

Khảo sát, đánh giá thực trạng giao kết, thực hiện hoạt động lao động

Trang 8

trong một cơ quan, tổ chức là vấn đề được đề cập trong khá nhiều khóa luận,luận văn, luận án, tài liệu, bài viết nghiên cứu ở những góc độ khác nhau vềvấn đề lien quan Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều đề tài, côngtrình nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên sâu về nội dung này

Các tài liệu là giáo trình, bài giảng luật lao động của các trường đại học

có viết về vấn đề thực trạng hoạt động giao kết, thực hiện hoạt động lao độngtrọng hợp đồng lao động, đó giáo trình như: “Giáo trình luật lao động” củaTrường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia TP HCM xuất bảnnăm 2011 do PGS.TS Trần Hoàng Hải chủ biên; “Giáo trình Luật lao động”của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân phát hành 2008 dotác giả Chu Thanh Hưởng chủ biên; giáo trình “Luật lao động” của trườngĐại học Lao động – Xã hội do nhà xuất bản Lao động – Xã hội ấn hành năm2009; “Giáo trình luật lao động Việt Nam” của trường Đại học Khoa học xãhội và Nhân văn (1999) do tác giả Phạm Công Trứ chủ biên, Nxb Đại họcQuốc Gia HN Các tài liệu này đã cung cấp các khái niệm về hợp đồng laođộng, một số đặc điểm cơ bản của hợp đồng lao động và các quy định hiệnhành về việc chấm dứt hợp đồng lao động trong chế định hợp đồng lao động.Tại các trường đào tạo ngành Luật học, có các khóa luận, luận văn viết về đềtài liên quan, có thể kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Khảo sát,đánh giá thực trạng hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng lao động tại một

số doanh nghiệp” của Nguyễn Thanh Hiệp (2007) Đại học Luật TP.HCM;khóa luận cử nhân luật về “Đánh giá sự phát triển của chế định hợp đồng laođộng” của tác giả Võ Ngọc Phương Chi (2009) Đại học Luật TP.HCM; luậnvăn của thạc sĩ Trần Thị Lượng “Đánh giá hoạt động kí kết thực hiện hợpđồng lao động ở một hoặc một số doanh nghiệp cụ thể” (2006); luận văn thạc

sĩ của tác giả Phạm Thị Thúy Nga “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợpđồng lao động” (2001); luận án tiến sĩ “Hợp đồng lao động trong cơ chế thịtrường ở Việt Nam” (2002) của tác giả Nguyễn Hữu Chí Bên cạnh các luậnvăn, luận án, giáo trình còn có một số bài viết mang tính nghiên cứu, trao đổi,đưa lại nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề mà đề tài đã lựa chọn như: “Đặc

Trang 9

trưng của hợp đồng lao động” của tác giả Nguyễn Hữu Chí; bài “Phươnghướng hoàn thiện chế độ hợp đồng lao động ở Việt nam” của tác giả Lê ThịHoài Thu; tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4/2003 – số 180); bài “Một số vấn

đề về chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động” của tác giả Nguyễn HữuChí

- Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Sách “Perspectives on Labour law” (2003) A.C.L Davies, Cambridgephần trình bày quy định của Hiến chương Châu Âu về các quyền cơ bản củaLiên minh Châu Âu về hợp đồng lao động; sách “Globalizition and the future

of labour law” (2006), John D.R.Craig and S.Michael Lynk; “Nghiên cứu sosánh pháp luật lao động các nước ASEAN” do Bộ Lao động – Thương binh

và Xã hội ấn hành năm 2010

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Làm sang tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về

khảo sát , đánh giá hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng lao động Trên cơ

sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực trạng hoạt độnggiao kết ,thực hiện hợp đồng lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn kháchquan trong diều kiện kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập của nước ta hiệnnay Qua đó nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam

về các hoạt động kí kết hợp đồng lao động thông qua khảo sát đánh giá thựctrạng hoạt động giao kết thực hiện hợp đồng lao động trong một cơ quan,tổchức

.Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận như khái niệm đặc điểm của hoạt

động giao kết, thực hiện hợp động lao động ý nghĩa về hệ quả pháp lý thựctrạng hoạt động giao kết ,thực hiện hợp đồng lao động đối với các bên trongquan hệ lao động

- Nghiên cứu sự cần thiết phải điều chỉnh bằng và nội dung điều

Trang 10

chỉnh, bằng pháp luật đối với việc khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt độnggiao kết, thực hiện hợp đồng lao động để làm cơ sở đánh giá tính hợp lý củapháp luật hiện hành, thực trạng hoạt động giao kết,thực hiện hợp đồng laođồng

- Nghiên cứu thực trạng phát luật nước ta về vấn đề thực trạng hoạt

động giao kết, thực hiện hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện các quyđịnh này nhằm đưa ra những điểm bất cập, chưa hợp lý của các quy định hiệnhành về giao kết hợp đồng lao động Tạo tiền đề cho việc đưa ra kiến nghịhoàn thiện pháp luật về hoạt động giao kết hợp đồng lao động

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động

giao kết, thực hiện hợp đồng lao động ở Việt Nam

5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu.

5.1.Cơ sở lý luận

Khi nghiên cứu về thực trạng hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồnglao động theo quy định của pháp luật Việt Nam, tôi sử dụng một số cơ sở lýluận, quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cácchủ trương, đường lối của Đảng CSVN về quyền và lợi ích hợp pháp của conngười, quyền lao động, đảm bảo công bằng, an toàn về pháp lý khi các chủthể thực hiện hoạt động giao kết, hợp đồng lao động Bên cạnh đó, đề tài vậndung quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách phát triển kinh tế xãhội, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng hệ thống pháp luậtđồng bộ, khách quan, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiệnđại, phục vụ nhân dân và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

5.2 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Vận dụng phương pháp luận của chủ nghia duy vật biện chứng, duyvật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, các phương phá nghiên cứu khoa học

cụ thể khác nhau, như:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp thống kê, lịch sử cụ thể, khảo cứu thực tiễn nhằm minh

chứng cho những lập luận, những nhận xét đánh giá, kết luận khoa học của

Trang 11

tiểu luận

- Phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt luận văn để phân

tích, đối chiếu những quy định pháp luật về thực trạng hoạt động giaokết,thực hiện hợp đồng lao động của doanh nghiệp, so sánh những điểm tươngđồng, khác biệt của các quy định này với các quy định của ILO, văn bản phápluật của một số quốc gia được lựa chọn trên thế giới và pháp luật quốc tế

6 Đóng góp của đề tài

- Về hương diện lý luận:

Bài tiểu luận góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về khảo sát

và đánh giá để các nhà lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền, các cán bộnghiên cứu về vấn đề này tham khảo, vận dụng trong quá trình thực hiện, giảiquyết tranh chấp hay xây dựng và hoàn thiện pháp luật lao động Việt Namnhất là trong vấn đề hợp đồng lao động

- Về hương diện thực tiễn :

Bài tiểu luận góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện các chínhsách kinh tế và chính sách xã hội trong lao động, cũng như hiệu quả của cơquan quản lý nhà nước về hoạt động kí kết hợp đồng lao động trong các cơquan tổ chức

7 Cấu trúc của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa bài tiểu luận gồm 3 chương, như sau:

Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng lao động

Chương 2: Thực trạng áp dụng hợp đồng lao động tại công ty xây dựng

và phát triển hạ tầng LICOGI

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế độhợp đồng lao động tại công ty

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG.

1.Khái niệm, đối tượng áp dụng, các nguyên tắc của hợp đồng lao động

1.1Khái niệm về hợp đồng lao động

Để thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụnglao động, phải có một hình thức nào đó để làm phát sinh mối quan hệ giữa haibên chủ thể của quan hệ lao động, hình thức đó chính là hợp đồng lao động.Thực chất của hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên làngười lao động đi tìm việc làm, còn bên kia là người sử dụng lao động cầnthuê mướn người làm công Trong đó người lao động không phân biệt giớitính và quốc tịch, cam kết làm một công việc cho người sử dụng lao động,không phân biệt là thể nhân hoặc pháp nhân, công pháp hay tư pháp, bằngcách tự nguyện đặt hoạt động nghề nghiệp của mình dưới quyền quản lý củangười đó để đổi lấy một số tiền công lao động gọi là tiền lương

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 26 Bộ luật lao động).

Như vậy ta thấy có ba yếu tố cấu thành hợp đồng lao động :

1 Có sự cung ứng một công việc;

2 Có sự trả công lao động dưới dạng tiền lương;

3 Có sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người lao động trước người sửdụng lao động

Trang 13

các đơn vị kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp quốc phòng, các đơn vị kinh tếcủa lực lượng vũ trang nhân dân

- Người lao động làm việc trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh,làm việc cho các cá nhân, hộ gia đình, làm việc trong các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài

- Người lao động làm việc trong các công sở nhà nước từ trung ươngđến tỉnh, huyện và cấp tương đương, nhưng không phải là công chức nhànước Những đối tượng khác, do tính chất và đặc điểm lao động và mối quan

hệ lao động có những điểm khác biệt nên không thuộc đối tượng áp dụng hợpđồng lao động mà áp dụng hoặc sử dụng những phương thức tuyển dụng và

sử dụng lao động khác theo quy định của pháp luật

* Phạm vi áp dụng: Các tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao độngphải tiến hành giao kết hợp đồng lao động.Tổ chức, cá nhân sau đây khi sửdụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động:

a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhànước, Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

c) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải

là công chức, viên chức nhà nước;

d) Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công annhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ;

đ) Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình

và cá nhân có sử dụng lao động;

e) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập;

g) Cơ quan, tổ chức, cá nhân, nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnhthổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam trừ trường hợp Điềuước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc thamgia có quy định khác; h) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam

sử dụng lao động nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác

Trang 14

2 Nội dung, hình thức, các loại hợp đồng lao động

2.1 Nội dung của hợp đồng lao động

Nội dung của hợp đồng lao động là tổng thể các quyền và nghĩa vụ củacác bên được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng Hợp đồng laođộng phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờlàm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợpđồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đốivới người lao động

- Hợp đồng lao động bằng văn bản được giao kết hoàn toàn dựa trên cơ

sở sự thỏa thuận của các bên và phải lập bằng văn bản có chữ ký của các bên.Văn bản hợp đồng phải theo mẫu thống nhất do Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội ban hành và thống nhất quản lý

2.3 Các loại hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: 1) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: hợp đồng lao độngkhông xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thờihạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng

2) Hợp đồng lao động xác định thời hạn: hợp đồng lao động xác địnhthời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấmdứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36tháng

3) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định

Trang 15

mà thời hạn dưới 12 tháng

3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.

- Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động vớingười sử dụng lao động

- Hợp đồng lao động có thể được ký kết giữa người sử dụng lao độngvới người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động; trongtrường hợp này hợp đồng có hiệu lực như ký kết với từng người

- Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động,với một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiệnđầy đủ các hợp đồng đã giao kết

- Công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện,không được giao cho người khác, nếu không có sự đồng ý của người sử dụnglao động

4 Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao động

4.1 Thực hiện hợp đồng lao động

Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên phải tuân thủ hai nguyêntắc cơ bản là: phải thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trên phươngdiện bình đẳng và phải tạo ra những điều kiện cần thiết để bên kia có thể thựchiện các quyền và nghĩa vụ đó Việc thực hiện hợp đồng của người lao độngphải tuân thủ tính đích danh chủ thể, tức là phải do chính người lao động thựchiện Tuy nhiên, nếu có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì người laođộng có thể chuyển giao việc thực hiện cho người khác; đồng thời người laođộng phải tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động, nộiquy, quy chế của đơn vị Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, táchdoanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tàisản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu tráchnhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng Trong trường hợp không sử dụng hết sốlao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định củapháp luật Khi hợp đồng lao động hết thời hạn mà hai bên không có giao kếthợp đồng mới thì hợp đồng lao động vẫn tiếp tục được thực hiện

Trang 16

4.2 Thay đổi hợp đồng lao động

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầuthay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất bangày Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động có thể được tiến hành bằngcách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồnglao động mới Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổsung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng laođộng đã giao kết hoặc hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng

4.3 Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trong quá trình duy trì quan hệ hợp đồng, hợp đồng lao động có thểđược tạm hoãn thực hiện trong một thời gian nhất định mà hợp đồng không bịhủy bỏ hay mất hiệu lực Người ta thường gọi đây là sự đình ước Vì vậy, sựtạm hoãn biểu hiện là sự tạm thời không thi hành các quyền và nghĩa vụ laođộng thuộc về người lao động, hết thời hạn này sự thi hành có thể được tiếptục Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, hợp đồng lao động đượctạm hoãn thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dânkhác do pháp luật quy định;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam;

c) Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận

Hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quyđịnh tại điểm a và điểm c trên, người sử dụng lao động phải nhận người laođộng trở lại làm việc Việc nhận lại người lao động bị tạm giữ, tạm giam khihết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động do Chính phủ quy định

Trang 17

Vì vậy, để bảo vệ quan hệ lao động và người lao động, pháp luật xácđịnh rõ các trường hợp chấm dứt hợp đồng để bảo đảm các quyền và nghĩa vụcủa các bên trong quan hệ hợp đồng lao động.

5.1 Khái niệm về chấm dứt hợp đồng lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện người lao động chấm dứt làmviệc cho người sử dụng lao động do hợp đồng lao động đương nhiên chấmdứt, do người lao động bị sa thải, hoặc do một trong hai bên đơn phươngchấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

5.2 Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt

Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt trong những trường hợp sauđây:

- Hết hạn hợp đồng;

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;

- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theoquyết định của Toà án;

- Người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của Toà án

5.3 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

a Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người lao động

* Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ

đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo mộtcông việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấmdứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặckhông được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;

b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đãthoả thuận trong hợp đồng;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếptục thực hiện hợp đồng;

Trang 18

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặcđược bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước;

e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầythuốc; g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 3 tháng liền đối vớingười làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến

36 tháng, và 1/4 thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng laođộng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12tháng mà khả năng lao chưa được hồi phục

* Thời hạn báo trước Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước một khoảngthời gian theo quy định của Bộ Luật lao động Riêng người lao động làm theohợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứthợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ítnhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liền thìphải báo trước ít nhất 3 ngày

b Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người sử dụng laođộng

* Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồnglao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợpđồng;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải do:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ,kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi íchcủa doanh nghiệp;

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyểnlàm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật, hoặc bị xử

lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc

20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng

Trang 19

1 c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thờihạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng laođộng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị 06tháng liền, và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặctheo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trịquá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục.Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếphợp đồng lao động;

d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theoquy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện phápkhắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động Trước khi đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động theo các mục a, b và c trên, người sửdụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước vềlao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định

và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình Trường hợp không nhất trívới quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở

và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình

d Những trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương

Trang 20

5.4 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

a Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bị xem làtrái pháp luật

• Đối với người lao động Trường hợp người lao động chấm dứt hợpđồng lao động trái pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật Laođộng đã sửa đổi, bổ sung là chấm dứt không đúng lý do quy định tại khoản 1hoặc không báo trước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Bộ luậtLao động đã sửa đổi, bổ sung

• Đối với người sử dụng lao động Trường hợp người sử dụng lao độngchấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 41 của

Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung là chấm dứt không đúng lý do quy địnhtại khoản 1 hoặc không báo trước quy định tại khoản 3 Điều 38, hoặc đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp không được đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 39 của Bộ luật Laođộng đã sửa đổi, bổ sung

b Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái phápluật

• Đối với người sử dụng lao động

- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm côngviệc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với

Trang 21

tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động khôngđược làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

- Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thìngoài khoản tiền được bồi thường này người lao động còn được trợ cấp thôiviệc

- Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận ngườilao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồithường tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngàyngười lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương vàphụ cấp lương (nếu có) và trợ cấp thôi việc, hai bên thoả thuận về khoản tiềnbồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động

• Đối với người lao động

- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng laođộng trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường chongười sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)

c Giải quyết quyền lợi của hai bên khi chấm dứt hợp đồng lao động

• Cho người sử dụng lao động

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồithường chi phí đào tạo, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thựchiện đúng và đủ các nội dung được nêu ở mục 5.3 a của chương này

• Cho người lao động

Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việcthường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đủ 12 tháng trở lên, người

sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc lànửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có Người sử dụng lao động cótrách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12tháng trở lên trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tạiĐiều 36 của Bộ luật Lao động; Điều 37, các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1Điều 38, khoản 1 Điều 41, điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động đãsửa đổi, bổ sung Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian

Trang 22

đã làm việc theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết (kể cả hợp đồng giaokết bằng miệng) mà người lao động thực tế làm việc cho người sử dụng laođộng đó.

Ngoài thời gian nêu trên, nếu có những thời gian như thời gian thửviệc, thời gian nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian học nghề cũngđược tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động Những trườnghợp đặc biệt này được quy định cụ thể trong Bộ Luật lao động Tiền lươnglàm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động, đượctính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lươngcấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)

Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc:

- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm

b khoản 1 Điều 85 Bộ luật Lao động;

- Nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại Điều 145 của Bộluật Lao động;

- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều

17 của Bộ luật Lao động và Điều 31 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sungthì người lao động không hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều

42, mà được hưởng trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộluật Lao động

- Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái phápluật quy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung làchấm dứt không đúng lý do quy định tại khoản 1 hoặc không báo trước quyđịnh tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổsung thì không được trợ cấp thôi việc Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngàychấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cáckhoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thểkéo dài nhưng không được quá 30 ngày Trong trường hợp doanh nghiệp bịphá sản thì các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động đượcthanh toán theo quy định của Luật pháp.Người sử dụng lao động ghi lý do

Ngày đăng: 06/11/2017, 20:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 Khác
2. Luật Đầu tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 Khác
3. Nghị định của Chính phủ số 87/CP ngày 12/12/1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng Khác
4. Nghị định của Chính phủ số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp Khác
5. Nghị định của Chính phủ số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương Khác
9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; 7. Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w