Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động giao kết thực hiện hợp đồng lao động tại TỔNG CÔNG TY xây DỰNG và PHÁT TRIỂN hạ TẦNG LICOGI (Trang 34 - 36)

Báo cáo từ Vụ Lao động - Tiền lương cho thấy, từ năm 2006 đến hết năm 2012 cả nước đã xảy ra 3.692 cuộc đình công, bình quân mỗi năm xẩy ra 527 cuộc đình công, so với các doanh nghiệp đang hoạt động thì doanh nghiệp xảy ra đình công có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 1,35%, doanh nghiệp FDI chiếm 4,25. Các cuộc đình công xảy ra trong khối doanh nghiệp các ngành nghề như: Dệt may chiếm 33,8%, cơ khí, điện tử chiếm 14,8%, chế biến gỗ 10%, da giầy chiếm 9,2%.

Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM, hiện nay tình trạng tranh chấp lao động đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt là các chủ doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài nợ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp đã bỏ trốn, gây rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết hậu quả.

sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình sản xuất kinh doanh, sự ra đời các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung đông đảo lực lượng lao động tới làm việc đã làm quan hệ lao động phát sinh nhiều mâu thuẫn với nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy tranh chấp lao động xảy ra như một tất yếu khách quan khi người lao động hoặc tập thể người lao động cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình bị vi phạm. Thực tiễn cho thấy, đa số các cuộc đình công đều không đúng trình tự, thủ tục pháp luật, do vậy những tranh chấp tập thể đó chỉ là sự ngừng việc tập thể và lãn công do tự phát từ phía người lao động.

Một số nguyên nhân chính xẩy xa các cuộc tranh chấp lao động như: - Do người sử dụng lao động chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động, chưa bảo đảm hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp với người lao động, chưa quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

- Các cuộc ngừng việc, lãn công xảy ra chủ yếu ở doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn. Đối với những nơi đã có tổ chức công đoàn thì vai trò của công đoàn cơ sở chưa phát huy được vai trò trách nhiệm là chỗ dựa, đại diện cho quyền lợi

-Việc đối thoại tại nơi làm việc chưa được các bên quan tâm thực hiện; thương lượng, thoả thuận chưa được coi là vấn đề trọng tâm để giải quyết các bất đồng trong quan hệ lao động. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt cơ chế đối thoại, thương lượng để giải quyết kịp thời các kiến nghị từ phía người lao động nên dẫn đến tranh chấp lao động.

- Hiểu biết và nhận thức về pháp luật lao động của người lao động còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật lao động, nội quy, kỷ luật lao động chưa cao, tác phong công nghiệp trong lao động còn nhiều yếu kém. Đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn về ăn ở, đi lại, sinh hoạt, dẫn đến có những ức chế về tâm lý và sẵn sàng ngừng việc nếu chủ sử dụng lao động không đáp ứng các yêu cầu của họ.

- Công tác thanh, kiểm tra còn hạn chế; chế tài chưa đủ nghiêm để có tính răn đe.

Chính vì vậy, cần có những giải pháp cụ thể, đồng bộ và thiết thực để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất tranh chấp lao động đang là vấn đề quan trọng đặt ra đối với các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động. Trước hết, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp, “mưa dầm thấm lâu” nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động cho cả hai bên; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Một vấn đề cũng hết sức quan trọng nữa là cần tăng cường đối thoại trong doanh nghiệp, bởi lẽ trong quá trình làm việc, người lao động thường bị thiếu thông tin, không nắm rõ về tài chính và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi đưa ra các yêu sách vượt quá khả năng của doanh nghiệp hoặc là ở trong tâm trạng không thỏa mãn vì nghĩ rằng doanh nghiệp đang chèn ép mình nên thiếu hợp tác với doanh nghiệp. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể là nền tảng, là khâu mấu chốt, quan trọng để xây dựng Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) có chất lượng, là dịp để doanh nghiệp lắng nghe ý kiến đóng góp của người lao động, từ đó điều chỉnh lại các chủ trương, chính sách, hoạt động cho phù hợp, bổ ích và thiết thực hơn...

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động giao kết thực hiện hợp đồng lao động tại TỔNG CÔNG TY xây DỰNG và PHÁT TRIỂN hạ TẦNG LICOGI (Trang 34 - 36)